Vũ Trụ Tiền Big Bang Và Thế Giới 5 lớp Với Hình Minh Họa Mô Tả Tổng Quát.

Trần Ngẫu Hồ

Link http://sachhiem.net/TONGIAO/tgTR/TranNgauHo_03.php

07-Aug-2017

LGT: Tác giả thu gọn một chương trong phiên bản 2 của quyển Vũ Trụ Tiền Big Bang đã giới thiệu trước đây và xin gửi đến bạn đọc để thưởng lãm như một góc nhìn của triết lý về vũ trụ. (SH)

I. Đi tìm câu trả lời cho Bản Thể và Thực Tại.

Xin được nhắc lại, thể trạng của Vũ Trụ truớc Big bang là một thể Tâm, thể tâm rỗng lặng, mà tướng của nó là một Đại Định, nên chúng ta gọi nó là một Vũ Trụ Đại Định, Vũ Trụ này là rỗng lặng, giống như cái rỗng lặng sau cùng của một hạt vi trần mà ngài Phật Thích Ca giảng cho ông Anan và Bản thể của muôn vật cũng đồng với cái rỗng lặng này của Vũ Trụ trước Big Bang xảy ra.

Muốn thấu hiểu và thể nhập cái Vũ Trụ thể Tâm rỗng lặng này phải dùng những giá trị của nó như Tướng Không, Tánh không, đức Phật Thích Ca đã trong Tánh không nên ngài mới phát biểu: “Chia chẻ tới tận cùng của một vi trần là hư không, tức cái không, thể không của vật chất”. Cái không này của vật chất thì đồng một thể với Bản Thể.

Thế nên  khoa học và triết học phương Tây, cũng không thể trả lời cho câu hỏi Bản Thể, thực tại là gì? Sở dĩ như vậy vì họ luôn luôn kỳ vọng tìm được câu trả lời trong sự đi tìm, trong hoàn cảnh Tâm đang trôi lăn sinh sinh, diệt diệt.

Làm sao mà có câu trả lời cho thực tại khi họ đang trên chuyến tầu sinh diệt, trôi lăn được? Muốn trả lời cho vấn đề này phải ra khỏi sinh sinh, diệt diệt. Sự ra khỏi sinh sinh, diệt diêt chính là trạng thái đang ở trong thiền định. Vì khi nhập vào thiền thì tất cả những vọng tưởng từ sự sinh, diệt đều vắng lặng, bước sang trạng thái Tâm rỗng lặng hồn nhiên. Tức Tánh không.

Luôn luôn trong trạng thái Tâm rỗng lặng hồn nhiên này là Đại Định Vô Sanh, trạng thái không rời thiền định. Nhưng làm thế nào để được mãi trong trạng thái thiền định, rỗng lặng hồn nhiên này? Muốn ở trong trạng thái này, chúng ta phải qua giai đoạn kiến tánh vô sanh và thiền tông có trình bày những phương pháp thực tế để chúng ta có thể kiến tánh vô sanh. Tức là phải có công phu, nỗ lực. (Sẽ giải thích ở những trang dưới)
Những người công phu và nỗ lực ít mà kiến tánh và ở trong tánh vì kiếp trưóc của họ đã từng công phu và nỗ lực nhiều rồi, chứ chẳng phải họ hơn người khác vì họ thông minh đâu, tôi sẽ nêu rõ những giá trị của thiền, một căn bản của tánh ở những trang sau.

