HIỆN TƯỢNG H.Y. PHẠM MINH MẪN :

GIÁO DÂN CHỐNG CỘNG

HÈ NHAU TỐ KHỔ HỒNG Y THÂN CỘNG

Trần Chung Ngọc

ngày 14 tháng 7, 2008

Chúng ta biết rằng gần đây tòa thánh đã tung ra một văn kiện 50 trang dạy con chiên phải tiếp tục nhắm mắt nhắm mũi vâng lời bề trên trong cấu trúc quyền lực tự tạo của Giáo hội Ca-tô Rô-ma, và gọi đó là “đức vâng lời” hay “quên mình trong vâng phục”, nếu con chiên muốn tìm kiếm Chúa và hoàn thành ý muốn của Chúa.. Chúng ta có thể đọc trong:

Bản tiếng Việt: “Trước hết, bản văn xem xét chủ đề đức vâng lời tu sĩ, gốc của nó được thấy trong sự tìm kiếm Chúa và ý muốn của Chúa là điều đặc biệt đối với những tín hữu”

Bản tiếng Anh: “Đức vâng lời”, tài liệu của Vatican nói rằng, phải nên hiểu bởi tín hữu như là “một con đường để giúp cho cộng đồng và tổ chức tìm kiếm Chúa và hoàn thành ý muốn của Chúa”

[Obedience, the Vatican document says, should be understood by religious as "a way to help the community or institute to seek and achieve the will of God.]

Hồng Y Phạm Minh Mẫn

Giáo hội muốn con chiên phải sống như Giê-su, theo gương Giê-su, vâng lời Chúa Cha cho đến chết, leo lên thập giá cho người ta đóng đinh để chuộc tội cho nhân loại, làm hòa với sự giận dữ của Chúa Cha đối với nhân loại do chính Ngài sáng tạo ra. Chúng ta thấy chuyện này chẳng khác gì chuyện Tàu trong thời man rợ, Vua bảo thần chết thì thần phải chết. Ngày nay, người ta cho rằng bất cứ người nào mà tuân hành những cái lệnh quái gở như vậy thì đầu óc của người đó có vấn đề, nếu không muốn nói là đần độn. Nếu ông Cha hay ông Vua nào ra lệnh như vậy thì phải đi ngồi đếm lịch suốt đời.

Có lẽ vì vậy mà trong tập thể những người Công Giáo Việt Nam, nổi tiếng là ngoan đạo nhất trong thế giới ngày nay, nghĩa là hoan hỉ tuân hành “đức vâng lời” nhất, có một số giáo dân hải ngoại đã làm một cuộc cách mạng: coi “đức vâng lời” của Tòa Thánh như “ne pas”, đặt “đức chống Cộng” lên trên “đức vâng lời”. Họ chỉ cần chống Cộng chứ không cần tìm kiếm Chúa để hoàn thành ý muốn của Chúa. Họ không những không vâng lời Hồng Y Phạm Minh Mẫn mà còn lên tiếng tố khổ ông ta rất tận tình. Trên Internet chúng ta thấy Hồng Y Phạm Minh Mẫn được giáo dân khoác cho một bộ áo đỏ để làm cái bia cho những con bò mộng Tây Ban Nha húc càn. Húc càn vì những con bò này chỉ nhìn thấy màu đỏ, không còn nhìn thấy gì khác, Tại sao? Vì họ không biết rằng không phải ai cũng được phong chức Hồng Y, mà phải là những người tuyệt đối trung thành với đường lối của Vatican chứ không phải vì đạo đức tôn giáo hay giỏi giang gì. Chức Hồng Y là do Giáo hoàng tấn phong chứ không phải do Nhà Nước CS phong. Chỉ có Hồng Y đoàn mới được bầu giáo hoàng và bất cứ Hồng Y nào cũng có hi vọng lên làm giáo hoàng. Khi xưa Hồng Y Spellman theo đúng chính sách của Vatican, vận động để Mỹ can thiệp vào Việt Nam và đưa Ngô Đình Diệm về nắm chính quyền ở miền Nam. Hồng Y Law ở Boston theo đúng chính sách bao che các linh mục loạn dâm của Vatican, chủ trương của Hồng Y Ratzinger, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý và Đức Tin, nay là giáo hoàng Benedict XVI. Đến khi sự việc nổ tung thì Vatican cho Law về ngồi chơi sơi nước hưởng lương Hồng Y. Hồng Y Mẫn, nếu có làm gì, chẳng qua cũng chỉ là theo chính sách giai đoạn của Vatican, nhưng tôi không nghĩ như vậy trong vụ này. Vatican có bao giờ quan tâm đến cờ vàng hay cờ đỏ, chỉ lo cho tài sản của Vatican mà thôi. Vì không biết vậy nên giáo dân, từ tiến sĩ, bác sĩ đến nhà văn v..v.., từ trong hàng rào của những “ốc đảo cờ vàng” nhao nhao đổ xô ra tố khổ ông Hồng Y của mình. Nhưng tất cả đều lạc đề.

Tôi viết bài này chẳng phải để bênh vực Hồng Y Phạm Minh Mẫn vì ông ta chẳng qua cũng chỉ là một Hồng Y của Ca-tô Giáo Rô-ma với cái vòng kim cô xiết trên đầu. Cho nên trong thời đại này mà ông ta vẫn tiếp tục nói đến những chuyện vớ vẩn như gặp Chúa, hoặc hiệp thông với Chúa. Muốn gặp Chúa thì đến Jerusalem tìm cái tiểu quách trên có ghi tên Giê-su. Còn muốn hiệp thông với Chúa thì chỉ việc ăn “bánh thánh”, ăn càng nhiều càng tốt, và phải có phép của Vatican, vì Vatican có thể dứt phép thông công bất cứ lúc nào. Vả chăng, Chúa ở đâu mà hiệp thông, và hiệp thông với Chúa để làm gì? Ai có thể giảng cho tôi biết hiệp thông với Chúa để làm cái gì, tôi xin cám ơn. Còn trong “Ngày Của Giới Trẻ Thế Giới” thì các tham dự viên chỉ có thể chia sẻ hoặc trao đổi những ý nghĩ hoặc tình cảm giống nhau chứ không thể hiệp thông với nhau. Dùng từ hiệp thông thì không chỉnh.

Tại sao giáo dân lại tố khổ Hồng Y Phạm Minh Mẫn? Vì trong bức thư nào đó gửi cho ba giám mục Việt Nam, Hồng Y Mẫn viết: “WYD ba lần trước ở Pháp, Đức, Canada, đều có một sự kiện mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ VN. Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được dương lên trong lúc các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung.WYD (World Youth Day) là ngày cho giới trẻ thế giới, không phải là ngày cho giới trẻ Mít của những “xóm đạo cờ vàng” ở hải ngoại, cho nên Hồng Y Mẫn chỉ muốn nói là cờ vàng không thích hợp trong một khung cảnh như vậy, vì một lẽ rất giản dị là, các bạn trẻ VN đến từ nhiều châu lục, không phải ai cũng thuộc các “xóm đạo cờ vàng”, và không phải tất cả giới trẻ thế giới tham dự Ngày Cho Giới Trẻ Thế Giới đều muốn dương cao lá cờ vàng của các “xóm đạo cờ vàng Việt Nam” ở một đại hội có tính cách thuần túy tôn giáo và quốc tế. Giới trẻ thế giới đến từ khắp nơi có thể dương cờ của quốc gia họ, hoặc của hội đoàn nào đó của họ, nhưng cờ vàng thì của quốc gia nào và của riêng hội đoàn nào? Mặt khác nếu có những bạn trẻ từ Việt Nam đến tham dự thì sao. Nếu họ trương cờ đỏ sao vàng lên, cờ quốc gia của họ, và đây là một quyền chính đáng như giới trẻ các nước khác, thì có được giới trẻ trong những “xóm đạo cờ vàng” tôn trọng hay không? Hay lại theo thói côn đồ phá phách đe dọa, để cho họ, là thiểu số, không dám trương?

