●   Bản rời    

VATICAN:CH30- Hậu Quả Của Chính Sách Thuế Khóa (Nguyễn Mạnh Quang)

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH30.php

14 Jan, 2008

Các Chương trong Mục X: Lời đầu  26  27  28  29  30  31 


CHƯƠNG 30


HẬU QUẢ CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH

THUẾ KHÓA, SƯU DỊCH CƯỚP ĐOẠT RUỘNG ĐẤT

CỦA CHÍNH QUYỀN BẢO HỘ


 

 

Chính sách cai trị tham tàn bạo ngược và dung dưỡng bọn phú hào Việt gian trên đây đã làm cho nhân dân ta lâm vào tình cảnh đói khổ triền miên vì bị bóc lột đến tận xương tận tủy: Nông dân không có ruộng cày phải đi lãnh canh nộp tô cho địa chủ, phải đóng đủ mọi thứ thuế (thuế thân, thuế muối, bị cưỡng bách phải mua rượu do nhà nước bảo hộ độc quyền sản xuất và đọc quyền phân phối), và bị cưỡng bách đi làm sưu làm dịch không công cho nhà nước trong các công trường xây cất những dinh thự nguy nga tráng lệ, xây cất hàng ngàn ngôi nhà thờ với những tháp chuông cao chót vót lên tới tận lưng trời, xây cất các tòa tổng giám mục, các chủng viện, các tu viện và hàng ngàn cơ sở khác của Giáo Hội La Mã. Tình trạng này đã khiến cho đại khối nhân dân ta vốn đã đói khổ lại càng trở nên đói khổ và bị dồn vào bước đường cùng, đành phải vùng lên đòi lại quyền sống và quyền làm người. Người viết xin ghi lại đây một khúc phim diễn ra từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 5 năm 1908. Khúc phim này cho chúng ta biết một phần nào về chính sách thuế khóa và sưu dịch dã man của nhà nước bảo hộ đã làm cho dân ta khốn khổ điêu linh, khiến cho dân ta phải vùng lên đòi quyền sống:

Trên đường về chùa hành lễ, người dân Huế vừa nói chuyện cúng bái, kinh kệ, vừa kháo nhau về chuyện sưu cao thuế nặng: thuế ruộng đang thu bằng thóc, mỗi mẫu quy ra tiền là bảy quan ba đã tăng lên mười quan, thuế thân (thuế đinh) từ hai hào tăng lên hai đồng bốn hào một người. Chính phủ “bảo hộ” và Nam triều còn ban hành hàng loạt các thứ thuế mới: thuế chợ, thuế đò, thuế muối, thuế hàng chuyến, thuế hàng hóa… Lại còn cái nạn đi phu đi lính, dồn người dân vào con đường khốn quẫn không còn lối sống.

Bà con nông dân huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã đứng lên rồi. Họ bao vây huyện đường đòi bỏ sưu, giảm thuế, bỏ lệnh bắt xâu… Họ còn kéo lên tận toà công sứ Quảng Nam đòi quyền lợi, đòi thả những đại biểu của họ bị bắt giam. Cuộc đấu tranh đang ngày càng lan rộng như đám cháy rừng.

Nguyễn Tất Thành nghỉ học nhân ngày Phật sinh đi chùa xem lễ, anh nghe được nhiều tiếng kêu than của bà con đang sống trong tình cảnh bị “vạc thịt đẽo xương”…

Một buổi sáng tháng Tư năm 1908 cũng như mọi sáng, Thành cắp sách đến trường. Thành ngơ ngác: từng đoàn người chân đất, áo rách, nón mê, tay không tấc sắt từ Công Lương, An Hòa, An Cựu và Kim Luông, Bao Vinh kéo đến trước Tòa Khâm. Thành vội vàng đưa cặp sách cho anh: Anh đưa đi gửi để em chạy đi gọi một số bạn đến thông ngôn giúp cho bà con… Thành chạy về phía chợ Cống gặp Lê Thanh Cảnh, Nguyễn Hương Bính, Bửu Bành, Phạm Văn Phúc, Thành vừa thở, vừa nói:

Các bạn ơi… đồng bào đi xin xâu, chúng mình đi theo ủng hộ họ, thông ngôn giúp họ… Mau đi nào. Cả tốp học trò chạy theo Tất Thành nhập vào dòng người như một con sông mùa nước lũ. Thành cầm cái nón lật nửa lên nói:

Số người người nghèo khổ như vành nón, số người giầu sang quyền quý như chóp nón. Đồng bào ơi, chúng ta phải lật ngược cái tình trạng hiện tại.”[62]