Ở những trang đầu của tác phẩm: “Tuyên Ngôn Về Thể Trạng Vũ Trụ Tiền Big Bang [TNVTTVTTBB]”, tôi đã tường thuật kỹ lưỡng trường hợp kiến tánh và ở trong tánh của ngài Phật Thích Ca, ngài đã thường xuyên ở trong tánh, nên ngài mới mạnh dạn tuyên bố mình đã thành Phật, sự ở trong tánh này chính là trạng thái thường xuyên trong Đại Định Vô Sanh, hay thường xuyên không rời thiền cũng thế.
Như vậy trạng thái thường xuyên trong Đại Định Vô Sanh cũng là trạng thái trong thiền thường xuyên, vậy chúng ta có thể kết luận:

Điều mà Khoa Học bị bế tắc là không biết Bản Thể và Thực Tại là gì được trả lời rõ ràng ở đây:

Bản thể chính là cái không sau cùng của vật chất, sau khi cái phần tử nhỏ nhất bị chia chẻ, là cái không của sự không xuất hiện của vật chất, khi chúng ta không đi tìm nó như sự diễn tả trong bài của: “Khi Vật Lý Gõ Cửa Bản Thể Học” T/S NTB , là cái không mà ngài Phật Thích Ca giảng cho ông Anan. [Tất cả những dẫn chứng trong bài này đều có trong tác Phẩm: Tuyên Ngôn Về Thể Trạng Vũ Trụ Tiền Big Bang (TNVTTVTTBB)].
Cái không này cũng đồng một thể với tâm không, tâm thường xuyên trong thiền định, gọi là tâm Đại Định Vô Sanh, cũng gọi là tánh không.
Như vậy Bản Thể cũng đồng một thể với thiền với đạo, đồng một thể với thể trạng của Vũ Trụ trước Big Bang xảy ra, bản thể cũng đồng một thể với tánh không.
Còn thực tại chính là hiện tiền, là trạng thái ngừng sinh diệt, không quá khứ, không tương lai, không thời gian, thực tại chính là đang trong thiền định bất sanh, bất diệt. Là Đại Định Vô Sanh.

Những tương quan của Các phạm trù Không với Bản Thể

Như trên chúng ta đã biết tất cả những phạm trù của không đều có một số những đặc tính giống nhau, (Xin nhắc lại) ,nhưng khi áp dụng thì chúng ta nên dùng đúng hoàn cảnh cho từng sự kiện thì sẽ đem tới một sự giải thích truyền đạt dễ hiểu cho người đọc, những đặc tính của chúng, những cái không này xin lần lượt liệt kê:
Tánh không, tướng không, hư không, thể không, cái không, chân không, bản thể.
Những đặc tính của chúng giống nhau của chúng như sau:
Không hiện tướng, rỗng lặng, chỉ thấy được, thể nhập vào nó bằng Tâm không của mỗi người.
Không tăng, không giảm, không sinh, không diệt.
Không thể bị hủy diệt bởi bất cứ cái gì, như lửa cháy với nhiệt độ cao, hay sự sụp đổ của Vũ Trụ Big Bang (Big Crunch), như đã lý luận chứng minh ở trên. (Trg 185-187: TNVTTVTTBB)
Với những đặc tính này, nên Không cũng chính là Bản Thể và Bản Thể thì đồng với thể của Vũ Trụ trước Big Bang xảy ra.
Vũ Trụ trước Big Bang xảy ra là một Vũ Trụ Thể Tâm rỗng lặng cũng gồm Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, 4 đặc tính này đã được giải thích (nơi trang 42), con người chúng ta có thể thấy rõ được tướng của Vũ Trụ này khi nào chúng ta thường xuyên trong thiền, thường xuyên trong thiền tức là trong Đại Định vậy. Và khi thường xuyên trong Đại Định thì chúng ta cũng có 4 tính là thường. lạc, ngã, tịnh như vậy.

Vũ Trụ Đại Định và Thế Giới 5 lớp.

