PHẢI CHĂNG CHIẾC KHĂN QUÀNG CỔ

ĐÃ ĐƯA ĐẾN GIẢI PHÁP CHO TÒA KHÂM SỨ

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts26.php

ngày 21 tháng 9, 2008

Cuồng tín, theo định nghĩa của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang, là “tổng hợp của ngu dốt, hợm hĩnh, và huênh hoang.” Đúng vậy, vì cuồng tín cho nên con người tưởng rằng mình đang ở trong một hội “thánh” dù qua những thực tế lịch sử, chúng ta không thấy một lý do nào để tin giáo hội công giáo hoàn vũ là một “hội thánh” cả.

“Hội thánh” chẳng qua là danh xưng tự phong của một tổ chức rất thế tục, buôn thần bán … thánh. Vì bị nhồi sọ và tin rằng mình đang ở trong một “hội thánh” cho nên các tín đồ của cái gọi là “hội thánh” này trở nên hợm hĩnh kiêu căng, và từ đây đến sự huênh hoang là điều tất nhiên. Cũng vì cuồng tín cho nên con người sẵn sàng chết cho một huyền thoại và tin rằng đó là “tử vì đạo”. Cũng vì cuồng tín mà con người có những hành động ngu si vô trí.

Trong vụ thắp nến cầu nguyện với búa, kìm, và xà beng ở Tòa Khâm Sứ trước đây, với sự hỗ trợ của cây thập ác và tượng bà Maria cắm đại vào những nơi không phải chỗ, nhưng cuối cùng phải dẹp bỏ vì có lệnh của một ông Hồng Y mũi lõ mắt xanh ngồi trong tiểu quốc Vatican, tôi đã viết thư cám ơn ông Tổng Kiệt. Nội dung bức thư thật ra không phải để cám ơn mà để cho ông TGM Ngô Quang Kiệt thấy rõ việc làm ngu si vô trí của ông ấy đã đưa đến những kết quả bất lợi cho Công giáo ở Việt Nam như thế nào:

1. Làm cho tuyệt đại đa số người dân Việt Nam thức tỉnh, bớt thụ động, cho nên đã nổi lên một làn sóng phản ứng của người Việt trên trên khắp thế giới, chống đối việc làm của tòa Tổng Giám Mục...

2. Làm cho nhân dân Việt Nam nhớ lại hay biết đến lịch sử về Chùa Báo Thiên, về nguồn gốc và những khía cạnh lịch sử pháp lý liên quan đến tòa khâm sứ: tòa khâm sứ nguyên là Chùa Báo Thiên của Phật Giáo đã bị thực dân Pháp toa rập với Công giáo Việt Nam cướp đi, phá hủy và xây nhà thờ trên đó.

3. Tạo cơ hội cho người dân Việt Nam để họ nhớ lại hay biết đến lịch sử của Công Giáo La Mã ở Việt Nam. Vì vụ việc tòa khâm sứ, lịch sử của Công Giáo La Mã ở Việt Nam từ ngày đầu đến ngày cuối sẽ được phổ biến rộng rãi trên khắp đất nước với những tài liệu bất khả phủ bác, và Giáo hội Công Giáo La Mã ở Việt Nam sẽ không có cách nào còn có thể ngăn chận việc truyền bá những sự thật này như trước nửa.

Nhưng có vẻ như mấy ông chăn chiên Việt Nam, với sự cuồng tín cố hữu, đã không chịu suy nghĩ về ba hệ quả này, nên lại đi thêm một bước vụng về, khích động giáo dân cầu nguyện đòi đất ở Thái Hà, và lập lại sách lược cũ: mang cây thập ác và tượng bà Maria cắm đại vào nơi không phải chỗ. Đem cả 400 đứa trẻ tiểu học đến cầu nguyện ở Thái Hà, và dựng lên chuyện Đức Mẹ hiển linh ở Thái Hà để kéo giáo dân nặng lòng mê tín từ các địa phương khác về Thái Hà cầu nguyện. Rõ ràng đây chẳng phải là vấn đề tự do tín ngưỡng, mà đúng là những mánh mưu lợi dụng những giáo dân ngu dốt và những đứa trẻ chưa biết gì để làm áp lực với Nhà Nước. Vì càng ngày, Công giáo ở Việt Nam càng tỏ ra là một thiểu số phi dân tộc qua những hành động càn rỡ, bất chấp luật pháp, cho nên một kết quả bi thảm đã đến với họ là điều không thể tránh được.