Những người viết chống đối Hồng Y Mẫn phần lớn là những người đã nhiều tuổi, đã quen với lối hành xử chưa trưởng thành của mình trong những vùng gió tanh mưa máu, trà đạp lên dân chủ để tranh đấu cho dân chủ, trà đạp lên tự do để tranh đấu cho tự do v..v…, chứ còn giới trẻ, tôi nghĩ rằng chẳng có mấy người quan tâm đến mấy cái chuyện ruồi bu này, trừ phi họ đã bị giáo hội hay cha ông tẩy não, nhồi sọ để mà “chống Cộng cho Chúa”. Những người lớn này có vẻ như có cái “gene” của Thiên Chúa của họ nên tự cho mình cái quyền “chống Cộng cho Chúa” ở bất cứ nơi nào, trương cờ vàng ở bất cứ nơi nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, mà không ý thức được những việc làm lố bịch, sai trái của mình. Trên thực tế, họ thường làm nhục lá cờ vàng vì những hành động vô lối chứ không phải là vinh danh lá cờ vàng. Nếu thực chất họ là những người trí thức có đôi chút hiểu biết, dù là tối thiểu, thì họ phải biết rằng, Hồng Y Mẫn nói không sai, vì Ngày Cho Giới Trẻ Thế Giới không dành riêng cho giới trẻ trong các “xóm đạo cờ vàng” ở hải ngoại. Nhưng đây là điều họ không đủ trí tuệ để ý thức được, và như những con bò mộng Tây Ban Nha họ chỉ tập trung vào việc khoác cho ông ta cái áo màu đỏ rồi húc càn vào đó, một sách lược ấu trĩ đã lỗi thời. Nếu họ đã đọc trên OCRegister.com câu sau đây thì họ phải biết ngượng với chính mình:

Những người chống đối có biết rằng trong thế giới ngày nay mà chụp mũ và lên án một người nào là cộng sản thì thật là ngu xuẩn như thế nào không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ rõ ràng là các người thiếu giáo dục.

[Do you protestors realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.]

Bây giờ chúng ta thử xem giáo dân “chửi” Hồng Y của họ như thế nào. Đây không phải là tôi viết đâu nhé. Giáo dân Duyên Lãng Hà Tiến Nhất viết:

Ông (Mẫn) bị dư luận lên án gắt gao. Người không cùng tín ngưỡng tấn công. Con chiên phê phán cũng dữ dội không kém. Có người uất ức chịu không nổi chửi vung xích chó, chửi từ trên chửi xuống: Giáo Hội, Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám Mục. Cả đến Thiên Chúa cũng không từ, bị chửi tuốt luốt hết. Sự thể đau lòng này từ trước tới nay chưa từng xẩy ra, có thể gọi là một thảm kịch, chỗ tận cùng của việc con người đánh mất lý trí.

Nhưng đọc bài của ông, ta cũng thấy ông chửi vung xích chó với một văn phong thuộc loại, theo định nghĩa của giáo sư Nguyễn Mạnh Quang, “côn đồ văn hóa, đao phủ văn chương”. Tôi sẽ có một phần phê bỉnh ông này ở sau. Điều này không lấy gì làm lạ, vì nếu Linh mục Nguyễn Văn Lý, Chúa thứ hai của họ, có thể có những hành động côn đồ hung hăng và những lời lẽ bất xứng trong tòa, thì giáo dân có chửi tục Hồng Y cũng chỉ là chuyện bình thường. Đọc những lời chống đối Hồng Y Phạm Minh Mẫn bằng những lời lẽ đôi khi rất vô giáo dục và với những lý luận ấu trĩ chúng ta thấy họ đúng là hậu duệ của những sản phẩm thừa hưởng di sản của nền đạo lý Thiên-La Đắc-Lộ. Nhưng thực ra, những bài viết chống đối HY Phạm Minh Mẫn đều lạc đề, vấn đề bàn đến là “nên hay không nên” trương cờ vàng ba sọc đỏ ở một đại hội cho giới trẻ quốc tế. Nhưng họ không thảo luận vấn đề như vậy mà chỉ mượn HY Phạm Minh Mẫn để mang những chuyện cũ rích ra mà tố khổ CS trong những bài dài lê thê, nhiều khi với những luận điệu rất ngớ ngẩn, sai sự thực và phi lý..

Trước khi viết tiếp tôi muốn hỏi nhỏ ông Nhất một câu: “Từ bao giờ người Công giáo Việt Nam có lý trí mà đánh mất?”. Nếu có lý trí thì không còn là người Công giáo. Lý trí [Reason] và Đức tin [Faith] là hai điều bất khả tương hợp (incompatible), điều này đã rõ như ban ngày. Chắc ông Nhất chưa bao giờ nghe đến câu “When faith begins, reason ends” [Khi nào mà đức tin bắt đầu thì lý trí chấm dứt]. Mà Công Giáo là đạo của “đức tin” chứ không phải là đạo của “lý trí” hay “trí tuệ”. Con chiên là để cho người ta dẫn dắt đi cho “đúng đường”, chứ không phải để cho tự do muốn đi đường nào thì đi. Cái trò bịp “tuyệt thông” luôn luôn treo trên đầu họ. Họ chỉ thực sự “trở lại đạo” làm người một khi vứt bỏ được thân phận con chiên.

Trên vài diễn đàn thông tin điện tử, năng nổ và hùng hổ nhất là tiengnoigiaodan.net, có một số người lên tiếng chỉ trích, chống đối Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Đại cương thì tất cả những bài viết chống đối Hồng Y Phạm Minh Mẫn đều tập trung vào mấy điểm giống nhau, tuy văn phong khác nhau: 1) Tố khổ ông Hồng Y Phạm Minh Mẫn là muốn triệt hạ lá cờ vàng; 2) Chụp mũ Ông HY Mẫn “hiệp thông” với CS [sic]; 3) Lập lại chuyện tố Cộng của thời Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa; và 4) Chẳng bao giờ sờ len gáy xem cái đạo của mình nó như thế nào.. Tôi chẳng có thì giờ để phê bình một số những lời hạ cấp của một số người vô tên tuổi. Tôi chỉ để ý đến bài của vài người tạm gọi là có tên tuổi và địa vị như tiến sĩ, bác sĩ, văn sĩ v..v… Do đó tôi chỉ phê bình một số đoạn điển hình của các vị này, những đoạn có thể nói có mặt trong trong tất cả các bài khác, dưới hình thức này hay hình thức khác. Trước khi đi vào phần phê bình mấy nhân vật điển hình này tôi cần phải nêu lên một sự kiện.