Vũ Trụ Đại Định, thể Tâm này rộng lớn không ngằn mé, dung chứa tất cả những Vũ Trụ sinh diệt khởi đầu bẳng những Big Bang (Trg 95-96, TNVTTVTTBB). Vũ Trụ thể Tâm, hay Vũ Trụ Đại Định này có từ trước khi Big Bang sinh diệt xảy ra, như đã được lý luận và chứng minh ở chuơng 4 từ trang (55-69 TNVTTVTTBB). Nên gọi là Vũ Trụ Tiền Big Bang
Như vậy lớp thế giới này luôn luôn hiện hữu, nghĩa là luôn luôn có mặt một cách khách quan, bất kể tình trạng của Vũ Trụ Sinh Diệt, tức Vũ Trụ Big Bang như thế nào, như co cụm (Big Crunch) trở lại chẳng hạn, như đã được chứng minh rõ bằng sự không thể hủy diệt của cái bàn gỗ ở những trang (185-187) trên.
Từ đây xin được xác định, một lần nữa, và chính thức đặt tên cho lớp thế giới này là lớp Vũ Trụ Thể Tâm, Hay còn gọi là Vũ Trụ Đại Định, hay Vũ Trụ Thực Tướng, Phi Tướng.
Thể trạng của Vũ Trụ Thực Tướng phi tướng này xuất hiện khắp các nơi, khắp các vật, nó cũng chính là bản thể của muôn vật. Bản Thể đó ở nơi con người thì là Chân Tánh (Tánh Không), ở nơi vật và tĩnh vật là Thể Không, tất cả những biến đổi sinh diệt đều trên nó, nên gọi Bản Thể đó là Đạo là Tâm cũng đúng, cũng thích hợp. Cũng đồng bản thể với Thể Trạng Vũ Trụ Tiền Big Bang.
Lớp thế giới này là thực tế, có thật, hiện hữu, phi hữu chung quanh chúng ta, có từ trước khi Big Bang sinh diệt xảy ra, có bây giờ và mãi mãi vẫn có. Hiện diện ở khắp mọi nơi mà vật chất, chúng sinh, con người xuất hiện.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài Ma Ha Ca Diếp, ba mươi ba vị Tổ của Thiền Tông và gần 7000 Thiền Sư đã Kiến Tánh Vô Sanh, thường xuyên ở trong Tánh đã thể nhập được vào Vũ Trụ Đại Định, tức Niết Bàn Diệu Tâm, Thực Hữu Phi Hữu. Các ngài tồn tại mãi mãi trong cõi vô sanh bất sinh bất diệt, vì Tâm của các ngài sau lúc đã ở trong Tánh thì không còn sinh diệt nữa, thế nên các ngài tồn sanh trong cõi vô sanh đó, tức Vũ Trụ Đại Định hay còn gọi là Niết Bàn, là điều dễ hiểu. (Thầy Thích Duy Lực một thiền sư đã kiến tánh và ở trong Tánh đã nêu lên con số gần 7000 người đã thường xuyên ở trong tánh, theo lịch sử của Thiền Tông. Một Thiền Sư đã kiến tánh nêu lên con số và sự kiện này là điều tin tưởng được)
Tất cả chúng ta muốn thể nhập vào cõi thế giới của các ngài, Tâm của chúng ta cũng phải Kiến Tánh Vô Sanh, và mãi mãi trong Đại Định Vô Sanh, trạng thái thường xuyên trong thiền định. Chính vì tất cả chúng ta đều có thể, thể nhập vào cõi lớp Thế Giới này nên nó mới là thực tế và có thật.
Xin đặt tên cho lớp này là lớp Thế Giới Phi Hữu, Thực Hữu.