Câu hỏi đầu tiên của người dân Việt Nam phi công giáo trước các biến cố trên là, đất nào ở Tòa Khâm Sứ và đất nào ở Giáo xứ Thái Hà là đất của giáo dân? Ai bán cho giáo dân, ai ban phát cho giáo dân, và ai cướp đất cho giáo dân? Trả lời đúng những câu hỏi này thì thấy rõ ngay chuyện “đòi đất” là chuyện làm càn của đám người cuồng tín phi dân tộc, phi pháp luật. Vậy tại sao Nhà Nước phải “đối thoại”, có nghĩa là đầu hàng, trước đám dân ngu cuồng tín, nghe sự xách động của mấy ông chăn chiên nô lệ Vatican, đi làm loạn ở trên chính đất nước của mình bất kể lý lẽ, coi thường luật pháp. Trước những vụ việc này, Nhà Nước đã rất kiên nhẫn với hi vọng người công giáo Việt Nam hãy hiểu biết lý lẽ, chịu sống hòa hợp trong đại khối dân tộc, nhưng trước những thái độ, hành động cuồng tín ù lì của đám giáo dân, kéo dài một cách không có cơ chấm dứt, người dân Việt Nam đã có phản ứng, và chính quyền cũng đã có biện pháp đối phó.

Tôi không hiểu sao người công giáo Việt Nam lại có thể thiếu khôn ngoan và vụng về cuồng tín đến độ như vậy. Hồ sơ bán nước còn treo trên đầu giáo hội Công Giáo La Mã ở Việt Nam đó. Người Việt Nam, thấm nhuần văn hóa Việt Nam, đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại, đã muốn quên đi cái trang sử ô nhục làm tay sai cho thực dân Pháp, phản bội tổ quốc của công giáo. Người dân đã muốn quên đi quá khứ, sẵn sàng tha thứ cho những sai lầm tệ hại của công giáo, từ thời Pháp thuộc cho đến chế độ công giáo trị, gia đình trị của tổng thống công giáo Ngô Đình Diệm, hầu sống hòa hợp với nhau để xây dựng đất nước sau một cuộc chiến bi thảm. Nhưng công giáo thực sự không biết điều, đáng lẽ phải thành tâm sám hối, xưng tội với dân tộc, và sống khiêm nhường với tuyệt đại đa số đồng bào không theo đạo của mình, thì trái lại, càng ngày lại càng có những hành động phi dân tộc, phi luật pháp như trong các biến cố ở Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà gần đây, khoan kể những chuyện lặt vặt ở một số nơi khác, khiến cho người dân càng ngày càng thấy rõ cái nền đạo lý “thiên-la đắc lộ” vẫn còn ăn sâu trong tâm khảm người công giáo Việt Nam..

Người công giáo có vẻ như quên rằng, thời đô hộ của thực dân Pháp cũng như thời gia đình trị, công giáo trị của Ngô Đình Diệm đã qua lâu rồi, và ngày nay, Vatican chỉ còn cái vỏ, không còn những quyền lực thế tục như trong thời Trung Cổ. Cho nên, họ cho rằng, với cái chiêu bài tự do tôn giáo, họ có thể làm bất cứ điều gì, vì đã có thế giới Âu Mỹ ủng hộ. Nhưng họ nhầm to, tự do tôn giáo không có nghĩa là tự do được làm loạn trong một đất nước mà đa số người dân không theo đạo, và thế giới ngày nay ít quan tâm đến vấn đề tôn giáo, nhất là tôn giáo độc thần, vì tôn giáo độc thần chỉ là cái chiêu bài để gặt hái những lợi ích thế tục cho giới giáo sĩ. Công giáo đang suy thoái ở khắp Âu Châu và với sự tiến bộ về kiến thức tôn giáo ngày nay, không có nước nào buồn lên tiếng ủng hộ những việc làm trái phép của người công giáo Việt Nam. Trong hiến pháp, quốc hội Âu Châu không hề nhắc đến Thiên Chúa. Mỹ là nước đa số theo Tin Lành, và Tin Lành thường xuyên nghi ngờ công giáo là phi dân tộc và phản dân tộc. Và Mỹ bao giờ cũng đặt quyền lợi của Mỹ lên trên hết. Với những chế độ tay sai Mỹ đã đầu tư vào nhiều như chế độ Ngô Đình Diệm và rồi Nguyễn Văn Thiệu mà Mỹ còn phủi tay, huống chi là đám người công giáo thiểu số ở Việt Nam. Cho nên, chắc chắn là nếu có, Mỹ cũng chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ, vì quyền lợi chính trị và kinh tế của Mỹ ở Việt Nam, chứ Mỹ không thể can thiệp vào những chuyện nội bộ của Việt Nam. Vả chăng, hầu như cả thế giới Tây phương đều biết rõ bản chất của người công giáo Việt Nam trong lịch sử Việt Nam là như thế nào. Đọc những sách xuất bản viết nghiêm túc về Việt Nam sau cuộc chiến chúng ta thấy rõ như vậy. Ngày nay, công giáo Việt Nam không còn có thể dựa vào bất cứ một thế lực nào để mà làm áp lực với Việt Nam, trong đó tuyệt đại đa số người dân không theo công giáo. Các bậc chăn chiên Việt Nam nghĩ rằng có thể dựa vào sự cuồng tín của đám con chiên thấp kém, bảo sao nghe vậy, khích động con chiên thắp nến cầu nguyện, và cho rằng trước thế giới ngày nay, những hành động gây loạn của công giáo sẽ khiến cho Nhà Nước phải nhượng bộ những đòi hỏi trịch thượng, phi lý của công giáo vì e rằng thế giới sẽ can thiệp. Nhưng đây là một sự tính toán hết sức sai lầm. Tại sao?

