●   Bản rời    

Nhu cầu siêu ý hệ để giải quyết tận gốc các vấn nạn của dân tộc

LTS: Chúng tôi cám ơn tác giả đã đề nghị tích cực những giải pháp đoàn kết dân tộc. Muốn vậy đại khối dân tộc chỉ cần xem đất nước và tổ quốc là trên hết. Vấn đề là làm sao đánh bạt được những sự tin tưởng hay giáo điều đã dạy con dân chỉ lo tôn thờ đấng Tổi Cao? Mà đấng Tổi Cao có Cha Me. tại nước ngooài. Giải đáp được câu hỏi đó thì siêu ý hệ không còn là vấn đề quan trọng nữa (SH)

Subject: ***_Nhu_cầu_siêu_ ý_hệ_để_giải_quyết_tận_gốc_các_vấn _nạn_của_dân_tộc_!
From: Dan Viet
Date: Sat, July 16, 2016 10:04 pm

Nhân việc ôn lại pháp nạn Phật giáo 1963, cuộc tranh đấu lật đổ chế độ Diệm vong nô vọng ngoại, và phong trào đòi tự quyết dân tộc tại miền Nam 1964-1966

Ta chiêm nghiệm được bài học lớn :

Tự quyết dân tộc chỉ có thể sau khi giặc ngoại xâm đã bị quét sạch khỏi bờ cõi. Nhưng tự quyết không đủ mà còn phải hàn gắn và đoàn kết

Muốn hàn gắn và đoàn kết sau khi đã bị giặc xâm lăng ý hệ, tôn giáo, tín ngưỡng thì ta cần phải siêu ý hệ.

Muốn siêu ý hệ ta cần phải dung thông được tất cả minh triết tư duy của nhân loại

Muốn dung thông được minh triết cả nhân loại ta phải ngộ nhập được chân lý tối cao đại đồng nhờ đó mà khai phóng toàn bộ tâm thức chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh của dân tộc ta

Mọi khuynh hướng vọng ngoại - trong tư duy chính trị, tôn giáo và tín ngưỡng - phải được cảm hóa, Việt hóa và dẫn dắt về với dân tộc bằng những tâm thức sáng chói tâm linh đủ khả năng để dẫn dắt và chiếu soi mọi vận hành thế tục !!

Đạo đời gánh vác hai vai.
Sao cho đáng mặt thiên tài Việt Nam !!!


Đây là thách đố vĩ đại của Việt Nam nhằm hóa giải, tiêu hóa, tổng hợp mọi ảnh hưởng ngoại nhập

Hi vọng chúng ta sẽ có những tâm thức vĩ đại để tiên phong khai phá công cuộc này

Việt Dân

________________________
Phong Trào Phật Giáo Miền Trung-Huế
Từ Chấn hưng đến Dấn thân -

Tiếp cận bởi một người kháng chiến không Cộng sản
Chu Sơn (Đà Nẵng, Việt Nam)

Nguồn http://hoangnamgiao.blogspot.com/2016/07/phong-trao-phat-giaomien-trung-hue-tu.html
...

(dưới đây là những trích đoạn chính yếu) :

IV. Phong trào Dấn thân của Phật Giáo miền Trung-Huế

Điều 1 (chương một) của hiệp định Genève về Việt Nam qui định: “Một đường ranh giới quân sự tạm thời được vạch ra để tập kết lực lượng quân sự của hai bên về phía sau”.
Mục 6 của tuyên bố cuối cùng nói rõ rằng:

“Đường ranh giới quân sự là tạm thời và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được coi là biên giới lãnh thổ hay chính trị”.
Như vậy vĩ tuyến 17 không phải là lằn ranh giới chia hai đất nước. Vĩ tuyến 17 chỉ là lằn ranh tạm thời giữa hai khu phi quân sự. Hai bên rút quân về phía sau khu phi quân sự ấy. Người Pháp ở phía Nam, Việt Minh ở phía Bắc. Sau đó người Pháp rút quân về nước và một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức hai năm sau hiệp định ký kết để bầu chọn ra một nhà cầm quyền cho quốc gia Việt Nam Độc lập và Thống nhất.

Tinh thần hiệp định Genève là như thế.

Nhưng các bên liên hệ đã làm gì trước và sau khi hiệp định được công bố? Ngày nay ta không khó lắm để mô tả mưu đồ và hành động của mỗi bên.
Về Phía Mỹ: Mỹ là một trong chín bên tham dự hội nghị Genève về Đông Dương, tám bên còn lại là: Pháp, Liên Xô, Anh, Trung Quốc, Campuchia, Lào và hai phía Việt Nam là chính phủ Hồ Chí Minh, chính phủ Bảo Đại thuộc Pháp.

Nhưng Mỹ đã không ký vào tuyên bố cuối cùng tại Genève. Sách lược của Mỹ về Đông Dương sau chiến tranh thứ hai là:
Một: ủng hộ Pháp phục hồi lại các thuộc địa. Cung cấp tiền bạc và vũ khí cho Pháp tái chiếm Đông Dương. Xử dụng Pháp như tên lính đánh thuê để thực hiện sách lược toàn cầu của Mỹ ở châu Á.

Hai: Từ năm 1950 khi thấy Pháp sa lầy ở Việt Nam, Mỹ dần dần muốn đẩy Pháp ra và tự mình đảm trách vai trò cảnh sát quốc tế ở khu vực này. Việc tuyển chọn Ngô Đình Diệm (từ 1953) điều đình với Pháp, trả giá với Bảo Đại, cấu kết với nhà thờ Thiên Chúa giáo để đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng, và bày bố mưu ma chước quỉ để Ngô Đình Diệm chiếm đoạt mọi quyền lực và biến miền Nam thành một tiền đồn chống Cộng là những mắc xích nằm trong sâu chuổi sách lược của Mỹ ở Việt Nam, ở Đông Dương, Đông Nam Á và châu Á. Sách lược này bất chấp các quyền lợi tinh thần, vật chất của nhân dân, đất nước Việt Nam.
Chính Mỹ là con ách chủ bài phá bỏ hiệp định Genève.

