●   Bản rời    

Tôi đã đọc toàn bài dưới đây nhưng không thấy chỗ nào có thể gọi được là “hận thù Thiên C

Subject: FW: Xin hỏ i ông Nguy ễn Phi Thọ / ĐẠO PHẬ T HIỆN ĐẠI NHƯ THẾ N ÀO TRƯỚC M ẮT NGƯỜI T ÂY PHƯƠNG ?..BAI_NEN _DOC...
From: Tran Quang Dieu
Date: Sun, November 30, 2014 9:38 pm

Thiên Chúa giáo Vatican La mã "thống trị hoàn vũ" (sic) đã là "sức mạnh" do đông người cuồng tín (hoặc bị ép) có truyền thống mà tổ tông của họ đã bị tròng đầu từ những thế kỷ của thời Truntg cổ man rợ ở Âu châu bản địa. Thế mà, đến cuối thế kỷ 20, khi quốc gia Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ bị khủng bố, người ta lại không hề đếm xỉa gì đến bất cứ một giáo sĩ Ki tô hay "thầy tế lễ" = Mục sư Tin Lành nào mà họ lại mời một nhà sư Việt Nam (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) đến để chia sẻ với họ bằng những kinh nghiệm, những ý thức về tình thương, nguyện ước hòa bình trong tư tưởng Phật giáo ra sao thì đấy cụ thể là một cái tát vào mặt những người Việt Nam vong bản khom lưng cúi đầu tôn thờ những kẻ ngoại bang với tâm cảnh ô nhục là "làm theo đức vâng lời" chứ còn gì để mà thắc mắc nữa chứ hả?!

Ngay cả xứ sở Việt Nam trước đây, lịch sử biết rằng, nếu tâm chất, khí phách người Việt nói chung, và người PGVN nói riêng không có Trí, Dũng ẩn tàng, không có ý lực kiên cường bất khuất (chẳng thể khuất phục ngoại cường) thì có lẽ kể từ khi các giáo giặc, giáo gian, và Việt gian bản địa đã dựa vào quyền lực súng đạn của ngoại bang họ đã nghiền nát muôn đời các phong nghi lễ giáo (như cúng giỗ ông bà), xóa bỏ các tôn giáo dân tộc, mà đặc biệt là Phật giáo Việt Nam mất rồi chứ còn đâu để mà có thể nói mang tính "lẩn quẩn trong phạm vi người Việt"? Sau họa thực dân Pháp, thời mấy anh em ông tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm cũng đã từng nỗ lực tiêu diệt các tôn giáo dân tộc và mang nước Việt Nam dâng cho một người đàn bà Do Thái bộ không biết gì hết hay sao?

Hoa Kỳ là quốc gia siêu cường, Việt Nam là thân phận nhược tiểu, nhưng lại đã từng bị các ngoại cường đến đó giẫm đạp, giàu xéo qua những tháng năm dài đầy ắp những đau thương khổ lụy. Ngày nay, có những nhà sư PGVN đã làm chuyện "mang chuông đi đánh xứ người" bằng những hình thức mái chùa hiện diện ngay bên trong một quốc gia được cho là "thành trì" "Công giáo" "thống trị hoàn vũ" là được rồi.

Trần Quang Diệu
_______________
From: DiendanDanToc@yahoogroups.com
Date: Sun, 30 Nov 2014 23:00:04 -0500

Thưa ông Nguyễn Phi Thọ,
Tôi đã đọc toàn bài dưới đây nhưng không thấy chỗ nào có thể gọi được là “hận thù Thiên Chúa giáo” hoặc “nhục mạ bôi bác Thiên Chúa giáo” cả. Vậy ông có thể cho độc giả chúng tôi biết chỗ nào, được không?
Xin cám ơn ông!