Giáo xứ Thái Hà đã có những hành động vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng, giao thông công cộng; Giáo xứ Thái Hà đã huy động giáo dân tự ý lấn chiếm đất xây dựng nhà không phép trên đất hiện do Công ty Điện lực Hà Nội và Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng quản lý thuộc địa bàn phường Quang Trung; Chưa xin phép Chính quyền đã tự ý đục tường, xây cổng ra ngách 49 ngõ 64 Nguyễn Lương Bằng thuộc địa phận phường Ô Chợ Dừa; đã để một số giáo dân phá đổ tường rào bảo vệ, phá hoại tài sản của Công ty cổ phần may Chiến Thắng vào đêm ngày 5/1/2008. Từ ngày 6/1/2008 cho đến nay, Giáo xứ Thái Hà tiếp tục để cho giáo dân, giáo sĩ đi treo hàng chục ảnh Đức Mẹ và Thánh Giá vào hàng rào bảo vệ của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, tụ tập đông người cầu nguyện ngoài cơ sở thờ tự là những nhà thờ và tu viện, do đó gây mất trật tự giao thông công cộng.

Họ cho rằng ngoài đường phố là nơi họ có quyền tập họp để cầu nguyện Chúa hay Đức Mẹ của họ mà không biết rằng, Chúa hay Đức Mẹ của họ đã chết từ gần 2000 năm nay rồi, các bộ xương còn nằm trong những tiểu quách ở Jerusalem, cho nên chẳng bao giờ có thể can thiệp vào những chuyện ruồi bu như vậy, mà có muốn can thiệp cũng không được. Tại sao? Vì khi xưa, ở Việt Nam, năm 1954, Đức Mẹ đã phải bồng con chạy trước vào trong Nam, lũ lượt kéo theo là 700000 người, từ tổng giám mục, giám mục, linh mục xuống đến các con chiên. Vậy ngày nay họ cầu nguyện cái gì, cầu nguyện với ai, và có hi vọng gì là những lời cầu nguyện được đáp ứng? Họ cũng cho rằng những vật tượng mà họ tôn thờ như thánh giá hay tượng bà Mary, thì người dân Việt nào cũng phải tôn thờ, kính trọng những vật tượng đó như họ. Nhưng đây là sự đánh giá sai lầm vì họ không cập nhật hóa thời đại, và không biết đến lịch sử của nước nhà. Họ không hiểu rằng, đối với người không theo đạo, nhất là đối với giới hiểu biết, những thứ này không có bất cứ một giá trị nào. Bởi vậy:

Tin từ VietCatholic News, ngày thứ Năm, 18 tháng 9, 2008: Hai thanh niên lực lưỡng mang một xô dầu mỡ trộn lẫn mắm tôm hắt lên tượng đài Đức Mẹ Ban Ơn… Hôm qua ngày 18/9, Trong khu vực linh địa, các công nhân của công ty may Chiến Thắng mang rác, thậm chí cả giấy vệ sinh, đổ xung quanh tượng đài Đức Mẹ Mân Côi.