Về Phía tập đoàn Ngô Đình Diệm: Trong khi Mỹ muốn biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng theo sách lược toàn cầu của họ, thì Ngô Đình Diệm nương nhờ thế lực Mỹ để thực hiện mưu đồ cát cứ lâu dài, tách miền Nam ra khỏi đất nước Việt Nam, xây dựng vùng lãnh thổ này thành một nước riêng biệt, một quốc gia độc tôn Thiên Chúa Giáo.

Để thực hiện tham vọng đen tối chống lại quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc, Ngô Đình Diệm và tập đoàn Cần Lao Thiên chúa Giáo của ông, một mặt ngang ngược phá bỏ hiệp định Genève, một mặt tiến hành các sách lược sau:

1). Lật đổ Bảo Đại, người đã bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng và ông đã quì lạy hứa trung thành “với hoàng thượng” trước khi trở về Việt Nam.

2). Tiến hành các chiến dịch đẩm máu tố Cộng, diệt Cộng, bắt bớ tra tấn và giết hại hàng chục ngàn người cựu kháng chiến, làm tan nát hàng trăm ngàn gia đình có thân nhân đi tập kết.

3). Tiêu diệt các đảng phái, giáo phái.

4). Thực hiện một kế hoạch lâu dài nhằm hạn chế, đàn áp và tiêu diệt Phật giáo.

Về phía miền Bắc, bên duy nhất thành thực muốn thi hành hiệp định Genève, Đảng Cộng sản và chính phủ Hồ Chí Minh đã:

1/. Triệt thoái hết lực lượng quân sự về phía bên kia bắc vỹ tuyến 17. Chỉ để lại miền Nam những cán bộ chính trị nhằm vận động dân đấu tranh để chính quyền Ngô Đình Diệm chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hiệp định, tiến tới hiệp thương, tổng tuyển cử. Miền Bắc phải trả giá cho ảo tưởng chính trị này bằng cái chết hoặc tù đày hàng chục ngàn cán bộ đã trưởng thành trong kháng chiến và rất nhiều những cơ sở của họ.

2/. Tiến hành cuộc cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa ở miền Bắc.

3/. Đến khi không còn hy vọng gì chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành hiệp định Genève, thì đảng Cộng sản và chính phủ Hồ Chí Minh mới phát động chiến tranh giải phóng. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ra đời vào tháng 12-1960 là hành động chẳng đặng đừng. Bởi đất nước này là một, dân tộc này là một.

Đại thể tình hình chính trị ở miền Nam và cả Việt Nam sau hiệp định Genève là như thế. Còn tại Huế-miền Trung toàn cảnh xã hội ra sao?

Hơn bất cứ nơi nào trên cả miền Nam, chế độ Ngô Đình Diệm đã thực thi tại miền Trung-Huế các sách lược cực kỳ thất nhân tâm, nham hiểm và tàn ác:
Huế là kinh đô của nhà Nguyễn, việc truất phế Bảo Đại và tước đoạt một số tài sản của hoàng tộc đã gây bất mãn, khinh bỉ và căm giận trong các giới thuộc cựu trào.

Huế là kinh đô của Phật giáo, việc kỳ thị, bêu riếu, hạn chế, đàn áp và tiêu diệt Phật giáo đã thúc đẩy đồng bào Huế theo đạo Phật đoàn kết lại và đấu tranh sinh tồn với chế độ.
Huế-miền Trung là xứ sở của những cực đoan chính trị, là nơi hoạt động sôi nổi của các đảng phái. Việc tố Cộng, diệt Cộng bằng các biện pháp phát xít và thanh toán các đảng Đại Việt, Quốc Dân Đảng đã biến anh em nhà họ Ngô thành kẻ thù không đội trời chung của tất cả.
Huế-miền Trung là một khu vực kinh tế nghèo nàn, việc Ngô Đình Cẩn và anh em nhà họ Ngô bắt bớ, tống tiền, làm nhục và cướp bóc tài sản của một số thương gia, nhà doanh nghiệp đã khiến giới doanh thương hoảng sợ tìm đường làm ăn nơi khác, những người còn lại đa phần là tiểu thương âm thầm chịu đựng và khinh ghét chế độ. Đường lối kinh tế của tập đoàn Ngô Đình Diệm là bỏ rơi nông dân và dân nghèo thành thị, bao che cho địa chủ và bọn tư sản mại bản. Viện trợ Mỹ tập trung vào túi không đáy của bọn tham nhũng, vào bộ máy quân sự, công an mật vụ, thông tin tuyên truyền, hành chính và thư lại.

Chính sách văn hoá giáo dục phục vụ cho mưu đồ cát cứ, nhân danh chủ nghĩa chống Cộng mà chống phá miền Bắc, cản ngăn việc thống nhất đất nước, tuyên truyền chủ nghĩa Duy linh-Nhân vị, thần thánh hoá anh em nhà họ Ngô và cuối cùng là chống phá Phật giáo.
Một thị xã nhỏ như Huế mà có đến bốn trường trung học Thiên Chúa giáo: Pellerin, Providence, Jean d’Arc và Việt Hương, tất cả các huyện thuộc lãnh thổ Thừa Thiên. Quãng Trị đều có trường tư thục do các tu sĩ linh mục đảm trách. Trường Quốc học đổi tên thành trường Ngô Đình Diệm. Viện đại học Huế do linh mục làm viện trưởng, phụ trách giảng dạy các môn Văn, Sử và Triết đa phần là linh mục, tu sĩ và giáo sư Công giáo. Sách giáo khoa các môn học trên tập (trung, chăm) chú tuyên truyền cho đạo và nền văn minh Thiên Chúa giáo.