Tôi không hiểu tại sao cái E-mail của ông Lữ Giang ngỏ ý đồng tình với ông Nguyễn Ước về lá cờ vàng lại len vào, như đánh du kích, E-mail account của tôi. Nhưng cũng hay, quan điểm của ông Nguyễn Ước rất đúng đắn và chứng tỏ là một người nhận định vấn đề như nó thực sự là như vậy (as it really is). Đây là điều rất hiếm trong những “xóm đạo cờ vàng”. Vậy thì tôi xin phép hai ông Lữ Giang và Nguyễn Ước đăng lại ở đây. Ông Nguyễn Ước viết:

Bài viết của Mặc Giao về Giáo hội VN và CS rất hay (Thật vậy sao? TCN). Nhân đây tôi xin đóng góp ý kiến:

1/ Vào một Đại hội trẻ ở Toronto (là nơi tôi đang ở), cách đây mấy năm, có ĐGH Gioan Phao lồ 2 sang chủ tọa, và có một số phái đoàn giáo dân ở trong nước cùng một số giám mục VN sang. Giáo dân VN Toronto có dựng lên một “Làng CGVN” để giáo dân các nơi sinh hoạt văn nghệ và lễ lạc. Suốt mấy ngày hôm đó, một vài tổ chức chính trị treo đầy “cờ vàng ba sọc đỏ” và cầm “cờ vàng ba sọc đỏ” chạy lung tung khắp nơi trong làng VN, nhất là treo cờ, cắm cờ chung quanh lễ đài, nơi sẽ diễn ra lễ đồng tế của các giám mục VN. Và họ gây gổ, yêu cầu phải chào “cờ vàng ba sọc đỏ” rồi mới được làm lễ.

Sự việc đó gây lo lắng và sợ hãi cho các GM, các giáo dân từ trong nước sang. Hôm đó phải hủy bỏ lễ đồng tế của các GM.

Quí vị thử tưởng tượng các GM, LM và giáo dân trong nước sẽ gặp cảnh ngộ như thế nào khi về nước mà nhà chính quyền Hà Nội có những tấm hình và thước phim trong đó, họ đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, và thậm chí, chào cờ vàng ba sọc đỏ.

Hôm đó, các thanh niên CG Việt Nam đứng riêng và các TNCG Việt kiều đứng riêng, rất ngượng ngùng với nhau, cũng vì một số người (phần đông không phải CG [có chắc không?]) muốn cả hai bên cùng đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ! Hôm đó, chính bản thân tôi trực tiếp đề nghị mấy “tổ chức chính trị” ấy (Mặt trận Hoàng Cơ Minh, v..v..) nên gom vờ vàng ba sọc đỏ vào một khu đất cho gọn. Họ đã không chịu nghe mà còn hăm dọa, muốn hành hung tôi!

May nhờ Chúa thương tôi là lớn tuổi và từng làm coordinator của HNV Toronto nên thoát nạn.

Tôi không chống cờ vàng ba sọc đỏ, và trong nhà tôi hiện nay, vẫn chưng lá cờ ấy trong phòng khách và trên bàn thờ tổ quốc. Nhưng phải thành thật mà nói, sự kiện một số tổ chức chính trị “bắt buộc” phải chào cớ vàng ba sọc đỏ trong các sinh hoạt tôn giáo và xã hội là quá đáng. Sự việc mà ĐHY Phạm Minh Mẫn nói về “trở ngại hiệp thông” là có thật, chúng ta nên thông cảm cho Ngài và “giáo hội trong nước”. Tuy rằng phát biểu về “mẹ VN áo vàng, áo đỏ” có lẽ là quá đáng, theo quan điểm của “Việt kiều tị nạn CS” chúng ta. Có lẽ đã tới lúc chúng ta nên xem lại việc sử dụng lá “cờ vàng ba sọc đỏ”, sao cho đúng chỗ của nó, và đúng với lòng “tôn kính thật sự” của chúng ta.

2/ Ông Mặc Giao nên xem lại đoạn về “Thị Kính và sexual harassment”, nói “dễ dãi và quá đáng” như thế sẽ làm chạnh lòng các nhà sư Phật Giáo và người Phật Giáo. [Có thể ông Mặc Giao bị ám ảnh bởi chuyện các Linh Mục hãm hiếp các sơ (soeur) trong 23 quốc gia cho nên viết nhảm nhí như vậy]

Ông Nguyễn Ước không nên lo quá, nếu sư Phật Giáo đúng là sư Phật Giáo, và người Phật Giáo đúng là người Phật Giáo, thì tôi tin chắc không có ai chạnh lòng vì những bài viết ruồi bu như vậy, vì chuyện Thị Kính với chuyện cờ vàng là hai chuyện rất lạc lõng, chẳng ăn nhập gì với nhau cả. Đây không phải là lần đầu tiên có người viết như vậy mà từ trước tới nay đã có nhiều người viết tương tự, từ Vatican xuống đến Đại Học Văn Khoa Saigon. Mặt khác ông cũng không nên đánh giá quá thấp Nhà Nước Việt Nam, vì họ biết rất rõ tình hình vô luật pháp ở những nơi mà bọn côn đồ mang danh tị nạn thường tự tung tự tác với lá cờ vàng, cho nên các giám mục, hay linh mục chẳng có gì phải sợ hãi dù có đứng dưới lá cờ vàng. Nhà Nước đâu có hành sử tẹp nhẹp như vậy.

Bài của ông Nguyễn Ước có thể coi như là một bài học ngắn cho các bậc trí thức như Nguyễn Phúc Liên, Trần Phong Vũ, Nguyễn Xuân Tùng v..v… Còn bài học dài hơn của tôi thì tôi cần phải đi vào một số điểm trong các bài của quí ông. Có một điểm tôi cần phải nói ngay là, ông Nguyễn Ước cho rằng những người “treo cờ vàng, cắm cờ vàng lung tung” là thuộc những tổ chức chính trị ngoài CG. Nhưng đọc những bài của các quí vị trí thức CG trên thì rõ ràng là họ biện hộ cho quyền dương cờ vàng của giới trẻ CG ở đại hội. Điều này không lạ, vì CG chống Cộng, mà ở hải ngoại, cờ vàng được sử dụng như là một biểu tượng đối kháng cờ đỏ của CS, tuy rằng thực chất cờ vàng chẳng có gì có thể so sánh với cờ đỏ. Câu này chắc sẽ làm nhiều người không vui, nhưng thực tế nó là như vậy. Trước khi phán xét, xin hãy làm ơn đọc kỹ bài “Chân dung Người Việt Quốc Gia: Đi Tìm Ý Nghĩa Thực Sự Của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” của Giáo sư Sử Nguyễn Mạnh Quang, sachhiem.net, tháng 6, 2008 : một bài nghiên cứu dài 24 trang, đầy đủ chi tiết về lịch sử và ý nghĩa thực sự của lá “cờ vàng ba sọc đỏ”. [http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN4.php] Bây giờ, tôi xin sang mục phê bình quan điểm của mấy vị nổi danh trên. Trước hết là ông tiến sĩ.

Ông Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên: Ông tiến sĩ nổi tiếng là thường hung hăng tố khổ “CG quốc doanh” nhưng lý luận của ông ấy nhiều khi rất lẩm cẩm và đầy cảm tính và thiên kiến cá nhân. Trong bài tố khổ ông HY Mẫn là “Ngụy Biện”, Ông tiến sĩ viết:

Biểu tượng của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ:

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ biểu tượng cho những giá trị Nhân Bản: Tôn trọng PHẨM GIÁ con người và những QUYỀN (Nhân Quyền) gắn liền với con người.