Trước đây, Giáo hội đã dựng lên chuyện Đức Mẹ hiển linh ở Thái Hà để kéo giáo dân từ các nơi về cầu nguyện, nhưng thực chất là để tăng thêm áp lực đối với Nhà Nước. Nhưng trước những hành động mà người công giáo cho rằng đã xúc phạm đến Đức Mẹ của họ như trên thì phản ứng của Đức Mẹ Mân Côi ra sao. Làm sao có thể có phản ứng vì đó chẳng qua chỉ là một bức tượng như bất cứ bức tượng nào khác. Vậy thì giáo dân cứ tiếp tục cầu nguyện Đức Mẹ đi, và nếu tin lời ông Mai Thanh Lương ở Mỹ, người tự xưng là “Đức Cha”, rằng Đức Mẹ ở Fatima đã hứa, cứ kiên trì cầu nguyện thì CS sẽ sụp đổ, thì tôi có thể bảo đảm là CS sẽ sụp đổ. Nhưng hình như CS đã sụp đổ từ năm 1989 rồi cơ mà. Vậy CS của ông Mai Thanh Lương chỉ là một người rơm mà ông ta dựng lên để nuôi dưỡng sự mê tín của giáo dân mà thôi.

Nhưng vấn đề chính là, chỗ cầu nguyện là ở trong các nhà thờ chứ không phải là ở ngoài đường phố, làm cản trở lưu thông, và làm cho người dân không đi đạo khó chịu vì sự cuồng tín, mê tín của một thiểu số đồng bào của họ. Tại sao lại có hiện tượng coi thường tượng của bà Maria như trên? Nếu cây thập ác và bức tượng bà Maria để trong nhà thờ làm những biểu tượng sùng tín của giáo dân thì chẳng có ai buồn đụng đến làm gì. Nhưng khi mang chúng ra cắm đặt bừa bãi ở những nơi mà phần lớn không phải là những tín đồ công giáo thì đó là gây sự khó chịu và phiền nhiễu cho những người dân không đi đạo. Mặc dù cây thập ác đó, bức tượng đó, là những biểu tượng tôn thờ của giáo dân, nhưng ở những nơi không thích hợp, người ngoại đạo không có bổn phận phải tôn trọng những vật như vậy. Do đó, phản ứng nho nhỏ của một số người dân là “mang một xô dầu mỡ trộn lẫn mắm tôm hắt lên tượng đài Đức Mẹ” “các công nhân của công ty may Chiến Thắng mang rác, thậm chí cả giấy vệ sinh, đổ xung quanh tượng đài Đức Mẹ” Họ có quyền làm như vậy không? Về tình thì không nên, nhưng về lý thì chắc chắn là có! Vì đất của công ty may Chiến Thắng là đất của công ty họ đang làm việc. Trên mảnh đất này họ có quyền hắt dầu mỡ trộn lẫn mắm tôm và xả rác, thậm chí cả giấy vệ sinh, lên bất cứ đâu nếu họ muốn. Họ không có trách nhiệm gì về việc ai đó để bất cứ cái gì trên đất của họ mà không có phép. Vậy thì chính các giáo dân, bằng những hành động ngu si vô trí, đã làm nhục cây “thánh giá” và “Đức Mẹ” của mình. Mấy người chăn chiên có hiểu được như vậy không?

Nhưng phản ứng của người dân Việt Nam thực ra cũng nhẹ nhàng, chỉ có tính cách cảnh cáo mà thôi, vì dù sao, nền Văn Hóa Á Đông cũng là nền văn hóa trung dung, đạo đức. Họ chỉ muốn nói rằng: các ông đừng có tự tung tự tác làm càn, bất kể đến cảm nghĩ của người dân trong nước. Các ông chỉ là một thiểu số, và lịch sử đạo của các ông trên đất nước Việt Nam chẳng tốt đẹp gì, vậy thì các ông hãy nên biết điều một chút, và đừng làm thêm những gì khiến người dân thêm khinh ghét. Mà thật ra, những hành động của họ không thấm vào đâu đối với những hành động cực đoan của một số người dân Âu Mỹ chống Công giáo nếu chúng ta đọc vài tài liệu sau đây:

1. Năm 1989, nhiều ngàn người đã biểu tình chống đối “thánh lễ” mi-sa ở nhà thờ St. Patrick ở New York. 130 tín đồ biểu tình ngay trong nhà thờ, làm ngưng cuộc lễ và làm cho Hồng Y O’Connor phải bỏ bài giảng. O’Connor bị tố cáo là một kẻ “cuồng tín” và là một “tên sát nhân”. Những người biểu tình nằm trong nhà thờ, giả chết, và các bao cao su (để ngừa thai) được tung ra. Trong những khẩu hiệu mà những người biểu tình hô, có câu: “Các ông nói, đừng có làm tình” “Chúng tôi nói, đ...m...các ông” [You say, don’t fuck”; “We say, fuck you”] , và “Hãy ngừng giết chúng tôi! Hãy ngừng giết chúng tôi!. Chúng tôi không còn chịu đựng được nữa.” Nhiều biểu ngữ viết: “Hồng Y nói láo với giáo dân”. Một người biểu tình lấy một cái bánh thánh - đối với tín đồ đó là thân thể thực của Chúa Ki Tô – và ném xuống sàn nhà.

(In 1989, several thousand protesters led by the AIDS activist group ACT UP demonstrated during a mass at New York’s St Patrick Cathedral. 130 protesters demonstrated in the church itself, stopping mass and forcing Cardinal John O’Connor to abandon his sermon. O’Connor was loudly denounced as a “bigot” and a “murderer”. Demonstrators fell down in the aisles to simulate death, while condoms were thrown. Among the slogans chanted by protesters were “you say, don't fuck"; “We say, fuck you", and “Stop killing us! Stop killing us!. We’re not going to take it anymore.” Placards read “The Cardinal lies to his parishioners”. One protester grabbed a communion wafer – to a believer, literally the body of Christ – and threw it to the floor.) [Robert Goss, Jesus Acted Up, SanFrancisco; HarperSF, 1993)

Những người chống đối lệnh cấm giáo dân dùng thuốc ngừa thai đã chỉ trích Hồng Y O’Connor là “Từ bục giảng ở nhà thờ St.Patrick, O’Connor đã góp phần trong sự truyền bệnh AIDS đưa đến diệt chủng” (Cardinal O’Connor has contributed from the pulpit of St. Patrick’s Cathedral to the genocidal spread of AIDS)

2. Năm 2000, một nhóm 20 phụ nữ đã làm gián đoạn thánh lễ Mi-sa ở nhà thờ “Marie, Reine du Monde” ở Montréal, Canada. Họ xịt sơn lên nhà thờ câu “Tôn Giáo – Cái Bẫy Những Kẻ Ngu Đần” (Religion – A Trap of Fools), xịt sơn lên cả bàn thờ những câu phản đối quyền hành của Giáo hội.

Những người biểu tình treo trên tường và những bức tranh của nhà thờ những băng vệ sinh dơ của phái nữ, ném những bao cao su khắp thánh đường, và hô những khẩu hiệu ủng hộ phá thai. Họ cũng còn phá hủy hoặc cướp đi hàng trăm cuốn thánh ca hoặc sách kinh dùng trong lễ Mi-sa.

(Demonstrators stuck used sanitary napkins on pictures and walls, threw condoms around the sanctuary, and shouted pro-abortion slogans. They also destroyed or removed hundreds of hymn books or missals.) [Mark Steyn, American Spectator, May 2000]

3. “Năm 1996, sinh viên Christine Enedy ở Penn State University tổ chức một cuộc triển lãm 25 cái quần lót của phái nữ, ngay chỗ kín trên mỗi quần có khâu một “thánh giá”, tượng trưng cho 25 năm trinh tiết theo sự xui khiến của Công Giáo.”

(In 1996, student Christine Enedy of Penn State University mounted an exhibit featuring 25 pairs of panties, each with a cross sewn over the crotch, symbolizing her 25 years of Catholic induced chastity.)

