CHƯƠNG TRÌNH “CỨU RỖI” CỦA CHÚA GIÊ-SU

& NGƯỜI KI-TÔ-GIÁO VIỆT NAM

[Một Khảo Luận Dựa Trên Cuốn “Thánh Kinh”]

Trần Chung Ngọc

ngày 13 tháng 12, 2008

Trước khi đi vào phần khảo luận, chúng ta cần phải biết người Ki-Tô-Giáo [Công giáo và Tin lành] tin tưởng vào cái gì khi theo đạo Giê-su (Jesuism). Chẳng cần phải nói ai cũng biết là họ tin tưởng vào ơn “cứu rỗi” của con một người thợ mộc Do Thái, người mà họ cho là Chúa, Giê-su .

Vậy trước hết chúng ta cần tìm hiểu tại sao nhân loại lại cần đến ơn “cứu rỗi” của Chúa Giê-su? Đây là câu hỏi mà người ta đã đặt cho Giáo Hoàng John Paul II. Thật vậy:

Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, xuất bản năm 1995, trang 76, để trả lời câu hỏi “Tại sao nhân loại cần cứu rỗi?”, giáo hoàng John Paul II đã trích dẫn một câu trong Phúc Âm, John 6: 13, làm luận điểm giải thích, “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”. Câu trên không phải là lời giải thích cho câu hỏi “Tại sao nhân loại cần đến sự cứu rỗi?” mà là một khẳng định về đức tin Công giáo gồm có hai mặt: 1) huyễn hoặc những người nhẹ dạ cả tin, mê mẩn về một sự sống đời đời, sau khi chết, ở trên một thiên đường giả tưởng, bằng cách tin vào một nhân vật đầy tính chất huyền thoại do nền thần học Ki Tô Giáo tạo dựng lên; và 2) hù dọa những người đầu óc yếu kém về một sự luận phạt phi lý và hoang đường nếu họ không chịu nhắm mắt mà tin.

Điều này thật là rõ ràng vì, tháng 7, 1999, Giáo Hoàng John Paul II, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, đã phải thú nhận là “không làm gì có thiên đường trên các tầng mây” (Heaven is not a physical place above the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế” (Hell is not a punishment imposed externally by God).

Phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường trên trời và một hỏa ngục trong lòng đất, Giáo Hoàng cũng đã phủ nhận luôn sự cứu rỗi và luận phạt của Chúa, một sự hứa hẹn thuộc một đời sau do đó không ai có thể kiểm chứng, và một sự đe dọa cùng loại, hoang đường, mà giáo hội vẫn tiếp tục dùng cho tới ngày nay để nhốt tín đồ vào trong vòng sợ hãi và mê tín. Đa số tín đồ Công giáo không biết đến sự phủ nhận thiên đường và hỏa ngục của Giáo Hoàng. Một số thuộc hạ của Giáo Hoàng giải thích để biện hộ cho Giáo Hoàng: che dấu sự thực là điều cần thiết để giữ đức tin của tín đồ, để cho niềm tin của họ khỏi bị chao đảo. Người ngoài giáo hội thì cho đó là hành động bất lương trí thức (intellectual dishonesty), vì giáo hội đã biết là không làm gì có thiên đường hay hỏa ngục, mà vẫn dụ tín đồ bằng cái bánh vẽ cứu rỗi, và hù dọa họ bằng một hỏa ngục giả tưởng.

Phân tích ra thì câu John 3: 16 ở trên: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời., và câu tiếp theo, John 3: 18: “Người nào không tin vào Giê-su thì đã bị đầy đọa rồi, vì người đó không tin vào đứa con duy nhất của Thượng đế”, theo tôi, là những câu vô nghĩa và bậy bạ nhất trong Tân Ước vì những câu này chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giê-su mà thôi. Thật vậy, chỉ có những người sinh sau Giê-su mới có thể biết đến Giê-su và tin Giê-su để không bị luận phạt và có cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên sau khi chết. Như được viết rõ trong Tân Ước, ngay cả bố mẹ Giê-su là Joseph và Maria, cùng các em trai em gái Giê-su cũng không tin Giê-su là đấng cứu thế, trái lại còn cho là Giê-su có đầu óc bất bình thường (out of his mind), cho nên chắc chắn là họ đều bị Giê-su luận phạt và đày đọa xuống hỏa ngục vĩnh viễn? Lịch sử loài người đâu chỉ bắt đầu từ khi Giê-su 30 tuổi. Ấy thế mà vẫn có vô số người tin vào những cái câu nhảm nhí này mà lại còn thường mang nó ra mà trích dẫn trên một số diễn đàn của các giáo dân Ki Tô Giáo ở hải ngoại. Thật là tội nghiệp.

Nếu giáo hoàng John Paul II không chịu giảng “tại sao nhân loại cần cứu rỗi’ mà chỉ nói tầm bậy về một câu tầm bậy trong Tân Ước thì nền Thần học Ki Tô Giáo có thể soi sáng cho chúng ta về vấn đề này.

Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%A9u_r%E1%BB%97i thì:

Trong thần học, sự cứu rỗi là một ý niệm trừu tượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cơ Đốc giáo định nghĩa cứu rỗi là giải cứu khỏi sự câu thúc của tội lỗi và sự đoán phạt để có thể nhận lãnh sự sống đời đời của Thiên Chúa

Ý niệm về sự cứu rỗi lập nền trên sự kiện loài người đang sống trong tình trạng hư mất, vì vậy họ cần được cứu. Theo quan điểm Cơ Đốc, con người bị đặt dưới sự đoán phạt của Thiên Chúa vì cớ nguyên tội (tội tổ tông) mà chúng ta thừa kế từ sự sa ngã của Adam (thừa kế bản chất tội lỗi của Adam sau khi phạm tội), và tội lỗi chúng ta phạm phải trong cuộc sống hằng ngày, để nhận biết rằng mọi người đều đã phạm tội.

Khoan kể đến tất cả những sự vô lý và hoang đường trong lý thuyết thần học trên mà tôi sẽ bàn về sau, hi vọng vào một ơn “cứu rỗi” của Chúa Giê-su bắt nguồn từ một đức tin:

Theo: http://www.gotquestions.org/Christianity.html thì:

Người Ki Tô Giáo tin rằng cuốn Thánh Kinh là những lời linh cảm không thể sai lầm của Thượng đế, và những điều dạy trong đó là quyền năng tối hậu. Tín đồ Ki Tô Giáo tin vào một Thượng đế hiện hữu trong ba nhân vật, Cha, Con (Giê-su Cơ Đốc), và Thánh Linh. Người Ki Tô Giáo tin rằng nhân loại được tạo nên chỉ để có một mối quan hệ với Thượng đế, nhưng tội lỗi đã tách biệt mọi người với Thượng đế. Ki Tô Giáo dạy rằng Giê-su đi trên trái đất, vừa 100% là Chúa, nhưng cũng 100% là người, và chết trên cây thập giá. Người Ki-Tô tin rằng sau khi chết trên cây thập giá, Đức Ki-Tô được chôn, Ông ta lại sống lại, và nay sống bên tay phải của Thượng đế, để mãi mãi làm trung gian hòa giải với Thượng đế cho những tín đồ. Ki Tô Giáo khẳng định rằng cái chết của Giê-su trên cây thập giá là đủ để trả hoàn toàn cái nợ tội lỗi [đối với Thượng đế] của mọi người và điều này đã hồi phục mối quan hệ đã đổ vỡ giữa Thượng đế và con người.

[Christians believe that the Bible is the inspired, inerrant Word of God, and that its teaching is the final authority (2 Timothy 3:16, 2 Peter 1:20-21). Christians believe in one God that exists in three persons, the Father, the Son (Jesus Christ), and the Holy Spirit. Christians believe that mankind was created specifically to have a relationship with God, but that sin separates all men from God (Romans 5:12, Romans 3:23). Christianity teaches that Jesus Christ walked this earth, fully God, and yet fully man (Philippians 2:6-11), and died on the cross. Christians believe that after His death on the cross, Christ was buried, He rose again, and now lives at the right hand of the Father, making intercession for the believers forever (Hebrews 7:25). Christianity proclaims that Jesus’ death on the cross was sufficient to completely pay the sin debt owed by all men and this is what restores the broken relationship between God and man (Hebrews 9:11-14, Hebrews 10:10, Romans 6:23, Romans 5:8).]

Vậy thực chất của ơn “cứu rỗi” là như thế nào và các tín đồ Ki Tô Giáo phải tin như thế nào mới có hi vọng được cứu rỗi. Chúng ta hãy đọc thêm vài câu nói lên đức tin và hi vọng căn bản của người Ki Tô Giáo trong Kinh Tin Kính của các Tông đồ [Apostle’s Creed) :

Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu KiTô là con một Đức Chúa Cha cũng là Chúa chúng tôi…

chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây thánh giá, chết và táng xác,

xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại…

ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.

Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại…

Tôi tin hằng sống vậy.

Đó là căn bản đức tin và niềm hi vọng trong Ki Tô Giáo. Với đức tin này người Ki Tô Giáo hi vọng ở những gì. Vì tin rằng Chúa Giê-su “ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” và tin rằng “xác loài người ngày sau sống lại”, người Công giáo Việt Nam rất hi vọng được Chúa Giê-su, đến ngày phán xét, hóa phép làm cho thân xác của họ, bất kể chết từ bao giờ, chết trên giường bệnh, già, bình thường, hay chết tan xác ngoài mặt trận, sống lại, hợp với linh hồn của họ mà sau khi chết đã được giữ [ai giữ?] trong một kho chứa của Chúa, và rồi, cả hai phần hồn và phần xác, được Chúa cho lên thiên đường để hằng sống, đời đời hầu hạ việc Chúa. Phải nói là “hầu hạ việc Chúa” vì trên thế gian này, người Ki Tô giáo Việt Nam thường tự nhận là tôi tớ, tỳ nữ hầu hạ việc Chúa, đúng ra là hầu hạ các linh mục, mục sư, thì sau khi chết, đến ngày phán xét, lên thiên đường tiếp tục hầu hạ việc Chúa cũng phải thôi.

Đọc về những niềm tin của người Ki-Tô Giáo ở trên chúng ta thấy rõ người Ki Tô Giáo chỉ tin chứ không hiểu. Thật vậy, ngày nay không còn mấy người tin rằng Thượng đế của Ki Tô Giáo đã sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài cách đây khoảng 6 ngàn năm, và trong 6 ngày, và trước những bằng chứng bất khả phủ bác của khoa học về sự tiến hóa của con người mà chính Giáo hoàng John Paul II đã phải lên tiếng chấp nhận, cũng chẳng còn mấy người tin vào cái huyền thoại về tội tổ tông.

Chúng ta thấy, thuyết thần học Ki Tô về sự cứu chuộc và cứu rỗi của Chúa Giê-su đặt căn bản trên huyền thoại về tội tổ tông trong Cựu Ước Nhưng ngày nay, trừ những giáo dân ít học và kém hiểu biết, có còn ai tin vào huyền thoại "tội tổ tông" nữa đâu. “Tội Tổ Tông” là một huyền thoại đã lỗi thời, và người nào còn nhắc đến nó, tin nó, chỉ tự chứng tỏ mình là người có đầu mà không có óc, thiếu học vấn [uneducated]. Chứng minh?

Vấn đề là, tất cả các học giả nghiên cứu Kinh Thánh, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô, đều đồng thuận ở một điểm: Ngũ Kinh (5 sách đầu trong Cựu Ước) không phải là do Môi-se viết mà là do nhiều người khác nhau, thuộc nhiều môn phái khác nhau, viết trong khoảng thời gian 400 năm, từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 6 trước thời đại thông thường ngày nay (B.C.E = Before Common Era), hay Trước Tây Lịch (TTL) trong khi Môi-se sống trong khoảng thế kỷ 13 TTL. Giả thử chúng ta chấp nhận là Thượng đế của Ki Tô Giáo “sáng tạo” [sic] ra vũ trụ và thế giới cách đây khoảng 6 ngàn năm, nhưng 2700 năm sau, Thượng đế mới mạc khải cho Maisen (Moses) viết lại tác phẩm sáng tạo của mình, nhưng Maisen lại không phải là tác giả của Ngũ Kinh. Vậy chúng ta phải giải thích làm sao ngoài kết luận là sách Sáng Thế Ký trong Cựu Ước rõ ràng là được viết theo sự hoang tưởng của một số người Do Thái về những hiện tượng xảy ra 3000 năm trước thời đại của họ. Chúng ta nên nhớ, theo Ki Tô Giáo thì Thượng đế “mạc khải” cho Maisen để viết lại Ngũ Kinh, nhưng Ngũ Kinh lại được viết bởi nhiều môn phái khác nhau.

