Một văn bản chữ cổ của người Pà Thẻn

Trần Vân Hạc

15 tháng 11, 2009

 

Dân tộc Pà Thẻn còn gọi là Pà Hưng, Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Ðỏ, Bát Tiên tộc... với dân số có khoảng gần 4.000 nghìn người, sống chủ yếu ở 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.  Ngôn ngữ: Thuộc ngữ hệ Mông - Dao.

  Trước kia người Pà Thẻn sống chủ yếu bằng nương rẫy. Phương thức canh tác là phát đốt rồi chọc lỗ, tra hạt. Cây trồng gồm lúa, ngô và các loại rau, đậu, khoai sọ, khoai môn… Công cụ sản xuất là rìu, cuốc, dao.

Do sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, nhất là những lúc mất mùa, giáp hạt, người Pà Thẻn vẫn phải lên rừng đào củ mài, củ nâu... Vì thế hái lượm còn đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế. Nghề dệt của họ có từ lâu đời, sản phẩm dệt được nhiều dân tộc ưa thích.

Ðàn ông thường đan lát, làm mộc... Người Pà Thẻn chăn nuôi các loại gia súc và gia cầm như: Trâu, bò, dê, lợn, gà... Ngoài phục vụ nhu cầu sức kéo, chăn nuôi còn nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và lễ nghi tôn giáo.

Người Pà Thẻn tin vào sự tồn tại của các siêu nhiên, vạn vật đều có linh hồn. Ma quỷ, thần thánh gồm hai loại: Lành dữ, loại lành gồm các thần ở trên trời, tổ tiên, thổ địa...; loại dữ như ma sông, ma suối, ma của người chết bất đắc kỳ tử... chúng thường phá hoại mùa màng, làm hại gia súc.

Dân tộc Pà Thẻn nổi tiếng với nghi lễ nhẩy lửa, đây là một lễ hội độc đáo mang đậm nét huyền bí, hoang sơ, được người tổ chức 1 năm/ lần, thường vào dịp tháng 10 sau mùa gặt và được coi như lễ mừng lúa mới. Mở đầu bằng việc thầy mo vào đàn lễ cúng các thần linh, rồi đến các nam thanh niên nhảy múa trên lửa đầy than hồng. Song ít người biết dân tộc Pà Thẻn còn giữ được một số văn bản chữ viết cổ.

Dân tộc Pà Thẻn có truyền thuyết về chữ viết, chữ ấy không giống chữ Hán, chữ Việt, chữ Thái…song đã bị thất truyền do những yếu tố lịch sử. Song vẫn còn dù rất ít những văn bản chữ cổ. Đó là một tập 64 trang ghi lại những bài cúng ở Thượng Minh (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) và một bản 32 trang gồm những bài cúng ở (Bắc Quang, Hà Giang). Đây là hình thức chữ viết hình vẽ, mỗi hình vẽ biểu thị một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, trong đó có cả những hiện tượng siêu nhiên, như: Ma, thiên đường….

Sau khi nghiên cứu, giải mã, các nhà nghiên cứu thấy rằng: Các hình vẽ được đọc theo trình tự từ phải sang. Với số lượng hình vẽ còn lại là 538 lượt hình. Trong đó có tới 290 hình biểu thị một sự vật, một hiện tượng (81 hình tập hợp nhiều sự vật; 209 hình biểu thị một sự vật), còn 248 hình chưa giải mã được.

Những sự vật được biểu thị gồm: Chỗ thờ ma và ma nhà; con người và hành động kèm theo; các loại cây khác nhau; đường rẽ; cổng ra vào; cửa; cổng trào; gốc đa; thùng nhuộm vải; bếp lửa; ruộng bậc thang; nơi cọp bắt người; nhà mẹ mặt trời; chỗ rửa chân của ma…

Năm 1908 Bonyfacy chụp lại được một con dấu của người Pà Thẻn ở vùng thượng lưu sông Lô, dùng trong những cuộc khởi nghĩa chống lại bọn thống trị địa phương và thực dân. Trên con dấu ngoài sáu chữ Hán (đây có lẽ là trường hợp ngoại lệ duy nhất), thì có hình vẽ những con vật bốn chân và hai chân, tương tự như chữ viết hình vẽ đã nêu ở trên.

Người Pà Thẻn cho biết, xưa tất cả đàn ông đều có quyền học chữ của dân tộc  mình. Song do thiên tai địch họa liên miên, họ phải rời quê cha đất tổ đi tìm miền đất mới. Họ đồng lòng đốt sách, lấy tro hòa vào nước chia đều cho những người trưởng họ uống.

Từ đó người Pà Thẻn không có quyền sử dụng chữ viết, mà chỉ ghi nhớ và cũng không dùng chữ viết của dân tộc khác. Song vẫn còn dù rất ít những văn bản chữ cổ được giữ gìn như báu vật, mà những văn bản nêu trên là một trong những giả thiết.

