Ngáp ở Tòa Mỹ bị 6 tháng tù,

'Chúa Thứ Hai' Nguyễn Văn Lý thì sao ?

Trần Chung Ngọc

11 tháng 8, 2009

CHUYỆN MỸ: QUỐC GIA “NUMBER ONE” VỀ TỰ DO, DÂN CHỦ.

Ngáp lớn trong Tòa Mỹ: 6 Tháng tù.
Vậy hung hăng chửi tục trong Tòa như Nguyễn Văn Lý
thì phạt thêm mấy tháng nữa ?

Steve Schmadeke, Tribune reporter

August 10, 2009

Clifton Williams đến Tòa án Hạt Will ở Joliet [phía Tây Nam Chicago] và ngồi ở tầng 4 của Tòa án, nơi đây người anh em họ của hắn nhận một tội liên quan đến ma túy.

Trong khi Chánh án Daniel Rozak phán án lệnh cho người anh em họ hắn – 2 năm tù treo – thì Williams, 33 tuổi, giơ cao tay lên trời và ngáp lớn không phải lúc.

Hình phạt cho Williams? 6 tháng tù - hình phạt tối đa về tội coi thường Tòa án mà không cần đến hội thẩm đoàn để xét xử (jury). Người ở Richton Park (Williams) bị giam ngày 23 tháng 7 và sẽ ở trong tù ít nhất là 21 ngày.

Clifton Williams Jr., cha của Williams con, nói rằng: “Tôi thật là sửng sốt vì tôi không nghĩ rằng ông Tòa có thể làm như vậy, đối với tôi, có vẻ như ngáp là một hành động ngoài chủ tâm.”

Nhưng Chuck Pelkie, phát ngôn viên của văn phòng luật sư tiểu bang, nói rằng: Công tố viên trong Tòa ngày đó nói với ông ta là “đó không phải là một cái ngáp bình thường – đó là một toan tính gây ồn ào và huyên náo làm rối loạn diễn tiến trong tòa án”.

Jason Mayfield, người anh em họ của Williams đã nhận tội khi đó, nói rằng “cái ngáp đó không có gì quá đáng”.

Một cuộc duyệt lại của báo Tribune về những hình phạt liên quan đến tội “coi thường Tòa Án” trong một thập niên thấy rằng những người đến dự khán các phiên tòa đã bị Chánh án Rozak phạt tù nhiều hơn các Chánh án khác trong Hạt – điển hình là để cho điện thoại cầm tay (cell phones) reo trong Tòa, hay la hét những lời tục tĩu trong khi Tòa phán quyết. Có 30 Chánh án trong Tòa Án thứ 12 trong hệ thống các tòa án, nhưng từ năm 1999, theo hồ sơ thì Rozak đã phạt tù hơn 1/3 số người bị phạt vì “coi thường Tòa án”.

Trong khi các Chánh án thường bỏ tù những người coi thường trát tòa hay lệnh của tòa án hay đến trước tòa trong tình trạng say sưa, hay dưới ảnh hưởng của ma túy, thì những án phạt của Rozak lại có khuynh hướng về những tác phong không thuộc loại tội ác.

Các ông Tòa được quyền rộng rãi xét xử theo ý của mình, coi thường tòa án được định nghĩa là những hành động gây khó khăn, trở ngại, hay cản trở Tòa trong việc thi hành công lý hay làm giảm quyền hành và uy tín của Tòa. Chừng nào mà án phạt không quá 6 tháng tù thì trường hợp đó không cần xét lại – trừ khi kẻ vi phạm chống án lên tòa cao hơn.

Adam Samaha, giáo sư luật tại đại học Chicago, nói rằng: “Chúng tôi muốn các ông Tòa có thể điều hành phòng xử án, nhưng chúng tôi có vài quan tâm trong trường hợp sự coi thường phạm đến cá nhân ông Tòa, các ông Tòa có thể phản ứng quá nghiêm khắc. Sự coi thường xảy ra ngay vào mặt ông Tòa thì thường sẽ gây nên một phản ứng xúc cảm”.

Những quan sát viên mô tả Chánh án Rozak là người rất nghiêm ngặt về các tác phong trong Tòa, điều này rất thông thường trong các tòa trong vài thập niên trước. Các luật sư bào chữa nói rằng Rozak “cứng rắn nhưng công bình” và đặc biệt là những phiên xử của ông ta rất trật tự. Rozak đã được bầu năm 2000 và 2006, cả hai lần đều với sự tiến cử của luật sư đoàn tiểu bang.