Tất cả các mưu đồ, sách lược và động thái của chính quyền Ngô Đình Diệm từ việc thay đổi thành phần viên chức, thành phần dân cư theo tiêu chí Thiên Chúa giáo, đến việc đánh phá tiêu diệt niềm tin, nhân sự các bộ phận quần chúng ngoài Thiên Chúa giáo đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng là biến Huế-miền Trung và cả miền Nam thành một quốc gia riêng biệt, một nước Thiên Chúa giáo dưới sự quan phòng của Đức Chúa Trời-đấng sáng tạo ra muôn loài có quyền năng và giá trị tuyệt đối. Đất nước, Dân tộc và các nền văn hoá văn minh khác chẳng là cái gì cả trước mắt Giáo hội và số đông người Thiên Chúa giáo vào thời buổi ấy. Càng ngày đồng bào theo đạo Phật miền Trung-Huế càng thấy rỏ nguy cơ Đạo pháp và Dân tộc bị huỷ hoại bởi chính quyền anh em nhà họ Ngô.

Phong trào Phật giáo Dấn thân đối đầu với chế độ Ngô Đình Diệm (1963)

Sau 1954, tại Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền Trung, hằng năm đến mùa Phật Đản (8-4 ÂL) và lể Vu Lan (ngày rằm tháng 7 âm lịch) là tưng bừng lể hội. Cổng chào, xe hoa, lồng đèn, cờ xí, mô hình các sự tích, các biểu tượng liên quan đến ngày sinh và cuộc đời của đức Phật, các cuộc cắm trại của gia đình Phật tử, các sinh hoạt văn hóa văn nghệ ... không những rực rở, tưng bừng trong và ngoài khuôn viên các chùa lớn nhỏ-đặc biêt là Từ Đàm và Diệu Đế-mà đến cả trên môt số đường phố, công viên và hầu hết các tư gia. Ở Huế vào thời điểm ấy ít ra có đến trên dưới 70% gia đình hân hoan tham giạ lể hội. Thật là một cảnh tượng đẹp đẻ, yên vui, thanh bình. Nếu có một du khách đã đến Huế trong các dịp lể hội ấy mà sau đó nghe tin có tình trạng đàn áp, kỳ thị tôn giáo tại Việt Nam thì chắc chắn người ta sẽ không tin và cho là vu khồng, bịa đặt, nói xấu chính quyền.

Tuy nhiên, chuyện chính quyền Ngô đình Diệm kỳ thị đàn áp, âm mưu tiêu diệt Phật giáo và độc tôn Thiên Chúa giáo là điều có thật. Chuyện xảy ra trong tất cả các cơ quan hành chánh, các đơn vị quân đội, các trường học và đặc biệt ở nông thôn. Ở Huế có khoảng 10% dân số là người theo đạo Thiên Chúa, 90% còn lại là người theo đạo Phật, đạo thờ cúng ông bà. Như vậy cứ cho người Thiên Chúa giáo chiếm tỷ lệ 10% trong các trường học, các cơ quan hành chánh, các đơn vị quân đội, các nơi công Cộng như rạp hát, rạp xinê. Thế mà 90% người ngoại đạo lại phải suy tôn ông Tổng Thống Thiên Chúa mỗi ngày, lại phải cơm áo gạo tiền vào tận Nam bộ để học các khoá Duy Linh-Nhân vị do ngài Tổng Giám mục anh ruột ngài Tổng Thống chủ trì; lại phải vào tận Sàigòn ra tận Lavang để dự các thánh lể, lại phải dâng lể vật lên ngài Tổng Giám Mục nhân lể ngân khánh; lại phải đút lót, biếu xén các của quí vật lạ lên ngài Cố vấn chính trị miền Trung Ngô Đình Cẩn; lại bị đảng Cần Lao, Thanh niên Cộng hoà của Ngô Đình Nhu và Phụ nữ Liên Đới của Trần Lệ Xuân chèn ép, doạ nạt; lại bị vu khống là Việt Cộng để rồi bị bắt bớ, tra tấn, tù đày và giết chóc. Ở nông thôn tình trạng này còn trầm trọng hơn.

Ở nông thôn công cuộc Thiên Chúa giáo hoá bắt đầu từ việc Cha cố đi làm công tác tổ chức, tuyển chọn cán bộ, viên chức ở tận thôn ấp, xã phường, quận huyện. Công cuộc Thiên Chúa giáo hoá không chỉ bắt đầu từ trên xuống mà còn từ dưới lên. Ở nông thôn phong trào “theo đạo có gạo mà ăn” là sự thật phổ biến. Cùng bần hoá nông thôn là một sách lược trong mưu đồ Thiên Chúa Giáo hóa. Ở nông thôn các gia đình theo đạo Phật muốn yên ổn làm ăn, sinh sống chỉ có cách là theo đạo Thiên Chúa, bằng không thì tai ương hoạn nạn hoặc còn có cách nữa là bỏ xứ mà đi. Quốc sách ấp chiến lược không chỉ nhằm một đối tượng duy nhất là Việt Cộng mà còn là Phật giáo. Công cuộc Thiên Chúa Giáo hóa của chế độ Ngô Đình Diệm là một kế hoạch tiệm tiến, tằm ăn dâu. Đặc biệt tại thành phố Huế nơi mà hơn 90% là người theo đạo Phật hoặc Nho Phật thì việc tiến hành kế hoạch đó lại càng thận trọng và kiên trì.