Các môn phái khác nhau đó là :

- Môn phái Yahwistic (viết tắt là J) vì gọi Chúa là Jehovah.

- Môn phái Elohistic (viết tắt là E) vì gọi Chúa là Elohim.

- Môn phái Deuteronomic (viết tắt là D) viết sách Deuteronomy.

- Môn phái Priestly (viết tắt là P) viết sau khi dân Do Thái đi lưu đày (sau 500 TTL).

Thật vậy, nếu đọc kỹ, ông ta phải biết rằng trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 34: 5-7, Môi-se viết về cái chết của chính mình như sau: “Vậy Môi-se, tôi tớ Chúa qua đời trong đất Mô-Áp, như Chúa đã phán. Ngài (tức là Chúa) chôn ông ta (ngôi ba đấy nhé) tại một thung lũng đối ngang...Môi-se qua đời lúc ông ta (ngôi ba đấy) được 120 tuổi ...”

Nếu đúng là Môi-se viết thì ông không thể dùng ngôi ba “ông ta” để chỉ chính ông. Mặt khác, Môi-se sống trong thế kỷ 13 TTL và chỉ sống có 120 tuổi, trong khi Cựu Ước chỉ được viết từ thế kỷ 9 TTL, vậy bằng cách nào mà Môi-se viết Ngũ Kinh? Do đó tất cả những điều viết trong Sáng Thế Ký chỉ là những huyền thoại, đặc biệt là huyền thoại về “tội tổ tông”. Trước những kết quả nghiên cứu Thánh Kinh bất khả phủ bác của giới học giả, huyền thoại về “tội tổ tông” đã không còn một giá trị trí thức nào ngay trong giới lãnh đạo của Ki Tô Giáo. Chúng ta hãy đọc vài tài liệu về “tội tổ tông” của giới trí thức Tây phương.

Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma dưới triều đại giáo hoàng John XXIII (Professor at the Pontifical Biblical Institute of Rome, served in the Vatican under Pope John XXIII), đã viết trong cuốn “Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ của Giáo Hội Rô-Ma” (The Decline and Fall of the Roman Church) như sau, trang 230:

Giáo Hoàng John XXIII nói trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11 tháng 10, 1962, rằng “những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng… Nhưng nếu Roncalli (John XXIII) không thấy là điều giảng dạy mới của mình dẫn tới đâu, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy. Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác.

(Martin, Malachi, The Decline and Fall of the Roman Church, p. 230: Pope John XXIII told the opening session of his council on October 11, 1962, that “false doctrines and opinions still abound,” but that “today men spntaneously reject” them… But if Roncalli did not see where his new teaching was leading, hundreds of theologians and bishops did. In the sixties and the seventies after Roncalli’s death, they drew these conclusions and abandoned belief in original sin, in the Devil, and in many other fundamental doctrines.)

Giám mục John Shelby Spong viết trong cuốn “Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hoặc Chết” [Why Christianity Must Change or Die]:

Thuyết Tiến Hóa làm cho Adam và Eve trở nên may nhất là những nhân vật theo truyền thuyết. Thuyết Tiến Hóa không dễ gì cho tổ chức tôn giáo chấp nhận, và ngày nay vẫn còn những tiếng nói cất lên từ những miền hẻo lánh của thế giới để chống đối thuyết này. Những tiếng nói này sẽ không bao giờ thành công. Nhân loại rõ ràng là tiến hóa theo một quá trình trải dài từ 4 tỷ rưỡi đến 5 tỷ năm. Không làm gì có hai cha mẹ đầu tiên (nghĩa là Adam và Eve. TCN), và do đó cái hành động bất tuân lúc đầu của hai bậc cha mẹ đầu tiên không thể nào có ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại. Do đó cái huyền thoại về tội tổ tông đã bị một đòn khai tử, và cái câu chuyện vững chắc về sự cứu rỗi do những người bảo vệ Ki-tô giáo dựng lên qua nhiều thời đại đã bắt đầu chao đảo.

(The theory of evolution made Adam and Eve legendary at best. Evolution was not easy for the religious establishment to accept, and still voices are raised today in remote areas of the world to resit it. Those voices will never succeed. Human life clearly evolved over a four-and-a-half-to-five-billion-year process. There were no first parents, and so the primeval act of disobedience on the part of first parents could not possibly have affected the whole human race. The myth was thus dealt a blow, and the monolithic story of salvation built by Christian apologists over the age began to totter.)

Và chính Giáo Hoàng John Paul II cũng đã phát biểu năm 1996:

Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần... Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết.

(The human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution...Fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis).

Đọc thêm các tác phẩm nghiên cứu của một số vị trong hàng giáo phẩm Công Giáo cũng như Tin Lành, chúng ta thấy rõ một số đã biểu lộ sự lương thiện trí thức của họ trước những sự kiện khoa học không ai có thể phủ nhận qua những nhận định như sau:

Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong đã cho rằng vai trò Chúa Cứu Thế của Chúa Giê-su cần phải dẹp bỏ, xin đọc: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php :

“Không có bất cứ một hình ảnh nào dùng để giải thích về nhân vật Giê-su đáng được tồn tại. Hình ảnh hiển nhiên nhất để loại bỏ trong đầu óc tôi có lẽ cũng là cái hình ảnh cổ xưa nhất về mọi diễn giải về Giê-su. Đó là cái hình ảnh của Giê-su như là “đấng thần linh cứu thế” (the divine rescuer).”.

Và Linh mục Công giáo James Kavanaugh cho rằng “ơn cứu rỗi” chỉ là một huyền thoại , xin đọc: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php :

“Nhưng đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ, chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).

Tôi chấp nhận sự kiện là Giê-su đã chết, và ngay cả đã bị đóng đinh trên thập giá. Nhưng tôi không thể chấp nhận cái huyền thoại là cái chết của ông ta là để chuộc tôi cho tôi. Huyền thoại “cứu rỗi” (The salvation Myth) trong Tân ước chỉ là một cách diễn giải. Đó là một huyền thoại của thời bán khai, bản chất của nó giống như những huyền thoại của các dân tộc bán khai ở khắp nơi, nhưng nó hoang đường và độc ác hơn hầu hết các huyền thoại khác. (But it is more unbelievable and more cruel than most myths).”

Như vậy, “ơn cứu rỗi của Chúa Giê-su” chẳng qua chỉ là một cái bánh vẽ trên trời (A pie-in-the-sky = từ của Mục sư Ernie Bringas) mà Ki Tô Giáo vẫn còn dùng làm mồi để nhử những đầu óc ngu ngơ ngốc nghếch. Đúng vậy, nếu đã không có gì có thể gọi là “tội tổ tông” thì vai trò chuộc tội và cứu rỗi của Giê-su chỉ là luận điệu thần học bịp bợm của các giáo hội Ki Tô, và riêng đối với Công giáo thì tín lý tuyên dương bà Mary, mẹ của Giê-su, là “Mẹ Thiên Chúa”, “Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội” v..v.. cũng chỉ là những mánh mưu thần học của Công giáo để mê hoặc đám tín đồ vốn không có mấy đầu óc.

Theo lý thuyết thần học thì con người ở trong tình trạng hư mất, vì tội lỗi đã tách biệt con người với Thượng đế, và cái chết của Giê-su trên cây thập giá là đủ để trả hoàn toàn cái nợ tội lỗi [đối với Thượng đế] của mọi người và điều này đã hồi phục mối quan hệ đã đổ vỡ giữa Thượng đế và con người. Và người nào chỉ cần tin vào Giê-su, siêng năng cầu nguyện Chúa [“cầu ngày không đủ, tranh thủ cầu đêm, cầu thêm ngày chủ nhật” như ở Tòa Khâm Sứ hay Ấp Thái Hà, hay trong các xóm đạo Việt Nam], thì sau khi chết sẽ được “cứu rỗi”, nghĩa là sẽ không còn bị Thượng đế đoán phạt và sẽ nhận được sự sống đời đời của Thượng đế.

Tuy nhiên, về phương diện lý luận thì chúng ta cần đặt vài vấn đề: Nếu cho rằng vì tội lỗi mà con người đã tách biệt với Thượng đế thì đúng ra, với lương tri con người, chúng ta phải nói rằng: chính những tội lỗi của Thượng đế đối với con người đã làm cho Thượng đế tách biệt với con người, và lẽ dĩ nhiên chúng ta không có mắc cái nợ “tội lỗi” đối với Thượng đế mà là ngược lại. Chúng ta không có tội lỗi gì với một Thượng đế không ai biết, không ai nhìn thấy, không ai có thể mô tả hình dáng như thế nào v..v.. Một khi đã không còn cái gì có thể gọi là “tội tổ tông” thì nếu chúng ta có phạm phải tội lỗi thì đó là những tội lỗi đối với đồng loại. Trên thế giới ngày nay có hơn 6 tỷ người. Một Thượng đế có khả năng rình mò từng “tội lỗi chúng ta phạm phải trong cuộc sống hằng ngày” để quyết định luận phạt là chuyện tiếu lâm, không tưởng, chỉ để hù dọa trẻ con, nhưng nó lại nằm trong nền thần học Ki Tô Giáo. Trong khi đó thì chính các tội lỗi của Thượng đế đối với nhân loại lại tràn ngập thế gian như được viết trong Thánh Kinh. Trong chúng ta, có ai phạm phải những tội vô cùng tàn nhẫn, ác độc như Thượng đế trong Thánh Kinh. Vậy thì chính Thượng đế phải xưng tội và sám hối với chúng ta chứ không phải là ngược lại.. Quý vị nào không đồng ý xin mời lên tiếng.

Có bao nhiêu tín đồ Ki Tô Giáo biết rằng trong Cựu Ước, Thượng đế, Cha hờ của Giê-su, hay chính là Giê-su [theo lý thuyết thần học “tam vị nhất thể”] đã nhiều lần ra lệnh hay đích thân giết người tập thể (mass killing) vô số người vô tội: đàn ông, đàn bà, trẻ con, [con số lên đến hàng nhiều triệu] và hủy diệt nhà cửa, thị trấn, và các tôn giáo khác [How many Christians know that in the Old Testament, there are many examples of their God ordering or personally murdered innocent men, women, and children, along with the destruction of buildings, cities, and other religions?]. Thượng đế đã giết bao nhiêu người vô tội? Có những cuộc tàn sát do chính Thượng đế ra tay nhưng không ai có thể đếm được số nạn nhân. Con số mà người ta có thể đếm được trong Thánh Kinh là 2,270,365+ [hơn 2 triệu 2 trăm 70 ngàn 3 trăm 65 người,] gồm cả đàn bà và trẻ con, đó là chưa kể số người chết không thể đếm được trong nạn Hồng Thủy, trong thành Sodom và Gomorrah v..v.. hay trong các bệnh truyền nhiễm như dịch hạch mà Thiên Chúa đã gây nên, trong khi Satan chỉ giết có 10 người. [Posted By Steve Wells at 8/09/2006 : Who has killed more, Satan or God? In a previous post, I counted the number of people that were killed by God in the Bible. I came up with 2,270,365, which, of course, greatly underestimates God's total death toll, since it only includes those killings for which specific numbers are given. No attempt was made to include the victims of Noah's flood, Sodom and Gomorrah, or the many plagues, famines, fiery serpents, etc., with which the good book is filled. Still, 2 million is a respectable number even for world class killers. But how does this compare with Satan? How many did he kill in the Bible? Well I can only find ten, and even these he shares with God, since God allowed him to do it as a part of a bet. I'm talking about the seven sons and three daughters of Job. ]

Chúng ta hãy kể sơ sơ thêm vài tội ác của Thượng đế [God] trong vô số những hành động mà Thượng đế đã làm như được viết trong Kinh Thánh:

- God đòi hỏi và chấp nhận giết người để tế Thiên Chúa (Leviticus 27; Judges 11; 2 Samuel 21).

