●   Bản rời    

Thưa bạn Andrew Tran: Trước khi tôi viết phản biện, xin bạn cho biết dự định của bạn


Subject: Kính gửi bác Trần Tiên Long bài "Biết Đâu Đó Là Sự Thật"
From: "qtran"
Date: Mon, January 04, 2016 8:17 pm

Thưa bạn Andrew Tran (atran04@sbcglobal.net),

Cám ơn bạn đã bỏ thì giờ để đánh máy và chuyển bài này tới tôi. Chắc bạn cũng còn ở Long Beach, CA, nên có nhắc đến cái thành phố mà tôi đã có quá nhiều kỷ niệm. Thời gian trôi qua thật nhanh, mọi sự đã có nhiều thay đổi, kể cả quan điểm về cuộc đời của chúng ta. Mới ngày nào mà giờ đây tôi đã rời bỏ Long Beach hơn 20 năm rồi. Mỗi năm tôi vẫn về thăm CA, nhưng lòng cứ cảm thấy lạc lõng, xa lạ, không dám đường đột tới thăm nhiều người bạn cũ của ngày xưa.
Tôi vừa đọc xong bài bạn gửi. Đã có nhiều ý tưởng ngay trong đầu để sẳn sàng phản biện. Nhưng trước khi tôi viết phản biện, xin bạn cho biết dự định của bạn như thế nào về vấn đề chuyển bài: Có tổng cộng bao nhiêu bài và thời hạn đánh máy, chuyển bài chừng nào mới xong. Bởi lẽ, tôi không biết nên viết bài phản biện cho từng bài bạn chuyển, hay chỉ viết một bài phản biện cho toàn cuốn sách.
Một lần nữa, xin cám ơn bạn, và chúc bạn và gia đình một năm mới đầy tràn Phước, Lộc, Thọ.

Trần Tiên Long
______________________
From: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com
Sent: Monday, January 4, 2016 9:41 PM
To: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com
Subject: [ChinhNghiaViet] Kính gửi bác Trần Tiên Long bài "Biết Đâu Đó Là Sự Thật"

1) Thưa bác Trần Tiến Long, từ ngày vật đổi sao dời, không còn thấy bác ở Long Beach, Ca. nữa.
2) Em thấy cuốn sách này trong đống sách Recycle của thư viện Mỹ, vì nó là loại sách cổ ngọai quốc, dịch cho người VN đọc, nên em tò mò đọc chơi, càng đọc, càng bị thu hút vào câu chuyện, có lẽ, em có duyên đọc mục này nên em đánh máy lại, và mời bác đọc mục này với em. Cuốn sách này dầy tới 400 trang, có rất nhiều mục khác nhau, mấy trang đầu và sau bị dính lại và bị phá nát bởi coffee- chocolate.
Sách này do đại giáo-sư “Vườn Nho, Khiêm Nhượng”, (lúc ngài 40 tuổi) giảng trong khóa hè 1967 tai đại học Tubingun.
Vì em là kỹ-sư, trong đầu đầy con số hơn là chữ, do đó, đọc và hiểu vậy vậy mà thôi, bác có khiếu triết học và thần học, chắc chắn bác sẽ hiểu nhiều hơn em nhiều.
Những chữ trong ngoặc đơn, em thêm vào cho em hiểu rõ, em cũng không biết cuốn sách này do ai dịch từ sách La foi chrétienne hier et aujourd’hui ra tiếng VN. Nghe đâu, cuốn sách này nguồn gốc viết bằng tiếng Hy-Lap, Latin và dịch ra mấy trăm thứ tiếng? và được dùng trong các đại học triết và thần học danh tiếng thế giới.
Sau Email này, hy-vong nếu có giờ, em sẽ tiếp tục đánh máy vài mục (triết) trong sách (so sánh từ thời trung cổ, Descartes,Vico, Aristotes, F.Chr.Baur, Max, Kung…) đọc cho mở mang trí tuệ, động (đậy) não chút đỉnh … nếu nhức đầu, đậy não lại rồi uống Aspirine!