Do vậy mà các lể hội Phật Đản, Vu Lan được tổ chức hàng năm là một cái gai gây nhức nhối cho anh em nhà họ Ngô và tập đoàn Cần lao Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên những người có hiểu biết và kinh nghiệm chính trị đôi chút như Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu... thì có thể nhẫn nhịn chờ đợi, còn những người xốc nổi như Trần Lệ Xuân, nóng vội như Ngô Đình Thục thì thời điểm 1963 là quá sức họ. Họ chẳng còn nghị lực để chứng kiến cái vẻ nhơn nhơn đầy thách thức của cái đám ma quỉ bụt thần quê mùa dốt nát qua mùa lễ hội Phật đản 1963. Chiều ngày 6-5-1963 Ngô Đình Thục từ Lavang vào lại toà Tổng giám mục với lòng buồn bực và căm giận. Trên đường đi, ngài đã chứng kiến quang cảnh reo vui, cờ xí và cổng chào mà đồng bào Phật tử đã chuẩn bị để đón chào ngày Đản sinh của vị Thầy vĩ đại.
Thế là câu chuyện cấm treo cờ Phật giáo bắt đầu vào chiều hôm sau. Thế là cuộc đụng độ giữa hai lực lượng: Chế độ Cần lao Thiên Chúa giáo Ngô đình Diệm và Phật giáo bắt đầu. Đây là cuộc đụng độ kỳ lạ giữa một bên với: tua tủa dùi cui ma trắc, lưởi lê và súng ống, lựu đạn và xe tăng, xích sắt và nhà tù, tấn công và đàn áp, mưu ma và chước quỉ... với một bên là tràng hạt và kinh mỏ, kiến nghị và tuyên ngôn, biểu tình và tuyệt thực và đỉnh cao là vị pháp thiêu thân.

Có người bảo đây là cuộc đụng độ giữa Đông và Tây, giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Tôi không nghĩ như thế.

Có người bảo đây là cuộc đấu tranh sinh tồn giữa một bên là Phật giáo Việt Nam đã hồi sinh sau mấy trăm năm suy đồi hội nhập với một số khía cạnh tích cực của nền văn minh hiện đại, và bên kia là một tập đoàn phong kiến Nho giáo lạc hậu, lỗi thời kết hợp một cách bản năng với cặn bã của nến văn minh Thiên Chúa giáo biến dị trong bối cảnh của cuộc chiến tranh Việt Mỹ.
Trên đại thể tôi chia xẻ nhận định này.

Phong trào Phật giáo chống tập đoàn Ngô Đình Diệm nổ ra tại Huế, miền Trung vào giữa tháng 5-1963 và kết thúc tại Sàigòn vào đầu tháng 11 năm ấy, gây sửng sốt cho cả Việt Nam và toàn thế giới ở ngoài dự kiến của chính phủ Mỹ và đảng Cộng sản. Không ai có thể hình dung trong lòng Việt Nam, ngoài sức mạnh kháng chiến Cộng sản còn có một nội lực hùng hậu và lạ lẫm đến như thế.

Đế quốc Mỹ tính toán sức mạnh trên khối lượng tính năng vũ khí và đồng dollars.
Đảng Cộng sản Việt Nam dự hoạch sức mạnh tổng hợp quân sự và chính trị. Chính tri trong quan điểm chiến tranh nhân dân cũng là một hình thái bạo lực.
Phong trào Phật giáo đã thể hiện một sức mạnh khác đó là sức mạnh của tình yêu, của tinh thần vô uý và của chỉ với phương sách bất bạo động.

Từ năm 1960, chế độ Ngô Đình Diệm ở trong một tình thế phức tạp và cực kỳ mâu thuẫn.

Một mặt anh em nhà họ Ngô và bầu đoàn yên chí rằng mình đã bước vào thời kỳ ổn định. Bởi tất cả các đối thủ, các chướng ngại đều bị đánh tan, dẹp yên và công cuộc Cần lao Thiên Chúa giáo hoá guồng máy quyền lực đã đặt xong nền móng, hầu như tất cả các đơn vị quân đội, các cơ quan hành chánh, các ban ngành từ trung ương xuống địa phương quận huyện, phường xã, thôn ấp, các nguồn lợi kinh tế béo bở đều đã được sắp xếp, ban phát cho người của tập đoàn và bè cánh nắm giữ.
Mỹ tăng cường viện trợ quân sự, kinh tế và hổ trợ ngoại giao để phát triển uy tín của Diệm trên trường quốc tế. Nhờ có trực thăng, thiết vận xa M113 và cố vấn quân sự Mỹ mà quân đội Việt Nam Cộng hoà tổ chức được những cuộc hành quân thọc sâu hơn vào các căn cứ kháng chiến. Các toán biệt kích, thám báo được tung nhiều hơn vào lãnh thổ miền Bắc và các vùng căn cứ kháng chiến bên Lào và Campuchia. Anh em nhà họ Ngô thoả thuê trước những gì đạt được, tin chắc rằng chiến thắng Cộng sản là ở trong tầm tay, công cuộc biến miền Nam thành nước Chúa được đức Mẹ phò trợ và thế giới tự do vỗ tay.

Mặt khác đại bộ phận nhân dân miền Nam ngày một thấy rõ hơn bộ mặt thật phản dân hại nước của tập đoàn Ngô Đình Diệm. Rất nhiều người đã tin tưởng hoặc đã cộng tác, thân cận với anh em nhà Ngô lần hồi tỏ ra chán nản, bất mản, oán ghét, căm thù chế độ. Nhóm 18 nhân vật nhóm họp ở khách sạn Caravelle ra tuyên ngôn kêu gọi Diệm thực thi dân chủ và chấm dứt chế độ gia đình trị đa phần là những chiến hữu của ngài Tổng thống.
Tháng 4-1960 nhóm Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông làm đảo chánh (11-1960) là những sĩ quan ưu tú của binh chủng Nhảy dù. Đồng mưu với Thi và Đông gồm nhiều sĩ quan khác của quân đội VNCH và nhiều chính khách thuộc nhiều đảng phái, phe nhóm chính trị đã bị anh em Diệm loại khỏi cuộc chơi. Hai sự kiện này báo hiệu sự đổ vở trầm trọng trong lòng chế độ.

Tuy nhiên biến cố quan trọng nhất trong năm 1960 là sự ra đời của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTGP), chấm dứt thời kỳ đen tối của các cán bộ chính trị nằm vùng trên toàn bộ các tỉnh thành miền Nam suốt năm sáu năm liền nhịn nhục, chịu đựng không biết bao nhiêu hành vi tàn ác hiểm độc từ các chiến dịch sát Cộng, diệt Cộng.
Thực ra MTGP xuất hiện chỉ là sự công khai hoá một thủ pháp chính trị trong sách lược cách mạng hai chân, ba mũi, ba vùng chiến lược từ nghị quyết 15 của trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, do ông Tổng bí thư Lê Duẩn đề xuất.
Nghị quyết 15 là ánh sáng đưa đường chỉ lối cho kháng chiến miền Nam.

