●   Bản rời    

Về Một Vì Sao Vừa Khuất (của Hoàng Văn Giàu) - Đồng thời, tôi nói cho những kẻ bất lương biết

Subject: Re: Cảm ơn nhân sĩ...; Đông Hải: PH ÂN ƯU MUỘN đến chị LỆ HẰNG
From: Tran Quang Dieu
Date: Wed, August 24, 2016 7:43 pm

Đau thương trên xứ Huế:
Chín hầm địa ngục trần gian thời Ngô Đình Diệm (VNCH)

Mậu thân Huế năm 1968:
- Thảm sát Huế Tết Mậu Thân
- Chứng Nhân:
Mậu Thân-Hố Chôn Tập Thể Hậu Mậu Thân Huế 68
???
- Tội Ác Mỹ-Ngụy: Mậu Thân và Hậu Mậu Thân Huế 68: NGUYỄN THỊ THANH SUNG

Tôi nói cho những kẻ bất lương biết:

- Những kẻ nào đã từng lôi những nhà sư PGVN như Thích Đôn Hậu, Thích Trí Quang,… ra chửi rủa là “tên đồ tể” (sic)? Và Liên Thành khi tân tòng theo Cato Roma giáo lại dám tỏ ra du côn khi ông ta viết hỏi “Thích Quảng Đức là thằng nào?” v.v… (Thế nhưng, Thích Quảng Đức hôm nay được tưởng niệm ở ngoài nước: Tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức tại Thái Lan).

Vậy thì “Ôn” (1) nào đâu nữa để cho ông Hoàng Văn Giàu “chỉ điểm” “dắt việt cọng đến nhà bắt Ôn đi rồi!” ?

- Tôi đã nói, vào năm 1966, khi “Tướng Kỳ nhất quyết hạ Tướng Thi”, khi “máy bay bắn phá các chùa” và những "nòng súng thi nhau khạc đạn” (Những lời của nhà báo Hoàng Đại Minh và cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn) v.v… thì ông Hoàng Văn Giàu vào Sài gòn giúp việc PG ở Vạn Hạnh và thường gần gũi với T.T Thích Thiện Minh tại trụ sở Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN số 294 Đường Công Lý – địa điểm mà sinh viên Văn khoa của Viện Đại Học Vạn Hạnh thường hay học tại đó.

- Viết với văn phong “ở đâu trong quần xì liếp…” là “phong cách” của du đãng, thất học, của bọn côn đồ vô giáo dục! Đã từng có ai ở trong "chỗ kín" của “Thượng Đế” để mới có thể biết được rằng “Thiên Chúa lòng lành vô cùng” hay Chúa thường ra lịnh với những ngôn phong đầy ắp hận thù và cực kỳ ác độc?

- Chế độ, Tư pháp, An ninh thời Đệ Nhị VNCH từ năm 1966 đến trước 30.4.1975 bộ ngu hết hay sao để không ai chịu câu lưu “tên đồ tể” (sic) Hoàng Văn Giàu ra trước vành móng ngựa vấn tội?

- Phải hiểu rằng, đối phương của VNCH Miền Nam phải lo chính trị vận, tâm lý thu phục + lôi kéo lòng dân theo MTGPMNVN - nhờ đồng bào tiếp tế, nuôi nấng gạo muối thuốc men…, giấu giếm sinh mạng mà lại đi chủ trương tàn sát đồng bào (bất kỳ ở Huế hay ở đâu) là cách hành xử ngu ngốc còn gì (?!).

1) Đối với Phật Giáo, liên quan đến danh từ “Ôn”, ông Hoàng Văn Giàu là người đã từng viết. Bài sau đây là bài viết duy nhứt của giới Cư Sĩ PGVN trước đây được chọn đăng vào Kỷ Yếu “Tưởng Niệm Đức Đại Lão Hòa Thượng Đệ Nhất Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” (Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết - 1891 - 1973 ra đi vào lúc 20 giờ 45 phút ngày 23 tháng giêng năm Quý Sửu – 25.12.1973).

Về Một Vì Sao Vừa Khuất
(Hoàng Văn Giàu)
Để vọng bái Giác linh Ôn và tưởng nhớ những Thầy, những bạn, những anh em 1963.