Trần Tiên Long
___________________
From: Phi-Tho Nguyen [mailto:tapchidatme@aol.com]
Sent: Sunday, November 30, 2014 7:58 PM
To: DiendanDanToc@yahoogroups.com; an.namnguyen@yahoo.com; diendanchinhtri@yahoogroups.com; diendanphuvan@yahoogroups.com; diendanqlvnch@yahoogroups.com; diendanviahe@yahoogroups.com; dantoctuquyet@yahoogroups.com; goidan@yahoogroups.com
Cc: vidanviet@yahoogroups.com; diendantintuc@yahoogroups.com; nguoivietquocgia@yahoogroups.com; tudo-ngonluan@yahoogroups.com

Theo tôi hiểu những giải thích của ông Cao Huy Thuần, người Tây phương đã biết từ lâu, từ cả tram ngàn năm nay rồi. Nhưng không hiểu sao đạo phật vẫn không xâm nhập và phát triển được ở Tây phương.Có lẽ đạo Phật xâm nhập vào nước Mỹ ào ạt nhất là từ sau vụ 30-4-1975, chùa chiền mọc lên như nấm, tăng lữ ào ạt vào Mỹ hơn cả lực lượng H.O, nhưng không biết có bao nhiêu người Mỹ bỏ Thiên chúa giáo để theo Phật giáo sau gần 4 thập niên phát triển ở Mỹ. Có lẽ các tang lữ chỉ muốn phát triển quanh quẩn trong người Việt, không có cơ hội phương tiện để phát triển vào cộng đồng Mỹ. Mong làm sao đạo Phật được phát triển nhanh trên đất nước nầy để cho những kẻ còn hận thù Thiên Chúa giáo bớt đi hay chấm dứt những trò nhục mạ bôi bác Thiên chúa giáo cứ kéo dài dai dẵng trên diễn đàn hoài.

HS
________________
From: AN-NAM an.namnguyen@yahoo.com [DiendanDanToc]
Sent: Sun, Nov 30, 2014 5:40 pm
Subject: [DiendanDanToc] ĐẠO PHẬT HIỆN ĐẠI NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC MẮT NGƯỜI TÂY PHƯƠNG ?..BAI NEN DOC...

On Thursday, November 27, 2014 1:11 PM, an nguyen wrote:

Mời đọc và tùy nghi thẩm định. Xin xóa tên người gởi nếu chuyển tiếp. Cám ơn.

Sent from my iPad

ĐẠO PHẬT HIỆN ĐẠI NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC MẮT NGƯỜI TÂY PHƯƠNG?


Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tây phương đang chối từ Thượng Đế thì đạo Phật giải thích không có Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Darwin để cắt nghĩa rằng vũ trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày thì đạo Phật đã nói cách đây hơn 2500 năm rằng thời gian là vô thủy vô chung, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế thì Phật giáo nói: "không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi". Tây phương trăn trở về những vấn đề siêu hình thì Phật giáo kể chuyện mũi tên: khi anh bị mũi tên độc bắn vào thân thì anh phải rút nó ra ngay, hay anh ca vọng cổ hỏi mũi tên do ai bắn, lý lịch thế nào, hộ khẩu ở đâu? Rút mũi tên ra: đó là nhu cầu giải phóng con người ở Tây phương và họ thấy nơi Phật giáo một đáp số hợp với lý tính, đặt nặng trên kinh nghiệm, trên thực hành, và kiểm chứng được bằng kết quả bản thân, ở ngay đời này, chứ không phải đợi đến khi lên thiên đường, xuống địa ngục.

Hợp với lý tính: người Tây phương ngưỡng mộ nét đặc biệt đó của Phật giáo, làm Phật giáo khác với các tôn giáo khác. Phật giáo từ chối lòng tin nếu không đặt cơ sở trên trí tuệ. Bởi vậy, trong Phật giáo không có tín điều. Tây phương ngưỡng mộ kinh Kâlâma khi Phật dạy: "Đừng vội tin một điều gì dù điều đó được ghi trong kinh điển hay sách vở. Hãy quan sát, suy tư, thể nghiệm, thực chứng rồi mới tin". Tinh thần đó xuyên suốt kinh kệ Phật giáo. Người trí thức Tây phương thấy tinh thần đó hợp với khoa học, hợp với đầu óc phê phán. “Phật giáo là tôn giáo duy nhất thích ứng với khoa học hiện đại”, Einstein đã phát biểu như vậy.