Kháng chiến miền Nam tiến lên bằng hai chân: chính trị và quân sự, tấn công bằng ba mủi: chính trị, quân sự và binh vận trên cả ba vùng chiến lược là rừng núi, nông thôn và thành thị.
Thế là chế độ Ngô Đình Diệm bắt đầu thời kỳ tứ phương thọ địch.

Năm 1961, rồi năm 1962 theo những tin tức tình báo Mỹ thì “Cộng quân tăng cường hoạt động trên 80% lãnh thổ ở nông thôn”. Ở thành phố Sài Gòn thì đặt công Việt Cộng tấn công Mỹ bằng bom ở nhiều nơi.

Ngô Đình Diệm ban bố tình trạng khẩn trương. Kêu gọi Hoa Kỳ và các quốc gia khác thuộc phe thế giới Tự do giúp đỡ.
Mỹ tăng cường quân viện, thành lập bộ tư lệnh quân đội Mỹ tại Sàigòn (MACV) Tổng thống Mỹ Kennedy gởi Phó Tổng thống Jhonson tới Sàigòn công kênh Diệm lên hàng nhà lãnh đạo tầm cỡ thế giới. Tuy nhiên tình hình của chế độ Diệm vẫn không tốt lên chút nào. Trong lòng chế độ tiếp tục đổ vỡ. Tháng 2 năm 1962, nhóm các sĩ quan không quân Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử ném bom dinh Độc lập, làm đảo chánh hay cảnh báo Diệm về tình trạng độc tài gia đình trị? Sau lưng nhóm này là một lô các chính khách, đảng phái mà Ngô Đình Nhu gọi là đám xôi thịt.

Nhưng thảm hoạ của chế độ Ngô Đình Diệm thực sự bắt đầu từ trận đại bại Ấp Bắc. Ấp Bắc là một thôn nhỏ nằm sát cạnh thị xã Mỹ Tho, cách Sàigòn 50 km về phía Tây. Nhiều tiều đoàn VNCH gồm bộ binh, biệt động quân, lính dù, bảo an, pháo binh, trực thăng, tàu chiến, thiết vận xa M113 cùng 31 cố vấn Mỹ được điều tới đây để đánh nhau với một tiểu đoàn Việt Cộng. Trận chiến diễn ra ác liệt. Quân Việt Nam Cộng hoà bị đánh tan tác. Quân Việt Cộng rút lui an toàn. Kết quả 65 binh lính và sĩ quan Việt Nam Cộng hoà với 03 cố vấn Mỹ bị giết, vô số bị thương, 16 trực thăng bị bắn hạ hoặc hư hại nặng, mấy chiến xa, tàu thuỷ nhỏ, xe pháo bị bắn cháy, bắn chìm.
Lập trường của chính giới Mỹ đối với Diệm đã chia hai sau trận Ấp Bắc. Đã có đề xuất thay thế Diệm bằng một nhân vật khác để đánh thắng Cộng sản.

Vụ Phật giáo nổ ra tại Huế trong nhận thức của Mỹ và tập đoàn Cần Lao Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm lúc ban đầu chỉ là vấn đề địa phương không khó giải quyết. Giới chính trị Mỹ và phương Tây vào thời điểm ấy rất thiếu hiểu biết về Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Tập đoàn Ngô Đình Diệm kế thừa quan điểm tự cao tự đại của các quan thầy của họ là giới Thừa sai và giáo hội mẫu quốc. Họ xem đạo Phật là bụt thần ma quỉ và các tăng ni là bọn quê mùa dốt nát. Họ nghĩ rằng Cộng sản, phong kiến thực dân, đảng phái, giáo phái còn bị họ tiêu diệt, dẹp yên huống hồ gì một nhóm sư sãi tay không (có một) tấc sắt, và đám học sinh sinh viên trẻ dạ non lòng.

Năm nguyện vọng mà Phật giáo miền Trung-Huế đề xuất sau vụ cấm treo cờ chiều ngày 7 tháng 5 và vụ đàn áp đẩm máu bằng xe tăng & lựu đạn trước đài phát thanh Huế tối hôm sau, ngày 8 tháng 5, đã được gởi khẩn cấp tới chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhưng nhiều ngày sau vẫn không có bất cứ một hồi âm nào ngoại trừ một thông cáo cho rằng Việt Cộng là thủ phạm sát hại 08 thiếu niên trước đài phát thanh Huế. Những dấu hiệu ban đầu ấy tiên báo rằng sẽ không có việc thoả mãn năm nguyện vọng phải chăng, bức thiết và tối thiểu của Phật giáo đồ miền Trung-Huế:

1. Đề nghị chính phủ rút lại lệnh cấm treo cờ.
2. Đề nghị chính phủ công nhận quyền tự do truyền đạo và thực hành tôn giáo của Tăng Ni tín đồ Phật giáo.
3. Đề nghị chính phủ đối xử công bằng đối với Phật giáo cũng như Thiên Chúa giáo và bãi bỏ dụ số 10 xem Phật giáo như một hiệp hội.
4. Đề nghị chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ khủng bố tín đồ Phật giáo.
5. Đề nghị chính quyền bồi thường cho các nạn nhân bị sát hại tại đài phát thanh Huế và trừng trị xứng đáng kẻ gây tội ác.
Thực ra 5 nguyện vọng của Phật giáo không ở ngoài các nguyên lý của hiến pháp và luật pháp Việt Nam Cộng hoà về sự công nhận các quyền tự do và sự bình đẳng của các công dân.