Mùa hạ năm 1963, phong trào bảo vệ tín ngưỡng của PGVN bùng nổ sau vụ chính quyền cấm treo giáo Kỳ và vụ thảm sát ở đài phát thanh Huế. Mục tiêu của phong trào được đúc kết thành nguyện vọng năm điểm. Tiếp nối là cuộc tuyệt thực của Sinh Viên. Chùa Từ Đàm biến thành trung tâm vận động, tràn ngập Tăng Ni, Phật tử mà đa số là những thành phần trẻ, những Thầy của “Hội”.

Trong những ngày căng thẳng ngột ngạt đầu tiên đó, trong viễn ảnh một cuộc đấu tranh chênh lệch, cam go như David đối đầu với Goliath đó, mọi người đã tin tưởng hơn, yên lòng hơn khi thầy “Ôn” cũng chịu tạm rời Tường Vân về Từ Đàm “Với anh em”. Hòa Thượng Hội Chủ đã có mặt ngay trong những giờ phút đầu tiên! Có lẽ chính Ôn cũng không hề nghĩ đến sự hiện diện của Ôn đã có một tác dụng sâu xa đến như thế.

Suốt cuộc đời Ôn đã sống như tu, đã đấu tranh như sống nên Ôn không hề kết toán thành quả, và cũng không ai dám nghĩ đến chuyện đó đối với Ôn. Khi Ôn tịch, và đã phải mất gần tuần lễ mới hoàn tất tiểu sử của Ôn. Ngồi dưới bóng mát ai mà nghĩ đến tàng cây huống nữa là đếm cành, đếm lá. Bởi lý, sinh thời Ôn đã là biểu tượng thân thiết và thiêng liêng của PGVN hiện đại.

Từ khi PGVN chuyển mình phục hoạt, Ôn đã có mặt, như một kẻ đầu tiên, như một người cầm lái. Quả vậy, mỗi tước vị của Ôn đã đánh dấu thành quả của một giai đoạn trong quá trình phục hoạt đó.

Chứng Minh Đạo Sư Sáng Lập AN NAM Phật Học Hội, và Giám Đốc Đạo Hạnh Phật học Viện Tường Vân – Bảo Quốc.

Thế kỷ 20 khởi đầu bằng một chuỗi những biến cố trọng đại khiến cho thế lực Tây Âu bắt đầu lung lay và khuynh hướng nhược tiểu ái quốc phát sinh mãnh liệt. Các biến cố đó là chiến tranh Nga – Nhật, cuộc cách mạng Trung Hoa, chiến tranh 14.8, sự sụp đổ của triều đại Nga hoàng…

Theo đà đó các phong trào yêu nước của VN cũng đã phát khởi. Thoạt tiên là phong trào Duy Tân Đông Du chủ trương tranh đấu ôn hòa bằng giáo dục và xã hội, kinh tế. Phong trào này thất bại khiến cho khuynh hướng vũ trang bạo lực tàn lụi từ sau những thất bại của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám được dịp tái hiện. Tột đỉnh của khuynh hướng này là cuộc khởi nghĩa Yên Báy của Nguyễn Thái Học. Cuộc khởi nghĩa này cũng thất bại và tiếp sau là những biện pháp đàn áp khốc liệt của Pháp nhằm triệt hẳn những mầm móng “khởi loạn”.

Chính trong hoàn cảnh ngửa nghiêng tan nát đó mà phong trào chấn hưng PGVN hình thành từ những năm 1930. Phong trào này có thể nói đã chịu hai ảnh hưởng: thứ nhất là ý chí phục hoạt Đạo Pháp theo khuynh hướng cách mạng tôn giáo do Thái Hư Đại Sư phát khởi ở Trung Hoa đồng thời, thứ hai là ý thức gầy dựng tôn giáo để góp phần phục vụ dân tộc giữa lúc vận nước điêu linh, tủi nhục. Chủ chốt của phong trào đó là một số các Tăng và tín đồ hữu tâm, tiến bộ.