4. Năm 1999, Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Brooklyn (New York) có cuộc triển lãm tranh với đề tài “Sensations: Young British Artists from the Saatchi Collection” trong đó có một bức tranh “The Holy Virgin Mary” của họa sĩ Christ Ofili, trang trí bởi những bụm phân voi và những hình cơ quan sinh dục của phái nữ cắt ra từ những báo khiêu dâm. Theo quan điểm của những tín đồ Công Giáo da trắng, bức tranh trên là một sự xúc phạm lớn đối với một hình tượng thờ phụng của Giáo dân. Lẽ dĩ nhiên, nhiều nhóm Công Giáo lên tiếng phản đối và họ có một đồng minh, Thị Trưởng New York, Rudolph Giuliani, một tín đồ Công Giáo. Giuliani nổi giận, phản đối, và định cắt quỹ của Viện Bảo Tàng trong năm tới. Nội vụ đưa ra tòa và Giuliani thua. “Tòa khẳng định sự quan trọng của quyền tự do trong nghệ thuật và ra lệnh cho Giuliani không được trừng phạt viện bảo tàng khi đó cũng như trong tương lai.” (The court asserted the importance of artistic freedom and ordered the city not to penalize the museum then or in the future.) [Philip Jenkins, The New Anti-Catholicism, Oxford University Press, 2003, p. 126]. Lý do?

Những họa sĩ Tây phương thường vẽ bà Mary mặc áo xanh da trời, màu tượng trưng cho thiên đường. Tương tự, trong một nền văn hóa hoàn toàn khác biệt, người Phi Châu có thể dùng phân voi.”

(European artists traditionally painted the Virgin’s robe blue, because that is the color of the sky, and therefore of heaven; using a quite different cultural analogy, an African might use elephant dung.) [Philip Jenkins, Ibid.]

5. Năm 2001, Renee Cox cũng trưng bày ở Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Brooklyn một bức hình chụp cô ta trần truồng, đóng vai Chúa Giê-su trong bữa ăn chiều cuối cùng (The last Supper), hai bên có 12 tông đồ người da đen. Bức hình đề “Yo Mamma’s Last Supper.” Nhiều nhóm tín đồ Công giáo cũng như thị trưởng Rudolph Giuliani lên tiếng phản đối nhưng cũng chẳng đi đến đâu. Renee Cox tự biện: “Là một người Công Giáo, tôi có quyền chỉ trích Công Giáo” (As a Catholic I have the right to critique it). Ý tưởng sau bức hình là phản đối sự kỳ thị phái nữ của Công Giáo.

6. “Một cách biện giải tương tự khi nghệ sĩ Andres Serrano trưng bày bức hình “Ki Tô Đi Tiểu”, một bức hình chụp một cây thánh giá ngập trong một bình nước tiểu của chính Chúa Ki-Tô: Theo các diễn giải khác nhau thì bức hình này, hoặc là một sự tấn công thô bạo tôn giáo, hoặc là một biểu tượng của sự đau khổ và tình trạng bị làm nhục của Chúa Ki-Tô.”

(A similar defense was heard when artist Andres Serrano displayed his “Piss Christ”, a photograph of a crucifix submerged in a jar of his own urine. According to different interpretations the image represented either a gross attack on formal religion or a symbol of Christ’s suffering and humiliation (Philip Jenkins, Ibid., p. 120)

Người công giáo Việt Nam nghĩ sao về những hành động xúc phạm này, một số xẩy ra ngay trong khuôn viên nhà thờ, so với vài hành động không đáng kể ở những nơi không phải chỗ để cho cây thánh giá và tượng bà Mary hiện diện ở đó.

Nếu Đức Mẹ không thể có phản ứng trước vụ việc có hai người “mang một xô dầu mỡ trộn lẫn mắm tôm hắt lên tượng đài Đức Mẹ” “các công nhân của công ty may Chiến Thắng mang rác, thậm chí cả giấy vệ sinh, đổ xung quanh tượng đài Đức Mẹ”, thì nhiều nhất là bà ta được mấy bề trên bày đặt cho khóc hay chảy nước chảy dầu gì đó ở một nơi khác để khích động lòng mê tín của giáo dân.

Trước những hành động càn rỡ của giáo dân, kéo dài hết sức vô lối, những hành động mà không có quốc gia nào trên thế giới có thể chấp nhận, Nhà Nước đã có phản ứng, và đây là những phản ứng rất hợp với lòng dân, ít ra là với tuyệt đại đa số người dân không theo đạo. Nhà Nước tất nhiên phải có phản ứng tuy rằng đã kiên nhẫn dung dưỡng cho những việc làm trái phép quá lâu. Ngay ở trên nước Mỹ, không có một tổ chức hợp pháp nào có quyền hội họp cầu nguyện kéo dài trong nhiều ngày, khoan kể là nhiều tháng (trừ trường hợp các “tổ chức của bolsa xóm đạo”). Bất cứ cuộc hội họp biểu tình nào cũng phải xin phép chính quyền địa phương, và thường giới hạn trong một ngày. Ngày đó chính quyền có thể phái cảnh sát đến chặn đường, cô lập khu đã được chấp thuận cho hội họp biểu tình, hướng dẫn xe cộ đi sang hướng khác. Nhưng điều này chỉ có thể kéo dài trong một buổi, trong một ngày, chứ không thể kéo dài, tiếp tục ngăn trở giao thông, làm phiền các công dân khác, và tốn kém công quỹ khi sử dụng lực lượng an ninh ngoài thường lệ. Nhà Nước đã để tình trạng càn rỡ coi thường luật pháp của giáo dân quá lâu dù người dân quanh vùng đã có nhiều ta thán. Nhưng chậm còn hơn không, chúng tôi theo dõi tình hình trong nước, và rất hoan nghênh những biện pháp rất hợp lý và chính đáng của chính quyền.