Cụ Ngô Văn viết trong cuốn Việt Nam 1920-1945 như sau:

“Vùng Phước Long (Rạch Giá), ngày 3/9/1938, khoảng 1,500 dân cư làng Vĩnh Phú, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quới, Mỹ Quới, phần đông là đàn bà và trẻ con kéo nhau đến quận Phước Long xin cầu cứu than đói và không tìm được việc làm. Chủ quận Trình phát cho người này 5 xu, người kia 10 xu, nhận 64 người đàn ông để vét mương gần bên chợ trả 0,60 $ một ngày. Qua mấy ngày sau, 700 người được tạm thâu (được trả) 0,57 $ một ngày, còn 500 người khác không được nhận. Ngày 10 (tháng 9/1938) ông Trình đuổi hết 700 người rồi cáo bệnh, khóa cửa văn phòng…

Nông dân miền Tây tột mức cùng khổ, náo động nhiều nơi ở Cổ Cò, Phong Thạnh, tỉnh Sóc Trang - Bạc Liêu. Ở Cổ Cò, độ một trăm dân đói, phần đông là người Khơ-me, đàn bà và kỳ lão, kéo đến đồn điền Lê Văn Châu toan khai vựa lúa.

Ở Bạc Liêu, trong một tuần lễ, dân nghèo chiếm lối mươi vựa thóc. Ngày 15/9 (1938), bốn chục tá điền của Dương Khánh kéo đến quận để cáo tên này đã thâu đọat hết lúa mùa của họ. Nhưng chủ quận Gia Ray (nói), quan chức nào dám đả động quyền tư hữu thần thánh (Giáo Hội La Mã). Qua ngày 6/10 (1938), tên đại điền chủ Dương Khánh xám mặt trước cảnh 300 dân đói già có trẻ có, lao nhao đàn bà trẻ con, ùn đến khai vựa thóc của y khuân ráo 500 giạ lúa chứa ở đó.

Giữa thị xã Cà Mâu, 500 nông dân đói biểu tình ngày 4/10 (1938) kêu cứu, bị lính táo bạo giải tán, nhiều chiếc xuồng bị đắm, nhiều nông dân bị thương. Đại biểu của họ bị bắt.. Nhiều người buôn bán động lòng mua cả hàng thúng bánh mì phân phát cho dân đói. Một bà điền chủ bố thí độ một trăm đồng bạc.

Ngày 7/10 (1938), lính giải tán 400 nông dân ở Rạch Rang, và bắt 45 người trong khi họ khai vựa lúa của Lý Chiêu. Ở Long Tron, 300 dân đói kéo đến vựa lúa của xã Thiêng, những bị lính giải tán. Tại Cái Cung, 400 nông dân mở vựa lúa của bà Nguyên Xon…

Từ 6 đến 8 tháng 10 (1938), nông dân Phước Long (Rạch Giá) thu hồi lúa trong các đồn điền người Pháp Savary, Hoareau, Caussin, Fernand Godara. (La Dépeche d’Indochine, 19, 28/9 và 8, 11/10/1938).

Liền theo đó, tòa án Rạch Giá nhóm ngày 12/10 (1938), kêu án 45 nông dân Phong Phú từ 1 đến 2 năm tù về tội “phạm quyền tư hữu tài sản”, 27 người 1 năm tù, 3 người 8 tháng. Cũng tòa án ấy kêu án 41 anh dân cày Mỹ Hội từ 2 tớ 6 tháng tù. (Tranh Đấu, 22/12/1938).

Phóng viên báo Tranh Đấu cùng ba nhà báo khác ở Sàigòn đến điều tra trong vùng đều bị bắt giam ở Bạc Liêu từ tháng 10 (1938). Họ bãi thực làm reo đến tháng Giêng năm 1939 mới được thả.” [63]

Chính sách cai trị tàn ngược và bóc lột dã man như trên của chính quyền bảo hộ là nguyên nhân khiến cho dân ta rơi lâm vào cảnh đói khổ triền miên. Phải nói là tình trạng đói khổ thê thảm này khởi đầu từ đầu thập niên 1890, rồi từ đó, bộ máy đàn áp của chính quyền bảo hộ Pháp- Vatican càng được củng cố, nhà nước bảo hộ, đặc biệt là Vatican càng ra công cướp đoạt tài quyên của đất nước và bóc lột nhân dân ta bằng chính sách thuế khóa và sưu dịch để xây dựng các công trình kiến trúc như đã nói ở trên, và bọn Việt gian càng dựa thế nhà nước để tác oai tác quái cướp đoạt ruộng đất giống y như Giáo Hội La Ma đã làm trước mắt họ.