- God giết đứa con đầu lòng trong mọi gia đình Ai Cập và cả những con vật đầu lòng của các súc vật mà ngưởi Ai Cập nuôi (Exodus 12)

- God chấp nhận nô lệ (Exodus 21; Leviticus 25)

- God chấp nhận việc bán con gái làm nô lệ (Exodus 21)

- God ra lệnh giết các phù thủy và những kẻ lạc đạo (Exodus 22)

- God xử chết những người vi phạm ngày lễ Sabbath (không nghỉ làm việc ngày thứ Bảy) (Exodus 31)

- God giết 70000 người trong một dịch hạch do chính God tạo ra (2 Samuel 24)

- God cho 2 con gấu cắn nát 42 đứa trẻ vì chúng chế diễu nhà tiên tri Elisha (2 Kings 2)

- God tạo ra hồng thủy giết chết mọi người và mọi sinh vật, chỉ chừa lại gia đình tên say rượu Noah và giống vật mỗi thứ một cặp, vì Chúa thấy loài người, do chính Chúa “sáng tạo” ra theo hình ảnh của God và giống như God, tội lỗi (Genesis 6) [Dưới con mắt cận thị của God thì con người sa ngã, mang tội với God, do đó God tạo ra Hồng Thủy để giết hại hầu hết loài người. Nhưng thử hỏi, tại sao God lại giết tất cả mọi sinh vật hoàn toàn vô tội, gồm có nhiều triệu chủng loại khác nhau, khi chúng do chính God “sáng tạo” ra và không hề làm điều gì trái với ý của God?]

- God ra lệnh giết vợ con, anh em nếu họ theo tôn giáo khác (Deuteronomy 13)

- God xử chết những đứa trẻ nào không cắt miếng da đầu dương vật (Genesis 17)

Trên đây chỉ là vài trường hợp điển hình về những tội ác của Thượng đế của Ki Tô Giáo [God] đối với nhân loại và cả với các sinh vật trên trái đất. Trong Kinh Thánh còn vô số trường hợp khác God đã hoặc đích thân ra tay, hoặc ra lệnh thực thi những cuộc tàn sát hàng loạt (mass killing). Quý độc giả nên tin rằng, tôi có thể liệt kê ít nhất là năm trăm (500) hành động tương tự của God Cha (Jehovah) và God Con (Giê-su) trong Kinh Thánh, chưa kể đến những hành động khủng khiếp mà hai God này sẽ làm trong ngày tận thế [Xin đọc bài “Ngày Tận Thế Của Ki-tô Giáo” trên trang nhà Sách Hiếm: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN45.php ]

Từ những sự kiện trên trong Thánh Kinh, chúng ta hãy tự hỏi, tại sao chúng ta lại phải mang cái “tội lỗi đã tách biệt mọi người với Thượng đế”, và vấn đề là, chúng ta có nên lấy làm vinh hạnh không khi tin rằng chúng ta được sáng tạo ra bởi một Thượng đế ác ôn như vậy, và dù có vậy đi chăng nữa, thì chúng ta có nên xa lánh, tách biệt khỏi ông ta hay không? Ai nói “không”, xin mời lên tiếng.

Cũng vì vậy mà một học giả Ki-tô Mỹ, Lloyd M. Graham, đã đưa ra một nhận định sâu sắc:

"Chúa Ki Tô [Giê-su] cầu nguyện (Chúa Cha): "Cha hãy tha thứ cho họ vì họ không biết là họ đang làm gì"… Nếu cái tên Ki Tô không biết gì về siêu hình học này (Giê-su) mà có chút kiến thức nào về luật nhân quả, thì lời cầu nguyện của hắn phải đọc ngược lại – “Con người, hãy tha thứ cho Thượng đế [God], vì ông ta không biết là ông ta đã làm gì.” Tất cả cuộc sống đều chứng tỏ cái sự kiện thê thảm này, cho nên vấn đề không phải là Thượng đế có tha thứ cho tội lỗi của con người hay không, mà là con người có thể tha thứ cho sự độc ác của Thượng đế hay không? (Lloyd M. Graham, Deceptions & Myths of the Bible, p.425: Christ prayed: "Father forgive them for they know not what they do."… Had this metaphysically ignorant Christ possessed any knowledge of Causation, his prayer would read in reverse – “Man, forgive God, for he knows not what he does.” All life attests this tragic fact, so the question is not, will God forgive man for his sins? but can man forgive God for his cruelty? )

Graham viết: Tất cả cuộc sống đều chứng tỏ sự kiện thê thảm này [nghĩa là Thượng đế không biết là ông ta đã làm gì]. Tại sao?

Vì có một câu hỏi mà không một người Ki Tô Giáo nào có thể trả lời thỏa đáng nếu không phải thuộc loại mù lòa tin bướng tin càn: Thượng đế là bậc toàn năng, toàn trí v..v..., vậy Ngài có cả triệu phương cách khác nhau để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn để chúng ta sống trên đó. Tại sao Ngài lại chọn để tạo ra một thế giới vô nhân tính (thiên tai), tàn nhẫn (bệnh tật), độc hại (chiến tranh), đầy những sự xấu, ác v..v..? Có phải rằng thực tế đã chứng minh rằng không thể nào có một Thượng đế toàn năng hay toàn trí? Và nếu có một Thượng đế đã tạo ra một thế giới như vậy thì chúng ta cần phải lên án, không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.

Chúng ta hãy bỏ qua những luật của Thượng đế mà ngày nay chẳng có ai tuân hành, kể cả những người Ki-tô Giáo, nhất là luật nghỉ ngày thứ Bảy, mà chỉ nhìn vào những vật sáng tạo của Thượng đế. Chúng ta thấy gì? Hãy bỏ qua vũ trụ rộng lớn khoảng 13.7 tỷ năm ánh sáng mà nhiều khoa học gia đã tìm hiểu, chỉ nhìn vào trái đất mà chúng ta đang sống trên đó, chúng ta có thể đánh giá một cách khá chính xác những thứ mà Thượng đế cho là rất tốt đẹp, nhất là loài người, được Thượng đế tin là sẽ tái tạo đạo đức sau cơn Hồng Thủy.

Trước hết, trên trái đất có những sa mạc nóng như thiêu đốt, những miền băng giá lạnh buốt, những rừng rú đầy chướng khí, những vùng sình lầy đầy cá sấu v..v.. mà không có ai có thể sống một cách tự nhiên, thoải mái trong các vùng đó. Rồi thì có những con ác thú, rắn rết, bọ cạp, ruồi muỗi, và hàng triệu loại sâu bọ khác nhau. Mục đích sáng tạo ra một thế giới như vậy để làm gì, hiển nhiên không phải là để giúp con người mà là hại con người.

Thứ đến, thiên tai đầy rẫy: cháy rừng, núi lửa, động đất, bão tố, cuồng phong, hạn hán, lụt lội, nạn đói v..v.. Rồi thì biết bao chứng bệnh hiểm nghèo điển hình là bệnh hủi, ung thư, AIDS v..v.. và sau cùng, có những đứa bé sinh ra là quái thai, mù, điếc, bị những khuyết tật, dị tật bẩm sinh v..v.. Tất cả những sự “xấu” như trên đã tàn phá không ít đời sống của con người, tác phẩm ưng ý nhất của Thượng đế.

Có nhà thần học Ki-tô nào, chuyên nghiệp cũng như mới tập sự, có thể giảng cho tôi hiểu có cái gì đáng giá trong những sản phẩm sáng tạo của một “Thượng đế quá thương yêu thế gian..” như trên, và những thứ đó có ích gì cho nhân loại? Hay đó là những “kế hoạch mầu nhiệm” của Thượng đế mà đầu óc con người không thể nào hiểu nổi, theo như luận điệu lừa dối của giới truyền đạo trước đám tín đồ đầu óc thấp kém? Thượng đế của Ki-tô Giáo, nếu có, tuyệt đối không phải là “quá thương yêu thế gian” như những nhà truyền đạo tập sự quảng cáo, mà thực chất chỉ là một kẻ rất thích thú trong cuồng bạo (sadist), thích thú trước những sự bạo tàn, giết chóc do chính mình “sáng tạo” ra. Đọc kỹ Kinh Thánh, nhất là Cựu Ước, chúng ta thấy rõ điều này.

Trên đây chỉ là những sự “xấu” về vật chất mà Thượng đế đã “sáng tạo” ra để phục vụ con người, vì Ngài đã “quá thương yêu thế gian” [sic], theo như niềm tin của những người có đầu mà không có óc. Bây giờ, chúng ta hãy xét đến những sự “xấu” thuộc lãnh vực tinh thần, tâm linh của loài người. Vì con người được tạo ra theo hình ảnh của Thượng đế và giống như Thượng đế cho nên chúng ta thấy trong loài người tất cả những “đức tính” của Thượng đế như: ích kỷ, tham lam, sân hận, si ngốc, ganh ghét, ghen tuông, hèn nhát, độc ác, lừa bịp, xảo quyệt v..v…. Sau khi phải dùng đến phương tiện đất sét để tạo nên Adam theo hình ảnh mình và giống như mình, Thượng đế xoa tay tự khen “very good”. Nhưng “very good” như thế nào? Tác phẩm đầu tay của Thượng đế là Adam và Eve, nhưng Adam và Eve lại coi lời của Thượng đế như không có. Ngay thế hệ đầu, Cain và Abel đều là con của Adam và Eve, nhưng vì sự bất công, thiên vị của Thượng đế [Thượng đế thích phần thịt mỡ có nhiều chất béo và cholesterol của Abel dâng, và chê phần rau trái của Cain], Cain đã giết ngay người em ruột của mình, sau đó loạn luân với mẹ Eve để sinh con đẻ cái. Cain chính là hình ảnh của Thượng đế, giống như Thượng đế, như mục đích tạo ra loài người của Thượng đế. Vậy thì tốt đẹp ở cái chỗ nào? Ai bảo tốt đẹp ở chỗ nào? Xin lên tiếng. Trên thực tế, về vấn đề tâm linh, vì tin vào hai cha con một Thượng đế ác ôn như vậy cho nên Giáo hội Công giáo đã gây ra bao nhiêu cảnh máu đổ thịt rơi của đồng loại, qua những núi tội ác như Thánh Chiến, Tòa án Xử Dị Giáo, săn lùng phù thủy và lạc đạo để tra tấn và thiêu sống v…v….

Từ những sự kiện lịch sử này mà Denis Diderot (1713-1784), Khoa học Gia Pháp, đã nhận định: “Ki-Tô giáo dạy chúng ta phỏng theo một vị Thiên Chúa độc ác, ngấm ngầm, ghen tuông, và không thể nguôi trong những cơn phẫn nộ của ông ta” (The Christian religion teaches us to imitate a God that is cruel, insidious, jealous, and implacable in his wrath); và Thomas Paine (1737-1809), triết gia Anh, cũng có một nhận định tương tự: “Tin vào một Thiên Chúa độc ác làm cho con người thành độc ác” (Belief in a cruel god makes a cruel man.). Vậy chúng ta hãy tự hỏi: Tại sao chúng ta lại phải có mặc cảm tội lỗi đối với một Thiên Chúa mà bản chất độc ác và tính tình xấu xa, kém hẳn những người thường như chúng ta như vậy?

Nếu Thiên Chúa của Ki-tô Giáo thực sự hiện hữu và có những thuộc tính toàn năng, toàn trí như người Ki Tô Giáo thường tin, thì ai là người có thể bác bỏ những kết luận của các học giả Tây phương về vai trò của Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta ngày nay như sau:

Thứ nhất là “không công bằng” (unfair). Nhìn ra thế giới chúng ta đang sống trên đó, chúng ta thấy tất cả những sự bất công trên thế gian, không chỉ bất công với người ngoại đạo mà còn bất công với chính những tín đồ Ki-tô Giáo ở khắp nơi trên thế giới. Sự bất công của Thiên Chúa, nếu có một Thiên Chúa toàn năng, thật là quá rõ rệt.

Thứ nhì, Thiên Chúa thường xuyên ẩn náu, không bao giờ dám thò mặt ra (hidden).

Thứ ba, Thiên Chúa thường xuyên câm nín, không bao giờ thốt ra lời nào (silent).

Với tất cả những bằng chứng trong cuốn Thánh Kinh cùng với những thực tế chúng ta thấy trong xã hội hàng ngày, James A. Haught đã đưa ra một nhận định bất khả phủ bác trong cuốn 2000 years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, trang 324, như sau:

Qua luận lý, chúng ta có thể thấy quan niệm của giáo hội về một Thiên Chúa ở trên trời với lòng thương yêu vô cùng không đứng vững. Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra muôn loài thì ông ta đã làm ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer), và hội chứng Down (khuyết tật tinh thần). Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo giết những hươu nai. Không có một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy. Nếu một đấng siêu nhiên làm như vậy, ông ta là một con quỷ, không phải là một người cha nhất mực nhân từ.

[Haught, James A., 2000 Years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, p. 324: Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doesn't hold water. If a divine Maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, AIDs, Alzheimer's didease, and Down's syndrome. He madated foxes to rip rabbits apart and cheetahs to slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he's a monster, not an all-merciful father.]

