Cầu Nguyện

FB Tử Dương

http://sachhiem.net/TONGIAO/FB/STCG_TuDuong.php

29-Jan-2018

''Cầu nguyện'' đây là khái niệm hoàn toàn không có trong đạo Phật, vì nền tảng của Phật giáo là nhân quả, chúng ta gieo nhân nào thì phải gặt quả đó, tự làm thì tự chịu, ai ăn nấy no, không có thế lực nào ngoài ta có thể can thiệp và thay đổi nhân quả được. Vậy cho nên phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, không thể nương nhờ dựa dẫm, cầu cạnh thần linh giúp đỡ. Vì nếu ta toàn sống ác thì cầu nguyện có ích gì, thần linh nào lại giúp được kẻ ác, còn nếu ta sống thiện thì cần gì phải lo sợ mà cầu nguyện? Vậy nên đạo Phật không chấp nhận bất cứ điều gì từ thần linh, trừ việc đón nhận những lời dạy tốt đẹp của họ để sửa mình.

Ngược lại các đạo thờ Chúa thì coi việc cầu nguyện là nghĩa vụ linh thiêng cần phải thực hiện suốt đời, bởi vì họ quan niệm ta chả là gì hết, mọi nỗ lực cố gắng của ta mà không có hồng ân của Chúa thì cho dù công sức của ta bỏ ra có thể đào được núi, lấp được biển cũng điều vô nghĩa, tất cả đều phải lệ thuộc vào Chúa.

Với người Hồi giáo thì cầu nguyện là việc bắt buộc 5 lần 1 ngày, tính từ lúc mặt trời mọc tới 12h đêm, từ đó suy ra trên thế giới có hơn 1 tỷ người Hồi Giáo thì sẽ có khoảng 6 tỷ lượt cầu nguyện mỗi ngày (trên thực tế chắc không nhiều như vậy) đó là chưa kể hơn 2 tỷ người Công giáo, Tin Lành, Chính Thống, Anh Giáo...cũng cầu nguyện ít nhất 1 lần mỗi ngày.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Mỗi ngày Chúa đón nhận ít nhất 5 tỷ lượt cầu nguyện của tín đồ nhưng có bao nhiêu người được Chúa đáp ứng nguyện vọng? Tất nhiên các tín đồ được dạy rằng họ phải thật thành tâm thì lời cầu nguyện mới được Chúa đáp ứng. Nhưng tiêu chuẩn thành tâm là như thế nào? Cái đó chỉ có Chúa mới biết.

Đạo Hồi cầu nguyện. Ảnh thoughtco.com

Ta thấy rằng nếu nói về thành tâm cầu nguyện thì các tín đồ Hồi giáo là những người thành tâm hơn cả, họ cầu nguyện khi vừa thức dậy, 12h trưa tiếp tục cầu nguyện dù cho đang ở đâu và làm bất cứ việc gì cũng phải bỏ dở để hướng về thánh địa Mecca cầu nguyện, buổi chiều, sụp tối và nửa đêm cũng vậy, ngày nào cũng đủ số 5 lần. Họ chăm chỉ siêng năng, thành tâm như vậy nhưng tại sao phần lớn trong số họ vẫn nghèo đói, tại sao vẫn bệnh tật và chịu nhiều thống khổ bởi thiên tai nhân họa? Vô số trường hợp đang cầu nguyện ở chợ và thánh đường thì bị thiệt mạng bởi bom đạn khủng bố và chiến tranh, lúc họ thành tâm như vậy thì Chúa ở đâu sao không dùng quyền năng để tên lửa đi lệch hướng, khiến bom hỏng không kích hoạt được, hoặc nêu ra những dấu hiệu lạ để tín đồ ít nhất cũng hoài nghi để họ sơ tán đi.

Hàng tỷ người trên thế giới này vẫn ngày ngày cầu nguyện để xin bình an may mắn, giảm bớt bệnh tật...chẳng lẽ những đòi hỏi này quá đáng lắm sao mà Chúa không chấp nhận, vậy người ta thờ Chúa suốt đời để được cái gì? Một lời hứa hẹn được lên thiên đàng sao?

Liệu trên thế giới này có hàng trăm phép lạ cho những người cầu nguyện mỗi ngày hay không? Chắc chắn là không. Chẳng lẽ trong hàng tỷ người đó không có nỗi vài trăm người thật sự thành tâm nên Chúa không nhận lời họ? Ví dụ thực tế cho thấy. Trên thế giới có 2 trung tâm hành hương quan trọng của Kito giáo là hang đá Lộ Đức ở Pháp và làng Patima ở Bồ Đào Nha. Từ giữa thế kỷ 19 đến nay mỗi năm hang Lộ Đức đón nhận khoảng 80 ngàn lượt bệnh nhân đến cầu xin Đức Mẹ cho khỏi bệnh, và kết quả là trong hơn 100 năm qua có 66 trường hợp được khỏi bệnh một cách '' kỳ diệu ''. Nói tới đây là đủ hiểu rồi nên miễn bình luận nữa.