Dưới lá cờ ấy, người Việt Nam đòi hỏi nội dung mà Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tượng trưng. Không phải vì chính Lá Cờ mà người Việt Nam đấu tranh, nhưng vì những Giá trị mà Lá Cờ tượng trưng.

Cờ Đỏ Sao Vàng tượng trưng cho một Lý thuyết Chính trị. Những người đấu tranh dưới Cờ Đỏ Sao Vàng là đấu tranh cho một Lý thuyết Chính trị. Trong khi ấy, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ không tượng trưng cho một Lý thuyết Chính trị, mà biểu tượng cho những Giá trị Nhân Bản. Dưới lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, người Việt đấu tranh bảo vệ những Giá trị gắn liền với PHẨM GIÁ con người, làm cho những Giá trị ấy được triển nở.

 

Ơ hay nhỉ! Thông điệp chính của Hồng Y Mẫn là: việc dương cờ vàng ba sọc đỏ ở Đại Hội Thế Giới Cho Giới Trẻ ở Pháp, Đức, Gia Nã Đại trước đây không thích hợp vì một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ VN.” Như vậy, chuyện rõ ràng là HY Mẫn chỉ nói lên quan điểm của “một số bạn trẻ ở một số nơi”, điều làm cho HY quan tâm, và điều hiển nhiên là, không phải tất cả các bạn trẻ đến dự đại hội đều hoan nghinh việc dương cờ vàng ba sọc đỏ. Như vậy, cũng rõ ràng là việc dương cờ vàng đã gây chia rẽ trong chính khối giới trẻ CG, như ông Nguyễn Ước đã kể trong Đại Hội Giới Trẻ ở Canada. Chuyện này đâu có dính líu gì đến cờ đỏ sao vàng mà ông tiến sĩ mang nó ra mà bình luận láo lếu. Láo lếu vì ông tiến sĩ viết bậy về lá cờ vàng ba sọc đỏ và hiểu sai ý nghĩa của một lá cờ.

 

Trong thời cận đại, cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ người quốc gia dùng dưới ba chế độ: Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, và Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng lịch sử đã ghi rõ ràng, chính phủ Bảo Đại chỉ là một chính phủ bù nhìn, tất cả thực quyền còn nằm trong tay người Pháp. Chính quyền Ngô Đình Diệm là một chính quyền tay sai do Mỹ dựng lên, và bản chất là một chính quyền gia đình trị, tôn giáo trị. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã làm gì để tôn trọng phẩm giá con người và những quyền gắn liền với con người: giết người ngoại đạo, cưỡng ép người dân vào đạo, giết người bừa bãi dưới danh nghĩa Tố Cộng [khoảng 300000 theo tài liệu của ngoại quốc], đóng cửa báo chí, Linh mục ăn cắp viện trợ Mỹ, chiếm đoạt đất đai của dân v..v…. Lãnh chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn cho thuộc hạ bắt người, tra tấn người, giam người để khảo của với bằng chứng ô nhục “9 Hầm” v..v… Còn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là một chính quyền “quân phiệt” tay sai của Mỹ, như chính ông tướng Nguyễn Cao Kỳ đã thú nhận, và lịch sử cũng ghi rõ như vậy. Vậy có cái gì có thể bảo lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho những giá trị nhân bản khi mà tất cả những giá trị nhân bản dưới lá cờ đó bị trà đạp trong suốt chiều dài của lá cờ đó?

Trong bài nghiên cứu về lịch sử và ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ, giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã kết luận:

Lá cờ vàng ba sọc đỏ rõ ràng là biểu tượng cho quyền lực của Vatican ở Việt Nam và được ngụy tạo làm biểu tượng cho “chính nghĩa quốc gia” của “những người Việt quốc gia”. Việc Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican cho thành lập chính quyền Quốc Gia và việc chế ra là cờ vàng ba sọc đỏ có mục đích:

1.- Làm bức bình phong che đậy cho cái bản chất làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican của cái chính quyền do ông Bảo Đại làm quốc trưởng.

2.- Làm cái phao cho những tên Việt gian trong hàng ngũ quan lại trong thời “trăm năm nô lệ giặc Tây” bấu víu lấy nó để trút được cái gánh nặng mặc cảm tội ác làm Việt gian của chúng.

3.- Giúp cho bọn tư sản thị dân giầu có phản động và bọn phú hào phản động ở trong nông thôn đã, đang và sắp sửa nhẩy ra cộng tác chắt chẽ với Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican hay chính quyền bù nhìn Bảo Đại giảm bớt cái gánh nặng mặc cảm làm Việt gian bán nước cho giặc.

4.- Làm cho những người sống trong vùng Pháp – Vatican tạm chiếm nhẩy ra làm việc cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican hay chính quyền bù nhìn Bảo Đại lầm tưởng rằng họ phục vụ cho đất nước trong hàng ngũ của những người Quốc Gia.

Như vậy, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã trở thành một biểu tượng cho những việc làm nhục nhã của bọn người vong bản "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa" cấu kết với bọn phong kiến phản động và bọn lưu manh xu thời đón gió đã cam tâm bán nước cho các thế lực ngoại xâm.

Ấy thế mà, có những người Việt tự nhận là “người Việt Quốc Gia chống Cộng” tụ tập với nhau, trương lá cơ này kéo nhau đi biểu tình chống phá những cơ sở truyền thông không đồng chính kiến với chúng và chống lại các viên chức chính quyền Việt Nam hiện nay và chống đối những chính khách từ Việt Nam đến Mỹ tham quan, mà không biết nhục.

Quốc kỳ là cờ hiệu của một nước phải biểu tượng cho lý tưởng và khát vọng của toàn dân mà những người yêu nước đã chiến đấu để đạt được. Ấy thế mà lá cờ vàng ba sọc đỏ không những đã không có cái đặc tính cao đẹp này, mà lại còn là một biểu tượng cho sự nhục nhã về những hành động tội ác chống lại tổ quốc và dân tộc của những tên đại Việt gian như Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu.

Còn cờ đỏ sao vàng? Tượng trưng cho một lý thuyết chính trị? Ông tiến sĩ viết bậy vì không biết gì về lịch sử lá cờ đỏ sao vàng. Chúng ta hãy đọc một chút về xuất xứ và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng [tài liệu tổng hợp trên Wikipedia]:

Một nguồn tài liệu cho biết:

Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 nǎm và người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.

Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".

Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác một bài thơ về lá cờ:

Hỡi những ai máu đỏ da vàng

Hãy chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc

Nền cờ thắm máu đào vì đất nước

Sao vàng tươi da của giống nòi

Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi

Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh

Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.