Hai công tác chính của phong trào là thứ nhất bổ khuyết tệ trạng “tu mà không học” bằng cách mở Phật Học Đường hay Phật Học Viện mà nổi tiếng nhất là P.H.Đ Tây Thiên, Trúc Lâm, Tường Vân, Bảo Quốc ở Huế, Quán Sứ ở Bắc, Phật Học Viện của hội Lưỡng Xuyên ở Nam. Lại có các trường dành cho Ni chúng như Ni trường Chùa Bồ Đề ở Bắc, Ni trường Chùa Diệu Đức ở Huế. Phần lớn các Tăng, Ni và Cư Sĩ phải gánh vác những trọng nhiệm đối với PGVN sau này đều xuất thân từ các trường Phật Học đó. Công tác thứ hai là vận động thành lập những Phật Học Hội để quy kết sáng kiến, điều hợp nhân lực giữa Tăng già và Cư Sĩ để thành đạt mục đích của phong trào. Do đó, ở Trung có An Nam Phật Học Hội, ở Bắc có Bắc Kỳ Phật Giáo Tổng Hội, ở Nam có Lưỡng Xuyên Phật Học Hội, và trước đó đã có Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học Hội…

Để cổ xúy cho phong trào, các Hội Phật Học đã lần lượt cho xuất bản các tạp chí như Từ Bi Âm ở Nam (1932), Viên Âm ở Trung (1933), Đuốc Tuệ ở Bắc (1934)…

Nền tảng của PGVN hiện đại có thể xem như đã được xây dựng vững chãi.
Tùng Lâm Pháp Chủ Trung Việt
Ngoài tước vị Chứng Minh Đạo Sư Sáng Lập An Nam Phật Học Hội và Giám Đốc Đạo Hạnh Phật Học Viện Tường Vân – Bảo Quốc mà Ôn đã giữ trong thời kỳ PGVN chuyển mình phục hoạt như vừa kể trên, một tước vị khác của Ôn đã rất có ý nghĩa đối với quá trình chấn hưng PGVN hiện đại đó là tước vị Tùng Lâm Pháp Chủ Trung Việt hay Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Trung Việt.

Lồng trong hệ thống Phật Học Hội, các tổ chức thanh niên, giáo dục, xã hội từ thiện đã được phát triển mạnh. Công cuộc đoàn ngũ hóa Phật tử cũng được lưu tâm. Đặc biệt ở Trung, cơ sở hạ tầng của PG là các Khuôn Hội đã được phát triển sâu rộng từ thành thị đến nông thôn.

Qua sự hình thành của những hoạt động và tổ chức tiên khởi này, người ta có thể thấy được cái ý định về một Giáo Hội PGVN đang dần dà tượng hình qua sự đổi thay danh hiệu tổ chức, nhất là ở Trung, chủ lực quyết định của phong trào phục hoạt PGVN lúc bấy giờ.

Quả vậy, An Nam Phật Học Hội (tức Hội Phật Học Trung Phần) đã được cải danh thành Hội Việt Nam Phật Giáo Trung Phần. Qua sự cải biến đó, người ta có thể thấy được ước vọng về một Giáo Hội PGVN của những thành phần chủ động phong trào. Ước vọng này lại càng thâm trầm, bức thiết hơn khi mà Phật Giáo thời bấy giờ lại đang bị chi phối bởi các luật lệ khắt khe của Chính quyền bảo hộ Pháp về toàn thể hiệp hội.

Và có lẽ cũng vì ý định vừa kể nên song hành với các tổ chức hỗn hợp của Tăng già và Cư Sĩ là các Phật Học Viện như trên, các tổ chức thuần túy sơn môn cũng đã được xúc tiến thành lập, thoạt tiên là ở Trung. Nhờ đó mà tổ chức Sơn Môn Tăng Già ra đời, đặt nền móng cho một cơ cấu Giáo Hội đang dần dà hình thành.

Đầu năm 1947, lịch sử dân tộc chuyển vào một khúc quanh mới, Pháp trở lại Việt Nam và phong trào yêu nước bừng lên mãnh liệt. Các thành phần tăng già cũng như cư sĩ hữu tâm với tiền đồ của Việt Nam và Phật Giáo đã thấy cần phải có một cơ chế mới khả dĩ điều hợp mọi cố gắng phục vụ của mọi tầng lớp Phật tử VN. Giáo Hội Tăng Già được khai sinh và Sơn Môn Tăng Già Trung Phần biến thành Giáo Hội Tăng Già Trung Phần do Ôn lãnh đạo với tước hiệu Tùng Lâm Pháp Chủ hay gọi tắt là Pháp Chủ. Ở Bắc thì cũng có Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt, và ở Nam, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt.