Tại sao Phật giáo hợp với khoa học? Tại vì Phật giáo không nói điều gì mà không có kiểm chứng. Phật giáo nói: "sự vật là vô thường". Hãy nhìn chung quanh với mắt của mình, kinh nghiệm của mình: có cái gì là thường còn đâu? Cái thường còn duy nhất là khoảnh khắc này đây. Vậy thì tìm thiên đường ở đâu nếu không phải nơi chính cái khoảnh khắc này? Hạnh phúc nằm ngay nơi mỗi khoảnh khắc: đó là bài học hiện đại quý giá nhất mà Phật giáo đem đến cho người Tây phương. Và hãy nhìn thêm nữa: mọi sự mọi vật đều tương quan lẫn nhau mà có, và tương quan lẫn nhau mà diệt. Màu hồng nơi đóa hoa kia có phải tự nó mà có không? Đâu phải! Nếu không có mặt trời thì nó đâu có hồng thắm như vậy? Nhưng mặt trời có phải là tác giả duy nhất của màu hồng kia không? Không! Vì nếu không có mưa thì làm sao hoa sống? Nhưng mưa có cũng là do mây, mây có cũng là do hơi nước. Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia cũng không. Đó là luật vô ngã của Phật giáo và cũng là luật tương quan tương sinh. Ai đọc sách của nhà vũ trụ vật lý học Trịnh Xuân Thuận đều biết: những luật đó có nhiều điểm hội tụ với khoa học vũ trụ vật lý. Áp dụng được luật đó vào đời sống bản thân, đời sống gia đình, đời sống xã hội, cam đoan không cần tìm thiên đường ở đâu xa. Đó là chưa kể đến luật nhân quả mà ai cũng có thể dễ kiểm chứng. Từ đó, người Tây phương đi đến một cái nhìn hiện đại hơn nữa vào bản chất của cuộc đời để hiểu chữ “khổ” trong Phật giáo. Họ chất vấn Thượng Đế: Nếu Thượng Đế là toàn năng thì sinh ra làm chi thiên tai, động đất, triều cường, dịch này dịch nọ giết hại phút chốc hàng trăm ngàn người như vậy? Nếu Ngài là nhân từ thì sao con người khổ thế, con người khổ thế thì Ngài ở đâu? Phải chăng, người Tây phương hỏi, khổ nằm ngay trong bản chất của cuộc đời như muối nằm trong biển, mà sinh lão bệnh tử chỉ là những khía cạnh dễ thấy nhất? Từ đó, Tây phương hiểu chữ “niết bàn” của Phật giáo đúng hơn hồi thế kỷ 19: niết bàn là hết khổ, mà hết khổ là tự mình. Bản thân tôi, mỗi khi tôi nghe ai cầu cho người chết được siêu thoát, tôi không khỏi cười thầm, bởi vì “siêu” là vượt lên, “thoát” là giải thoát, vượt lên trên tham sân si thì giải thoát, vậy thì nên cầu cho cả người sống được siêu thoát. Tôi không dám đùa đâu, người Tây phương hiểu điều đó hơn ta, bởi vì họ hiểu tư tưởng nhân bản của chính họ: nhân bản nghĩa là con người vượt lên trên con người, con người có đủ khả năng để vượt lên trên chính mình.