Đối lập với lớp thế giới này là lớp Thế Giới Sinh Diệt hay còn gọi là Big Bang nổ bùng, theo cách giải thích của các nhà Khoa Học. Thế Giới Sinh Diệt khởi đầu ở giai đoạn Big Bang rồi những phần tử trong đấy thì chặp lên nhau, biến đổi sinh sinh, diệt diệt, cho tới bây giờ, sau 15 tỷ năm thì vẫn là biến đổi và sinh sinh, diệt diệt giống như thời gian khởi đầu. Sự biến dổi sinh sinh, diệt diệt này đã tạo nên Thế Giới Hữu Vi, Sơn hà đại địa và muôn vật cùng chúng ta ngày nay, chính vì sự biến đổi, sinh sinh, diệt diệt hiện tại và với trí tuệ, tư duy từ Đại Định Vô Sanh, mà chúng ta kết luận trước sự nổ bùng Big Bang là một thể trạng Vô Sanh Thể Tâm.
Thế Giới này chính là lớp Thế Giới thứ nhất hay lớp Thế Giới Số Một.   
 Thế giới thứ nhất, hay lớp thứ nhất, ta coi như đời sống với những cụ thể đang ở chung quanh ta, sơn hà, đại địa, nhà cửa, con người hữu vi đang ở trước mắt ta, mà khoa học gọi là thế giới vật chất hữu hình. Phật giáo gọi là sắc pháp, hay sắc tướng. Tôi thấy Phật Pháp chia chẻ rạch ròi, chẳng phải là những gì sờ mó được mới gọi là hữu vi, nhưng những gì nhỏ nhiệm như vi trần: họ gọi là cực lược sắc, mà xa xăm tù mù như hiện tượng còn gọi là cực hánh sắc, mà những sắc do ý thức vọng
tuởng, hay do ý thức lãnh thọ mà có, hay do tu định mà hiện tướng như nước, lửa, thế giới cũng được gọi là sắc, tức là cũng thuộc hữu vi rồi.
Lớp sắc tướng này nằm ngay trên lằn ranh vô minh âm, và còn gọi là vô minh dương. Là cõi ta bà.

Lớp thứ 2: Trên lớp sắc tướng, vô minh dương này, lớp thứ 2, phân biệt giữa 2 lớp là một lằn gạch đứt quãng, ta gọi đó là lớp trừu tượng theo khoa học thuờng gọi, hay là lớp danh pháp theo như Phật Giáo gọi.
Danh pháp chẳng hẳn phải chỉ là tâm lý, mà danh là những gì có tên mà không có mặt, không hiện tướng, nhưng nó lại có trong đời sống, thí dụ như nỗi nhớ mong, như lòng ganh, ghét, như một âm mưu (lúc chưa hiện lộ), như lòng thương yêu chẳng hạn.
Tất cả những gì kể ra mà không có hữu hình, không có mặt nhưng có trong đời sống thì đều là danh pháp được cả. Hoặc những từ như: “Tiếng sét ái tình”, “bánh vẽ”, “đòn gió”,  “cái ngã” “cái ta” “lông rùa” “sừng thỏ” … chẳng hạn, cũng gọi là một danh pháp được.
Thế nên trong văn chương, thơ ca là phương tiện để làm hiển lộ, làm rõ nghĩa, lôi kéo những trừu tượng trong danh pháp vào với hữu vi tối ưu hơn những phương tiện khác, nghĩa là nó làm rõ những trừu tượng để người đọc thấy rõ ý nghĩa, giá trị của danh pháp trừu tượng.
Như vậy lớp trừu tượng này cũng là phi hữu, nhưng phi hữu gần sát như dính với hữu, không có nó không được.
Sắc pháp và danh pháp đều có 3 phần là: thể, tướng và dụng.