Phần quyền thiết yếu đối với việc xây dựng một Giáo Hội như vậy là đã được hình thành.

Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam
Cách mạng mùa thu bùng nổ, toàn dân nô nức tham gia. PGVN cũng đã có mặt trong cao trào dân tộc đó. Tổ chức Phật Giáo Cứu Quốc ra đời.

Nhưng người Phật tử hữu tâm không bao giờ quên tín ngưỡng trong lúc phục vụ đất nước. Cũng vì thế tờ Giải Thoát, tiếng nói của P.G.C.Q đã có tiêu đề “Cơ quan nghiên cứu và áp dụng đạo Phật vào đời sống mới” và đồng thời thể hiện niềm thao thức của những người Phật tử muốn biến đạo Phật thành một đường lối sinh hoạt của một xã hội đang muốn vươn tới cách mệnh (đổi mới, dứt bỏ ách nô lệ bởi thực dân ngoại bang lên quê hương xứ sở? – tqd).
Và cho đến khi mà hàng ngũ lãnh đạo cách mạng bị phân hóa vì những dị đồng chánh kiến và tranh chấp thế lực giữa lúc nền độc lập quốc gia mới được khai sinh non nớt và đang gặp trăm ngàn hăm dọa thì tiếng nói Giải Thoát đã không dấy nổi niềm xao xuyến thất vọng của người Phật tử yêu nước nhập cuộc trước “trạng huống bất đồng chính kiến, chia rẽ và thanh toán giữa những chánh đảng đã từng góp sức vào cách mệnh” (trích dẫn, Thích Nhất Hạnh – Hoa Sen Trong Biển Lửa).

Ý nghĩa của những xao xuyến ấy không những chỉ nói lên sự thất vọng, âu lo khắc khoải của những người thành tâm phục vụ dân tộc mà gặp phải những điều kiện bất lợi, nhưng đồng thời những xao xuyến này cũng chứng tỏ người Phật tử VN đang bắt đầu ý thức được vị thế và vai trò của một tôn giáo dân tộc (Điều này – một tôn giáo dân tộc – được khẳng định mang tính truyền thống, bởi lẽ vì nó không bị chi phối và lãnh đạo bởi bất kỳ một cơ chế mang tính giáo phiệt ngoại bang nào cả – tqd) trong giai đoạn lịch sử vừa khởi diễn nhưng cũng đã hàm chứa nhiều tình tiết rối rắm, phức tạp.

Dần dần cuộc chiến Việt – Pháp đã lồng thêm cuộc nội chiến quốc cọng: người Việt Nam chống Pháp, người Việt Nam giết nhau. Khổ nhất vẫn là những người Việt Nam yêu nước không theo thực dân nhưng cũng không thể chấp nhận đường lối độc tôn ý thức hệ. Phật tử Việt Nam là một trong các thành phần ở vào trường hợp ấy. Và cũng bởi sự phủ nhận nhị diện này nên PGVN đã bị chính quyền thực dân trừng trị ngày 06.8.1950. Dụ số 10 được ban hành, đặt PGVN vào vị trí những hội đá bóng, đua ngựa! (Đến thời ông Cato Roma Ngô Đình Diệm – 1954 – 1963 – vẫn tiếp tục duy trì Dụ số 10 do thực dân Pháp để lại này – tqd).

Trước những áp lực ngày càng đè nặng về cả hai phương diện tín ngưỡng và xã hội, các tập đoàn PG hình thành trong giai đoạn vừa qua đã phải gấp rút tìm cách kết hợp để ứng phó. Ngày 06.5.1951, một đại hội PGVN toàn quốc đã được triệu tập tại Huế quy tụ sáu đoàn thể đại diện Tăng già và cư sĩ Nam, Trung, Bắc (3 đoàn thể Tăng già, 3 “Phật Học Hội”) kết quả của đại hội lịch sử này là lần đầu tiên các tổ chức PG đã được nhất thống dưới danh nghĩa Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam mà Ôn là Hội Chủ.

