●   Bản rời    

[VATICANOLOGY] Tin Vụ Rước Chúa Trên Đường Phố Một Thành Phố Lớn: Câu Hỏi Về Những Gì Có Thể Ẩn Khuất Phía Sau? - Bài 1

[VATICANOLOGY] - Tin Vụ Rước Chúa Trên Đường Phố Một Thành Phố Lớn: - Bài 1

Câu Hỏi Về Những Gì Có Thể Ẩn Khuất Phía Sau?

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh37.php

22-Jun-2022

Hiện nay trong Chính quyền Vatican tại Việt Nam, có một cuộc đua vào tước hiệu hồng y? Đây là một tước hiệu danh giá. Không phải là chức vụ, nhưng quan chức có tước hiệu hồng y sẽ có quyền lực tinh thần và quyền lực thực tế rất mạnh...

Chuyện Loan Tin Đầy Khuất Tất?

Cách đây nhiều ngày, một vài bạn đọc đã có gởi email đến tôi tin về việc tổng giáo phận một thành phố lớn được phép tổ chức rước Chúa trên đường phố trung tâm (điều mà một tổ chức Phật giáo hàng đầu không thể làm được trong nhiều năm nay?)

Bạn đọc đề nghị tôi đưa tin theo chủ đề “SÁNG MẮT (?)”

Tuy nhiên, nguồn tin là từ Facebook, YouTube, không có tin trên trang web của tổng giáo phận liên hệ, nên tôi chờ xem?

Nếu có tin trên tổng giáo phận liên hệ, thì bài viết sẽ là bài giới thiệu bạn đọc vào xem tin trên trang web của tổng giáo phận đó? Hiện nay, pháp luật an ninh mạng rất khắt khe về chuyện tin giả? Cho nên, nêu câu hỏi thảo luận về một tin thì cũng phải có căn cứ? Sự kiện được cho là sẽ diễn ra ngày 19/6, nhưng tổng giáo phận được cho là tổ chức không thông báo gì hết?

Cho nên, nay có thêm bạn đọc đăng tin này trên phần bình luận trên Facebook Minh Thạnh, nên tôi nêu câu hỏi với cách đặt vấn đề là NẾU, nghĩa là vẫn kèm nghi vấn tin giả? Ngày viết bài này là 18/6/2022, thì mai sẽ biết? Tuy bài viết có thể đăng sau do mất thời gian đánh máy, nhưng nó cũng sẽ vẫn có giá trị, tác dụng, dù có, dù không sự kiện rước Chúa trên đường phố trung tâm một thành phố lớn?

Nếu sự kiện là có thật, có thể có bài nêu câu hỏi thêm?

Nguyên tắc của Facebook Minh Thạnh từ khi có những quy định mới về an ninh mạng là hạn chế tối đa việc nêu danh từ riêng. Cho nên, trong bài này cũng vậy? Còn sự kiện cụ thể gì thì bạn đọc xem ở phần bình luận bài “[VATICANOLOGY] So Sánh Cơ Chế Chính Quyền Song Song Giữa Chính Quyền Vatican Trong Nước Và Chính Quyền Phật Giáo Hòa Hảo Ở Miền Nam Trước Năm 1975?”. Như đã thông báo, nội dung bình luận của bạn đọc nào thì bạn đọc đó chịu trách nhiệm, đặc biệt khi là tin giả, cơ quan chức năng truy tìm người loan tin giả?

Tại Sao Tổng Giáo Phận Này Được Rước Chúa Trên Đường Phố Trung Tâm Còn Các Tổng Giáo Phận, Giáo Phận Khác Thì Không?

Dưới đây là câu hỏi thảo luận chi tiết, không xác định một điều gì cả?

Hiện nay trong Chính quyền Vatican tại Việt Nam, có một cuộc đua vào tước hiệu hồng y? Đây là một tước hiệu danh giá? Không phải là chức vụ, nhưng quan chức có tước hiệu hồng y sẽ có quyền lực tinh thần và quyền lực thực tế rất mạnh?

Thường sẽ có 2-3 ứng cử viên vào tước hiệu hồng y? Các ứng cử viên thường có chức thánh tổng giám mục?

Nói chung trên thế giới, chính quyền các quốc gia đều ý thức rõ được sự phức tạp và ẩn chứa nhiều nguy cơ từ chính quyền Vatican? Do đó, chính quyền các quốc gia sẽ tìm cách tác động để Chính quyền Vatican Trung ương lựa chọn Hồng y sao cho có lợi cho chính quyền quốc gia nước sở tại nhất?