Vấn nạn của các tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam là tại sao họ vẫn còn vác cái gánh nặng Thiên Chúa trên vai, biết rằng một Thiên Chúa như vậy đâu có đáng để chúng ta kính trọng, khoan nói đến thờ phụng. Tại sao họ không đủ can đảm loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi đầu óc họ như cả mấy tỷ người trên thế giới đã làm, nhất là Thiên Chúa đó chỉ là Thiên Chúa của người Do Thái. Họ sợ rằng, sau khi loại bỏ Thượng đế ra khỏi đầu óc thì họ còn lại gì? Đó là một đầu óc lành mạnh, có khả năng suy tư, và từ đó có thể giải thích về sự hiện hữu của những sự xấu trên thế giới, và từ đó, con người hãy phục vụ con người thay vì đi phục vụ một đấng ác ôn không ai biết, không ai hiểu, không ai thấy. Trong tất cả các thiên tai, bệnh tật v..v.., chúng ta chỉ thấy con người cứu giúp con người chứ có thấy mặt Thượng đế ở đâu. Và không phải chỉ có người Ki-Tô mới làm những việc thiện, cứu giúp đồng loại, mà trên thế giới phần lớn là những người phi-KiTô, không tin là có Thượng đế.

Vì đặt tất cả niềm tin mù quáng vào những điều ngụy biện hoang đường của nền thần học Ki Tô Giáo cho nên các tín đồ mới cứ tin rằng mình có tội thật đối với một nhân vật thần thoại Do Thái ác ôn như vậy, và do đó mới mơ tưởng tới sự “cứu rỗi” của một Thiên Chúa mà thực ra chúng ta cần phải vứt bỏ nó đi trong đầu óc của chúng ta.

Sau đây chúng ta cũng nên tìm hiểu chút ít trong Thánh Kinh chương trình “cứu rỗi” của Chúa Giê-su có thể áp dụng cho người Ki Tô Giáo Việt Nam được không..

Người Việt Nam hiển nhiên không phải là người Do Thái, câu này nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng thực ra lại rất quan trọng, vì vấn đề chính tôi muốn đặt ra cho các tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam của tôi là: Người Việt Nam có hi vọng được Giê-su cứu chuộc hay cứu rỗi không? Câu trả lời là một chữ “KHÔNG” quyết định. Chữ “KHÔNG” này là do chính Chúa Giê-su khẳng định trong Tân Ước chứ không phải là của tôi. Chứng minh?

Đọc Tân Ước, chúng ta thấy là Giê-Su sẽ chỉ cứu dân Do Thái ra khỏi tội lỗi (Matthew 1: 21: for He will save His people from their sins) và sẽ ngự trị trên dân Do Thái đời đời mà thôi (Luke 1: 33: And He will reign over the house of Jacob for ever). Ngoài ra chúng ta cũng còn thấy là Giê-su rất ghét những người không phải là Do Thái (Matthew 15: 21-28). Và Thánh Paul khẳng định, Hebrew 13: 8: “Giê-su Ki Tô luôn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và cho tới mãi mãi.” (Jesus Christ is the same yesterday, today, and forever). Điều này có nghĩa là Giê-su sinh ra đời chủ trương chỉ cứu chuộc người Do Thái mà thôi v.. v.., và thái độ bộc lộ ghét người phi-Do Thái của Giê-su, không bao giờ thay đổi. Vậy thì những sắc dân phi – Do Thái, trong đó có Việt Nam, mong cái gì ở Giê-su? Tôi không hiểu các trí thức theo Công giáo Rô-ma ở Việt Nam có đọc Tân ước không và có biết đến những điều này hay không. Cho nên tôi thật thương hại những người không phải là dân Do Thái mà cứ sống trong ảo vọng, mơ tưởng rằng sẽ được Giê-Su cứu rỗi và cho mình một cuộc sống đời đời trên một Thiên Đường mà chính giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu.

Thật vậy, câu chuyện sau đây trong Tân Ước sẽ chứng tỏ rằng sự ước mơ của những tín đồ Việt Nam theo Ki Tô Giáo để được Giê-su cứu rỗi đích thực là một ảo vọng. Chúng ta hãy đọc và đọc kỹ đoạn sau đây trong Tân Ước, Matthew 15: 21-28:

"Thế rồi Giê-Su đi tới vùng Tyre và Sidon. Và có một người đàn bà người Canaan đến từ vùng đó và kêu với Giê-Su "Hãy thương tôi, Chúa ơi, Con của David. Con gái tôi đang bị quỷ ám nặng." Nhưng Người không thèm trả lời bà ta một tiếng. Và các đệ tử của Giê-Su tới và yêu cầu Giê-Su: "Hãy đưổi bà ta đi, vì bà ta cứ kêu cứu cùng chúng ta." Nhưng Giê-Su trả lời: "Ta được phái xuống đây chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi." Rồi người đàn bà kia tới và thờ phượng Giê-Su và nói: "Chúa ơi, hãy giúp tôi." Nhưng Người trả lời: "Lấy bánh của con dân Do Thái mà ném cho mấy con chó nhỏ ăn thì thật là chẳng tốt tí nào." Và người đàn bà kia nói: "Đúng vậy, Chúa ơi, nhưng dù là những con chó nhỏ thì chúng cũng được ăn những mảnh bánh vụn rơi vãi từ trên bàn của chủ chúng xuống chứ." Rồi Giê-Su trả lời: "Ô, Bà Già! Lòng tin của bà thật là lớn lao! Thôi tôi cũng chiều theo ý bà." Và con gái bà ta hết bị quỷ ám ngay từ gìờ phút đó."

(When Jesus went out from there and departed to the region of Tyre and Sidon. And behold, a woman of Canaan came from that region and cried out to Him, saying, "Have mercy on me, O Lord, Son of David! My daughter is severely demon-possessed." But He answered not a word. And His disciples came and urged Him, saying, "Send her away, for she cries out after us.". But He answered and said, "I was not sent except to the lost sheep of the House of Israel." Then she came and worshipped Him saying, "Lord, Help me!" But He answered and said, " It is not good to take the children's bread and throw it to the little dogs." And she said, "True, Lord, yet even the little dogs eat the crumbs which fall from their masters' table." Then Jesus answered and said to her, "O woman, great is your faith! Let it be to you as you desire." And her daughter was healed from that very hour.)

Về chuyện Giê-su gọi người phi-Do Thái là chó ở trên, Tiến Sĩ Madalyn O'Hair bình luận như sau:

Trừ khi anh là người Do Thái, chẳng ai muốn anh trong tôn giáo này. Đối với người nào thực sự "thực tâm cảm thấy Giê-Su là đấng cứu thế của họ" tôi xin giới thiệu một nhà phân-tâm học.

(Unless you are a Jew, you are not wanted in this religion. For someone who really "truly feels in his heart that Jesus is his Savior" I would recommend a psychiatrist.)

Và, Frederick Heese Eaton bình luận như sau trong cuốn Scandalous Saints, trang 214:

Giê-Su thường nhắc nhở đệ tử là phải thương yêu nhau, và thương yêu ngay cả kẻ thù (John 13:35; Matthew 5:44) Nhưng khi một người đàn bà không phải là người Do Thái tới nhờ Giê-Su chữa lành bệnh cho con gái, thì Giê-Su lại bảo bà ta rằng, "Không thể lấy bánh của con dân Do Thái vứt cho chó ăn." (Matthew 15:26) Nói một cách khác, ông nói, "Người phi Do Thái là đồ chó. Tại sao ta lại phải làm bất cứ gì cho ngươi?" Anh cảm thấy thế nào khi Jesus gọi anh là chó? Gọi người phi Do-Thái là đồ chó không phải là sự biểu thị của lòng thương yêu. Giê-Su thật là hỗn hào, kiêu căng và tự phụ khi gọi người đàn bà kia là chó. Vậy trong vấn đề thực hành, Thánh Giê-Su chẳng có chút gì là Thánh cả. Những sự kiện cho thấy Giê-Su thực sự ghét những người phi Do-Thái.

Thánh Phao-Lồ (Paul) viết rằng, theo lời mặc khải của Thiên Chúa, "Giê-Su luôn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và cho tới mãi mãi, không bao giờ thay đổi." (Hebrew 13:8) Vậy nếu anh dự định lên Thiên Đường ở cùng Giê-su đầy tình thương, và anh không phải là người Do Thái, anh nên nghĩ lại đi thì vừa.

(Frederick Heese Eaton, Scandalous Saints, p. 214: Jesus repeatedly admonished his disciples to love one another, and even to love their enemies. (John 13:35; Matthew 5:44) Yet when a non-Jewish woman begged him to heal her daughter, Jesus told her, "It is not fit to take the children (of Israel's) bread and to cast it to dogs." (Matthew 15:26) In other words he said, "You non-Jews are dogs. Why should I do anything for you?" How would you like to have Jesus call you a dog? Calling people dog who were not Jews is hardly an expression of love. Jesus was insolent, arrogant and conceited in calling this woman a dog. So in actual practice, Jesus the Saint was not so saintly after all. The facts show that Jesus actually hated those who were not Jews.

Saint Paul writes, allegedly under inspiration of God, "Jesus Christ the same yesterday, and today, and for ever." (Hebrew 13:8) So if you were planning to go to heaven to be with the loving Jesus, and you are not a Jew, you had better think it over again.)

Tôi xin để cho các độc giả tùy ý nhận định về tư cách, đạo đức và lòng vị tha của Giê-Su trong những câu chuyện trên. Tôi không hiểu các đồng bào Ki-Tô của tôi nghĩ thế nào khi đọc đoạn trên trong Thánh Kinh, biết đâu họ chẳng cho mình có cùng một thân phận và lòng tin mãnh liệt như bà già trong câu chuyện kể trên để được Giê-Su cứu giúp, dù bây giờ Giê-Su không còn trên thế gian nữa. Nhưng hi vọng của họ được Giê-su cứu rỗi có thể thể thành tựu được không?

Đọc Thánh Kinh, Cựu Ước cũng như Tân ước, chúng ta thấy tất cả những chuyện trong đó đều viết về dân tộc Do Thái, các tên Do Thái, và một vài vùng đất trong miền Trung Đông. Do nền thần học Ki Tô Giáo ngụy tạo, nên các tín đồ Ki Tô Giáo tin rằng Giê-su là Chúa Cứu Thế có thể ban phát ơn “cứu rỗi” cho những người nào tin ông ta. Nhưng vì không đọc Tân ước, chỉ nghe những lời giảng bậy của các Linh mục, mục sư nên những người phi – Do Thái trong đó có người Việt Nam vẫn tin là mình có thể được cứu rỗi, trong khi thực chất “cứu rỗi” chỉ là một cái bánh Ki Tô Giáo vẽ trên trời.

Nhưng thực ra, Giê-su có phải là Thiên Chúa hay không, và dù có là Thiên Chúa đi nữa thì trí tuệ và tư cách của ông ta có đáng để cho chúng ta hi vọng vào một ơn “cứu rỗi” của ông ta hay không? Để giúp các tín đồ Ki Tô Giáo phần nào nhìn rõ vấn đề, tôi nghĩ có lẽ tôi cần phải viết thêm vài sự kiện về thực chất con người của Giê-su. Đọc Tân Ước, chúng ta đã biết rằng, Giê-su là một người có những đặc tính tiêu biểu là: tính tình độc ác, dễ nổi nóng, tự phụ, thích nguyền rủa, lời nói không đi đôi với việc làm, tiền hậu bất nhất, khi nói suôi, khi nói ngược, và phần lớn là về “cái Ta” của ông ta. Chứng Minh?

Trước hết, chúng ta hãy nói về mục đích của Giê-su sinh ra đời, sau đó chúng ta sẽ xét đến con người, tâm địa và tư cách của Giê-su..

Những tín đồ Ki Tô Giáo cuồng tín thường cho là mình có nhiệm vụ đi rao giảng “Tin Mừng Phúc Âm” cho mọi người trên thế giới. Họ thành công phần nào vì họ chỉ rao truyền tin mừng cho những người thấp kém, ít học trong xã hội, và vì vậy không có ai đặt câu hỏi hay chất vấn họ khi họ giảng những điều láo lếu, không đúng sự thực, về Chúa Giê-su của họ. Nhưng Giê-su sinh ra có phải là để mang tin mừng cho nhân loại không? Ông ta nói:

Matthew 10: 34-36: “Đừng tưởng rằng ta xuống đây để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không tới để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì ta tới để làm cho con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.”