Vậy thì lòng yêu thương nhân loại vô bờ bến của ông ta ở đâu? Đấy là chưa kể trường hợp trước tiên con người phải quỵ lụy van xin, đọc kinh nguyện ca tụng ông ta, khiến ông ta vui vẻ hài lòng để rồi chọn ra trong số hàng tỷ tín đồ đó, những ai mà ông ta ưng ý nhất để ban ơn mưa mốc cho kẻ đó.

Đạo Hồi cầu nguyện. Ảnh baldyogi.com

Điều này nó nói lên cái gì? Nó nói lên rằng ông ta là một kẻ ít kỷ hẹp hòi, chẳng có lòng yêu thương ai cả, vì sao? Vì tất cả đều phải có cái giá của nó, muốn ông ta ban ơn thì trước tiên phải làm ông ta vui vẻ, phải đọc kinh, ca hát, ca tụng ông ta hết linh hồn, hết trí khôn...nếu không chạy đến kêu ca, nhắc nhở thì ông ta chẳng cho không ai cái gì hết, đó là một sự mua bán sòng phẵng. '' Các anh làm tôi vui vẻ hài lòng thì tôi mới ban phát những thứ các anh cần, còn không thì biến đi.'' Vậy thì cái lòng YÊU THƯƠNG NHÂN LOẠI VÔ BỜ BẾN của ông ta ở chỗ nào?

Với người có trí huệ mà nói, việc cầu nguyện là biểu hiện của một tâm hồn yếu đuối, người ta lo sợ đủ thứ, cơm áo gạo tiền, tình yêu sự nghiệp và cả cái chết nữa. Nhưng vì bất tài, vì tham lam, mê muội, hay gặp những vấn đề hiểm nghèo không giải quyết được khiến tinh thần suy sụp nên phải chạy đi tìm một chỗ dựa tinh thần, phải nhờ một thế lực hùng mạnh có năng lực vô biên giúp mình giải quyết. Cho nên Thiên Chúa giống như là một cặp nạn để những người què quặt chống đi suốt cuộc đời yếu đuối của họ.

Dây thừng hay con rắn ?

Với nhà Phật, trí tuệ là ngọn đuốc soi đường trong đêm trường đau khổ, khi ở trong bóng tối người ta nhìn nhầm cuộn dây thừng là con rắn nên lo lắng sợ hãi, một khi ngọn đèn đã thắp lên, ánh sáng lan tỏa chiếu rõ mọi vật thì cái mà ta nghĩ là con rắn đó liền trở về với bản chất thật của nó - chỉ là một cuộn dây thừng vô hại, và nếu biết khéo léo sử dụng thì ngược lại cuộn dây đó sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều.

Những chân lý vi diệu này ngàn đời vạn kiếp Thiên Ma Giáo không thể nào hiểu nổi .

Tử Dương

Nguồn https://www.facebook.com/groups/suthatconggiao/permalink/742317529294970/

______________

Nhận xét:

Tuấn Minh Trần:
Chuẩn ko cần chỉnh
Cuốn sách này mấy nhà sách có bán ko bạn

Tử Dương:
Không thấy bán bạn ơi.

Tuấn Minh Trần:
Vậy ở đâu bạn có

Tử Dương:
Tui lấy hình trên mạng, thấy tiêu đề hay thì dùng minh họa thôi 😂 chứ có biết sách viết gì đâu 😂

Vũ Đăng Lê
Không giá trị nhé cưng

Tử Dương:

Anh lấy hình minh họa thôi chứ bài viết của anh không liên quan gì tới sách đâu kuteo à :))

Vũ Đăng Lê:

Em nói câu này không phải là nịn anh đâu ạ.nghe nè: bài viết của anh hay quá hay anh ới.hay y như heo kêu,vượn hú vậy đó. Hihi. Các chủ trì thì kêu phật tử và những người theo đạo phật rằng hãy năng niệm phật cầu nguyện phật.nhất là những người bị bệnh sắp chết càng phải cầu phật tiếp độ về niết bàn.còn anh thì nói đạo phật nô có cầu nguyện là sao dạ.mâu thuẫn nghiêm trọng lắm rồi. Tại sao lại có nhiều lật lộng giối lừa đảo vậy anh. XÍA.