Nhưng vượt lên như thế nào, cụ thể bằng cách nào? Đây là cái mới mà Phật giáo đem đến cho Tây phương và đem đến trong tinh thần khoa học. Trong lịch sử, Tây phương đã vượt quá ta hằng mấy thế kỷ nhờ khám phá thế giới bên ngoài. Nhưng đến một lúc họ bỗng giật mình thấy rằng khám phá thế giới bên ngoài không đủ để đem lại hạnh phúc như họ tưởng, bởi vì con người còn có đời sống ở bên trong. Ngài Đạt Lai Lạt Ma nhắc họ: “Những vấn đề của chúng ta, dù đến từ bên ngoài, như chiến tranh, như bạo lực, như tội ác, hay đến từ bên trong dưới hình thức khổ đau về tâm lý hay tình cảm, đều sẽ không tìm ra giải pháp chừng nào chúng ta còn không hiểu chiều sâu nội tâm của ta” (3). Đó là lúc mà ngài và các vị sư đắc đạo của Tây Tạng đến Âu Mỹ, mang theo một ánh sáng khoa học mới rọi soi vào nội tâm của con người, để làm một cuộc cách mạng thứ hai mà người Tây phương gọi là “cách mạng ở bên trong”, bổ túc cho “cách mạng ở bên ngoài” mà Tây phương đã từng làm, từng biết với khoa học. Chìa khóa của hạnh phúc không nằm ở đâu khác hơn là trong nội tâm mỗi cá nhân. Mà muốn nhìn thấy cái chìa khóa đó thì phải rọi soi vào bên trong bằng những kỹ thuật thiền định mà các nhà sư Tây Tạng đã thực chứng do chính kinh nghiệm của họ. Trong lĩnh vực này, đừng hòng các lang băm đến làm ăn bịp bợm: khoa học Âu Mỹ đã đặt nền móng vững chắc cho cuộc thám hiểm vào não bộ của con người. Các nhà sư Tậy Tạng đã đem chính bản thân để các máy móc tối tân trong các đại học danh tiếng nhất của Mỹ đo lường ảnh hưởng của thiền định trên não bộ. Họ không phải chỉ đem lời nói, họ đem thực hành, họ đem kỹ thuật, phương pháp cụ thể để các nhà khoa học quan sát, phán xét tính hiệu nghiệm của thiền định, góp phần lớn vào sự phát triển của ngành sinh học thần kinh. Tôi xin thú thực: bản thân tôi có tính đa nghi, khi đọc lịch sử đức Phật, tôi không hiểu làm sao Phật có thể ngồi thiền định dưới bóng cây bồ đề trong suốt 49 ngày. Bây giờ thì tôi hiểu: mỗi người chúng ta đều có một sức dự trữ tâm linh mà ta không ngờ bởi vì chưa bao giờ sử dụng. Tôi sẽ trở lui lại điểm này - cuộc hành trình của ta tìm ta để chữa bệnh cho chính ta và chữa bệnh cho thời đại.

Bây giờ, tiếp tục vấn đề nhân bản và khoa học, có phải sức quyến rũ của Phật giáo chỉ nằm ở tính khoa học của Phật giáo mà thôi hay không? Tôi không nói đến chiều sâu của triết lý Phật giáo ở đây, cũng không nói đến tính minh triết mà Tây phương đang tìm lại. Tôi chỉ hạn chế trong một vấn đề nữa thôi: đạo đức. Đạo đức học ở Tây phương là những răn cấm, những mệnh lệnh. Người Tây phương hiện đại có cảm tưởng như có ngón tay chỉ vào trán và ra lệnh: mày không được thế này, mày không được thế kia, mày làm là phạm tội. Phạm tội với ai? Tại sao như thế là phạm tội? Tại sao tội đó phải nhờ một người khác giải tội với Trên Cao? Đạo đức đó, con người hiện đại chối bỏ vì họ cảm thấy như vậy là hãy còn vị thành niên. Đạo đức của Phật giáo trái hẳn, bắt nguồn từ con người. Không ai ra lệnh, không ai răn cấm. Phật giáo nói: tham thì khổ, sân thì khổ, si thì khổ. Từ thì vui, bi thì vui, hỷ thì vui, xả thì vui. Từ bi hỷ xả, cứ thực hành sẽ thấy vui. Tham sân si, cứ mắc vào sẽ thấy khổ. Đừng giết hại, đừng nói dối, đừng trộm cắp, đừng tà dâm, đừng say rượu: đó là năm điều tôi tự nguyện với tôi, làm được đến đâu chính tôi nhẹ nhàng đến đó. Đạo đức của Phật giáo là thực nghiệm, nhắm mục đích làm cho con người tốt hơn đã đành, nhưng cốt nhất là làm nội tâm thanh thản, bởi vì thanh thản chính là hạnh phúc.