Xin kính thư
Andrew Tran

Biết Đâu Đó Là Sự Thật
(Trang 40) Trước hết, phía kẻ tin cũng có những lúc hoài nghi, những giây phút mà tất cả những gì mình tin tưởng vững vàng bỗng lung lay như muốn sụp đổ. Một vài trường hợp đủ cho chúng ta thấy điều đó như: Thánh nữ Teresa ở Lisieux, cả cuộc đời chị kết hợp với Thiên Chúa nhưng những tuần đau đớn cuối đời chị đã bỉ thử thách và đã viết ra sau đây: ”Tâm trí con cứ bị ám ảnh bởi những ý tưởng mà có lẽ chỉ những kẻ duy vật tồi tệ nhất mới nghĩ tới” ( ông Job, thánh Phao-lô về chuyện cái dằm, thánh Joan Tẩy Giả khi ở trong lao tù và đã sai người hỏi Chúa Giêsu “Ông có phải là đấng Cứu Thế chăng ?; cuối cùng là mẹ Têresa Calcutta cũng bị Chúa thử thách như thử vàng trong lửa.)
Paul Claudel trong cảnh mở đầu tác phẩm “Chiếc Giầy Satin” cũng đã mô tả cách tuyệt vời trạng huống đó, trạng huống của kẻ tin bỗng rơi vào chơi vơi. Một nhà truyền giáo dòng Tên – anh của người hùng Rodrigue, một kẻ phong trần, vô định, chẳng tin gì trời đất – Tàu của nhà truyền giáo bị bọn cướp đánh chìm, còn nhà truyền giáo may mắn bám được vào một mảnh cột buồm, trôi dạt theo chiều sóng. Cảnh khởi đầu với lời độc thoại cuối cùng của nhà truyền giáo: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì đã trói buộc con như thế! Đã lắm phen, con cảm thấy khổ cực vì (phải giữ) các giới răn của Chúa, và con đã từ khước chúng bởi vì điều Chúa truyền không như ý muốn của con. Nhưng bây giờ thì con có thể sát bên Chúa hơn khi nào hết, đến nỗi có cựa quậy đến đâu thì toàn thân con cũng không xa khỏi Chúa. Và quả thật là con đã bị gắn chặt vào thập gía, nhưng thập gía đó lại chẳng gắn vào đâu cả. Nó trôi dạt giữa trùng khơi”. (P. Claudel, Soulier de Satin, Theatre, t. II. Bibliotheque de la Pleiade, Paris, 1956, tr.652-653).
Hình ảnh trên còn hàm chứa một chiều kích khác mà theo thiển ý, còn quan trọng hơn: Nhà truyền giáo bị đắm tàu đó thực ra không đơn độc, bởi lẽ những gì ông trải qua cũng phản ảnh chính số phận của em ông là Rodrigue, kẻ tự thị là vô tín, kẻ chối bỏ Thiên Chúa, bởi nghĩ rằng cuộc sống của mình không phải là chờ đợi mà là “chinh phục và chiếm đoạt … xem như thế anh ta ở một nơi nào khác mà Chúa không có mặt”
Ở đây, chúng ta không cần đi sâu vào những tình tiết uẩn khúc chằng chéo mà thi hào Claudel đã xây dựng hầu cho thấy những số phận bên ngoài có vẻ đối nghịch nhau nhưng thực ra đan quyện với nhau, để rồi cuối cùng người hùng chinh phục thế giới Rodrigue cũng bị chịu số phận tương tự (như) ông anh dòng Tên của mình: Rodrigue hết sức mừng rỡ vì được cứu và đồng ý trở thành nô lệ trên một chiếc tàu lạ, hắn được bà (bếp) gìa đối xử (hắn) như những đồ phế liệu, cùng với soong chảo rỉ sét và lô giẻ rách mà bà thu lượm được (trên biển và dùng để lau chùi)
Chúng ta biết, kẻ tin chẳng bao giờ được bình an suốt đời nhưng trái lại họ luôn bị đe dọa bởi cám dỗ mất đức tin. (Có người cầu cả đời mới được, ví dụ: Ơn bền đỗ)
Kẻ không tin cũng vậy, không phải họ đóng kín trong bản thân họ mà thôi, chúng ta biết điều đó, là vì thân phận con người, dù tin hay không tin, cũng giống nhau, các thân phận đều hoà nhập trong nhau. Thật vậy, dù có tự mãn với chủ trương thực chứng, đã gạt bỏ từ lâu mọi thứ tư-duy siêu hình và chỉ còn sống theo những gì chắc chắn đối với ý thức, kẻ vô tín vẫn không thể nào thoát khỏi câu hỏi nhức nhối (khi lớn tuổi): Liệu quan điểm thực tế của mình có phải là câu trả lời sau cùng hay không? Như thế, nếu người tin không ngừng chịu những cơn sóng hoài nghi vùi dập thì kẻ không tin cũng không ngừng bị dày vò bởi chính sự vô tín của mình, vẫn nghi ngờ, không biết cái thế giới hữu hình mà mình coi là tất cả đã phải là tất cả hay chưa và biết đâu niềm tin mới nói lên sự thật. Hóa ra, nếu người tin không ngừng cảm thấy mối đe dọa đánh mất lòng tin, thì kẻ vô tín cũng bị niềm tin đặt vấn đề về cái thế giới mà họ cho là toàn hảo và có sẵn một giải đáp cho họ.