Thế giới thứ 3: Là lớp lý, lớp thứ 3, lằn ranh nó với lớp trừu tượng mờ nhạt. Lý là những điều tự nhiên mà có, do sự có mặt của cái này, nên cái kia có mặt. Thí dụ như: Quả đất quay, thì tự nhiên có lực hút vào tâm nó, thế nên khi ta nhẩy lên cao thì ta rơi trở lại mặt đất. hoặc như khối lượng của ta nhỏ hơn (hoặc lớn hơn nhưng vẫn nhẹ hơn), nhẹ hơn khối lượng của nước thì ta nổi lên. Tỷ trọng của dầu nhẹ hơn nước nên cho dầu vào nước là tự động nó nổi lên. Tất cả những gì thuôc phạm vi này đều thuộc về thế giới của lý. Những lý nằm sát với trừu tượng hoặc hữu vi thì ta thấy rõ.
Khoa học chi phối, ảnh hưởng 3 lớp này một cách sâu sa, con người chúng ta có thể dùng khoa học để tìm hiểu, chứng minh phần lớn những gì thuôc ở ba lớp này.
Nhưng những lý nằm sâu hơn thì chúng ta không thấy và khoa học cũng không chứng minh đưọc nó, như lý luân hồi, như khả năng thần thông, khả năng đạt được một số công năng từ thiền định của con người, khả năng kiến tánh vô sanh, khả năng đắc đạo của con người. Khoa học không thể nào chứng minh một cơn thiền định, chụp hình cái thấy trong thiền định được. (Có thể sau này sẽ được?). Mà chỉ có thể thấy nó, thể nhập vào nó bằng Tâm không của mỗi người.
Nhưng khoa học từ đâu? Và nó ở đâu trong đời sống con người? Trả lời rành mạch được câu thứ nhất, thì câu thứ hai cũng rõ thôi.

Theo tôi, khoa học xuất hiện vào đời sống con người từ rất sớm, trước triết học và dĩ nhiên trước các tôn giáo đa thần xa lắm. Nó xuất hiện gần như đồng thời với thức người được thành lập, nghĩa là nó xuất hiện khi cộng đồng người, mà đại diện là cái gia đình đầu tiên giữa một người đàn ông /và hai người đàn bà “ký giấy hôn thú” sống chung với nhau, theo khoa học di truyền thì tổng số nhân loại hơn 7 tỷ ngày nay đều phát xuất từ cái gia đình đầu tiên này.

Sao họ biết? Họ biết vì họ đi tìm nguồn gốc DNA từ các cộng đồng nhân loại. Tôi không đi sâu vào chuyên môn này vì sẽ đi xa chủ đề mà tôi muốn nêu hôm nay.
Sự phải đối mặt để giải quyết những khó khăn chung quanh mình đã bắt đầu cho thức người khi cái gia đình đầu tiên đó được thành lập.

Tôi phân tách rõ trong tác phẩm: “Tuyên Ngôn Về Thể Trạng Vũ Trụ Tiền Big Bang” (TNVTTVT.TBB) nơi chương 7: Nguồn gốc của Thức.
Bạn đọc có thể tìm hiểu tác phẩm này qua sự liên lạc với địa chỉ: thetrangvutru@yahoo.com
Thức người (thức thứ 6, tức ý thức, trong duy thức hoc) từ đây lớn dần, theo nhau từng những sự kiện lớn nhỏ xuất hiện, giải quyết hết chuyện này thì chuyện khác lại xuất hiện, điều mà Phật Giáo gọi là vì cái này có nên cái kia có, lâu dần theo thời gian tâm sinh diệt theo đó được hình thành trở thành lớn, và vững mạnh. Thức từ tâm sinh diệt, tâm sinh diệt từ thức cả hai đắp đổi cho nhau.
Thế nên khoa học, kỹ thuật cũng khởi đầu từ thức, tức tâm sinh diệt mà ra. Sau này gọi là trí khôn, kiến thức cũng chỉ khởi đầu từ những sinh diệt sơ khai này. Những dụng cụ bằng đá, trở thành những vũ khí thời đồ đá, qua sự suy nghĩ từ thức.
Nên duy thức hoc kết luận: “Ba cõi duy tâm, vạn pháp duy thức”, là một kết luận sâu xa, chính xác. Điều mà chúng ta có thể kiểm chứng được từ những biến đổi từ thành quả của nó từ những lớp trước đó trong đời sống. Câu hỏi khoa học từ đâu? Như vậy đã được trả lời, khoa học là từ thức của con người, tức từ tâm sinh diệt mà ra.
Thế nên nó ở vị trí rất quan trọng trong đời sống. Chính nó đẩy đời sống đi lên, con người không thể xem thường nó, bỏ qua nó.