Tuy nhiên trong việc thực hành luật pháp thì chính quyền Ngô Đình Diệm cho rằng:
1. Phật giáo đã không tôn trọng luật pháp khi treo cờ ở nơi công cộng.
2. Phật giáo chỉ là một hiệp hội theo qui định của dụ số 10 do Bảo Đại ký năm 1950. Theo tinh thần của dụ số 10 thì các hiệp hội (như hội đá banh, hội thả diều ...) chỉ được phép hay đình chỉ hoạt động theo quyết định của chính quyền địa phương. Như vậy Phật giáo trong tư cách pháp nhân là một hiệp hội không thể đòi các quyền tự do của một tôn giáo và không có quyền đòi bình đẳng với Thiên Chúa giáo là một tôn giáo đích thực và duy nhất trong chế độ Việt Nam Cộng hoà.
Theo tinh thần và cách lập luận đó, anh em và chính quyền Cần lao Thiên Chúa giáo cho rằng không có tình trạng bắt bớ khủng bố tôn giáo mà chỉ có chuyện trừng trị theo pháp luật những hội viên hiệp hội (Phật giáo) nào vượt quá quyền hạn của mình (được qui định bởi dụ số 10 đành cho các hiệp hội) và vi phạm pháp luật, hoặc giả: những người mà Phật giáo cho là Phật tử bị bắt bớ, khủng bố chỉ là bọn Cộng sản đội lốt. Mà Cộng sản thì đã bị dặt ngoài vòng Pháp luật theo luật số 10/59 (cũng con số 10)

Về phía Phật giáo đã nhìn nhận vấn đề và những sự kiện theo một cách khác:
1. Nếu bảo treo cờ tôn giáo nơi công cộng trong các lể hội tôn giáo là vi phạm luật pháp thì chính gia đình, chính quyền Ngô Đình Diệm và giáo hội Thiên Giáo đã vi phạm nhiều vô số kể:
Lễ Noel hàng năm được tổ chức tưng bừng trong và ngoài nhiều khu vực Thiên Chúa giáo, các doanh trại quân đội. Các đại lộ công viên ở Sàigòn, Huế, Qui Nhơn, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quãng Trị.
Năm 1959, cờ xí giáo hội La Mã, ảnh tượng Đức Mẹ tràn ngập nhiều nơi công cộng tại Sàigòn và nhiều tỉnh thành khác nhân đại hội Thánh Thể và lễ nâng nhà thờ Đức Bà lên hàng Vương Cung Thánh Đường.
Năm 1961, tại Lavang Quãng Trị, nhân lễ kỷ niệm đức Mẹ hiện ra và khánh thành Vưong Cung Thánh Đường Lavang, cờ xí, ảnh tượng, khải hoàn môn thiết trí khắp nơi trên quốc lộ 1 từ Huế qua Quãng Trị đến Lavang và nhiều khu vực khác tại Quãng Trị. Đồng bào ngoài Thiên Chúa giáo tỉnh Quãng Trị cũng bị bắt ép đi dự Thánh lễ.

Lễ khánh thành nhà thờ Chúa Cứu Thế do Ngô Đình Thục chủ quản xây cất, và lể Ngân Khánh (sinh nhật) của ngài Tổng giám mục cũng đã phô diễn quan cảnh như vậy khắp nơi phía bờ Nam sông Hương. Rất nhiều viên chức, sĩ quan và tướng lãnh quân đội, thương gia ngoài Thiên Chúa giáo bị thúc ép hiến dâng lể vật lên Đức Cha.

2. Dụ số 10 là một sản phẩm, một thủ đoạn của thực dân Pháp, vua Bảo Đại chỉ là kẻ thừa hành. Thực dân Pháp áp lực để Bảo Đại ký chỉ dụ này nhằm mục đích trước mắt là hạn chế, tiêu diệt Phật giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho Thiên Chúa giáo bành trướng. Mục đích lâu dài và thâm độc là chuyển đổi tâm hồn não tuỷ Việt Nam từ truyền thống (trong đó một phần là đạo Phật) qua Thiên Chúa giáo, biến vĩnh viễn đất nước này thành lãnh thổ phía Đông của nước mẹ Đại Pháp. Ngô Đình Diệm đã “bài phong-đả thực” sao không huỷ bỏ dụ số 10. Phải chăng Ngô Đình Diệm lợi dụng chỉ dụ này để thực hiện mưu đồ Thiên Chúa giáo hoá toàn miền Nam, biến lãnh thổ này thành đất đai của đức Chúa Trời và người đại diện là giáo hội La Mã.

3. Phật giáo là một tôn giáo có lịch sử trên hai ngàn năm trăm năm, đã là gốc rễ của một trong hai nền văn minh vĩ đại và một thời rực rở của nhân loại, hiện đang là ánh sáng tâm linh của mấy trăm triệu con người trên trái đất.
Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ những kỷ nguyên đầu tiên của lịch sử dân tộc, đã góp phần hình thành và phát triển tâm hồn và trí tuệ Việt Nam, đã góp phần to lớn trong công cuộc phục hồi nền Độc lập sau hàng ngàn năm nô lệ, đã tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, mở mang và xây dựng đất nước ở hai triều đại Lý-Trần.

4. Chỉ có bọn xâm lược, bọn cướp nước và con đẻ của chúng mới đánh giá và đối xử với Phật giáo như là một hiệp hội trong ý đồ tiêu diệt Phật giáo, đào cắt gốc rể văn hoá lịch sử dân tộc, xâm chiếm vĩnh viễn đất nước Việt Nam.
Âm mưu và sách lược đó của bọn thực dân đế quốc và bè lũ tay sai là tội ác không những đối với dân tộc, đất nước Việt Nam, mà còn là tội ác đối với nhân loại.
Chính quyền Ngô Đình Diệm hoàn toàn không có lý do chính đáng khi duy trì chỉ dụ số 10.

5. Năm nguyện vọng của Phật giáo là tối thiểu. Thái độ và phương pháp đấu tranh của Phật giáo là mềm dẻo, bất bạo động nhưng không khoan nhượng.