(Tóm) tắt một lời, chúng ta không thể nào tránh khỏi cái thế lưỡng nan của thân phận (con) người. Kẻ muốn chạy trốn nỗi lao đao của lòng tin thì sẽ rơi vào sự lao đao của kẻ vô tín, bởi lẽ kẻ vô tín cũng không thể (nào) dứt ra khỏi mối nghi ngờ biết đâu tin mới là sự thật. Chính khi gạt bỏ đức tin, lúc đó ta mới thấy đức tin là điều không thể gạt bỏ được.
Về điểm này, thiết tưởng chúng ta nên nghe câu truyện trong văn chương Do Thái mà Martin Buber đã nhắc lại. Câu truyện thật ý vị, vì nó làm sáng tỏ khía cạnh lưỡng nan của thân phận con người: Ngày kia môt nhà trí thức duy lý được nghe nói về kinh sư (Zaddik) Berditschewer, và đã đến tìm gặp để tranh luận, với ý định là sẽ bác bỏ được những chứng lý liên quan đến niềm tin của vị tôn sư. Khi bước vào căn phòng, ông thấy vị kinh sư cầm một cuốn sách trong tay và đang đi lại trầm tư suy nghĩ. Chủ nhà không để ý tới vị khách mới bước vào, nhưng cuối cùng đứng lại, thoáng nhìn vị khách và nói: “Biết đâu đó là sự thật”. Nhà trí thức cố chế ngự cảm xúc nhưng không nổi, tay chân bắt đầu run bần bật vì kinh sợ trước dung mạo cũng như trước câu nói quá sức đơn giản của vị thầy. Bấy giờ vị tôn sư quay lại và bình thản nói: “Hỡi con, các bậc thánh nhân trong sách Thora mà con tranh luận đã phí lời với con, bởi con đã ra về với nụ cười chế nhạo. Họ đã không thể trình bày cụ thể về Thiên Chúa và Nước của Người cho con được, và ta cũng không làm được chuyện đó. Nhưng, này con, hãy suy nghĩ cho kỹ, biết đâu đó là sự thật”. Nhà trí thức duy lý gắng hết sức để chống đỡ, nhưng âm vang của chữ “biết đâu” rốt cuộc khiến ông cúi đầu qui phục. (Martin Buber, Werke, III, Munchen-Heidelberg, 1963, tr.348)
Thiết nghĩ, câu truyện tuy có vẻ khá kỳ lạ nhưng đã diễn tả rất đúng trạng huống của con người đứng trước câu hỏi về Thiên Chúa. Chẳng ai có thể trình bày về Thiên Chúa và Nước của Người mà như thể là phơi bày sự vật. Cả kẻ tin cũng không làm được truyện đó. Nhưng đàng khác, dù có thể tự mãn cho mình là có lý đến mấy đi nữa, kẻ vô tín vẫn không thể thoát ra khỏi câu nói đầy bí ẩn “Biết đâu đó là sự thật”. “Biết đâu” là một lời thách thức không thể tránh né được. lời đó giúp anh ta hiểu rằng, chối bỏ đức tin không phải là chuyện đơn giản. Nói khác đi, nếu không tự dối mình và thực sự thành thật với mình, thì nơi kẻ tin và người vô tín – tuy mỗi người mỗi cách - đều có sự hiện diện của hoài nghi và lòng tin. Không ai hoàn toàn thoát khỏi sư hoài nghi và cũng chẳng ai có thể hoàn toàn thoát khỏi niềm tin; nơi kẻ này thì niềm tin phải đối đầu với hoài nghi, còn nơi khác thì niềm tin lại xuất hiện xuyên qua và dưới hình thái của hoài nghi. Phận người là như thế, phải vật vã giữa hoài nghi và tin tưởng, ngờ vực và chắc chắn mới đạt tới ý nghĩa tối hậu của đời mình. Có lẽ theo nghĩa này mà hoài nghi có thể trở thành nơi của hiệp thông, bởi lẽ nó giúp kẻ tin cũng như người vô tín không khép lại trong tháp ngà riêng (của mình), giúp cả hai khai mở ra với nhau chứ không chỉ quanh quẩn với chính mình. Hoài nghi là cách thức mà kẻ tin chia sẻ số phận của người vô tín, và ngược lại, đối với những kẻ vô tín, hoài nghi là dấu chỉ cho thấy dù sao đi nữa thì đức tin vẵn là một thách đố luôn bám sát bên họ.

__._,_.___
Posted by: Andrew Tran




Đó đây


2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -

2024-04-12 - 326-1: Người Việt Theo Đạo Ki-tô La-mã Nhớ Ơn Lê Văn Duyệt -

2024-04-12 - Tại Sao Bộ Giáo Dục Chọn Ông Trùm Lật Sử Vũ Minh Giang Làm Tổng Chủ Biên - Xuyên Suốt Sách Giáo Khoa Lịch Sử.

2024-04-10 - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican - Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher thăm Việt Nam từ ngày 9 - 14/4, theo lời mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên cấp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican đến Việt Nam.

2024-04-10 - Lm Tây Ban Nha qua đời vì bỏng khi đốt lửa Phục sinh. Thay đổi lớn ở Giáo phận Rôma -

2024-04-08 - Đạo là gì? Chúa và các Cha còn chẳng biết đạo là gì mà đòi dạy đạo - Theo linh mục Nguyễn Khắc Hy thi "ĐẠO" ở trong các nhà thờ. Ai vào nhà thờ thì mới CÓ ĐẠO, ra khỏi nhà thờ thì HẾT ĐẠO!



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>