Thế giới thứ 4 hay lớp thứ 4: Là lớp khoa học thiền định, hay còn gọi là thiền tánh không của Phật Giáo. Tất cả những công phu tu tập từ thiền định sâu dầy hay cạn sẽ đưa hành giả vào các cõi giới cao hơn. Các cõi trời dục giới, hay các cõi trời vô sắc giới. Thế nên câu 3 cõi duy tâm là nghĩa này: Cõi người, cõi trời (dục, sắc và , vô sắc giới), và cõi đại định vô sanh, cũng đều do tâm huân tu mà thành.
Lớp này cao hơn lớp thứ 3, muốn hiểu và vào lớp này phải dùng sức huân tu từ thiền định, tức phải có trí tuệ từ thiền định, phải có thần thông, nên gọi lớp này là lớp của thần thông lúc còn mang thân xác hữu hình cũng đúng.

Những người có sức huân tu thiền định, có được một số trí tuệ từ thiền định có khả năng thần thông, câu thông được với cõi vô minh âm, và các cõi giới khác, các cõi trời chẳng hạn, nhìn xuyên suốt dưới mấy thước đất như trường hợp một số các nhà ngoại cảm ở Việt Nam, và một số nơi trên Thế Giới hiện thời, khoa học không can thiệp và giải thích đuợc, vì khoa học chỉ có trí từ thức, chứ khoa học không có trí (tuệ) từ thiền định. Nên khoa học không vào được sâu hơn những hiện tuợng phi hữu như luân hồi, như các hiện tượng của thần thông.

Tôi đã xem được một màn trình diễn trên youtube (nếu tìm chắc vẫn còn): Ba ông physict người Đức veston, cà vạt đứng há hốc mồm, chứng kiến trước một ông fakir (đạo sư) người Ấn Độ, chỉ dùng một cái kèn, thổi trước một rổ dây thừng lớn trước mặt. Cuộn dây từ từ đứng vươn thẳng lên không, giống như một con rắn lớn. Rồi đứng thẳng như một khúc cây.

Một lát sau đó, ông đảo đảo cái kèn, ra hiệu cho một chú bé khoảng 10 tuổi leo lên cái dây thừng đó, chú ta leo lên khoảng 5 thước cao, uốn éo một lúc, rồi từ từ leo xuống. Ông Fakir ngưng thổi kèn, sợi dây thừng rớt xuống như người ta rút đi cái lực của nó vậy. Rõ ràng khả năng thần thông của ông fakir này đã không chịu ảnh hưởng của vật lý (tức lớp thứ 3) rồi.

Ba ông physict chứ tất cả các ông physict cũng đều chịu thua thôi. Vì các ông dùng thức, tâm sinh diệt, mà tìm hiểu, trong khi khả năng của ông fakir là từ sức huân tu từ thiền định (một loại thiền của môn phái của ông ta) mà thành. Làm sao mà các ông physict hiểu nổi? Thế nên đi vào các lớp (thế giới) này mà dùng khoa học của con người để đặt chuẩn mực là vô nghĩa, là không theo đúng với giá trị của nó.
Lớp thứ 5: Là lớp đại định vô sanh, tức vũ trụ đại định, tức bản thể, tức niết bàn, nơi chư Phật, chư tổ Thiền tông, và của cả những chúng sinh đã đạt được đại định vô sanh vào ngự trị. Như vậy vũ trụ đại định , hay niết bàn vô sanh, hay đại định vô sanh thuộc phi hữu nhưng thực hữu. Thực hữu vì ai ai cũng có thể thực hiện việc đi vào nó trong hiện đời, bằng những phương pháp thực tiễn của Phật Pháp.

Muốn vào được cõi này phải có định vô sanh, kiến tánh vô sanh, (tức đi, đứng, nằm, ngồi đều không rời trạng thái thiền định) và sau cùng là đại định vô sanh, tức tâm rỗng lặng thường xuyên, tâm này đồng bản thể với vũ trụ đại định, vũ trụ trước big bang xảy ra.