Ở Thái Hà, chính quyền đã dùng hơi cay để giải tán cuộc hội họp trái phép của giáo dân. Đây là một biện pháp rất chính đáng để giữ cho xã hội khỏi bị xáo trộn vì những hành động vô lối của một số người bất chấp pháp luật. Khi xưa ở bên Mỹ chính quyền cũng dùng hơi cay để dẹp những cuộc biểu tình hội họp phản chiến vì không muốn đất nước bị loạn. Vậy hơi cay dùng công khai vì ai cũng thấy nó cay chứ chẳng phải là dùng “bí mật” như ông Lữ Giang viết bậy. Ông Lữ Giang cũng còn cho rằng Nhà Nước gài để cho giáo dân bạo động rồi đe dọa. Ai gài cho ai bạo động. Ở Tòa Khâm Sứ giáo dân cầu nguyện với búa, kìm, và xà beng. Cầu nguyện không phá được hàng rào sắt, không dựng được lều ngồi cầu nguyện ăn vạ. Ngày nay ở Thái Hà cũng vậy. Chính giáo dân đã tự cho mình cái quyền phá phách đất công, muốn cắm cây thập ác ở đâu thì cắm, muốn đặt tượng bà Maria ở đâu thì đặt, nhưng kết quả ra sao chúng ta đã rõ.

Trở lại vụ việc tòa Khâm sứ, chính quyền đã có giải pháp dứt khoát. Sáng ngày 19 tháng 9, 2008, chính quyền đã cô lập hóa Tòa Tổng Giám Mục và cho xe ủi đất thi công phần đất của tòa Khâm sứ để biến đổi nơi này thành một thư viện và một công viên cho dân chúng quanh vùng cùng được hưởng, theo đúng nguyện vọng của đa số người dân trong vùng. Đây là một quyết định rất sáng suốt và chính đáng, đáng được hoan nghênh. Nhà Nước không thể vì một thiểu số giáo dân cuồng tín mà bỏ rơi tuyệt đại đa số người dân không theo đạo. Mặt khác, qua những hành động vô lối, cuồng tín của giáo dân, chính quyền hẳn đã nhận rõ tính chất phi dân tộc và phản dân tộc của công giáo, bất kể Công giáo Việt Nam khoa trương kể công với đất nước như thế nào. Ở hải ngoại, giáo dân cuống lên, không biết làm gì hơn là đi mách bu, bu Mỹ, bu Pháp, bu Liên Hiệp Quốc. Nhưng tất cả sẽ đều không có hiệu quả.

Tôi hơi thắc mắc vì từ trước tới nay có vẻ như Nhà Nước đã rất kiên nhẫn, có thể nói hầu như là nhượng bộ Công giáo khá nhiều, thay vì phải cương quyết đưa ra giải pháp từ lâu. Vậy tại sao đột nhiên, mà có lẽ cũng không phải là đột nhiên mà là sau một cuộc tính toán kỹ càng, lại đưa ra một biện pháp không ai ngờ như vậy. Suy nghĩ kỹ thì nguyên nhân có lẽ là vì cái khăn quàng trên cổ của Giáo hoàng Benedict XVI ở Úc, trong kỳ đại hội giới trẻ Công giáo thế giới. Đây chỉ là những ý nghĩ cá nhân, rất có thể sai, nhưng dù sao tôi cũng nói lên để cho quý độc giả phán xét.