Giả thiết này có cơ sở vì một số ít thầy mo cao niên và một số người khác vẫn đọc được và chữ viết hình vẽ ấy phù hợp với phong tục, tập quán và mọi mặt đời sống văn hóa, xã hội, tâm linh… của người Pà Thẻn.

Ngày nay do quan điểm tiến bộ, người Pà Thẻn đã đi học chữ Quốc ngữ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống. Song nhiều phong tục tập quán của tổ tiên vẫn được lưu giữ như một tinh hoa văn hóa.

Những văn bản chữ viết cổ quí hiếm này, tuy mới được các nhà nghiên cứu giải mã được một phần nhưng đã cho ta thấy được nét văn hóa độc đáo trong mọi mặt đời sống của người Pà Thẻn, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, quan niệm về vũ trụ, thiên nhiên, con người, những ước mơ về một cuộc sống ấm no hạnh phúc… Những văn bản cổ này cần được các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm bảo quản, đầu tư nghiên cứu, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Pà Thẻn, một trong 54 dân tộc của đại gia đình dân tộc Việt Nam.

 

Trần Vân Hạc


Cùng một tác giả:


Chè “Hai không”, “năm cực” Suối Giàng (Trần Vân Hạc)
Chữ Viết Khoa Đẩu Duy Nhất Trên Đá Cổ Sa Pa (Trần Vân Hạc)
Công Trình Chữ Việt Cổ Của Giáo Sư Lê Trọng Khánh (Trần Vân Hạc)
Gửi Người Tạc Tượng Alexandre De Rhodes (Vân Hạc)
Huyền Thoại Tắm Tiên Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hình Tượng Cây Nêu Với Một Số Dân Tộc Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hương Sắc Rừng Xuân Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hội thảo: Kinh thành Thăng Long - Thủ đô Hà Nội (Văn Hạc)
Không gian cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Một hướng tiếp cận mới (Trần Vân Hạc)
Kính gửi Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ TPHCM (Trần Vân Hạc & Nguyễn Lê)
Lê Văn Tám: Lửa Bất Diệt (Trần Vân Hạc)
Mùa Xuân Tây Bắc Trong Tôi (Trần Vân Hạc)
Một ngôi chùa cổ rất cần những tấm lòng (Trần Vân Hạc)
Một văn bản chữ cổ của người Pà Thẻn (Trần Vân Hạc)
Nghĩa Trang Mang Tên Một Dòng Sông (Trần Vân Hạc)
Nguyễn Trãi, hợp tuyển thơ của soạn giả Gia Dũng (Vân Hạc)
Người Giữ Hương Chè Shan Tuyết Suối Giàng (Vân Hạc)
Người Lắng Thầm Tìm Con Chữ Việt Cổ (Trần Vân Hạc)
Người phụ nữ Thái hết lòng vì văn hóa dân tộc (Trần Vân Hạc)
Ngọn lửa Lệ Chi Viên (Trần Vân Hạc)
Nhà Sàn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Nhân Sinh Trong Tiếng Đại Ngàn (Trần Vân Hạc)
Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Nét Đẹp Tục Chơi Còn Của Người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Núi Rừng Tây Bắc Đón Xuân: Inh Lả Ơi, Xao Nọong Ơi! (Vân Hạc)
Thông báo xuất bản sách chữ Việt cổ (Trần Vân Hạc)
Tinh thần yêu nước trong thơ Nguyễn Khắc Nhu (Trần Vân Hạc)
Triết lý nhân sinh qua các món ăn của người Thái Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Trái Tim Của Biển (Trần Vân Hạc)
Trống đồng vang vọng giữa Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Tây Bắc trong thơ Nguyễn Quang Bích (Trần Vân Hạc)
Tính hòa đồng của những ngôi chùa cổ Việt Nam (Trần Thi)
Tấm lòng vàng của một nhà khoa học chân chính (Trần Vân Hạc)
Tập Thơ Đường "Thuận Nghịch Độc" Của Tiến Sỹ Đặng Văn Phú (Trần Vân Hạc)
Vui buồn trên đường dâng sách (Trần Vân Hạc)
Vài nét về rừng thiêng của dân tộc Thái (Trần Vân Hạc)
Vài nét về tiến trình của chữ Quốc ngữ (Trần Vân Hạc)
Vàng Son Huyết Lệ (Trần Vân Hạc)
Yếu tố Việt cổ trong ngôn ngữ Thái (Trần Vân Hạc)
Đài Giọt Lệ (Hoàng Đạo Chúc)
Đầu xuân gặp nhà văn Sơn Tùng (Trần Vân Hạc)

Trang Văn Học Xã Hội