Lớp thứ 5 ở ngoài, ra khỏi vô minh, và như vậy các cõi trời cũng vẫn còn trong vô minh dầu rất mờ nhạt.

Sự hiểu rõ Thế Giới 5 lớp, khiến hành giả dễ dàng định hướng Tâm của mình, không lẫn lộn các sự kiện với nhau, không sùng bái, kính sợ những sự kiện trong thế giới trừu tượng, sinh diệt hoặc Thế Giới vô hình quá đáng.
 
Các thế hệ chúng ta đều được biết Einstein đã cất công đi tìm một lý luận để mong nối kết tất cả các lý luận mà người ta gọi là trường thống nhất, nhưng ông ta đã thất bại. Làm sao mà tìm được sự thống nhất khi đang trong sinh diệt? Mọi sự trong sinh diệt đều trôi lăn, cái mà ta gọi là hiện tại cũng đang trôi thành cái dĩ vãng, dù chỉ một sát na cũng đã khác rồi. (Đọc kỹ bài KVLGCBT của T/S NTB sẽ thấy điều này)

Không biết sau này người ta có thể tìm ra một sự thống nhất không? Nhưng trong TNVTTVTTBB tôi đã lý luận để giới thiệu sự thống nhất đó, nhưng đúng nhất, thì tôi chỉ làm rõ, giới thiệu một cách của Phật Giáo để đi vào sự thống nhất: Đó là thiền tánh không, còn có thể gọi là khoa học thiền định cũng đúng.
Trong từng con người đều có thể thực hiện đại định vô sanh, để đi vào Vũ Trụ Đại Định, vào cái bản thể vĩnh cửu, mà căn bản của nó là từ thiền định. Nên trong một nghĩa nào đó thì giá trị của thiền là giá trị của bản thể vô sanh. (Xem hình minh họa trang dưới, với xa lộ thiền định)
Khi nào các vọng tưởng vắng lặng thì trạng thái thiền xuất hiện, ở lâu trong trạng thái này thì vào định. Vào định quen thuộc, ở lâu trong trạng thái định đó là đại định, phối hợp với kiến tánh vô sanh (trạng thái rỗng lặng hồn nhiên vô sanh lúc đối cảnh trong đi đứng nằm ngồi) thì gọi là đại định vô sanh.
Đây là trạng thái giải thoát, trạng thái của niết bàn hữu dư trạng thái đồng bản thể với vũ trụ đại định. Trạng thái của vũ trụ lúc trước Big Bang xảy ra.
Vì sao thiền tánh không lại là cách sau cùng thống nhất con người lại với nhau? Vì trong thiền ấy có 4 đặc tính là: thường, lạc, ngã, và tịnh. Dầu chỉ nhập được vào thiền ấy 05 phút thì ta cũng có những đặc tính đó trong người.

Thường là sự không thay đổi trạng huống của ta trong đó, sẽ khiến ta không còn thấy cuộc sống như vội vã, chụp giựt, phải vội vã đem lợi lộc vào cho mình, bất chấp nhân quả, bất chấp chung quanh, việc xả rác, chen lấn và nhiều thái độ tiêu cực khác với cuộc sống cũng vì sự muốn lợi cho mình vì không thấy cái thường này có sẵn trong con người mình (Tức tánh không, tánh sống).

Lạc là sự khinh an, sung sướng trong thanh dịu, nhẹ nhàng, có cái lạc này sẽ gột đi những phiền trược, những cái ác trong con người. Khi trong định sẽ có cái lạc này luôn luôn hiện diện trong ta.

Ngã là sự hiện hữu với sự luôn luôn có biết sâu sắc, trí tuệ, còn gọi là ngã vô sanh.