Một nguồn tài liệu khác cho rằng người thiết kế lá cờ đỏ sao vàng là ông Lê Quang Sô [Xin đọc http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=173772&ChannelID=89], cũng là một chiến sĩ trong cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa, dựa trên hồi ký của ông Sô và những nhân chứng còn sống từ cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Nhưng dù Nguyễn Hữu Tiến hay Lê Quang Sô là tác giả lá cờ đỏ sao vàng, vấn đề chính là ý nghĩa của lá cờ có nguồn gốc dân tộc, nói lên sự hi sinh của những người yêu nước đã đổ máu vỉ dân tộc và sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân trong nhiệm vụ chống ngoại xâm để giành lại độc lập và thống nhất cho đất nước. Ông tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên đã đi lên trên nơi giầy dép khi phán bậy theo thiên kiến rằng cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của những giá trị nhân bản mà chính Tôn giáo cổ võ kêu gọi, còn cờ đỏ sao vàng là tượng trưng cho một lý thuyết chính trị. Những giá trị nhân bản đó có thể do tôn giáo nào đó cổ võ kêu gọi, nhưng tuyệt đối không phải là Thiên Chúa Giáo, một tôn giáo mang trên bờ vai hơn 200 triệu sinh mạng già, trẻ, lớn, bé, qua những cuộc “thánh chiến”, những tòa án xử dị giáo với những hình cụ tra tấn khủng khiếp nhất của nhân loại, những cuộc săn lùng và thiêu sống phù thủy, những cuộc tàn sát lẫn nhau của các con cái cùng thờ một Chúa, và những cuộc đồng hành với thực dân đi xâm lăng các nước kém phát triển về vũ khí. Ai phủ nhận những sự kiện này, xin mời lên tiếng.

Tôi đã từng nói là tôi không chê, không ghét lá cờ vàng ba sọc đỏ, vì tôi có những ràng buộc tinh thần với lá cờ này: hơn 8 năm trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và nhiều năm trong ngành giáo dục ở Nam Việt Nam. Nhưng đây là những tình cảm riêng tư cá nhân, và những tình cảm riêng tư này không thể dùng trong lãnh vực học thuật. Trong lãnh vực học thuật, Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang, người đã từng phục vụ trong quân đội và trong ngành giáo dục ở Nam Việt Nam, đã đưa ra những nhận định chính xác sau đây:

Đọc lịch sử nước nhà, ai cũng biết rằng:

Lá Cờ Đỏ Sao Vàng đã từng chìm nổi với toàn thể nhân dân Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1940 cho đến ngày nay. Lá cờ này luôn luôn có mặt và ngạo nghễ tung bay trong hai cuộc chiến hào hùng đánh đuổi liên quân xâm lăng Pháp- Vatican để đòi lại núi sông cho dân tộc và đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican để hoàn thành sứ mạng lịch sử đòi lại miền Nam từ trong tay giặc mang lại thống nhất cho đất nước.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954, nhân dân thế giới nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng đều kính phục vì nó là biểu biểu tượng cho cả một dân tộc anh hùng đã đánh tan được Liên Minh Thánh Pháp - Vatican làm cho đế quốc Pháp hùng mạnh, một cường quốc Đồng Minh thắng trận với rất nhiều thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới lần lần bước vào giai đoạn suy tàn và xuống dốc thảm thương, mất hết các thuộc địa ở các Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á, và suy nhược thua cả các nước Phe Trục bại trận là Đức và Nhật.

Sau chiến thắng 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng được nhân dân thế giới kính phục nhiều hơn nữa và đã ngạo nghễ sánh vai cùng với gần hai trăm quốc kỳ của gần hai trăm quốc gia khác tại trước Tòa Nhà Liên Hiệp Quốc ở New York.

Nhân dân khắp nơi trên thế giới, mỗi khi nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng là người ta nghĩ ngay đến người Việt Nam anh hùng, một dân tộc đáng kính phục, và ngược lại, mỗi khi người nước ngoài gặp người Việt Nam là nghĩ ngay đến nước Việt Nam kiên cường và anh dũng với lá cờ đỏ sao vàng, chứ chẳng có người nước ngoài nào lại nghĩ rằng nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam oai hùng với cái chính quyền Bảo Đại và các chính quyền miền Nam thối nát với lá cở vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho nhóm người vong bản phản dân tộc do Liên Minh Pháp – Vatcan và Liên Minh Mỹ - Vatican đưa lên cầm quyền để làm tay sai cho họ.

Thật vậy, trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975, trải qua nhiều thế hệ, tiền nhân ta đã liên tục nối tiếp nhau đứng lên quyết tâm liều chết đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican với hy vọng đạt được những công nghiệp như trên. Từ cụ Trương Công Định đứng lên phất cớ chống giặc cứu nước cho đến các vị anh hùng nghĩa sĩ khác nối gót theo sau như Nguyễn Trung Trực, Lâm Quang Ky, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa Huân). Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Cao Thắng, Trịnh Văn Cấn, Lường Văn Can, Lương Ngoc Quyến, Phạm Hồng Thái, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Cô Giáng, Cô Băc, Phan Bội Châu, v.v… nhưng tất cả chỉ có tâm, có chí, chỉ thành nhân mà không thành công. Mãi cho đến khi Mặt Trận Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh xuất hiện cùng với lá cờ đỏ sao vàng, dân ta mới thành công đánh tan được Liên Minh Phap – Vatican giành lại được chủ quyền độc lập cho dân tộc, và mới đánh tan được Liên Minh- Mỹ Vatican khiến cho Mỹ phải cuốn gói ra đi và nước nhà mới được thống nhất. Nhờ vậy, nước ta mới có chỗ ngôi ngang hàng với các quốc gia khác trong cộng đồng nhân loại mà rõ ràng nhất là tổ chức Liên Hiệp Quốc, và dân ta mới được nhân dân thế giới kính nể như ngày nay. Được như vậy là nhờ Mặt Trận Việt Minh xuất hiện cùng với lá cờ đỏ sao vàng đã kiên trì chiến đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc từ đầu thập niên 1940 cho đến ngày nay.

Đó là những sự kiện lịch sử, bất kể một số người Việt tị nạn vinh danh ca tụng lá cờ vàng ba sọc đỏ như thế nào và nhìn lá cờ đỏ sao vàng như thế nào. Sự lương thiện trí thức bắt chúng ta phải nhìn sự việc như chúng thật sự là như vậy [to see things as they really are]. Và nhúm người Việt tị nạn năng nổ chống lá cờ đỏ sao vàng, không công nhận nó, mà không hề nghĩ đến thế đứng của lá cờ đó trong cộng đồng thế giới ngày nay. Có công nhận hay không thì lá cờ đó đã bay ở Liên Hiệp Quốc, đã hiện diện trong các Thế Vận Hội, và trong mọi tự điển, sách giáo khoa trong các nước Âu Mỹ để dạy con em chúng ta. Tổng thống Clinton cũng như Bush và nhiều nguyên thủ quốc gia cũng như các chính khách quốc tế đã đứng dưới lá cờ đó. Vậy thì, Việt Nam, với hơn 80 triệu dân, có cần đến sự công nhận quốc kỳ của họ của một nhúm người tị nạn cuồng tín đi ngược thời gian hay không? Và trên bình diện quốc tế, sự không công nhận cờ đỏ của một nhúm người lưu vong có ý nghĩa và ảnh hưởng gì. Có chăng chỉ có thể “mẹ hát con khen hay”, ca tụng, tôn vinh, vinh danh lẫn nhau trong những cộng đồng chống Cộng đến chiều, hay trong những xóm đạo cờ vàng.