Chủ Tịch Tối Cao Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo
Công tác chính của T.H.P.G.V.N là một đàng đoàn kết nội bộ, phát triển cơ sở, tổ chức khả dĩ để đối phó với Dụ số 10; đàng khác, xây dựng đạo lực và phát huy ý thức phục vụ của người Phật tử.

Công tác đó đang được tiến hành thì chiến tranh chấm dứt, đất nước bị qua phân.
Tại miền Nam Việt Nam, chế độ Ngô Đình Diệm được thành lập. Dụ số 10 vẫn được duy trì như một phương tiện kỳ thị, đàn áp đối với PGVN. Từ năm 1956 trở đi, PG càng ngày càng bị nhiều áp lực nặng nề. Biện pháp đó lộ liễu đầu tiên của chính quyền nhắm vào PG là phủ nhận ngày lễ Phật Đản bằng cách loại bỏ ngày này khỏi danh sách các ngày nghỉ lễ chính thức (Ngày “Chúa giáng sinh” thì đâu có bị mang số phận bất hạnh như thế!? – tqd).

Thế nên PG đã phải báo động để tự vệ.
Tháng 02.1962, nhân danh Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, Ôn đã gởi cho Tổng Thống và Quốc Hội tập hồ sơ ghi lại hơn năm mươi trường hợp kỳ thị, khủng bố, đàn áp điển hình tại các tỉnh miền Trung với lời khuyến cáo: “…muốn tránh cho lịch sử dân tộc một chấm đen đồng thời muốn ngăn ngừa một tai họa quốc gia khi mà hàng Phật tử… thấy cần bảo vệ đúng mức tôn giáo của mình!”

Chế độ Ngô Đình Diệm đã bỏ qua những lời lẽ nhẫn nhục chân thành nhưng cương quyết đó. Hành động kỳ thị, khủng bố, đàn áp gia tăng mà giọt nước cuối cùng khiến ly nước phải đổ tràn ra ngoài chính là biến cố mùa Hạ 1963.
Một tuần sau vụ đàn áp đẫm máu tại đài phát thanh Huế, PG đã phổ biến một tuyên ngôn năm điểm nguyện vọng yêu cầu chánh quyền thừa nhận trách nhiệm trong vụ đài phát thanh Huế, chấm dứt chánh sách kỳ thị, thực thi tự do và bình đẳng tín ngưỡng đối với PGVN.

Với năm nguyện vọng này, PGVN đã tự minh thị phong trào vận động của mình là hoàn toàn có tính cách tự vệ trong giới hạn tín ngưỡng. PG không tấn công thẳng vào toàn bộ những sai lầm của chế độ mà chỉ nhắm vào một khía cạnh hạn hẹp là chính sách kỳ thị tôn giáo của chế độ. Chế độ hẳn đã thừa biết điều đó. Nhưng, thay vì giải quyết ổn thỏa, chế độ lại cố đi xa hơn trong âm mưu biến cuộc tranh đấu của PG về chính sách bình đẳng tôn giáo thành cuộc “thánh chiến” với chế độ để có cớ triệt hạ PG. Cũng vì thế mà PG đã bị dồn vào một hoàn cảnh “Không thể lùi”, như một con thuyền đã bị đẩy ra giữa giòng nước lũ, đành phải chèo chống không thể rời tay.

Chủ lực và trung tâm vận động được chuyển từ Huế vào Saigon. Đại hội bất thường của T.H.P.G.V.N được triệu tập ủy nhiệm công cuộc vận động cho một cơ cấu mang tên Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo mà Ôn là Chủ Tịch Tối Cao.

Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Bởi lý chế độ Ngô Đình Diệm đã chỉ dành cho tương lai PG một ngõ cụt diệt vong cho nên chuyện phải đến, đã đến: hai tháng rưỡi sau ngày ký Thông Cáo Chung giữa PGVN và chế độ, đến 20 tháng 8, tất cả cơ sở PG toàn quốc đều bị quân đội, cảnh sát, mật vụ tràn ngập bố ráp, tất cả những thành phần lãnh đạo và tham gia phong trào đều bị bạo hành, giam giữ. Ôn là một trong số những nạn nhân.