Luke 12: 51-53 : Đừng tưởng Ta đến để đem hòa bình cho thế giới. Không, Ta đến để chia loài người làm hai. Từ đây, một nhà có năm người sẽ chia rẽ chống đối nhau: hai chống ba, và ba chống hai. Mâu thuẫn sẽ diễn ra giữa con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng.

Đó có phải là những “tin mừng” cho gia đình và xã hội không? Người nào bảo phải, xin mời lên tiếng.

Hơn nữa, Giê-su còn thường nguyền rủa những người không tin ông ta:

“Hãy mang những kẻ thù của ta, những người không muốn ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt ta” [Luke 19: 27: But bring here those enemies of mine, who did not want me to reign over them, and slay them before me], cùng đe dọa những người rời bỏ ông ta phải được gom lại như cành củi, làm cho khô héo và mang đi đốt, làm tiền lệ cho giáo hội Công giáo đi tra tấn rồi thiêu sống những kẻ mà giáo hội cho là lạc đạo. [John 15: 6: If anyone does not abide in me, he is cast out as a branch and is withered; and they gather them and throw them into the fire, and they are burned] Ông ta cũng còn dọa những người không tin ông ta sẽ bị đầy đọa xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa thiêu đốt vĩnh viễn. Chúng ta hãy đọc lời ông phán trong ngày phán xét, ngày mà các tín đồ Ki Tô Giáo hi vọng được Giê-su họp hồn với xác và cho họ lên Thiên đường (mù):

“Rồi ta sẽ nói với những kẻ ở phía bên tay trái: “Hãy cút đi cho khuất mắt ta, hỡi những kẻ bị nguyền rủa, để đi vào ngọn lửa vĩnh hằng nhúm sẵn cho quỷ và những thiên thần của nó”

[Tiếng Anh nguyên văn là, Matthew 25: 41: “Depart from me, you cursed, into the everlasting fire prepared for the devil and his angels” nhưng Kinh Thánh Tin Lành tiếng Việt đã dịch “devil and his angels” là “ma quỉ và những quỉ sứ (của) nó”. Dịch angel là quỉ sứ chắc là để tránh một điều hiển nhiên trong Kinh Thánh là Quỷ cũng có những thiên thần làm tay sai y như Thượng đế. TCN]

Những kẻ ở phía bên tay trái là những ai? Đó là những người không phải thuộc 12 bộ lạc Do Thái. Chứng minh?

Tôi biết đủ các giới tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam rất ít chịu đọc Tân ước. Vậy tôi đọc giùm quý vị sách Khải Huyền nói về ngày phán xét cũng là ngày tận thế, ngày mà quý vị hi vọng được lên thiên đường sống cuộc đời hằng sống cùng Chúa:

Khải Huyền 7: Sau đó tôi thấy bốn thiên sứ đứng ở bốn góc địa cầu [nguyên văn từ Kinh Thánh Việt Nam, quả địa cầu của Ki Tô Giáo có hình tứ giác, có bốn góc] cầm giữ gió bốn phương trên đất, khiến cho khắp đất, biển và cây cối đều bất động. Tôi lại thấy một thiên sứ khác đến từ phương Đông, cầm con dấu (seal) của Thượng đế hằng sống. Thiên sứ này lớn tiếng kêu gọi bốn thiên sứ đã được Thương đế ban quyền cho làm hại đất và biển (who had been given power to harm the land and the sea): Đừng làm hại đất, biển và cây cối cho đến khi chúng ta đóng dấu ấn lên trán của những tôi tớ Chúa. Rồi tôi nghe thấy số người được đóng dấu ấn trên trán, tất cả là 144000 (một trăm bốn mươi bốn ngàn) thuộc 12 bộ lạc của Israel, mỗi bộ lạc là 12000 người.

[Lời bàn của TCN: Những người được đóng dấu ấn của Thương đế trên trán là những người được Chúa chọn để cho lên thiên đường của Chúa, vì Kinh Thánh viết rõ “Nhiều người được kêu gọi nhưng chỉ có ít người được chọn” và Chúa cũng đã phán, Matthew 7: 21-23: “Không phải người nào gọi Ta là Chúa cũng được vào nước trời... Trong ngày phán xét sẽ có nhiều người kêu nài: “Thưa Chúa, chúng tôi đã giới thiệu Chúa cho nhiều người, đã dùng danh Chúa để đuổi quỷ và làm nhiều phép lạ [như một linh mục mít ở Úc làm cho tượng bà Mary chảy dầu]. Nhưng ta sẽ đáp: “Ta không hề biết các ngươi! Hãy cút đi cho khuất mắt ta, vì các ngươi chỉ làm việc gian ác” [Có vẻ như các nhà truyền giáo hăng say đi truyền đạo cũng như các tín đồ Ki-tô cố gắng dụ người khác vào đạo chưa bao giờ đọc đến câu này]

Bịp bợm, dối trá, lợi dụng lòng mê tín của tín đồ để vơ vét của cải, tiền bạc, loạn dâm, đạo đức giả v..v.. có phải là việc gian ác hay không? Ngụy tạo phép lạ, tín lý, bí tích để tạo quyền lực thế tục cho giới giáo sĩ v..v.. có phải là việc gian ác hay không? Cưỡng bách cải đạo, giết người ngoại đạo, tra tấn, thiêu sống người lạc đạo v..v.. có phải là việc gian ác không? Ai trả lời không, xin lên tiếng. Các “hội thánh” Ki-tô, trong 2000 năm nay đã làm những gì? Có làm điều gì gian ác không? Và ai lên thiên đường? Ai xuống hỏa ngục?

Chúng ta để ý, Chúa chỉ chọn 144000 người trong 12 bộ lạc Do Thái, không thấy Chúa nói đến các bộ lạc Bùi Chu, Phát Diệm hay Hố Nai, Gia Kiệm, hay Bolsa, San Jose, Sydney Dân Do Thái là dân được Chúa chọn (chosen people) nhưng Chúa cũng chỉ chọn có 144000 người mà thôi. Đối với số người trên thế giới, chúng ta hãy làm một con tính nhỏ. Dân số trên thế giới ngày nay là khoảng 6.3 tỷ. Vậy tỷ lệ mà các tín đồ Ki-tô hi vọng được Chúa chọn trong ngày phán xét là 144000/6.3000.000.000, nghĩa là 1/45.000. Việt Nam có khoảng 7 triệu tín đồ Ca-tô và Tin Lành, vậy trong 155 người Việt Ki-tô chỉ có 1 người được Chúa chọn, nếu Chúa chọn tất cả 144000 người được “cứu rỗi” đều là người Việt Nam. Hi vọng này có một xác suất gần bằng 0 (con số không) vì Chúa đã tỏ ra là rất ghét những người không phải là Do Thái, coi người không Do Thái như chó, như được viết trong Tân Ước, và như trên đã nói, không có một người Việt Nam nào được đóng dấu ấn của Thượng đế trên trán. [Không những thế, trong Khải Huyền 9: 4, Thiên Chúa còn ra lệnh cho những con quái vật châu chấu giống như những con chiến mã, có khả năng châm chích như bọ cạp, không được phá hại cây cỏ mà chỉ nhắm vào những người không có dấu ấn của Thượng đế đóng trên trán. (They were told not to harm the grass of the earth or any plant or tree, but only those people who did not have the seal of God on their forefronts)]

Quý vị tín đồ Ki-tô Việt Nam, nhất là các tín đồ tân tòng Tin Lành như Nguyễn Huệ Nhật, Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng v..v.., những người tuyệt đối tin vào Kinh Thánh là những lời mạc khải của Chúa nên không thể sai lầm, nghĩ sao về chuyện này. Quý vị có thấy rằng mình đã bị đám mục sư, linh mục lừa bịp quý vị bằng một cái bánh vẽ trên trời mà dù có thật quý vị cũng không bao giờ có thể được hưởng theo như những lời không thể sai lầm của Chúa trong sách Khải Huyền hay không? Muốn được lên thiên đường cùng Chúa, giả thử được Chúa chọn, và điều này không bao giờ có thể xảy ra đối với người Việt Nam như quý vị, quý vị cũng phải tranh nhau, rất có thể phải chém giết nhau, để dành một chỗ trên thiên đường. Quý vị có bao giờ nghĩ đến điều này hay không? Quý vị có bao nhiêu hi vọng được Chúa “cứu rỗi”, bốc cái xác chết đã rũa nát của quý vị (chắc chắn là ngày tận thế sẽ không xảy ra trong đời này của quý vị) lên thiên đường? Quý vị thử sờ lên trán mình xem có thấy dấu ấn của Thượng đế trên đó không? Hãy dùng đến đầu óc một chút đi, và hãy cất bỏ gánh nặng thiên chúa trên vai của quý vị (đề nghị của mục sư Harry Wilson), đúng ra là gánh nặng giáo hoàng Công giáo hay gánh nặng Kinh Thánh Tin Lành]. Hơn nữa, Giê-su là người như thế nào, có đáng để cho chúng ta trông mong vào sự “cứu rỗi” của ông ta không?

Trong Tân ước có nhiều chuyện có thể giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của con người Giê-su như trên. Sau đây là vài chuyện trích từ Tân Ước.

Chuyện Giê-su nguyền rủa cây sung và nói phét với các đệ tử:

Matthêu 21, 18-21: Sáng sớm, khi trở vào thành, Ngài cảm thấy đói. Trông thấy cây vả bên đường. Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: "Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!" Cây vả chết khô ngay lập tức. Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: "Sao cây vả lại chết ngay lập tức như thế?" Đức Giêsu trả lời: "Thầy bảo thật anh em, nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều thầy làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có thể bảo núi này: Dời chỗ đi, nhào xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế."

Chỉ có điều, trong 2000 năm nay, người tin Giêsu thì rất nhiều, trong đó có các giáo hoàng tự xưng là đại diện của Giê-su trên trần (Vicars of Christ), và tất nhiên có ông Ngô Quang Kiệt và đồng bọn, nhưng nhân loại chưa thấy ai làm được những chuyện này. Vậy phải chăng những lời của Giê-su trong chuyện về cây sung ở trên chẳng qua chỉ là những lời hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, và chỉ có những người không đội trời chung với lý trí, với suy luận v..v.. mới có thể tin vào những lời hứa bậy của Giê-su.

Cũng vì vậy mà các chuyên gia phân tích Tân ước kết luận rằng: hành động của Giê-su trong câu chuyện về cây sung (hay cây vả) chứng tỏ Giê-su đã vấp phải 4 sai lầm về kiến thức cũng như về đạo đức cùng một lúc:

- Không biết là trong mùa đó cây sung không thể có trái, nghĩa là thiếu kiến thức về mùa màng, cây cỏ.

- Hủy diệt vô lý vĩnh viễn một cây ra trái ăn được.

- Dễ nổi nóng, nổi quạu khi bị phật ý.

- Lừa dối các môn đồ bằng những lời hứa hẹn hoang đường: chỉ cần có lòng tin là có thể thay đổi tình trạng vật chất thiên nhiên bằng lời nguyền rủa hay ra lệnh.

Nhưng vấn đề chính trong chuyện cây sung là, một chi tiết trong đó đã đương nhiên bác bỏ khả năng làm phép lạ của Giê-su như đi trên sóng, biến 1 ổ bánh mì thành 100 ổ bánh mì, biến nước thành rượu v..v.. Ngài là Thiên Chúa mà sáng ra Ngài lại đói như người thường. Tại sao Ngài lại không biến cục đá ngoài đường thành bánh mì để Ngài ăn cho đỡ đói mà lại hi vọng vào vài quả sung lúc trái mùa? Để rồi Ngài phải nổi quạu và nguyền rủa cây sung một cách phi lý? Ấy thế mà các tín đồ có đầu nhưng không có óc vẫn tin rằng Ngài quả là Thiên Chúa "lòng lành vô cùng" và có khả năng làm nhiều phép lạ. Chỉ có cái đói mà Giê-su cũng tự cứu mình không nổi, vậy thì còn có thể cứu được sự chết của ai?

Một chuyện khác trong Thánh Kinh, Matthew 8: 28 - 34, có thể cho chúng ta thấy rõ tâm địa của Giê-su, được tóm tắt như sau:

Có hai người bị quỷ ám gặp Chúa Giê-su và quỷ trong hai người đó van nài Chúa Giê-su đuổi chúng ra và cho nhập vào một bày heo. Chúa phán "đi ra", chúng liền nhập vào bầy heo và cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) rông tuốt xuống sông chết đuối hết. Trẻ con chăn heo chạy về làng kể chuyện lại cho dân làng nghe, cả làng kéo ra khỏi làng gặp Chúa Giê-su và...van nài (có nghĩa là đuổi) Ngài hãy đi ra khỏi vùng đất của họ.