Bởi, đương nhiên, các tổng giám mục ứng cử viên Hồng y sẽ có những mức độ quan hệ khác nhau với các chính quyền? Thái độ chính trị của họ được các cơ quan chức năng của mỗi quốc gia ghi nhận khác nhau? Các tổng giám mục có xuất thân khác nhau, lý lịch khác nhau? Có tổng giám mục xuất thân từ những giáo phận có thể đã có những vấn đề với chính quyền nước sở tại (nói chung), có thể là từ một địa phương có hoạt động chống phá vũ trang với chính quyền nước sở tại (nói chung) chẳng hạn?

Cho nên có thể sẽ có tổng giám mục ứng viên tước hồng y được chính quyền ghi điểm cao và ngược lại?

Trường hợp chính quyền nước sở tại nói chung muốn tạo thuận lợi cho một ứng cử viên tước hiệu hồng y, họ sẽ dành những thuận lợi cho tổng giám mục đó, thể hiện sự vượt trội của tổng giám mục ứng cử viên đó?

Chính quyền các nước sở tại nói chung sẽ gởi tín hiệu đến Chính quyền Vatican Trung ương về tổng giám mục ứng cử viên mà nếu được phong tước hiệu hồng y, hồng y đó được cho là sẽ thúc đẩy quan hệ với chính quyền sở tại đó nói chung lên mức tốt nhất có thể, hơn nếu là hồng y khác?

Tín hiệu từ chính quyền nước sở tại nói chung đó có thể là sự ưu đãi, mà chỉ có một tổng giám mục ứng cử viên hồng y nào đó có, còn các tổng giám mục, giám mục khác cũng sẽ không có?

Việc hậu thuẫn như thế từ chính quyền các nước sở tại trong hoạt động Chính quyền Vatican Trung ương lựa chọn hồng y là chuyện rất bình thường, theo tập quán

“ăn cây nào rào cây nấy”?

Tôi nêu câu hỏi cho mọi trường hợp trên thế giới khi có tiến trình Chính quyền Vatican Trung ương lựa chọn hồng y, bạn đọc có thể tự liên hệ với những trường hợp cụ thể? Đó là do nơi bạn đọc?

Chính quyền Vatican là bậc thầy trong hoạt động chính trị? Tiến trình họ lựa chọn quan chức của họ là tiến trình chính trị? Nhiều quốc gia trên thế giới khi đối mặt với những hành vi chính trị của Chính quyền Vatican Trung ương đều có những hoạt động chính trị tương ứng, mà trường hợp nói chung như trên là ví dụ?

Chính quyền Vatican vẫn thường MÃ HÓA các thông điệp chính trị của mình một cách khéo léo, thì ngược lại, chính quyền các nước sở tại nói chung cảnh giác với Chính quyền Vatican Trung ương cũng mã hóa các tín hiệu chính trị của họ gởi đến Chính quyền Vatican Trung ương một cách khôn ngoan?

Chính quyền Vatican Trung ương sẽ giải mã các tín hiệu mã hóa này? Nếu Chính quyền Vatican Trung ương đáp ứng, nhằm mục tiêu có được quan hệ thuận lợi với nước sở tại (nói chung), Chính quyền Vatican Trung ương nên có sự hợp tác đối ứng với chính quyền nước sở tại thông qua việc giải mã tín hiệu?

Hiện nay, trong một vài trường hợp, Chính quyền Vatican Trung ương đang đeo bám mục tiêu cải thiện quan hệ với nước sở tại để gia tăng ảnh hưởng chính trị? Do đó, trong những trường hợp như vậy, chính quyền Vatican Trung ương sẽ rất nhạy cảm với các tín hiệu từ chính quyền các nước liên hệ? Dĩ nhiên, trong những trường hợp như vậy chúng ta theo dõi xem Chính quyền Vatican Trung ương đáp ứng đến đâu?

Đấu Đá Giành Giật Chiếc Ghế Hồng Y: Các Ứng Cử Viên Có Thể Có Những Toan Tính Riêng?

Đoàn hồng y trước hết là tủ kính trưng bày vật trang trí cho tính chất xuyên quốc gia của Chính quyền Vatican Trung ương? Một nước có số giáo dân thuộc Chính quyền Vatican vào loại thấp như Myanmar cũng có hồng y?

Mỗi quốc gia thường có một hồng y là thành viên đoàn cử tri bầu giáo hoàng (hồng y già trên 80 tuổi mất quyền bầu cử?)?