Tịnh là lòng bi mẫn thật sự, tình thương không có sự tư lợi, mà thương thật sự, còn gọi là đại bi, thương mọi đau khổ chung quanh, thương cả thiên nhiên bị tàn hủy, chứ chẳng phải chỉ thương thân mình, thân nhân, con cái của mình mà thôi.
Với 04 đặc tính này, thì thiền mới là phương cách đem con người lại với nhau, nên nó mới có thể là con đường, cách thức thống nhất đuợc. Thấy được những giá trị của thiền mới thấy được vai trò thống nhất của nó, đem con người lại cùng với nhau, không nghi kỵ nhau, chống báng nhau, nên sẽ dễ dàng cùng nhau làm việc cộng đồng. Dường như ở Nhật người ta có áp dụng thiền vào chương trình giáo dục?.

Khoa học gia có trí tuệ từ thiền định, thì mới thấu rõ được những phuơng trình của mình có kết nối được với những phương trình khác hay chăng? Các vị lãnh đạo có trí tuệ từ thiền định mới làm họ thương dân, thương nước với lòng từ bi thật sự, họ sẽ cần mẫn với nhiệm vụ, sẽ không còn mơ màng tới tham nhũng, mánh mung tư lợi nữa.
Thế nên trong nhà thiền có câu: “tri không không giác hữu” tức là: “biết không rồi biết có” là vậy.

Giá trị của thiền là cái dễ nhất có thể đem áp dụng cho mọi con người, không cần phải thông minh quán thế gì cả, mà ngay một người ít thông minh cũng có thể áp dụng được. Thế nên thiền là phương pháp thống nhất con người lại với nhau. Khoa Học Thiền Định chính là Trường Thống Nhất .
Quý đọc giả có đồng ý như vậy không?

Từ trí tuệ của thiền định, hợp với kiến tánh vô sanh để thực hiện đại định vô sanh để sau cùng vào vũ trụ đại định, cũng là niết bàn vô dư vĩnh cửu, bất diệt.
Như vậy, lớp thế giới thứ 5 là lớp thường xuyên trong thiền định, hay Đại Định Vô Sanh, gọi là Thế Giới Vô Sanh cũng đúng, lớp này chính là thể trạng của Vũ Trụ trước Big Bang xảy ra. Lớp thứ 5 này cũng chính là lớp Vũ Trụ Thể Tâm, thực hữu phi hữu đầu tiên.
Chư Phật, chư Tổ thiền tông đã kiến tánh, hiện hữu trong Thế Giới Vô Sanh này với Đại Định Vô Sanh trong các ngài là một thực tế.
Con người, qua những biến hóa sinh sinh, diệt diệt từ Big Bang khởi đầu, tìm hiểu về Phập Pháp có thể vào Thế Giới Vô Sanh như chư Phật chư Tổ đã vào. Con người từ Đại Lạc của Vũ Trụ Thể Tâm mà ra, và sau những trôi lăn, luân hồi, thì chung cuộc con người cũng có thể trở về nơi mình từ đó sinh ra, bằng chính Tâm của mình cũng là điều dễ hiểu.
Và thiền định chính là cái xa lộ để cho tất cả chúng ta câu thông, liên hệ tới các thế giới, các cõi giới với nhau, trong đó con người chúng ta có thể thực hiện được bằng thiền định miên mật mà không cần bất cứ vị Thần Linh hay Thượng Đế, hay God nào giúp đỡ cả. Vì thiền là đạo, đạo là tâm (rỗng lặng), tâm là Phật. Hay đạo cũng chính là bản thể cùng với thể trạng trước Big Bang xảy ra.

Xin đính kèm hình minh họa:

 

Trần Ngẫu Hồ

 

_______________

Bài đọc thêm:

- Giới Thiệu Sách Mới "TUYÊN NGÔN VỀ THỂ TRẠNG VŨ TRỤ TIỀN BIG BANG" (Tác giả: Trần Ngẫu Hồ)

- Để Trả Lời Cho Câu Hỏi: Con Người Từ Đâu Đến? (Trần Ngẫu Hồ)

Link http://sachhiem.net

Trang Thời Sự