Toàn bài của ông tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên toát ra một mùi chống Cộng cuồng tín đúng như định nghĩa của giáo sư Nguyễn Mạnh Quang, cưỡng đặt cho lá cờ vàng những thuộc tính không hề có, đồng thời đưa ra những nhận định sai lạc và tiêu cực về lá cờ đỏ sao vàng.. Thời buổi này mà ông tiến sĩ còn có thể viết lên được những câu như: Cộng sản Bắc Việt đã mang súng ống của Thế Giới Cộng sản vào xâm chiếm Miền Nam [sic] [Thế Miền Nam dùng khí giới của ai để chống Cộng??]; sợ CSVN mà Hồng y Phạm Minh Mẫn ngụy biện đổ tội cho Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ [Có chỗ nào mà HY Mẫn đổ tội cho cờ vàng ba sọc đỏ?]; Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là tượng trưng cho ánh sáng: ánh sáng của những Giá trị Nhân Bản [sic] [Ánh sáng của bom đạn Pháp rồi Mỹ? hay ánh sáng của cuốn “Họa Âm”??]; Tại sao Hồng y MẪN lại cố tình cắt nghĩa tiêu cực để cấm cản, chống đối v..v… [HY Mẫn chỉ đưa ra một nhận xét rất thực về những sự cố đã xẩy ra]

Về vấn đề Cộng sản vào xâm chiếm Miền Nam của ông tiến sĩ thì để bài phê bình này đỡ căng thẳng, tôi xin phép tác giả C.T. tặng ông tiến sĩ một đoạn ngắn trong bài Cờ Vàng và Chúa Giê Su của ông/bà ta, đăng ngày 22/06/2008 trên giaodiemonline.com mà tôi mới đọc được để ông đọc cho vui. Bài viết rất tếu [http://giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=2491] nhưng không phải là không có cơ sở, tôi tin rằng ông tiến sĩ hiểu rõ Kinh Thánh và đạo Ca-tô của ông hơn ai hết nên ông phải công nhận là tác giả này đã viết một bài siêu đẳng. Đoạn đó như sau:

Tên cờ vàng thấy chúa bớt giận khấp khởi mừng trong bụng. Hắn vội vã nói như điên, sợ chúa sẽ biến mất mà không kịp nghe hết những điều cầu xin :
- Kính thưa đức chúa, chúng con là dân Việt Nam bị bọn CS nó cưỡng chiếm mất đất nước của chúng con cho nên chúng con phải dung thân tị nạn nơi này. Ba mươi mấy năm qua chúng con từng làm hết cách mà không thể nào lật đổ được bọn CS. Chúng con biết không có sức mạnh siêu nhiên của thiên chúa thì chúng con đời đời không thể nào lật đổ được chúng. Chúng con bây giờ chẳng thiếu thốn gì, điều cầu xin duy nhất của chúng con là xin chúa hãy dùng quyền năng của mình để đập tan bọn cộng sản ở VN, chúng con chỉ mong có thế.
Chúa trầm ngâm một lát như nghĩ ngợi rồi chợt hỏi.:
- VN của các ngươi ở đâu? Có gần Do Thái của ta không?
- Dạ xa lắm, ở bên kia bờ đại dương.
- Nghĩ đến bọn xâm lược là ta giận điên lên rồi, ngày xưa ta cũng đã từng đau khổ vì bọn đế
quốc La Mã nó đô hộ nước ta. Bọn cộng sản xâm lược nước của các ngươi chắc chẳng thua gì đế quốc La mã ngày xưa tàn ác đóng đinh tù nhân lên thập giá mà ta từng là một nạn nhân. Được rồi, ta sẽ bắt linh hồn của bọn xâm lược CS này cho nó nhập vào những con cẩu tặc tống giam vào các cửa hàng cầy tơ, chúng sẽ bị tiêu diêu cùng với mắm tôm. Hãy nói cho ta nghe bọn cộng sản xâm lược nước ngươi nó là người của nước nào để ta trừng trị ngay lập tức.
- Dạ . . . nó là . . .người Việt Nam.
- Nó là người VN nó lại cưỡng chiếm nước VN là thế nào? Các người bị tâm thần à? Ngươi nói ta không làm sao hiểu được. Hai ngàn năm nay ta chưa hề nghe đến cái việc kỳ quặc này.
- Dạ nó là người VN nhưng nó là cộng sản.
- Nghĩa là nhà ngươi muốn nói nó là người VN, nó xâm lược VN nó đuổi người VN các ngươi sang Mỹ, bây giờ nhờ ta trừng trị nó để các người quay về Việt Nam đuổi nó đi?

- Dạ đúng ạ.
- Nó đuổi các người đi Mỹ bây giờ các ngươi muốn ta đuổi nó đi đâu?
- Dạ đuổi cho nó đi ….. mò tôm ạ.
- Ngươi nói gì ta mà hiểu ta chết liền. . . . Hơn hai ngàn năm nay ta mới nghe thấy cái việc bọn xâm lựợc lại xâm lược chính đất nước của mình. Ta chưa hề nghe đến trường
hợp này nên chưa thể chuẩn bị hình phạt nào cho loại này.
- Dạ nó là cộng sản xâm lược quốc gia. Mà quốc gia của chúng con lại là quốc gia của giáo hội Vatican nhà ta. Lá cờ vàng này cũng do giáo hội nhà ta vẽ ra và phát cho, chúng con phục tùng giáo hội từ mấy trăm năm rồi. Tài sản của giáo hội chúng nó lấy hết nên nay mới phải vác đức mẹ đi đòi. Chúng con thù nó là như thế.
- Sau khi chiếm nước của các ngươi bọn chúng nó đóng đinh lên cây thập giá bao nhiêu thằng ?
- Dạ không có đóng đinh thằng nào.
- Như thế chúng nó giết các người bằng cách nào?
- Dạ nó không giết, nó chỉ bắt đi cải tạo.
- Cải tạo là cái gì? Có man rợ bằng cái kiểu bắt cởi truồng mang ra nơi công cộng rồi đóng đinh lên cây thập giá treo lên như ta không?
- Dạ cải tạo là nó nó nhốt trong những trại tập trung.
- Trại tập trung nó có nhốt chung với loại trộm cướp ma cô ma cạo không?
- Dạ không chỉ có bọn chúng con với nhau.
- Thế thì các ngươi phước đức hơn ta quá nhiều , ngày xưa bọn xâm lược nó nhốt ta chung với bọn trộm cuớp ma cô, nó hành hạ rồi mang đi đóng đinh chung một lựợt trên đồi sọ người. (Golgotha Hill).

 

Hết phần ông tiến sĩ, bây giờ sang phần ông bác sĩ.

 

Ông Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh: Với bài: VỀ BỨC THƯ CỦA ĐHY PHẠM MINH MẪN.