Một trong những mục tiêu của phong trào bảo vệ tín ngưỡng là tố cáo chánh sách “Kỳ thị, bất công, gian ác” đối với PGVN. Lời tố cáo đó một lần nữa, và cũng là lần cuối cùng, đã được thực chứng trong đêm 20 tháng 8. Đêm lịch sử này đã là một bằng cớ hùng hồn cho mọi người thấy rõ chế độ đệ nhất Cọng Hòa đã không tôn trọng nhân quyền, không thực thi tự do, dân chủ, và đồng thời cũng không tha thứ cho bất cứ cá nhân, đoàn thể nào dám lên tiếng đòi hỏi những quyền thiêng liêng căn bản đó.

Sự kiện đó đã đẩy mọi tầng lớp và thành phần dân chúng đến chỗ phải quyết định. Và dân chúng đã lựa chọn: đệ nhất Cọng Hòa không còn lý do để tồn tại nữa. Quyết định lựa chọn này đã được thể hiện trong ngày 1.11, và đồng thời là nguyên nhân quyết định thành công của ngày 1.11.

Tháng Giêng năm 1964, 11 tập đoàn Tăng và Cư Sĩ Nam, Bắc Tông từng tham gia Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo đã nhất trí kết hợp dưới danh nghĩa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất theo tinh thần Hiến Chương ngày 04.1.1964 và đồng thanh suy cử Ôn lên ngôi vị Tăng Thống.

Về danh hiệu, Ôn là vị Tăng Thống thứ hai của PGVN: đệ nhất Tăng Thống là Khuông Việt Đại Sư Ngô Chân Lưu do Đinh Tiên Hoàng Đế phong năm 971. Nhưng, bỏ qua vấn đề giai đoạn thời gian, xét về phương diện tôn vinh là nhiệm mệnh thì Ôn chính là vị Tăng Thống đầu tiên của PGVN. Bởi lý, đây là lần đầu tiên một Giáo Hội PGVN đúng nghĩa được hình thành, và Giáo Hội đó đã được quần chúng thừa nhận mà không cần đến một trợ duyên nào của quyền lực quốc gia, và mặt khác, danh vị Tăng Thống của Ôn chẳng phải là một tước hiệu do chính quyền sắc phong nhưng chính là do đại diện của toàn thể Tăng, tín đồ PG Nam, Bắc Tông nhất trí ủy nhiệm.

Ngôi vị đó của Ôn, có thể nói, chính là do công quả tu tập và tận tụy với đời, với đạo của Ôn.

Lịch sử PGVN đã gắn liền với những thăng trầm của lịch sử VN. Và Pháp hiệu của Ôn đã tồn tại như một ánh sáng trong tiến trình lịch sử PGVN. Phong thái vô úy và tận tụy của Ôn đối với Đạo, với đời, cũng như Đạo lực và đức hạnh cao dày của Ôn giữa cõi trần lụy ngửa nghiêng đã thể hiện trọn vẹn truyền thống “Tòng Thánh nhập phàm, tòng phàm nhập Thánh” của Thiền Tôn vậy.

________________________
From: Hào Kiệt Bác Hai
Sent: Wednesday, August 24, 2016 2:59 PM
To: DienDan Tudo-NgonLuan; THU HUONG; Tran Quang Dieu
Cc: AN-NAM; diendandantoc@yahoogroups.com; dantoctuquyet@yahoogroups.com
Subject: Re: [tudo-ngonluan] Cảm ơn nhân sĩ...; Đông Hải: PHÂN ƯU MUỘN đến chị LỆ HẰNG

Tết Mậu Thân, 1968, trong 26 ngày việt cọng chiếm Huế, Ông Thích Quãng Ba có nghe người dân Huế chạy giặc tản cư hỏi nhau:
- Mệ ơi, Ôn mô rồi?
- Mả cha thằng Hoàng văn Giàu dắt việt cọng đến nhà bắt Ôn đi mất rồi!
hoặc,
- Dì ơi, Chú mô rồi?
- Tiên sư cha thằng Hoàng văn Giàu làm điềm chỉ viên cho việt cọng đưa bọn việt cọng đến nhà nửa đêm bắt trói Chú đem mất đi rồi.

Trần Quang Diệu là ai, ở đâu vào Mậu Thân 1968 mà dám mở mồm xác nhận là:
"Thời điểm Mậu Thân năm 1968 ông Hoàng Văn Giàu đã vào Sài gòn từ năm 1966 (khi “Tướng Kỳ nhất quyết hạ Tướng Thi…” - Hoàng Đại Minh) chứ ông ấy không có ở Huế."?