Do đó, khi ghế hồng y cử tri đoàn mật nghị giáo hoàng của một quốc gia (nói chung) cần được bổ sung, thì sẽ xảy ra đấu đá quyết liệt để tranh đoạt tước phong này? Hồng y không phải là cấp trên của Hội đồng giám mục, nhưng theo tập quán, vẫn được coi là người đứng đầu Chính quyền Vatican tại nước sở tại (nói chung)?

Trong Chính quyền Vatican, các cuộc xung đột nội bộ thường được giữ kín? Ở các nước châu Âu, xung đột nội bộ Chính quyền Vatican thường được bộc lộ dưới những lý do tôn giáo, mặc dù thực chất là giành chức, giành ghế, thanh toán lẫn nhau?

Những thủ đoạn giành giật chức hồng y rất tinh vi, thường do các ứng cử viên viết kịch bản và thúc đẩy việc dàn dựng? Có khi là khổ nhục ckế? Có khi là mã hóa ý nghĩa thông qua một sự kiện nào đó tưởng chừng như không liên quan gì đến chức Hồng y?

Năm 1963, vì tranh chức hồng y, Tổng giám mục Ngô Đình Thục đã đưa Ngô Đình Diệm đến chỗ bế tắc? Người thọc gậy bánh xe trên con đường Ngô Đình Thục giành chức Hồng y là Giám mục Lê Hữu T. , một giám mục bị Diệm Nhu loại bỏ vai trò chính trị? Một thư ký của Diệm kể lại rằng tình báo Diệm vẫn có được các bản sao thư giám mục Lê Hữu T. nói xấu Thục Diệm với Chính quyền Vatican Trung ương?

Một ghi nhận khác là dịp Phật Đản năm 1963, nhân dịp quan chức Chính quyền Vatican Trung ương đế Huế làm việc liên hệ đến tiến trình phong hồng y cho Giám mục Ngô Đình Thục, thì cờ Phật giáo treo nhiều đến mức có thể nói là không bình thường?

Cho nên, các quan chức Chính quyền Vatican có những cái đầu giàu mưu sâu kế hiểm, cho nên, thấy họ làm gì, được cho làm gì, thì nên nghĩ đến tầng nghĩa thứ hai, tầng nghĩa thứ ba, tầng nghĩa thứ tư...?

Câu Hỏi Thảo Luận Thêm Về Tước Hồng Y?

Tổng giám mục có tước hồng y, dù theo tập quán được coi là người đứng đầu Chính quyền Vatican nước sở tại, nhưng thực ra không hẳn vậy?

Hồng y dù sao cũng là quan chức Chính quyền Vatican ở nước sở tại? Còn quan chức có quyền lực cao nhất là đại diện của chính quyền Vatican trung ương tại nước sở tại (đại diện thường trú, khâm sứ, sứ thần?)

Đại diện thường trú, khâm sứ, sứ thần là người đề xuất chính để Chính quyền Vatican lựa chọn phong giám mục trong số những linh mục nổi bật? Hồng y, các tổng giám mục hay giám mục chỉ có ý kiến để Chính quyền Vatican Trung ương tham khảo mà thôi? Đại diện thường trú hoặc khâm sứ hoặc sứ thần Chính quyền Vatican tại nước sở tại là người quyết định nhân sự Hội đồng Giám mục. Các chức vụ ngoại giao này mới là lãnh đạo tối cao của Chính quyền Vatican tại các nước sở tại?

Cho nên, vấn đề ai là hồng y, vẫn có thể là vấn đề lớn, nhưng đối với hoạt động chính trị của Chính quyền Vatican tại các nước, quan chức thuộc ngành ngoại giao từ chính quyền vatican cử đến mới là vấn đề chính?

Hồng y Bo chẳng hạn, chống chính quyền quân sự Myanmar quyết liệt, thì cũng theo chỉ đạo từ Chính quyền Vatican Trung ương mà thôi. Theo chỗ tôi được biết, Chính quyền Vatican Trung ương có cử sứ thần ở Myanmar, sứ thần kiêm nhiệm, gồm cả Thái Lan? Chúng ta sẽ phân biệt sứ thần kiêm nhiệm với đại diện không thường trú ở một bài Vaticanology khác.

(còn tiếp)

 

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trước pháp luật.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp. Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh khiếu nại tố cáo đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

 

Minh Thạnh

(vinasat1.132@gmail.com, 0915553610).

____________ COMMENTS ____________

Nguồn @cusiminhthanh ngày 18/6/2022; 9:03 PM