Mở đầu bài viết, ông bác sĩ phán về lý do ông viết bài trên:

Viết không phải để làm “tắc nghẽn” đường hiệp thông nhưng để làm sáng tỏ vấn đề cho những ai “không biết” hoặc “cố tình” không muốn biết. Nói một cách khác: biết điều sai trái mà không lên tiếng phản đối là đồng lõa. Chúa Giêsu cũng đã nói: “…hãy lên mái nhà mà nói; hãy nói ra giữa ban ngày điều anh em nghe trong bóng tối hoặc nghe rỉ tai…” (Mt. 10: 27)

Như vậy là ông bác sĩ đã đánh phủ đầu ông HY Mẫn cũng như những người mà ông bác sĩ cho rằng “không biết” hoặc “không muốn biết”. Mặt khác, ông cũng đặt tiền đề là “HY Mẫn sai trái” nên ông ta phải sửa sai ông HY. Còn nữa cái biết của ông bác sĩ về Chúa Giê-su thì lại không phải là biết, vì ông ta đã cố ý dịch sai câu trong Matthew 10: 27. Câu Matthew 10: 27 trong King James Version như sau: “Whatever I tell you in the dark, speak in the light; and what you hear in the ear, preach on the housetops”. [Dịch tạm: Bất cứ điều gì ta nói với các ngươi trong bóng tối, hãy nói lên nơi sáng sủa; và những gì các người nghe vào tai thì hãy lên mái nhà mà thuyết giảng] Cuốn Kinh Thánh tiếng Việt của American Bible Society, New York, dịch là: “Cho nên lời ta phán cùng các ngươi trong nơi tối tăm, hãy nói ra nơi sáng láng; và lời các ngươi nghe kề lỗ tai, hãy giảng ra trên mái nhà”. Ý nghĩa câu này khác hẳn câu dịch rất mù mờ tối nghĩa của ông bác sĩ. Đó là một “cái biết” của ông bác sĩ. Ông bác sĩ đặt vấn đề:

Vấn đề nổi cộm là HY Mẫn lại xác định chắc như đinh đóng cột là cờ vàng ba sọc đỏ “đã làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ” khi nhắc tới ba lần đại hội trước ở Pháp, Đức, Canada mà không đưa ra bằng chứng, trong khi ĐHY đã ca ngợi ba lần đại hội trước là thành công! Có chăng là cờ vàng đã làm tắc nghẽn nghị quyết 36. Hay là lần này vì HY chính thức tham dự đại hội nên sợ có cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện mà HY không ưa?

Có vẻ như những người chống đối ông HY Mẫn không ai đọc thông tiếng Việt. Hồng Y Mẫn không hề xác định chắc như đinh đóng cột là cờ vàng ba sọc đỏ “đã làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ, ông ta chỉ nói lên quan điểm của một số bạn trẻ trong các kỳ đại hội trước, và ở cương vị một Hồng Y, tất nhiên ông phải quan tâm đến sự cố này[Nguyên văn: có một sự kiện mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ VN. Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được dương lên trong lúc các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung.]. Hồng Y Mẫn có cần phải đưa ra bằng chứng hay không? Ông ta viết như vậy chưa đủ rõ ràng hay sao? Tôi xin lấy một thí dụ mà tôi tưởng tượng để trình bày vấn đề. Giả thử Nhà Nước Việt Nam gửi một số lớn bạn trẻ do mấy ông giám mục hay linh mục quốc doanh dẫn đầu, đi dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, và mang theo cờ đỏ sao vàng để trương lên trong Đại Hội, và đây là quyền chính đáng của họ, vậy thì giới trẻ cờ vàng tính sao? Có xẩy ra xung đột không? Có bắt họ phải chào cờ vàng ba sọc đỏ rồi mới được làm lễ như ông Nguyễn Ước đã viết không? Mà dù có kiềm chế không để xẩy ra xung đột thì cũng cờ vàng đứng một bên, cờ đỏ đứng một bên, ngượng ngùng nhìn nhau. Vậy thì hiệp thông ở cái chỗ nào? Vấn đề đặt ra là: giới trẻ ở Việt Nam có quyền đi dự Đại Hội hay không? Và họ có quyền trương cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của họ, hay không? Trả lời đúng những câu hỏi này thì có thể giải quyết ngay vấn đề bằng chứng. Ông Nguyễn Ước đã mô tả tình hình “tắc nghẽn hiệp thông” ở Đại Hội Canada: các thanh niên CG Việt Nam đứng riêng và các TNCG Việt kiều đứng riêng, rất ngượng ngùng với nhau. Ông bác sĩ cần thêm bằng chứng gì nữa?

Ông bác sĩ giải thích rất buồn cười như sau:

 

Giới trẻ Việt Nam hải ngoại khi giương cao cờ vàng ở đại hội là biểu lộ bản sắc của mình, tinh thần tự do dân chủ mà họ hằng bảo vệ và trân quí, cũng như bất cứ một quốc gia nào khác như Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha…giương cờ quốc gia của họ mà thôi. Họ đâu có ý phản đối hay “sự cố” làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của ai đâu…

 

Vậy thì hiện nay giới trẻ Ca-tô ở hải ngoại là công dân của quốc gia nào và cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của quốc gia nào? Quốc gia Little-Saigon, San Jose hay Sydney?? Xin ông bác sĩ làm ơn sáng tỏ vấn đề này. Rồi ông bác sĩ viết một đoạn vừa có tính cách chụp mũ vừa giảng đạo một cách rất vô duyên:

 

Từ chỗ không ưa cờ vàng ba sọc đỏ mà HY đã cắt nghĩa biểu tượng lá cờ một cách chủ quan, gượng gạo và ví von áp đặt…Cờ vàng ba sọc đỏ không bao giờ và sẽ chẳng bao giờ là “biểu trưng một ‘ thói đời’ mang tính đối kháng” . Đồng bào hải ngoại liều chết bỏ nước ra đi “vì không thể sống dưới chế độ cộng sản độc tài áp chế được nên phải tìm một lối sống thích hợp với bản tính con người trong xã hội công dân thật sự với đầy đủ tự do dân chủ và nhân quyền…” mà Thiên Chúa đã phú bẩm cho họ từ lúc mới thụ thai và lúc vừa mới sinh ra. Đó là lý tưởng của họ, quyền tự do của họ, không ai có quyền lăng mạ.

Như vậy là ông bác sĩ đã chụp lên đầu ông Hồng Y cái mũ “không ưa cờ vàng ba sọc đỏ”. Ông cũng không hiểu rằng những quan niệm về dân chủ, tự do, và nhân quyền xuất sinh từ sự tiến bộ tư duy của nhân loại chứ không phải là của Thiên Chúa đã phú bẩm cho họ từ lúc mới thụ thai và lúc vừa mới sinh ra. Trong thế giới với hơn 6 tỷ người thì chỉ có một thiểu số tin vào một Thiên Chúa, chứ còn trong thế giới văn minh ngày nay, chẳng còn mấy người, ngay cả trong cái nôi của Thiên Chúa Giáo trước đây ở Âu Châu, còn tin vào Thiên Chúa. Chẳng vậy mà giáo hoàng Benedict XVI đã phải than là Âu Châu sống chẳng cần biết đến Thiên Chúa và cũng chẳng cần đến Giê-su. Hội Đồng Giám Mục Âu Châu cũng phải than là Âu Chấu sống như là không có Thiên Chúa. Thời buổi này, trong một bài viết về chính trị thời sự, mà còn mang Thiên Chúa ra thì không hiểu đầu óc của ông bác sĩ thuộc loại nào. Nhưng ông bác sĩ viết: … “đầy đủ tự do dân chủ và nhân quyền” mà Thiên Chúa đã phú bẩm cho họ từ lúc mới thụ thai và lúc vừa mới sinh ra. Từ lúc mới thụ thai đến lúc mới sinh ra trung bình là 9 tháng 10 ngày. Chắc ông bác sĩ tất nhiên cũng biết như vậy chứ. Vậy phải chăng lúc mới thụ thai thì Thiên Chúa phú bẩm cho họ tự do, rồi 9 tháng sau, khi sinh ra thì Thiên Chúa phú bẩm cho họ dân chủ, và ở một thời gian nào đó không xác định Thiên Chúa mới phú bẩm cho họ nhân quyền?? Nhưng cho tới ngày nay, với cấu trúc “thần trị” (theocracy) của Ca-Tô Giáo Rô-ma, Tòa Thánh Vatican vẫn chưa cho phép Thiên Chúa phú bẩm cho dân Chúa nhân quyền, dân Chúa chỉ có một quyền: quyền “quên mình trong vâng phục” dưới mỹ danh “đức vâng lời”. Lẽ dĩ nhiên đó là quyền tự do ngôn luận của ông, nhưng mà ông truyền đạo kiểu này thì Tây Ba Lô cũng phải phì cười, và cũng lẽ dĩ nhiên là cách truyền đạo này không thích hợp trong một bài viết về vấn đề thời sự xã hội trên một diễn đàn thông tin trí thức.