dân Chúa ở Bolsa trong những cuộc biểu tình chống ... đủ thứỞ hải ngoại ai cũng biết, lá cờ vảng ba sọc đỏ là biểu tượng “thói đời đối kháng” của những người Công giáo muốn đi ngược lại lịch sử, chủ trương triệt hạ cờ đỏ ở trong nước để mang cờ vàng về thay thế. Khi một giáo dân dâng cho ông Benedict XVI lá cờ vàng thì tất nhiên ông ta phải nhận, và thường ở địa vị ông thì ông không đích thân đưa tay ra nhận, mà có thể là một phụ tá hay thư ký gì đó nhận và để ra một chỗ. Nhưng khi ông Benedict XVI quàng chiếc khăn cờ vàng lên cổ thì ông ta đã có một thái độ chính trị dứt khoát, toa rập với chủ trương chống Cộng cho Chúa của đám con chiên của ông ta. Nghĩa là ông ta chính thức ủng hộ đám con chiên ở hải ngoại và ra mặt chống đối Nhà Nước Việt Nam hiện nay. Việt Nam không thể không biết như vậy. Và do đó, những biện pháp chính quyền đưa ra để giải quyết vụ tòa Khâm sứ và Thái Hà là một thái độ khẳng định chủ quyền của đất nước, không cho phép những con chiên của Benedict XVI ở Việt Nam làm loạn quấy nhiễu xã hội.

Tôi cũng nghĩ, từ đây việc thiết lập bang giao giữa Việt Nam và Vatican chắc cũng còn lâu mới đi đến sự thỏa thuận. Vì thái độ của Benedict XVI rõ ràng là Vatican không thể thỏa hiệp với chính quyền hiện nay ở Việt Nam. Việt Nam, trước những hành động càn rỡ coi thường luật pháp của giáo dân mà Vatican không hề lên tiếng khuyên răn dù Vatican có khả năng như vậy, thí dụ như sự can thiệp của Hồng Y Bertone trong vụ tòa Khâm sứ, chắc cũng đã hiểu ý đồ chính trị của Vatican khi muốn có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đó là đẩy mạnh sự cuồng tín của giáo dân song song với kế hoạch cải đạo Á Châu để kiếm lợi trong miền đất mới vì miền đất cũ, Âu Châu, đang dần dần đi vào thời kỳ hậu-Ki Tô. Hơn nữa, Vatican chỉ là một tiểu quốc nấp sau bộ mặt tôn giáo, không có ảnh hưởng kinh tế đối với Việt Nam. Nhưng chính cái bộ mặt tôn giáo của Vatican mới là điều đáng sợ. Việt Nam nên nhìn kỹ vào những hành động của giáo dân Việt Nam gần đây, lấy đó làm kinh nghiệm và hãy nghĩ đến tương lai xa của đất nước. Lịch sử cận đại với Ngô Đình Diệm ở Việt Nam, Marcos ở Phi Luật Tân, Pinochet ở Chile, Franco ở Tây Ban Nha, Palevich ở Croatia là những kinh nghiệm rõ ràng nhất về bản chất của Công giáo một khi Công giáo nắm được quyền hành.

Nếu Vatican là một tôn giáo thì Việt Nam không có lý do nào để thiết lập quan hệ ngoại giao với một tôn giáo. Nếu Vatican là một quốc gia thì có nhiều vấn đề cần phải giải quyết trước khi thiết lập bang giao.

Thứ nhất, Vatican phải chính thức lên tiếng xin lỗi dân tộc Việt Nam về chính sách truyền đạo của các thừa sai Công giáo trước đây, dẫn đường và đồng hành với thực dân Pháp để đưa Việt Nam vào vòng đô hộ của Pháp.

Thứ nhì, giáo hội công giáo Việt Nam phải trả lại những tài sản đất đai đã cưỡng chiếm của người dân Việt Nam như nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ La Vang, nhà thờ lớn ở Hà Nội v..v… Phật Giáo Quảng Trị đã có văn thư xin nhà nước can thiệp để lấy lại miền đất La Vang, nhưng cho tới nay vẫn chưa được giải quyết. Lấy lại để cho Nhà Nước sử dụng công ích cho người dân chứ không nhất thiết để xây Chùa trên đó.

Thứ ba, giáo hội công giáo Việt Nam cũng phải chính thức xin lỗi nhân dân Việt Nam vì cái tội đã góp phần quyết định để cho thực dân Pháp xâm lăng và đô hộ Việt Nam, như chính Giám mục Puginier đã thú nhận.

Và đó mới chỉ là ba điều tối thiểu …

Trần Chung Ngọc