Chúng ta hãy tự hỏi, 2000 con heo có tội tình gì mà Chúa Giê-su "lòng lành vô cùng" của các tín đồ Ki Tô Giáo lại phù phép làm cho 2 con quỷ nhập vào cả đàn, rồi bắt chúng nhào xuống sông chết đuối hết? Như vậy có phải là Giê-su là người không có lòng nhân, vô cớ tự nhiên đang tâm giết cả một đàn heo vô tội một cách tàn nhẫn. Mà đàn heo cũng lại là những sản phẩm của chính Cha ông ta “sáng tạo” ra, vì theo niềm tin Ki Tô thì mọi thứ trên đời này đều là do Chúa Cha tạo ra cả. Bởi vậy dân làng mới coi Giê-su như là một tên phù thủy, một kẻ đáng chê trách, đã vô cớ hủy đi một nguồn lợi của dân làng, làm cho họ tự nhiên mất đi cả một đàn heo tới 2000 con, cho nên họ kéo ra ngoài làng, chặn đuổi Giê-su đi nơi khác, không dám để cho Giê-su vào làng.

Trong cuốn Tân Ước có đầy những chuyện chứng tỏ nhân cách và đạo đức thấp kém của Giê-su như trên, nhưng trên khắp thế giới, các tín đồ vẫn được dạy là "Chúa toàn hảo", "Tình Yêu của Chúa" bao trùm thế gian v..v.. nên phải "Kính Chúa" và hãy hãnh diện là "đầy tớ hầu hạ Chúa", "thờ phụng Chúa". Nhưng Giám Mục John Shelby Spong thì lại nghĩ khác, vì sự lương thiện trí thức không cho phép ông ta tin nhảm nhí. Do đó, ông đã viết:

Chúng ta có thấy hấp dẫn đối với một Chúa phải giết cả một bày heo để đuổi một con quỷ ra khỏi thân người hay không? Chúng ta có nên khâm phục và kính trọng người mà chúng ta gọi là Chúa đã nguyền rủa một cây sung khi nó không ra trái lúc trái mùa không?...

Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.

[ John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, pp. 21,24: Are we drawn to a Lord who would destroy a herd of pigs in order to exorcise a demon? Are we impressed when the one we call Lord curses a fig tree because it did not bear fruit out of season?...

A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.]

Như đã viết rõ trong Tân Ước, Giê-Su sẽ cứu dân Do Thái ra khỏi tội lỗi (Matthew 1: 21: for He will save His people from their sins) và chỉ cho dân Do Thái mà thôi (Luke 1: 33: And He will reign over the house of Jacob for ever). Cho nên tôi thật thương hại những người không phải là dân Do Thái mà cứ sống trong ảo vọng, mơ tưởng rằng sẽ được Giê-Su cứu rỗi và cho mình sống đời đời trên Thiên Đường bên cạnh Thiên Chúa với thân phận tôi tớ hầu hạ Chúa. Trong trang nhà mucsu.net của Tin Lành Việt Nam ở Mỹ, có một bài viết về "Hãy học làm đầy tớ hầu hạ Chúa" với tất cả sự hân hoan và hãnh diện của người có đầu óc và thân phận của một đầy tớ. Nhưng dù có muốn làm đầy tớ hầu hạ Chúa đi chăng nữa thì Chúa đâu có thèm nhận như sách Khải Huyền đã viết rõ..

Người Việt Nam không phải là người Do Thái, ai cũng biết vậy, nhưng vẫn cần phải nhắc lại ở đây. Tuy nhiên chẳng có ai cấm người Việt nam tin rằng mình sẽ được Giê-su cứu chuộc như cứu chuộc người Do Thái, dù mình không phải là người Do Thái. Nhưng chẳng có ai nghĩ đến chuyện là chính người Do Thái lại không tin Giê-su là đấng cứu tinh của họ và do đó đã từ chối không chấp nhận vai trò cứu chuộc của Giê-su.

Nhưng thực ra Giê-su là con người như thế nào, các công cuộc nghiên cứu về Giê-su của giới học giả trí thức trong vòng 200 năm nay đã có thể giải đáp cho chúng ta vấn nạn này. Tôi đã viết tạm gọi là đầy đủ về những giải đáp này trong cuốn “Chúa Giê-su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì?”. Ở đây tôi chỉ muốn nhắc lại ba tài liệu điển hình:

Trước hết, về vấn đề đạo đức và trí tuệ của Giê-su thì không một người nào trong giới trí thức không biết đến nhận định của Bertrand Russell, một triết gia và khoa học gia nổi tiếng trên thế giới trong thế kỷ 20 với hai giải Nobel:

Riêng tôi, tôi thấy trong cả hai lãnh vực trí tuệ và đạo đức, Đức KiTô [Giê-su] không thể đứng ngang hàng với một số vĩ nhân khác trong lịch sử. Tôi nghĩ rằng tôi nên đặt Đức Phật và Socrates ở trên Giê-su trong hai lãnh vực này.

[Russell, Bertrand, Why I Am Not A Christian, p. 19: I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the manner of virtue Christ stands quite as high as some other people known to history. I think I should put Buddha and Socrates above Him in those respects.]

Vậy nếu Giê-su mà là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, như những người Ki Tô Giáo thường tin, thì tất nhiên Socrates và Đức Phật phải là các bậc Đại Thánh và Thầy của Thiên Chúa.

Và, không phải chỉ có mình Bertrand Russell nhận định như trên mà giám mục John Shelby Spong cũng đưa ra một nhận định tương tự như sau:

Có những đoạn trong 4 Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.

[Spong, John Shelby, Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 21: There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical.]

Đã là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả thì không thể nào là đấng Thánh hay là Thiên Chúa được.

Học giả Russell Shorto, sau khi duyệt qua những tác phẩm nghiên cứu về Giê-su trong vòng 200 năm gần đây, đã đưa ra một kết luận trong cuốn “Sự thật trong Phúc Âm” như sau:

Bữa ăn chiều cuối cùng, chuyện Giê-su sinh ra từ một nữ đồng trinh, chuyện Giê-su sống lại: người ta đã khảo nghiệm từng cái đà một của ngôi nhà Ki Tô Giáo. Các học giả nghiên cứu Thánh Kinh – một thời đã từng là các nhà bảo vệ nền thần học của Ki Tô Giáo – nay đã viện đến các ngành khảo cổ, cổ sinh vật học, ngữ học, điện toán, và ngay cả môn vật lý các hạt nhỏ để tìm hiểu câu hỏi “Giê-su Là Ai?” Kết quả là một sự duyệt lại căn bản những chuyện trong Phúc Âm, thật rõ ràng một cách ngạc nhiên, và đối với một số người, là một cú sốc.. Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Công giáo bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại... Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

(Shorto, Russell, Gospel Truth, Riverhead Books, New York, 1997 : The Last Supper, the Virgin Birth, the Resurrection: one by one the great beams of Christianity are being tested. Biblical scholars – once the guardians of Christian theology – are now using the tools of archaeology, anthropology, linguistics, computer science, and even particle physics to probe the question “Who was Jesus?” The result is a radical revision of the Gospel story that is both surprisingly vivid and to some people, deeply shocking... Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth... Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.)

Shorto Russell viết: Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng nhưng đó là ảo tưởng gì? Chúng ta hãy đọc vài kết quả nghiên cứu của một số bác sĩ chuyên ngành phân tâm học. Đối với một số học giả trong ngành phân tâm học thì những điều Giê-su tự nhận như: “con duy nhất của Thiên Chúa”, “có khả năng chuộc tội cho nhân loại”, “đấng cứu thế”, “sẽ trở lại trần phán xét thiên hạ trong tương lai gần thời Giê-su” v..v.. đều là những ảo tưởng của một người bị bệnh tâm thần, mắc bệnh chứng hoang tưởng (paranoia). Bệnh chứng này bắt nguồn từ một nguồn gốc lý lịch không mấy tốt đẹp của Giê-su [là đứa con hoang], một tâm cảnh cuồng tín tôn giáo của Giê-su khi ông đọc và tuyệt đối tin những điều trong Cựu Ước, sinh ra nhiều ảo giác và tự cho mình những quyền năng thần thánh, vai trò cứu thế, rửa sạch tội lỗi của dân tộc Do Thái để dân tộc này làm lành với Thượng đế v..v.. Đó là kết luận của những nhà phân tâm học như các bác sĩ George de Loosten, William Hirsch, Binet-Sanglé, Tiến sĩ Emil Rasmussen v..v..

Công cuộc nghiên cứu về vấn đề tâm thần của Giê-su các các khảo cứu gia như trên thường là dài và đi vào nhiều chi tiết để chứng minh. Hiển nhiên là tôi không thể nào trình bày đầy đủ những kết quả nghiên cứu sâu rộng của họ. Cho nên sau đây tôi chỉ tóm tắt những điểm chính.

Trong cuốn Sự Nghiên Cứu Về Tâm Thần Của Giê-su bác sĩ Albert Schweitzer viết:

Trong thập niên qua sự nghiên cứu lịch sử càng ngày càng nhận thức ra rằng niềm tin chắc về sự trở lại trần (second coming) của một đấng cứu tinh (của dân tộc Do Thái. TCN) là trọng điểm trong ý nghĩ của Giê-su. Tư tưởng này ngự trị cảm tính, ý chí và hành động của ông ta chặt chẽ hơn là là chúng ta trước đây thường tưởng... Giê-su tự coi như là đấng cứu tinh và tin chắc rằng ông ta sẽ trở lại trần trong sự huy hoàng từ những đám mây trên trời.

[Schweitzer, Albert, The Psychiatric Study of Jesus, p. 35: In the last decade historical research has more and more clearly perceived that the expectation of the second coming of the Messiah is at the center of Jesus' thought, and that it dominates his feeling, his will and his action far more rigorously than we had previously supposed... Jesus considered himself to be the Messiah and expected his majestic return on the clouds of heaven.]

Theo Schweitzer, công cuộc nghiên cứu của bác sĩ George De Loosten cũng đưa tới những kết quả tương tự chính như sau:

Giê-su hiển nhiên là một đứa con lai giống (hybrid: có nghĩa là mẹ Giê-su, bà Maria, là người Do Thái nhưng bố Giê-su không phải là người Do Thái), nhơ nhuốc do di truyền (tainted from birth by heredity), ý thức bản thân quá lố, do đó ít phát triển ý niệm về gia đình. Ý thức bản thân của ông ta dần dần đi lên đến độ thành một hệ thống hoang tưởng cố định mà những đặc tính của nó được xác định bởi những khuynh hướng tôn giáo mãnh liệt trong thời đại của ông ta và sự bận tâm một chiều của ông ta về những điều viết trong Cựu Ước. Do sự xuất hiện của Gioan Ba-ti-xi-ta (John the Baptist), Giê-su bị thúc đẩy để phát biểu những tư tưởng của mình. Rồi từng bước một, sau cùng ông ta đi đến độ đặt chính mình vào những lời hứa hẹn trong Cựu Ước, những lời này đã trở thành chủ yếu vì sự bất hạnh của quốc gia (Do Thái), và sự hoàn thành một cách vinh quang những hứa hẹn này mà mọi người Do Thái đều trông đợi. Giê-su tự coi mình như là một đấng siêu nhiên. Chỉ như vậy chúng ta mới hiểu được cách xử sự của Giê-su khi ông ta tự nhận vơ những thần quyền thí dụ như quyền tha mọi tội lỗi. (Matt. 9:2; Mark 2:5-12; Luke 5:20, 7:48)

[Schweitzer, Albert, Ibid., p. 37: Jesus is evidently a hybrid, tainted from birth by heredity, who even in his early youth as a born degenerate attracted attention by an extremely exaggerated self-consciousness combined with high intelligence and a very slightly developed sense of family and sex. His self-consciousness slowly unfolded until it rose to a fixed delusional system, the pecularities of which were determined by the intensive religious tendencies of the time and his one-sided preoccupation with the writings of the Old Testament. Jesus was moved to express his ideas by the appearance of John the Baptist. Proceeding step by step Jesus finally arrived at the point of relating to himself all the Scriptural promises, which had become vital again through national misfortune, and for whose ultimate glorious fuldilment all hearts hoped. Jesus regards himself as a completely supernatural being. For only so and not otherwise can man understand his behavior when he arrogated to himself divine rights like the forgiveness of sins. (Matt. 9:2; Mark 2:5-12; Luke 5:20, 7:48)

Bác sĩ Schweitzer cũng đưa ra công cuộc nghiên cứukỹhơnvềtâm bệnhcủaGiê-su của William Hirsch như sau:

Chúng ta thấy một đứa trẻ với những khả năng tâm linh đặc biệt, tuy nhiên, trong đầu hắn đã có sẵn những nhiễu loạn tinh thần, và dần dà những hoang tưởng được lập thành. Hắn dùng toàn thể những thì giờ nhàn rỗi vào việc nghiền ngẫm Cựu Ước, điều này tất nhiên góp phần vào tâm bệnh của hắn. Khi hắn bắt đầu xuất hiện trước quần chúng lúc 30 tuổi, căn bệnh hoang tưởng của hắn đã hoàn toàn ăn sâu vào đầu óc. Đây hiển nhiên là một trong những trường hợp mà đầu óc đã sẵn có những ý tưởng tâm linh vô hình dạng và mơ hồ, tuy nhiên cần có một kích động từ bên ngoài và một cảm xúc mãnh liệt để có thể tạo thành một cơ cấu hoang tưởng có hệ thống điển hình.