Trần Quang Diệu núp ở đâu trong quần xì líp của tên đồ tể Hoàng văn Giàu vào thời gian nầy?
[...]
Tay Trần Quang Diệu thật là ba xạo khi xác nhận tên đồ tể Hoàng văn Giàu không có mặt trong vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế!

Nè, Trần Quang Diệu! Đứa nào nói thêm bớt cái vụ tên đồ tể Hoàng văn Giàu thì hơn 7 ngàn oan hồn dân xứ Huế trong trận Thãm Sát Mậu Thân 1968 sẽ xui khiến xe tải 18 bánh cán nát đầu cái đứa nói láo nhé! Đi đứng, lái xe cẩn thận nhé!
[...]
Một lần nữa, Tôi gởi cho ông Đông Hải Nguyễn Đức Hiền email của Lê Đá, bạn thân của ông để ông đọc lui, đọc tới cho thuộc làu mà suy gẫm "lý lẽ cuộc đời" rằng tại sao người ta cứ lôi đầu thằng Hoàng văn Giàu ra chửi sau khi nó chết nhé mà không cho nó đi nhẹ nhàng nhé!
---------- Forwarded message ----------
From: Nlglass Nsw nlglasssplashbacks@gmail.com [VN-TD]
Date: 2016-08-03 21:49 GMT+10:00
To: VN-TD@yahoogroups.com.au
Subject: Re: [VN-TD] Quán Như: Mối Tình Đoàn Hữu Hơn Ba Mươi Năm & Nhà văn Hoàng Văn Giàu ra đi về miền cực lạc ngày 24/07/2016

Dm chung may la lu an com quoc gia tho ma cong san
Toi ac cua chung may troi khong dung dat khong tha cho chung may.
Thang hoang van giau bi troi phat nen no ngoi xe lan hon 10 nam trước khi no chet.
Dm bon phan quoc chung may

____________________________
From: AN-NAM
To:
Sent: Wednesday, 24 August 2016, 13:45
Subject: ĐÔNG HẢI: Đa tạ...bachaihaokiet@gmail.com; Đông Hải: PHÂN ƯU MUỘN đến chị LỆ HẰNG

Xin cảm ơn nhân sĩ Trần Quang Diệu
Trân trọng
An-Nam
----- Forwarded Message -----
From: Tran Quang Dieu

Thời điểm Mậu Thân năm 1968 ông Hoàng Văn Giàu đã vào Sài gòn từ năm 1966 (khi “Tướng Kỳ nhất quyết hạ Tướng Thi…” - Hoàng Đại Minh) chứ ông ấy không có ở Huế.
Tại Huế lúc đó là quân đội và: bom, súng, đạn của các bên lâm chiến như Bắc Việt, Mỹ và VNCH thi nhau giội, phóng và khạc đạn v.v...

Cuộc chiến “Vietnam Why Did We Go?” gồm trên nửa triệu quân đội Hoa Kỳ tại Nam VN; một triệu quân VNCH; các sư đoàn của Nam Hàn, Thái Lan, Đài Loan, Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân,,, làm chết 3,4,5 triệu nhân mạng VN (trong khi mấy ông bà CS Mỹ, CS Pháp v.v... thì khoẻ re...?) mà lại mang ông Hoàng Văn Giàu (người lãnh đạo sinh viên Huế chống chế độ bạo tàn nhà Ngô tamđại Việt gian đàn áp Phật giáo năm 1963) ra chửi rủa là bất lương, là đốn mạt.

HOÀNG NGUYÊN NHUẬN
(1938 – 24.07.2016)
- Mối Tình Đoàn Hữu Hơn Ba Mươi Năm

- Thành Kính Phân Ưu - nhà văn Hoàng Văn Giàu:




Đó đây


2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân

2024-03-18 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Putin tái đắc cử - Theo số liệu của Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga, kết quả kiểm đếm sơ bộ tính đến sáng 18/3 cho thấy Tổng thống Vladimir Putin giành được 87,32% số phiếu, tái đắc cử nhiệm kỳ thứ năm và sẽ lãnh đạo



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>