 

THẾ LỰC NÀO LÀ THỦ PHẠM GÂY RA NẠN ĐÓI

VÀO NÙA XUÂN NĂM ẤT DẬU 1945?

 

Vatican vốn là một thành phần trong cả Liên Minh Bồ Đào Nha – Vatican và Liên Minh Tây Ban Nha – Vatican. Cả hai liên minh chính trị này đều có nhiều kinh nghiệm dùng rất nhiều độc kế để đối phó với các phong trào nổi dậy của các dân tộc bị trị ở Châu Mỹ La-tinh và nhiều nơi khác trên thế giới. Từ năm 1858 Vatican lại là thành viên trong Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đánh chiếm và đô hộ Đông Dương cho đến năm 1945. Cho nên, khi gặp phải phong trào ái quốc với những lực lượng vũ trang của Mặt Trận Việt Minh ở trong các tỉnh vùng Việt Bắc và Trung Du, cái liên minh thánh ác ôn Pháp – Vatican này đã thẳng tay thi hành độc kế triệt hạ các nguồn thực phẩm tiếp tế cho miền Bắc khiến cho nhân dân ta ở đây rơi vào tình trạng đói khổ, không thể nào có đủ gạo để ăn. Chúng cho rằng khi người dân không thể có đủ gạo ăn, thì sẽ không có gạo tiếp tế cho các lực lượng nghĩa quân Việt Minh đang hoạt động trong các vùng rừng núi ở Việt Bắc. Độc kế dã man này được ông Hoàng Trọng Miên nói rõ trong sách Đệ Nhất Phu Nhân Tập I với nguyên văn như sau:

Giữa thời kỳ ấy, để phòng ngừa dân miền Bắc nổi dậy, Pháp tung đám tay sai đi khắp nơi vơ vét hết thóc gạo tải về tập trung ở các kho dự trữ riêng, lấy cớ là để tiếp tế cho quân đội Nhật. Hết ép buộc mua rẻ của dân quê, Pháp lại vãi tiền ra mua thóc, ngô (bắp) bằng một giá cao để thu cho kỳ sạch ngũ cốc hiếm hoi của miền Bắc. Gạo Nam Kỳ thì không được đưa ra, lấy cớ là phi cơ Đồng Minh ngày đêm không ngừng bắn phá tàu bè, ghe thuyền, còn đường xe lửa xuyên Đông Dương thì Pháp dành cho Nhật chuyên chở quân sự. Lúa thừa ở miền Nam chất chứa đầy kho, Pháp đem đốt thay than củi ở các nhà máy điện.

Dân quê ở Bắc khởi sự chết đói từ cuối năm 1944. Mùa lúa tháng Mười lại thất bát. Người có tiền ở thôn quê cũng đành nhịn ăn, vì thóc gạo đã bị lấy sạch. Tại thành phố, mỗi khẩu phần người Việt đều phải ăn gạo “bông” (phiếu mua gạo) ở trong tay chính quyền Pháp phân phát.” [64]

Sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 viết:

Bọn Pháp Decoux – Morlant, từ mùa gặt cuối năm 1943 đến hai mùa gặt năm 1944, cũng trưng thâu gạo bỏ vào các kho quân đội Pháp để phòng hờ một cuộc đổ bộ Đồng Minh vào Đông Dương.”[65]

Nói về nguyên nhân gây ra thảm nạn chết đói này, nhà viết sử Hoàng Ngọc Thành khẳng định rằng chính người  Pháp (đúng hơn là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican) có dã tâm cố tình gây ra để cho dân miền Bắc đói khổ, khiến cho họ không còn có khả năng ủng hộ và trợ giúp cho phong trào của nhân dân ta đang sôi sục vùng lên tại các vùng Trung Du và Thượng Du ở miền Bắc. Dưới đây là nguyên văn lời nhà viêt sử này viết:

Nạn Đói 1944-1945: Nhiếp ảnh gia danh tiếng Nguyễn An Ninh đã chịu khó đi xe đạp chụp hình các nạn nhân của nạn đói khủng khiếp này tại Hà Nội và một số tỉnh có người chết đói. Sau đấy, ông trưng bày những tấm hình này tại Hà Nội và Sàigòn nhằm để đồng bào cả nước biết về nạn đói này và nhằm thúc đẩy cả nước tìm cách giúp những người đang bị đói và chết đói. Nguyên nhân chính là chính sách dã man của thực dân Pháp dưới quyền toàn quyền Jean Decoux. Chúng hiểu rằng sau khi Pháp bị Đức đánh bại và chiếm đóng lãnh thổ, Nhật tràn vào, uy thế của chúng đâu còn như trước. Các dân tộc thuộc địa, nhất là dân tộc Việt Nam làm sao khỏi nổi dậy giành lại độc lập, Hết Bắc Sơn, đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa, rồi Đô Lương, các toán du kích tại miền Bắc còn họat động đánh phá, rồi Mặt Trận Việt Minh ra đời. Để đối phó, chúng vừa khủng bố tàn ác, vừa gây ra nạn đói thiếu lương thực để khó tiếp tế cho du kích, làm chết đói, thân tàn ma dại, nếu không diệt được cũng làm giảm bớt sức nổi dậy. Tại Nam Kỳ, dư thóc gạo, chúng dùng để đốt lò. Chúng gây ra sự thiếu vải trầm trọng. Tại nhiều vùng quê, vợ chồng chỉ có một cái quần, ai có việc đi ra ngoài mới mặc quần. Một số đồng bào phải cắt bao bố quấn quanh người thay quần áo. Những bức ảnh của nhíêp ảnh gia Nguyễn An Ninh là bằng cớ hùng hồn về nạn đói 1944-1945 giết hại một phần dân tộc tại miền Bắc.

Số nạn nhân chết đói là bao nhiêu nhân mạng, già, trẻ, lớn nhỏ? Chính quyền Pháp không làm việc thống kê này. Việc này không khó. Chỉ cần mỗi làng, tổng, châu, huyện, phủ, thị trấn và thành phố điểm số xác chết đưa đi chôn mỗi ngày, rồ báo cáo lên cấp trên từng tỉnh, lên Phủ Thống Sứ Bắc Kỳ và Khâm Sứ Trung Kỳ là có số thống kê số nạn nhân chết đói. Thực dân Pháp đâu có cần biết bao nhiêu người Việt chết đói, đối với chúng càng chết đói nhiều, chúng càng mừng thầm trong bụng.

Xin trình một đoạn tường thuật của một nhân chứng: Khi nạn đói mới bắt đầu, người chết còn ít, mỗi buổi sáng xe hơi mang dấu Hồng Thập Tự của Sở Vệ Sinh đi các phố nhặt xác đem về bệnh viện thành phố cuốn chiếu đem chôn. Về sau số người chết đói tăng nhiều, một xe Hồng Thập Tự không đủ, Sở Vệ Sinh phải thuê xe bò nhặt xác và tại bệnh viện thành phố, một nhân viên Sở Vệ Sinh đếm xác chết trả tiền. Nhưng khi số người chết nhiều quá, phố nào cũng có, nên không thể tập trung xác ở một nơi nữa. .Sở Vệ Sinh cho phép nhà thầu được đếm xác chết đi chôn. Họ chỉ bảo người nhặt xác chết cắt đôi vành tai của các xác chết xâu lại, rồi mang tới Sở Vệ Sinh lấy tiền. Sở Công Chánh đã cho đào sẵn những hố dài để các xe hất xác chết xuống, rắc một lần vôi bột rồi lấp đất cho đầy. Những ngôi mộ tập thể này là nơi an nghỉ từng chục người nông dân xấu số. Nhà cầm quyền Pháp không đề xư2ớng thực hiện biện pháp cứu trợ nào cả.” Hoàng Ngọc Thành, Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006 (San Jose, CA: Phú Nghĩa, 2009), tr. 176-177

Qua các đoạn văn sử trên đây, chúng ta thấy rằng, thủ phạm chính làm cho nhân dân ta đói khổ triền miền từ đầu thập niên 1890 và nạn đói khủng khiếp trong mấy tháng mùa xuân năm Ất Dậu là do Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp – Vatican và bọn Việt gian gây nên. Nói rằng nạn đói Ất Dậu là do quân xâm lăng Nhật Bản gây ra chỉ là một cách nói lượn lẹo của bọn Việt gian văn nô Da-tô trong ý đồ chạy tội cho Giáo Hội La Mã và thực dân Pháp. Cách nói lươn lẹo này cũng giống như bọn người “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” thường lươn lẹo nói rằng, “vì triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo Da-tô cho nên người Pháp mới có cớ đánh chiếm nước ta.”




[62] Sơn Tùng, Búp Sen Xanh (Hà Nội: Kim Ðồng, 2006), tr. 229-231.

[63] Ngô Văn, Sđd., Tr 399.

[64] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân - Tập 1 (Los Alamitos, CA: Vi?t Nam, 1989), tr 79-80.

[65] Hoàng Co Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 1970.

 

 

© sachhiem.net