Luật sư bào chữa ở Joliet, David Carlson, nói: “Tôi nghĩ rằng ông ta thật tuyệt vời – ông ta hiểu thế giới lập thành như thế nào, chúng tôi đã xử một vài những tội ác nghiêm trọng nhất trong Tòa này, cho nên tôi nghĩ cần phải có sự nghiêm túc và đúng nghi thức trong Tòa

Trong năm nay đã có 5 vụ phạt về tội coi thường Tòa Án bởi các Chánh án của Hạt Will. Bốn trong 5 trường hợp này là do Chánh án Rozak phạt, kể cả trường hợp của Derrick Lee, một người ở Joliet đã “chống lại” không chịu ngồi xuống khi các phụ tá cảnh sát trưởng ở trong Tòa ra lệnh, lại còn to tiếng trong Tòa và gọi Chánh án Rozak là “ông trùm” (boss) ... Lee, cũng đang bị xử về tội không tuân trát tòa, bị phạt tù 30 ngày nhưng, sau khi xin lỗi Chánh án, đã được thả ra hai ngày sau đó.

Lệnh của Rozak phạt Williams 6 tháng tù vì hắn ta “giơ hai tay lên trời đồng thời ngáp rất lớn” làm cho Chánh án phải “ngừng lại trong khi phán quyết.”

Những người bị xử trong các tòa án khác của Hạt Will thường nhận án phạt ít nghiêm khắc hơn dù trong những vụ có vẻ xúc phạm hơn. Trong phiên tòa của Chánh án Richard Schoensted năm ngoái, một phụ nữ gây rối trong khi các luật sư đưa những lý lẽ cuối cùng (closing arguments), khi bị kéo ra ngoài thì bà ta đã hét lên những lời tục tĩu, nên bị cảnh sát vật đè xuống sàn nhà; và tiếp tục gây rối khi đưa trở lại trước ông Tòa. Hồ sơ ghi, bà ta bị án phạt tù 7 ngày vì tội coi thường Tòa án.

Trong 10 năm qua, Chánh án Rozak đã tuyên phạt tù nhiều người đến xem tòa xử hơn mọi ông Tòa khác trong Hạt Will vì vi phạm luật dùng điện thoại cầm tay trong tòa. Năm 2003 - một người gọi ông Tòa là “con lừa”, sau khi Chánh án Rozak ra lệnh cho hắn phải nộp chiếc điện thoại của hắn reo chuông trong Tòa, đã bị phạt 10 ngày tù nhưng được thả ra ngày hôm sau, sau khi xin lỗi vị Chánh án.

Ba năm sau, một người hai lần từ chối không nộp chiếc điện thoại của hắn reo chuông trong Tòa và rồi điện thoại của hắn lại reo ngay trước mặt Chánh án, không chịu đưa điện thoại cho ông Rozak. Hắn ta cũng bị 6 tháng tù, nhưng được giảm xuống còn 18 ngày sau khi xin lỗi cùng vị Chánh án đó.

Trần Chung Ngọc lược dịch

[Source: Judge sentences man to 6 months in jail for yawning

http://www.chicagotribune.com/news/local/chi-jailed-for-yawning-10-aug10,0,3679452.story?track=rss ]

 

Vài Lời Bình Luận Của TCN:

Trước đây, tôi đã viết một bài phân tích chi tiết về “vụ Án Nguyễn Văn Lý”, dựa trên những sự kiện, xin đọc: http://giaodiemonline.com/2007/04/vuan.htm

Trong bài trên, chúng ta nên để ý là những người bị Chánh án Rozak phạt tù về tội coi thường Tòa Án (contempt of court) chỉ là những người thường đến dự khán phiên tòa, chứ không phải là những bị can đang bị tòa xử xét vì một tội danh nào đó.

Tưởng chúng ta cũng nên nhắc lại thế nào là “coi thường Tòa Án”. Wikipedia encyclopedia giải thích như sau:“Không tuân lệnh tòa, xúc phạm quan tòa” là phán quyết của tòa án trong bối cảnh của một cuộc xử án đối với một cá nhân bị coi là xúc phạm tòa, sự diễn tiến của tòa, và những quyền lực đã được trao cho tòa.Đó là biện pháp của quan tòa để áp đặt trên một cá nhân vì những hành động quá độ, một cách bừa bãi để làm rối loạn sự diễn tiến bình thường của cuộc xử án. Bị cho là “Không tuân lệnh tòa, xúc phạm quan tòa” khi không tuân theo lệnh hợp pháp của tòa, tỏ sự bất kính đối với quan tòa, làm rối loạn cuộc xử qua những tác phong tầm thường. Một quan tòa có thể áp đặt những hình phạt như là phạt tiền hay giam tù người nào có tội “Không tuân lệnh tòa, xúc phạm quan tòa” . (Contempt of court is a court ruling which, in the context of a court trial or hearing, deems an individual as holding contempt for the court, its process, and its invested powers.It is the highest remedy of a judge to impose sanctions on an individual for acts which excessively or in a wanton manner disrupt the normal process of a court hearing.A finding of contempt of court may result from a failure to obey a lawful order of a court, showing disrespect for the judge, disruption of the proceedings through poor behavior A judge may impose sanctions such as a fine or jail for someone found guilty of contempt of court.)