Sự kích động từ bên ngoài này được đem tới cho Giê-su bởi một một người mang bệnh hoang tưởng khác, người này, không ngoài ai khác, chính là Gioan Ba-ti-xi-ta (John the Baptist). Khi đó, những ảo tưởng của Giê-su đã lên tới mức độ hoàn toàn vững chắc, và khi Giê-su nghe tin có một "người mang dấu hiệu sẽ có đấng cứu thế xuất hiện" đang rửa tội cho những kẻ tội lỗi ở trên giòng sông Jordan thì Giê-su vội vã tới nơi để cũng được rửa tội.

Sau khi rửa tội, Giê-su đi vào vùng hoang dại trong 40 ngày. Đối với chúng ta, thời gian 40 ngày này thật là đáng chú ý, vì nó nằm giữa 2 giai đoạn khác hẳn nhau trong cuộc đời của Giê-su. Những ảo tưởng của Giê-su, cho đến lúc này, có tính cách cô lập và không liên hệ mấy tới nhau, đã hợp với nhau thành một cơ cấu những ảo tưởng một cách có hệ thống; chắc hẳn là Giê-su trong thời gian 40 ngày này đã đàm thoại nhiều lần với Chúa Cha, vị Thượng đế đã giao phó nhiệm vụ cho Giê-su giảng dạy giáo lý của ông ta. Sự phát triển tâm bệnh của Giê-su như vậy, một sự chuyển tiếp từ giai đoạn tiềm tàng sang giai đoạn hoạt động của bệnh hoang tưởng, đích thực là đặc tính của loại bệnh tâm thần này.

Trong 3 năm giảng đạo cho quần chúng của Giê su, cái Tâm Lý Bệnh Hoạn về Những Ảo Tưởng Hão Huyền về Quyền Lực hay Toàn Năng [tác giả dùng từ Megalomania = A psycho-pathological condition in which fantasies of wealth, power or omnipotence predominate] không ngừng tăng gia một cách khó có thể đo lường được, và đã tạo thành tâm điểm mà mọi hành động của Giê-su đều xoay quanh.

Tất cả những điều Giê-su nói, giáo lý, bài giảng đều đưa tới một đơn từ: "Ta" . (John 6:29, 35, 38, 40, 47-58; 8:12; 11:25ff; 14:6, 13 v..v..)

[Schweitzer, Albert, Ibid., p.40: We find a boy with unusual mental talents who is, nevertheless, predisposed to psychic disturbances, and within whom delusions gradually form. He spent his whole leisure in the study of the Holy Scriptures, the reading of which certainly contributed to his mental illness. When at the age of thirty he first made a public appearance, his paranoia was completely established. It is apparently one of those cases, where formless and indistinct psychotic ideas are, indeed, present, but where, nonetheless, they need an external shock and a strong emotion, in order to form a typical systematic structure of paranoia. This shock was provided for Jesus by another paranoid, no other than John the Baptist. Meantime Jesus' delusions attained their most complete maturity, and when he heard of the "forerunner of the Messiah", who was baptizing sinful people in the river Jordan, he betook himself there in order to receive baptism himself. After the baptism Jesus went into the wilderness for forty days. This sojourn is for us of the greater interest for these forty days lie between two sharply differentiated sections of his life. The delusions which up to that time were isolated and unrelated to each other henceforth merged into a great systematic structure of delusions; doubtless Jesus had at that time repeated conversations with God the Father who had commissioned him and whose doctrine he preached. Such a development of his illness, a transition from the latent to the active stage of paranoia, is quite characteristic of this psychosis. In the great drama of the public ministry of Jesus stretching over three years, the megalomania, which mounted ceaselessly and immeasurably, formed the center around which everything else turned. All his sayings, his teachings, his sermons culminated in a single word: "I" (John 6:29, 35, 38, 40, 47-58; 8:12; 11:25ff; 14:6, 13 etc..)]

Và công cuộc nghiên cứu về nhân vật Giê-su của Binet-Sanglé có thể tóm tắt sơ lược những điểm chính như sau:

Qua những sự việc khác nhau có tính cách gợi ý, qua Gioan Ba-ti-xi-ta ... và qua sự thích thú của những người theo, Giê-su đã bị đưa tới tình trạng tin rằng mình là đấng cứu tinh (của dân tộc Do Thái), là Vua của dân Do Thái, con của Thượng đế, người giải thích ý của Thượng đế, nhân chứng của Thượng đế, và sau cùng tự cho mình là Thượng đế. Những sự đe dọa của dân Pharisees và Scribes cũng gây trong ông khái niệm ông chính là vật hy sinh tế Thần để xóa hết tội lỗi của dân Israel, và rằng sau khi sống lại ông ta sẽ lên thiên đường hoàn toàn vinh quang. Binet-Sanglé tìm thấy trong Thánh Kinh 7 trường hợp Giê-su phát sinh ảo giác, 2 ảo giác nhìn thấy Thượng đế, và 5 ảo giác vừa nhìn thấy vừa nghe thấy tiếng Thượng đế nói.

[Schweitzer, Albert, Ibid., p. 43: Through the suggestive power of various incidents, through John the Baptist...and through the enthusiasm of the disciples, Jesus is brought to the point of believing himself to be the Messiah, the King of the Jews, the Son of God, God's interpreter, God's witness, and finally identifying himself with God. Threats of the fanatical Pharisees and Scribes also awakened in him the notion that he was the sacrificial lamb which by its death was to take away the sins of Israel, and that after his resurrection he would ascend into the heavens, there to be revealed in his complete glory... Binet-Sanglé finds seven hallucinations in all the account, two purely optical and five which are described as both optical and auditory-verbal.]

Từ những công cuộc nghiên cứu về ảo tưởng của Giê-su chúng ta không nên lấy làm lạ khi cái ngã của Giê su quà lớn, đúng như William Hirsch đã nhận định: "Tất cả những điều Giê-su nói, giáo lý, bài giảng đều đưa tới một đơn từ: "Ta"" (All his sayings, his teachings, his sermons culminated in a single word: "I"). Và cũng vì hoang tưởng, tin rằng mình sẽ trở lại trần trong một tương lai rất gần, nên Giê-su luông luôn rao giảng về “thống hối” như Hermann Samuel Reimarus đã nhận định: Tất cả những điều rao giảng của Giê-su có thể nhận ra rõ ràng. Chúng nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới” (What belongs to the preaching of Jesus is clearly recognized. It is contained in two phrases of identical meaning, “Repent, and believe the Gospel,” or, as it is put elsewhere, “Repent, for the Kingdom of Heaven is at hand”).

Vậy bây giờ chúng ta hãy xét đến những khẳng định về "cái Ta" của Giê-su xem nó lớn như thế nào. Vì nó quá lớn và quá huênh hoang nên nó đã được giáo hội khai thác để cấy vào đầu các tín đồ ngu ngơ ngốc nghếch, hoặc từ khi còn nhỏ, để tạo nên một đức tin không cần biết không cần hiểu. Vì "cái Ta" của Giê-su bắt nguồn từ một tâm bệnh hoang tưởng như đã được chứng minh trong các tài liệu nêu trên, cho nên trong Tân Ước có rất nhiều "cái Ta" tự tôn của Giê-su. Sau đây chỉ là vài trích dẫn những lời của Giê-su trong Thánh Kinh với vài lời phân tích của tôi dựa trên lô-gic.

John 6:35: Ta là thức ăn của đời sống. (I am the bread of life)

John 8:12, 9:5: Ta là ánh sáng của thế gian (I am the light of the world)

John 10: 11, 14: Ta là người chăn chiên chí thiện (I am the good shepherd)

John 11:25: Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống (I am the resurrection and the life)

John 14:6: Ta là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (I am the way, the truth, and the life)

John 10:30: Ta với Cha Ta là một. (I and My Father are one).

John 10:36: Ta là Con Thiên Chúa (I am the Son of God).

John 12:49: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào. (I have not spoken on my own authority; the Father who sent me has himself given me commandment what to say and what to speak)

Những khẳng định trên, và nhiều khẳng định khác về cái "Ta" của Giê-su trong Tân Ước, rõ ràng là bắt nguồn từ một căn bệnh hoang tưởng như chúng ta đã thấy trong phần trên. Đó không phải là những lời dạy có tính cách giáo dục đạo lý. Trong lịch sử nhân loại, chúng ta không hề thấy bất cứ một nhân vật nổi danh nào như Đức Phật, Đức Khổng Tử, Lão Tử, Socrates v..v.. tự quảng cáo cho "cái Ta" của mình nhiều, huênh hoang và hoang đường như Giê-su. Hoang đường vì không phải là sự thật, vì mâu thuẫn, và vì chúng trái ngược với con người thực của Giê-su như được mô tả trong Thánh Kinh.

Những "cái Ta" của Giê-su đã đặt trước chúng ta khá nhiều vấn đề, và bắt buộc chúng ta phải có một sự chọn lựa dứt khoát, không thể nhập nhằng.

Thật vậy, Ta là Con Thiên Chúa khẳng định vai vế của Giê-su đối với Thiên Chúa, và lẽ dĩ nhiên hoàn toàn mâu thuẫn với Ta với Cha Ta là một. Dù chúng ta có nhắm mắt tin bừa thuyết điên rồ toán học (mathematical insanity) Chúa Ba Ngôi của giáo hội Công giáo đưa ra nhiều thế kỷ sau khi Giê-su đã qua đời đi chăng nữa thì các câu trên cũng còn đưa tới vài vấn đề khác. Thí dụ:

Chúng ta hãy xét đến câu John 12: 49 ở trên: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào.

Thứ nhất, câu trên chứng tỏ Giê-su chỉ tự nhận, vì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ đó là sự thật, là một sứ giả của Thiên Chúa, được sai xuống trần để nói cho dân Do Thái, tuyệt đối không phải cho dân Việt, những gì mà Thiên Chúa muốn nói. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với lời tự nhận khác của Giê-su: John 10:30: Ta với Cha Ta là một.

Thứ nhì, nếu chúng ta chấp nhận câu John 12: 49 ở trên như là sự thực, thì những lời Giê-su nói đều là những lời của Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa thì không thể sai lầm, vì Thiên Chúa, theo niềm tin của các tín đồ Ki-Tô, là bậc toàn năng, nghĩa là làm gì cũng được, và toàn trí, nghĩa là cái gì cũng biết, kể cả quá khứ vị lai, hai thuộc tính của Thiên Chúa có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia, mà giáo hội đã thành công cấy vào đầu óc các tín đồ, phần lớn từ khi còn nhỏ, khi họ chưa phát triển về trí tuệ cũng như về thân xác. Điều này khiến chúng ta bắt buộc phải chọn một trong hai điều sau đây chứ không thể chọn cùng lúc cả hai.

Như chúng ta sẽ thấy, nhiều bằng chứng ngay trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su có đầy dẫy những sai lầm và có một kiến thức rất giới hạn, tính tình dễ nổi nóng một cách bất thường v..v.. Vậy chúng ta có thể chấp nhận những lời tự tôn của Giê-su như "Ta với Cha Ta là một" hay "Ta là Con Thiên Chúa", "Ta là con đường, là sự thật, là sự sống" v..v.. được hay không? Điều rõ rảng là qua kết luận của nhiều học giả: Giê-su chỉ là một người thường, không hơn không kém, khoan kể là kiến thức và đạo đức của Giê-su không có gì đặc biệt, nếu không muốn nói là thấp kém so với rất nhiều nhân vật trong lịch sử thế gian. Vậy mà Giê-su dám tự nhận:

John 8, 12: Ta là ánh sáng của thế gian. (I am the light of the world).