Hơn thế nữa, đạo đức Phật giáo còn thức tỉnh con người hiện đại ở Tây phương ở chỗ nới rộng lòng từ bi và ý thức liên đới ra khắp chung quanh, không những giữa người với người, mà còn giữa người với thú vật, với thiên nhiên. Dưới ảnh hưởng của tôn giáo cổ truyền của họ, Tây phương đã cổ vũ, huy động từ thế kỷ 17 mọi cố gắng để chinh phục, cai trị thiên nhiên. Chiến công đó, nhân loại cám ơn. Xẻ sông, lấp núi: cái gì con người cũng làm được, thiên nhiên đã bị nhân hóa. Nhưng thiên nhiên cũng đã bị khai thác, bóc lột đến kiệt quệ, rừng trọc đầu, mưa hóa chất, nước nhiễm độc, chúng ta biết rõ hơn ai hết. Và rốt cục, con người ăn trong miếng ăn những chất độc do chính con người thải ra. Đạo đức đối với thiên nhiên trở thành trách nhiệm của chính con người. Các tôn giáo khác nói: không được giết người. Phật giáo nói: "tôi nguyện không sát sinh", nghĩa là không giết sự sống, và sự sống đó, thú vật đều có, cây cối thiên nhiên đều có, vũ trụ, khí quyển, trái đất đều có, tất cả đều liên đới với con người, phải yêu thương nhau như một thì mới sống còn với nhau.

Tôi vừa động đến một vấn đề hiện đại có tính tiêu cực: vấn đề môi trường. Bởi vì hiện đại không phải cái gì cũng hay. Hiện đại cũng có lắm tiêu cực. Hiện đại cũng đang gặp khủng hoảng. Bởi vậy, sau khi tán thưởng hiện đại và giải thích Phật giáo hiện đại như thế nào, tôi bắt qua điểm thứ ba, trình bày những khủng hoảng của hiện đại.

Trích: HÃY BAY VỚI HAI CÁNH VÀO HIỆN ĐẠI
Cao Huy Thuần




Đó đây


2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -

2024-04-12 - 326-1: Người Việt Theo Đạo Ki-tô La-mã Nhớ Ơn Lê Văn Duyệt -

2024-04-12 - Tại Sao Bộ Giáo Dục Chọn Ông Trùm Lật Sử Vũ Minh Giang Làm Tổng Chủ Biên - Xuyên Suốt Sách Giáo Khoa Lịch Sử.

2024-04-10 - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican - Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher thăm Việt Nam từ ngày 9 - 14/4, theo lời mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên cấp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican đến Việt Nam.

2024-04-10 - Lm Tây Ban Nha qua đời vì bỏng khi đốt lửa Phục sinh. Thay đổi lớn ở Giáo phận Rôma -

2024-04-08 - Đạo là gì? Chúa và các Cha còn chẳng biết đạo là gì mà đòi dạy đạo - Theo linh mục Nguyễn Khắc Hy thi "ĐẠO" ở trong các nhà thờ. Ai vào nhà thờ thì mới CÓ ĐẠO, ra khỏi nhà thờ thì HẾT ĐẠO!

2024-04-08 - Nguy cơ DBHB từ bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>