Tuấn Minh Trần:

Vũ Đăng Lê ai nói các thầy kêu cầu nguyện hả? Thầy nào nói? Có xem Dat La Ma nói ko? Cầu nguyện vô ích , chỉ có con người tự giải quyết vấn đề, không có thần linh nào phù hộ cả

Tuấn Minh Trần:

Vũ Đăng Lê cầu nguyện khác đọc kinh Phật nhé, đọc kinh Phật để tinh thần thoải mái, tịnh tâm, kinh Phật không giống như kinh chúa đầy chết chóc sợ hãi đâu nhé

Vũ Đăng Lê:

Từ chủ trì cho đến sư thầy sư cô phật tử và phật chúng điều niệm nam mộ adiđà hoặc nammô bổn sư thích ca. ngày rằm người ta đi chùa đốt nhang tụng kinh lạy phật CẦU NGUYỆN PHẬT rần rần và ở khắp việt nam điều thấy như vậy bộ anh bị đuôi hả anh

Vũ Đăng Lê:

Xía. Bị ngu hả. Ngu riết rồi quen tật hà.xía

Việt Hoàng Phạm:

Rõ ràng, đạo Phật không khuyên chúng ta nên cầu nguyện. Thay vào đó, đạo Phật dạy cách thực tập để có thể xoay xở giải quyết vấn đề thay cho việc hướng ngoại tìm cầu sự che chở và giúp đỡ. Thế nhưng, không thể chối cãi một sự thật là sự cầu nguyện đức ...See More

Việt Hoàng Phạm:

Còn thiên chúa. Những người thờ phượng thật nên cầu nguyện với ‘Cha chúng ta ở trên trời’ (Ma-thi-ơ 6:9). Kinh Thánh khuyên chúng ta: “Đừng lo lắng bất cứ điều gì, nhưng trong mọi việc, hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin và tạ ơn mà trình lời thỉnh cầu của anh em cho Đức Chúa Trời”.—Phi-líp 4:6.

Tuấn Minh Trần:

Vũ Đăng Lê tụng kinh nó khác, cầu nguyện xin xỏ việc gì em àh! Bên Phật không có cơ chế xin cho như bên thiên chúa chó đâu em. Ngu đâu bằng chiên hả em, chiên ngu mới tin một thằng ko có thật là chúa. Còn Phật thì có thật đều được mọi người công nhận, còn chúa của em là chỉ có chiên ngu mới tin là có.

Tuấn Minh Trần:

Vũ Đăng Lê hãy đem dẫn chứng nào mà Phật nói hãy cầu nguyện ngài ra xem?

Trần Ánh Sáng: :

Niềm tin chỉ cần bằng hạt cải thôi, là đủ để thi thì đậu, bệnh thì hết, đánh vé số thì trúng, đá banh thì thắng.
Ai bảo chúng mày vô thần chả tin chúa ko làm dấu thánh nên đã thua Uzbekistan đấy !

Một hôm, các Tông Ðồ thưa với Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con". 6 Chúa đáp: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em.
3h

Quên Hoài:

Chúa toàn xúi trẻ ăn cứt gà. Chúa có làm được như vậy chưa?

Quang Thanh:

Cầu nguyện bên đạo PHẬT dựa vào chính mình, phục vụ con người của mình chứ không phải dựa vào thần linh hay phục vụ thần linh. Cầu là điều mong muốn của mình, đó là quả ao ước của mình. Nguyện là những gì mình quyết tâm nguyện làm để được quả nói trên , âý là tạo nhân duyên đủ cho quả trổ. Đối trước ai , trước Tam Bảo mình cầu nguyện như có một sự chứng nhận cho mình.

Quang Thanh:

Khi PHẬT được một trưởng giả cung thỉnh đến để cầu nguyện cho người thân quá cố được siêu thoát đến chổ an vui. Đức Phật bảo ông âý "được lắm, hãy đem 2 bình giống nhau. Một đựng đá và một đựng dầu. Ta sẽ làm cho". Ông trưởng giả sai gia nhân làm y vậy, và đem đến.

Phật bảo, "bây giờ ông hãy tự tay, kính cẩn nhẹ nhàng đưa 2 bình âý xuống ao nước đi và với tâm thành cầu nguyện sao cho đá nổi dầu chìm thì người thân của ông sẽ được như ý của ông " Trưởng giả rất mực cung kính phụng hành. Phật mới bảo ông ta đưa cho PHẬT 1 cây sắt tròn dài một thước. Rồi PHẬT đập vào 2 bình kia. Bình vở. Đá chìm còn dầu nổi lên .

Phật thuyểt, " nầy ông. Ông đã toàn tâm toàn ý cầu nguyện. Ta cũng làm đúng bài bản đàng hoàng. Để cho ông thấy rõ ràng nổi hay chìm là do chính bản thân của nó. Người thân của ông cũng vậy. Nổi hay chìm là do công đức phước báo mà người âý đã tạo được lúc sanh tiền. Chứ không ai tài năng hay thần thánh nào có thể làm được việc đó ." ông trưởng giả cung kính cúi đầu cảm tạ ơn cứu độ của PHẬT.

...

Trang Thời Sự