Ánh sáng gì của thế gian? Ánh sáng soi sáng trí tuệ và đạo đức con người? Tuyệt đối không phải. Đó là ánh sáng, thật ra là sự u tối, của một đức tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu. Lịch sử thế gian cho thấy, vì tin vào "ánh sáng thế gian" của Giê-su, Công giáo Rô-Ma đã chìm đắm trong bóng tối dày đặc của 2000 năm đầy tội ác và vẫn còn đang tiếp tục mưu toan lùa nhân loại vào cảnh tối tăm nô lệ cho một định chế thế tục độc tài tham lam vô độ mang danh nghĩa tôn giáo.

Trước khi đi vào chính những lời của Giê-su trong Thánh Kinh để tìm hiểu thêm về Giê-su, tôi hi vọng độc giả nhận thức rõ một điều. Giới chăn chiên trong giáo hội Công giáo hay Tin Lành thường trích dẫn những điều vụn vặt trong Tân Ước mà họ cho đó là những lời hay ý đẹp của Giê-su để giảng dạy cho tín đồ, phần lớn những lời này thuộc loại khẳng định tự tôn, với mục đích đề cao, thần thánh hóa Giê-su trước đám tín đồ vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh và cũng không đủ trình độ để phân biệt chân giả. Họ không bao giờ đưa ra những câu chứng tỏ "lời nói không đi đôi với việc làm" của Giê-su. Thực chất của Giê-su là chỉ nói ngon nói ngọt ngoài miệng, còn những hành động của Giê-su thì không bao giờ làm theo lời nói, trái lại còn trái ngược hẳn với những lời nói của mình. Do đó Giám Mục Spong đã phải đưa ra một nhận định: "Có nhiều bằng chứng trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su ở Nazareth là con người thiển cận, đầy thù hận, và ngay cả đạo đức giả". Chứng minh?

1. Chúa Giê-su dạy: " Hãy lấy cây sà trong mắt ngươi ra trước rồi hãy lấy cây kim trong mắt người khác ra sau. Đừng phê phán ai để ngươi cũng không bị phê phán." nhưng rồi chính ông lại đi phê phán người khác: Matthew 23: 13: Khốn cho giới dạy luật và Biệt Lập, hạng đạo đức giả; Matthew 23:15: Khốn cho các ông, hạng giả nhân giả nghĩa; Matthew 23: 16: Khốn cho các ông, hạng lãnh đạo mù quáng và còn nhiều lời phê phán tương tự khác đầy dãy trong Tân Ước.

Vậy trước khi phê phán họ, Chúa Giê-su đã lấy cây sà trong mắt mình ra chưa?

2. Chúa Giê-su dạy môn đồ "phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho người khủng bố hành hạ các con" (Matthew 5: 44), nhưng chính Giê-su thì lại hành động ngược lại:

Giê-su phán, Matthew 12:30: Kẻ nào không theo ta, ở với ta, là chống đối ta., và coi những người không tin và tuân phục Giê-su là kẻ thù và dạy môn đồ:

Luke 19:27 : Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.

3. Chúa Giê-su dạy: "Người nào nguyền rủa anh em sẽ bị xuống hỏa ngục" (Matthew 5: 22) nhưng chính Giê- su lại đi nguyền rủa những người không chịu theo Giê-su:

Luke 8: 24: Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi.

Matthew 12: 34: Ôi thế hệ của những loài rắn độc, ác như các ngươi làm sao có thể nói những lời tốt lành?

Matthew 23: 33: Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?

Vậy bây giờ Chúa Giê-su đang ở đâu? Dưới hỏa ngục hay trên thiên đường?

4. Chúa Giê-su dạy, Matthew 23: 11-12: Các con càng khiêm tốn phục vụ người thì càng được tôn trọng... Ai tự đề cao sẽ bị hạ thấp, ai khiêm tốn hạ mình sẽ được nâng cao, nhưng chính Chúa lại tự tôn một cách quá cống cao ngã mạn trong bao nhiêu “cái Ta” ở trên. Cái tính khiêm tốn mà Giê-su dạy các môn đồ, Giê-su để vào đâu mà lại đưa ra những lời tự nhận quá huênh hoang như trên?

Để kết thúc bài này, tôi xin trích dẫn từ Tân Ước vài lời dạy điển hình của Chúa Giê-su về chính mình cũng như về các tông đồ cùng những lời dạy chứa đầy mâu thuẫn mà chỉ có những bộ óc đặc thù Ki Tô mới không nhận ra:

1. Có người gọi Giê-su là "Ông Thầy chí thiện" (Good Teacher) [Matthew 19: 16]. Giê-su có chí thiện hay không? Ông ta đã phủ nhận:

Matthew 19: 17: Tại sao ngươi lại kêu ta là chí thiện. Không ai chí thiện cả trừ một người, đó là, Thượng đế. (Why do you call me good? No one is good but one, that is, God.)

Ai vào thiên đường trước?

Matthew 21: 31: ...Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, những người đi thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào nước Chúa trước các ngươi. (Assuredly, I say to you that tax collectors and harlots enter the kingdom of God before you)

Làm việc thiện cho mọi người thấy hay là không?

Matthew 6: 1: Đừng làm những việc thiện trước mặt mọi người, để cho họ thấy. Nếu không các ngươi không thể được phần thưởng của Cha các ngươi trên trời. (Take heed that you do not do your charitable deeds before men, to be seen by them. Otherwise you have no reward from your Father in heaven) [Công giáo nổi tiếng là phóng đại huênh hoang về những “việc thiện” [sic] của Công giáo]

Matthew 5: 16: Hãy để cho ánh sáng của các ngươi tỏa sáng trước mọi người, để cho họ thấy những việc lành thiện của các ngươi và vinh danh Cha các ngươi ở trên trời. (Let your light so shine before men, that they may see your good works and glorify your Father in heaven.)

Những lời tự nhận của Giê-su đúng hay không đúng?

John 5: 31: Nếu ta làm chứng cho chính ta, thì sự làm chứng của ta không đúng sự thật. (If I bear witness of myself, my witness is not true)

John 8 : 14: Tuy ta tự làm chứng cho chính ta, nhưng sự làm chứng của ta đúng là sự thật. (Though I bear record of myself, yet my record is true)

Phán xét hay không phán xét?

John 12: 47: Và người nào nghe những lời ta nói mà không tin, ta sẽ không phán xét họ; vì ta xuống đây không phải để phán xét thế giới mà để cứu thế giới. (And if anyone hears my words and does not believe, I do not judge him; for I did not come to judge the world but to save the world.)

John 9: 39: Để phán xét ta đã xuống trần, và những người nào không nhìn thấy sẽ nhìn thấy, và những người nào nhìn thấy có thể bị làm cho mù. (For judgment I have come into this world, and those who do not see may see, and that those who see may be made blind.)

Là một hay là hai?

John 10: 30: Ta với Cha ta là một. (I and My Father are one.)

John 14: 28: Cha ta vĩ đại hơn ta (My Father is greater than I.)

7. Hiệu lực của cầu nguyện. Đúng hay sai?

Mark 11: 24: Vậy ta nói cho ngươi biết, khi các ngươi cầu nguyện, bất cứ cái gì mà các ngươi đòi hỏi, tin rằng các ngươi sẽ nhận được, và các ngươi sẽ có những cái đó. (Therefore I say to you, whatever things you ask when you pray, believe that you receive them, and you will have them.)

Đức tin cần bao lớn? Làm được những gì?

Matthew 17: 20: Đúng vậy, ta nói cho ngươi biết, nếu ngươi có đức tin chỉ nhỏ bằng hạt cải, ngươi sẽ bảo trái núi này "Di chuyển từ chỗ này sang chỗ kia", nó sẽ di chuyển như vậy; và đối với ngươi không có gì mà làm không được. (Assuredly, I say to you, if you have faith as a mustard seed, you will say to this mountain, "Move from here to there", and it will move; and nothing will be impossible for you.)

Tôi xin để quý độc giả tự nhận định về giá trị những lời "giảng dạy" của "Chúa" Giê-su ở trên.

Để chấm dứt bài viết này tôi muốn đặt cho các tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam, Công giáo cũng như Tin Lành, vài câu hỏi:

1. Đọc Tân ước, chúng ta thấy Giê-su tin rằng ngày tận thế đã gần kề và hoang tưởng rằng ông ta sẽ trở lại trần trong vinh quang và trong một tương lai rất gần, ngay khi một số người theo ông ta vẫn còn sống. Do đó, Giê-su không hề có ý thành lập một giáo hội để truyền đạo của ông ta. Đây là điểm đồng thuận của các học giả ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo. Điều này cho thấy tất cả những giáo hội như Công giáo và Tin lành đều là các ngụy giáo hội, và các giáo hoàng của Công giáo chỉ là ngụy giáo hoàng, vai trò “đại diện của Chúa” (Vicard of Christ) chẳng qua chỉ là vai trò tự nhận để lừa dối đầu óc của những người đầu óc yếu kém, cả tin, và tất nhiên không thể có quyền thay Chúa để cho các bạn lên thiên đường, vì chính Chúa cũng không có khả năng như vậy. Vậy các bạn hi vọng cái gì ở một ngụy giáo hội và một ngụy giáo hoàng?

2. Chương trình “cứu rỗi” của Giê-su, do sự hoang tưởng của Giê-su, chỉ để cứu người Do Thái, tuyệt đối không để cứu người Việt mà chắc chắn vào thời cách đây 2000 năm, Giê-su cũng như phần lớn các dân tộc trên hoàn cầu không hề biết người dân Việt là ai. Vậy các bạn hi vọng ở sự “cứu rỗi” nào của Giê-su?

3. Một Thượng đế như được viết rõ trong Thánh Kinh có đáng để các bạn kính trọng và thờ phụng không? Và tại sao các bạn lại phải sợ hãi và hi vọng ở một sự tha tội của một đấng mà bản chất còn tàn bạo và độc ác hơn các bạn nhiều?

4. Tại sao các bạn cứ tự giam mình trong sự lừa dối của Ki Tô Giáo về những nhân vật trong Thánh Kinh của Do Thái như Giê-su và Maria, mẹ của ông ta?

5. Trong khi các bậc lãnh đạo trong Công Giáo, từ Giáo hoàng trở xuống tới các Linh mục, đã từ bỏ niềm tin về “tội tổ tông” và về “thiên đường” và “hỏa ngục”, tại sao các bạn còn tin vào những bí tích bịp bợm như “rửa tội”, “xưng tội” và hi vọng vào một cuộc sống đời đời ở trên một thiên đường giả tưởng?

Viết bài này tôi không ngoài mục đích trình bày cùng các bạn đôi điều sự thật về cái chương trình “cứu rỗi” của Chúa Giê-su như được viết trong Tân ước. Các bạn có quyền không tin và tiếp tục tin vào cái huyền thoại “cứu rỗi” của Giê-su, một huyền thoại cổ xưa của người Do Thái được tóm tắt như sau theo nhận định của một người trên Internet:

Có một huyền thoại cổ lỗ sĩ về một Thiên Chúa làm tình với người mẹ trên thế gian của hắn để đẻ ra chính hắn để rồi lớn lên thì bị giết (nhưng không hẳn vậy), và sự hi sinh ít có giá trị đó bằng cách nào lại có nghĩa là mọi người khi chết sẽ lên thiên đường, nghĩa là, nếu họ tin vậy; bằng không thì họ sẽ phải xuống hỏa ngục và chịu khổ vĩnh viễn.

[There is this old myth about a god who has sex with his human mother to give birth to himself, who grows up to be killed (but not really), and this depreciated sacrifice somehow means everyone else gets to go to heaven when they die. If they believe it, that is; otherwise they go to hell and suffer for eternity.]

Tôi cũng phải nói rằng, viết bài ‘Khảo Luận Qua Cuốn “Thánh Kinh”’ này không có nghĩa là tôi tin những gì viết trong cuốn Thánh Kinh, vì đối với tôi, cuốn Thánh Kinh chứa rất nhiều điều ác độc, nhảm nhí, tầm bậy, hoang đường, phi lý, phản khoa học, phản ánh đầu óc của một số người Do Thái du mục trong thời bán khai. Nhưng vì người Công giáo, nhất là người Tin Lành, rất tin ở cuốn Thánh Kinh, cho rằng đó là những lời mạc khải không thể sai lầm của Thượng đế [God], cho nên tôi dùng ngay những điều trong Thánh Kinh làm tài liệu khảo luận mà bất cứ người nào cũng có thể kiểm chứng trong cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo


Các bài về tôn giáo cùng tác giả

Trang Trần Chung Ngọc