Nhận định của Ban Lãnh đạo Phật Giáo:

Biến cố 1-11-1963 mới chỉ gạt bỏ được anh em nhà họ Ngô chứ chưa lật đổ được chế độ Cần lao Thiên Chúa giáo. Liền sau biến cố ấy phong trào Phật giáo tiếp tục vận động, thôi thúc, áp lực và đấu tranh đòi các cơ quan quyền lực sau Diệm (Hội đồng Quân nhân, chính phủ Lâm thời do hội đồng này cử) trừng phạt xứng đáng các nhân vật thuộc chế độ cũ đã gây nhiều tội ác và loại khỏi các cấp chính quyền dư đảng Cần lao, xoá bỏ các luật lệ, các sắc lệnh phản động và lạc hậu, thực thi quyền tự do dân chủ, tổ chức bầu cử quốc hội lập hiến, đấu tranh chống chế độ độc tài quân phiệt và đấu tranh cho các mục tiêu cao hơn: Hoà bình, và quyền Tự quyết của nhân dân miền Nam.

Tất cả các cuộc đấu tranh của phong trào Phật giáo liên tiếp trong ba năm từ 1964 đến 1966 có thể tóm lược vào ba nội dung chính:

Thứ nhất, tận diệt chế độ Cần lao Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm.

Thứ hai, tố cáo các chính quyền quân phiệt đội lốt cách mạng âm mưu hồi phục chế độ cũ và lệ thuộc Mỹ từ Nguyễn Khánh đến Nguyễn văn Thiệu.

Thứ ba, tìm kiếm và thành lập các cơ cấu công quyền thông qua bầu cử tự do dân chủ.

Phong trào đấu tranh Phật giáo trong giai đoạn này rỏ ràng đã vượt quá 5 nguyện vọng của tôn giáo, xã hội thời Ngô Đình Diệm. Sự chuyển biến này nói lên một sự thật là khát vọng dân tộc của các giới Phật giáo miền Trung cũng mãnh liệt như khát vọng tôn giáo. Sự dấn thân của các giới Phật giáo miền Trung nói riêng và Phật giáo miền Nam nói chung là sự phục hồi tinh thần Phật giáo Lý-Trần trước hoàn cảnh mới của đất nước. Đạo và Đời quyện chặt vào nhau như hai mặt của một bản thể.

Trước năm 1963, ba yếu tố làm nên chế độ Diệm là Mỹ, đạo Thiên Chúa và bộ máy cai trị quan liêu, võ biền. Anh em nhà họ Ngô lợi dụng ba yếu tố ây để thực hiện các mưu đồ chuyên chế độc đoán gia đình trị. Nhưng các anh em nhà họ Ngô đã lầm, người Mỹ vốn là ông chủ chứ không phải là phương tiện để họ lợi dụng. Các tướng lĩnh trong quân đội Sàigòn vừa là cai đội khố xanh khố đỏ cũ, là tôi tớ cho chế độ thực dân đế quốc, là chiến hữu, là thuộc cấp của anh em nhà họ Ngô chứ không phải là gia nô. Cuộc đảo chính 1-11-63 là sự gật đầu của ông chủ Mỹ bị qua mặt và phản bội, là sự đòi quyến lợi và sĩ diện của đám tướng tá ấy, cộng với sự phẩn nộ đến đỉnh điểm của Phật giáo đồ và nhân dân miền Nam. Trung thành với anh em Ngô Đình Diệm phải chăng chỉ còn lại một phần (không còn là toàn thể) mà là đa số thuộc giáo hội Thiên Chúa giáo và đám mật vụ gia nô.
Cuộc nổi dậy của Phật giáo đồ miền Trung rồi Phật giáo toàn miền Nam không chỉ đòi thực thi năm nguyện vọng mà còn để lật đỗ thể chế ấy.

Phong trào Phật giáo năm 1963 chỉ nhằm vào tập đoàn Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm chứ chưa nhắm trực diện vào Mỹ. Cuộc đấu tranh có nội dung dân chủ nhân quyền trong khuôn khổ hiến pháp Viêt Nam Cộng hòa. Nó là sức mạnh áp lực nhằm sắp xếp lại và hợp lý hoá các mối quan hệ quyền lực và xã hội trong một chế độ chứ chưa phải là một sức mạnh khuynh đảo có tham vọng thay đổi cơ cấu bản chất của chế độ ấy.

Phong trào ấy sau 1963 vượt ra khỏi khuôn khổ pháp lý Việt Nam Cộng hoà. Nó yêu cầu có một nền Cộng hoà lý tưởng, một nền Cộng hoà của dân, do dân và vì dân chứ không phải nền Cộng hoà kiểu Mỹ, do Mỹ, vì lợi ích Mỹ và lợi ích của một thiểu số phi dân tộc. Từ 1953 khi Mỹ bắt đầu muốn thay Pháp trong vai trò làm chủ Đông Dương nhằm ngăn chận chủ nghĩa Cộng sản ở Đông nam Á, họ đã chọn một Ngô Đình Diệm và bộ phận quần chúng hậu thuẩn cho Diệm là giáo hội Thiên Chúa giáo (một sản phẩm ngoại lai, là con đẻ, vừa là công cụ của chủ nghĩa thực dân cũ) và đám quân nhân, viên chức thư lại do Pháp tuyển dụng, để lại. Sự lựa chọn này hoàn toàn vì mục đích từ xa của Mỹ.

Với việc lật đổ anh em Diệm trong biến cố 1-11-63 hoàn toàn không phải chỉ là áp lực của phong trào Phật giáo mà là áp lực chung của tình hình chính trị, quân sự, xã hội trên toàn miền Nam. Trong chính trường Mỹ đã có khuynh hướng thay Diệm sau thất bại thảm hại của quân Sáigòn tại Ấp Bắc. Việc Mỹ giả bộ làm lơ để cho các tướng lãnh trừ khử anh em Diệm-Nhu không có nghĩa là Mỹ từ bỏ sách lược xử dụng giáo hội, giáo dân Thiên Chúa giáo làm hậu thuẩn cho chế độ Việt Nam Cộng hoà với Diệm hay với bất kỳ con ngựa nào khác. Tư tưởng Âu Trung (Euro-centric) chủ nghĩa của thực dân Pháp đã được Mỹ mở rộng thành Tây Trung (Western-centric) chủ nghĩa (nền văn minh TCG và các chính quyền xâm lược).