Bây giờ mời quý vị hãy xem một đoạn Video về một số cử chỉ, hành động hung hăng ồn ào của “Chúa thứ hai” Nguyễn Văn Lý trước tòa án:

http://www.youtube.com/watch?v=pNoKmfxLia8&feature=related

Chúng ta nên nhớ “Chúa thứ hai” Nguyễn Văn Lý là một bị can đang bị xét xử trước Tòa chứ không phải là người đến xem xử. Vậy thì những cử chỉ hành động hung hăng hét to những lời xúc phạm của “Chúa thứ hai” Nguyễn Văn Lý có phải là “coi thường Tòa Án” không, và coi thường ở mức độ nào. Một phụ nữ gây rối trong tòa án Mỹ cũng bị cảnh sát vật đè xuống sàn nhà, vậy một bị can như “Chúa thứ hai” Nguyễn Văn Lý mà có những cử chỉ hành động hét to những lời xúc phạm trong Tòa thì việc bịt miệng đã là quá nhân nhượng rồi. Hèn gì chính Vatican cũng "không thèm" can thiệp !

Đối với tôi, bỏ ra ngoài những kẻ ngu đạo cuồng tín thấp kém, thì bất cứ một người trí thức nào, dù người đó là ai, mà ủng hộ tác phong của “Chúa thứ hai” Nguyễn Văn Lý, cho rằng những cử chỉ, hành động hung hăng, hét to những lời xúc phạm của “Chúa thứ hai” Nguyễn Văn Lý trước Tòa là những “tiếng nói dân chủ”, là “quyền tự do phát biểu ý kiến”, hay với bất cứ lý do nào khác, đều thuộc loại “bất lương trí thức” cả. Amen !.

 

Các bài thời sự cùng tác giả:


Bang Giao "Bắc Kinh-Vatican" (?) Một Kinh Nghiệm Quý Giá Cho Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
Chống Cộng Theo Gương David (Trần Chung Ngọc)
Chủ Nghĩa Khủng Bố và Diệt Chủng (Trần Chung Ngọc)
Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar
DÆ° Luận Quần ChĂºng
Ma Quân Quấy Nhiễu Sư Tăng - Nhưng Thất Bại (Trần Chung Ngọc)
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM - 2 (Trần Chung Ngọc)
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM - 3 (Trần Chung Ngọc)
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM -1 (Trần Chung Ngọc)
Một trong ba thứ (Trần Chung Ngọc)
NED và Lê Quốc Quân
NGÀY 30/4/1975 (Trần Chung Ngọc)
Ngáp Lớn Trong Tòa Mỹ Bị Tù - Còn Nguyễn Văn Lý ? (Trần Chung Ngọc)
Nhân chuyện ông Triết đi Mỹ
Nhân Quyền của Mỹ & Dự Luật H.R. 3096 (Trần Chung Ngọc)
Nhũng Điều Tưởng Tượng Điên Rồ Của Bộ Giáo Dục Texas (Geoffrey R. Stone)
Những Người Máy Chống Cộng (Trần Chung Ngọc)
Nước Mỹ - Nhân Quyền - Việt Nam - 1 (Trần Chung Ngọc)
Nước Mỹ - Nhân Quyền - Việt Nam - Phần 2: Tội ác chiến tranh (Trần Chung Ngọc)
Phải Chăng Chiếc Khăn Quàng Là Giải Pháp Cho Tòa Khâm Sứ? (Trần Chung Ngọc)
Richard Dawkins: Haiti Và Sự Đạo Đức Giả ... (Trần Chung Ngọc)
Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 3. Về Chiến Tranh Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 3. Về Lá Cờ Vàng (Trần Chung Ngọc)
Thử Phân Tích Vài Đoạn Trong Bài Diễn Văn Nhậm Chức (Trần Chung Ngọc)
Tâm Thư Gửi Những Ai Quan Tâm (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Lại Việt Nam ? (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Thần? (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn về Chống Cộng (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn Xung Quanh Chuyến Về Việt Nam Thứ Tư Của Tôi (Trần Chung Ngọc)
Viết Mà Chơi - Ai Chống Cộng Và Ai Không Chống ? (Trần Chung Ngọc)
Vài Nhận Định Khi Đọc Lời Phát Biểu Của Ông Ngô Quang Kiệt (Trần Chung Ngọc)
Vài Ý Kiến Về Vấn Đề Bang Giao Với Vatican (Trần Chung Ngọc)
Vấn Đề Nhân Quyền Trước Luật Pháp Quốc Gia (Phúc Lâm sưu tầm)
Đôi Hàng Về Chuyện Cờ Vàng Cờ Đỏ (Trần Chung Ngọc)
ĐĐ Thích Nhật Từ và Xóm Đạo (Trần Chung Ngọc)
“Religulous” Điểm Phim Cuối Tuần (Trần Chung Ngọc)

 

Trang Trần Chung Ngọc