Cũng như thực dân Pháp, đế quốc Mỹ rất ngờ, rất sợ, rất đa nghi tất cả các phong trào Dân tộc và Hoà bình. Mỹ không sợ Phật giáo như đã sợ Cộng sản nhưng Mỹ ngờ, ngại Phật giáo nằm trong quĩ đạo Cộng sản. Tất cả mục tiêu và phương pháp vận động quần chúng của Phật giáo rất gần với mục tiêu và phương pháp của phong trào đô thị trong mặt trận chính trị tại miền Nam.

Đường lối và phương pháp đấu tranh của Phật giáo sau 1963 không những đe doạ các quyền lợi cố cựu của các phe nhóm quốc gia lấy việc chống Cộng làm lẻ sinh tồn mà đặc biệt mâu thuẩn với sách lược và quyền lợi Mỹ.

Ta thử so sánh các mục tiêu đấu tranh của phong trào Phật giáo giai đoạn 64-66 với các mục tiêu của Mỹ và các phe nhóm phụ thuộc tại miền Nam vào thời điểm ấy:

Phong trào Phật giáo 1963-1966:
- Đấu tranh đòi quét sạch dư đảng Cần lao (đảng Cần lao Thiên Chúa giáo là một trong chế độ Diệm)
- Đấu tranh đòi tổ chức tổng tuyển cử, hình thành các cơ cấu công quyền qua bầu cử tự do (quốc hội-chính phủ), các tướng lãnh trao quyền quản lí đất nước cho chính quyền dân sự, trở về với quân đội.
- Đấu tranh cho Hoà bình, quyền Tự quyết dân tộc.

Mỹ và phe nhóm phụ thuộc:
- Bảo lưu chế độ Diệm không Diệm (hậu thuẩn cho chế độ Thiệu vẫn là Cần lao Thiên Chúa giáo).
- Hình thành chính quyền quân phiệt thông qua bầu cử vi hiến, bầu cử độc diễn.
- Mỹ đổ quân, chủ động, trực tiếp nắm quyền điều hành và mở rộng chiến tranh, quyết đánh bại Cộng sản bằng giải pháp quân sự.

Diễn tiến cuộc đấu tranh của phong trào Phật giáo ba năm sau Diệm đã chuyển dịch từ “các phe nhóm Việt Nam Cộng hoà” (các phe nhóm tướng tá, đảng phái và Cần lao Thiên Chúa giáo) đến đối tượng chủ chốt là Mỹ. Thực tế này ở ngoài dự kiến của các nhà lãnh đạo phong trào. Suốt ba năm họ đã ném vào cuộc đấu tranh tất cả các sức mạnh được gây dưng, tập hợp huấn luyện qua công cuộc Chấn hưng mấy chục năm và đặc biệt là cuộc đấu tranh chống Diệm trong năm 1963. Tuyên ngôn, tuyên cáo, kháng thư, biểu tình, bãi khóa, bãi thị, tyệt thực, tự thiêu, tuyên truyền báo chí trong nước, vận động nước ngoài và tổ chức li khai... Tất cả nổ lực ấy có thể làm nghiêng ngã các phe phái Việt Nam Cộng hoà nếu không có Mỹ đứng đàng sau. Nhưng làm gì có một Việt Nam Cộng hoà mà không có Mỹ đứng đàng sau? Cũng như làm gì có một chính phủ Quốc gia của đức Quốc trưởng Bảo Đại mà không có thực dân Pháp viết kịch bản, dàn dựng, quản trò?
Thực tế là suốt ba năm (1964-1966) phong trào Phật giáo đã đụng đầu với đế quốc Mỹ.
Mà đụng đầu với đế quốc Mỹ thì Phật giáo không phải là lực lượng tương xứng ngang sức ngang tầm. Chính Mỹ và đám phụ thuộc đã đánh nát phong trào Phật giáo.
Phong trào Phật giáo bị đàn áp thô bạo, chẳng có mục tiêu nào trong ba mục tiêu chính của cuộc đấu tranh thành tựu. Chế độ Diệm không có Diệm vấn tồn tại ngang ngược. Chính quyền miềm Nam suốt ba năm liên tiếp vận động như một sân khấu bi hài. Bọn tướng tá và chính khách cơ hội thay nhau diễn trò như những con rối. Đế quốc Mỹ ào ạt đổ quân, điều khiển chính trường bằng những cánh tay ma, làm chủ chiến trường với một đạo quân viễn chinh hùng hùng hổ hổ với hàng chục danh tướng, với trang thiết bị hiện đại có sức huỷ diệt ghê gớm, đẩy mạnh cường độ và mở rộng chiến tranh ra cả hai miền Nam Bắc.

Trong cái bối cảnh xã hội miền Nam nham nhở đau đớn và nhục nhã do sự tràn ngập binh lính Mỹ và chư hầu ấy, đế quốc Mỹ đã tuyển chọn, đạo diễn và quãng cáo cho những vai diễn mới. Cũng là kiểu mẫu người hùng như đã làm mười năm trước với một Ngô Đình Diệm. Lần này thay vì một quan lại xuất thân, một gia đình đạo dòng và có vai vế trong giáo hội Thiên Chúa giáo, mà là một đám võ biền nguyên là cai đội khố xanh khố đỏ được thực dân Pháp tuyển mộ và huấn luyện, được nâng cấp và đào tạo trong các lò của Mỹ. Hậu thuẩn cho cái chính quyền quân phiệt




Đó đây


2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân

2024-03-18 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Putin tái đắc cử - Theo số liệu của Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga, kết quả kiểm đếm sơ bộ tính đến sáng 18/3 cho thấy Tổng thống Vladimir Putin giành được 87,32% số phiếu, tái đắc cử nhiệm kỳ thứ năm và sẽ lãnh đạo



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>