Ông bác sĩ chất vấn ông Hồng Y về chuyện bà mẹ VN mặc áo vàng, áo đỏ:

 

Bà mẹ nào chủ trương đấu tranh giai cấp, gây cảnh con tố cha mẹ, vợ tố chồng, bạn bè tố cáo nhau…Bà mẹ nào ăn cướp tài sản ruộng vườn của dân?

 

Ủa, thế ông bác sĩ không đọc lịch sử đạo Ca-tô của ông hay sao? Tất cả những điều này đều có nguồn gốc trong cuốn sổ đen chỉ đạo những cuộc hình án hoặc săn lùng phù thủy trong thời Trung Cổ của Ca-Tô Giáo Rô-ma. Đừng có đổ vấy cho CS. CS chỉ mới học mót được 1/100 của Ca-tô Giáo Rô-ma đấy. Có cần tôi chứng minh không?

Đây nhé, tài liệu trong cuốn "Các Đại Diện của Chúa KiTô: Mặt Đen Tối Của Triều Chính Giáo Hoàng (Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Crown Publishers, 1988, trg. 162-166) của Giám Mục Công giáo Peter de Rosa viết:

Trong những quốc gia thuộc quyền giáo hoàng họ [những Phán quan] chính là luật lệ, vừa đóng vai công tố viên vừa đóng vai quan tòa xử án. Nguyên lý chỉ đạo của họ là: "Thà giết oan 100 người vô tội còn hơn là để cho một kẻ dị giáo được tự do."

[In the Papal States they were a law unto themselves, acting as prosecutors and judges. Their guiding principle was: "Better for a hundred innocent people to die than for one heretic to go free."]

Thật khó mà có thể kiếm được một văn kiện nào mà trái với những nguyên tắc công lý tự nhiên như vậy. Theo cuốn Sổ Đen, một đứa con phải phản bội cha mẹ, một bà mẹ phải phản bội đứa con. Không làm như vậy là một "tội lỗi đối với Tòa Án Thánh" và đáng bị tuyệt thông, nghĩa là, không được hưởng các bí tích và, nếu không có tu chính án, không được lên thiên đàng.

[It would be hard to find any document so contrary to the principles of natural justice. According to the Black Book, a child must betray his parents, a mother betray her child. Not to do so is a "sin against the Holy Office" and merits excommunication, that is, exclusion from the sacraments and, if there is no amendement, exclusion from heaven...]

 

Đọc lịch sử Ca-tô giáo Rô-ma chúng ta cũng biết rằng mục đích chính của các phán quan trong các tòa án xử dị giáo và tra tấn thiêu sống phù thủy là để tịch thu, nói nôm na là ăn cướp, chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân cho giáo hội và cho bản thân.

 

Cuối cùng ông bác sĩ kết luận bằng một câu vô trách nhiệm (affirmation gratuite):

 

Thiết nghĩ tất cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại bỏ nước ra đi sau 1975 đều có cùng một tâm trạng như chúng tôi.

 

Ông bác sĩ nói thay cho tất cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại ?? Nếu tất cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại bỏ nước ra đi sau 1975 đều có cùng một tâm trạng như ông bác sĩ thì thật là điều bất hạnh cho đồng bào Việt Nam ở hải ngoại. Tôi chỉ nói ngắn thế thôi. Hết phần ông bác sĩ, bây giờ sang phần ông văn sĩ.

Ông Văn sĩ Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất: Ông văn sĩ viết tới hai bài: “Ở Chỗ Tận Cùng Con Người Đánh Mất Lý Tr픓LÒI CÁI ĐUÔI RA RỒI” có nghĩa là ông Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã đánh mất lý trí và lòi cái đuôi CS ra rồi. Vui thật là vui. Thật vậy, ông văn sĩ viết: Kẻ đánh mất lý trí trước hết là HY Phạm Minh Mẫn. Nhưng đọc bài của ông văn sĩ thì tôi lại thấy chính ông văn sĩ đã đánh mất lý trí, và rồi đọc kỹ lại thì lại thấy ông văn sĩ chẳng làm gì có lý trí để mà đánh mất. Thật vậy, thời đại này mà ông ta vẫn tin rằng Giê-su là Thiên Chúa làm người để chuộc tội muôn dân, và Tượng Đức Mẹ ở nhà thờ Đức Bà ở Saigon thực sự khóc chảy nước mắt.

Ông văn sĩ tố khổ Hồng Y Phạm Minh Mẫn rất tận tình trong tâm cảnh của một con chiên ngoan đạo hay ngu đạo, chống Cộng cho Chúa. Ông rất nặng lời đối với ông Hồng Y nhưng trong một đoạn viết, có lẽ viết chỉ để mà viết với mục đích hạ thấp giới trẻ ở bên nhà, ông lại không ngờ là ông đã xác định nhận định của Hồng Y Mẫn là sự cố trương lá cờ vàng ba sọc đỏ ở Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới trước đây đã làm tắc nghẽn sự hiệp thông của giới trẻ VN đến từ các châu lục khác nhau:

 

Giữa một rừng người thuộc đủ mọi chủng tộc, mọi quốc gia trên thế giới tụ tập lại, để phân biệt, người ta chỉ còn cách nhìn vào lá cờ của mỗi nhóm người. Ông Hồng Y có mặt tại đại hội và chắc chắn ông muốn người ta biết tới sự hiện diện của phái đoàn giới trẻ VN từ trong nước ra. Vì thế ông thấy cần phải có lá cờ đỏ trương lên cho mọi người nhận ra đoàn trẻ VN và khỏi nhầm lẫn. Những lần đại hội trước đây, cũng có các vị giám mục khác đại diện từ trong nước ra cùng với một số giới trẻ được chọn lọc, nghe đâu có lần có cả một chị cán bộ không phải là người công giáo cũng được đi dự đại hội. Họ không trương cờ đỏ sao vàng. Trong khi đó, đám trẻ VN tham dự đại hội đại đa số là các con em tỵ nạn. Họ trương lá Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ. Vì thế phái đoàn giới trẻ từ trong nước ra tuy có mặt nhưng mà có cũng như không.

 

“Tình là tình có cũng như không”. Như vậy là nhóm cờ vàng giữ địa vị độc tôn của các anh chị Cầu Muối trong đại hội và đương nhiên loại bỏ nhóm giới trẻ VN từ trong nước tới, mà cùng là Ca-tô cả đấy. Thế không phải là “tắc nghẽn hiệp thông” thì là gì, nếu chúng ta hiểu hiệp thông ở đây có nghĩa là chia sẽ hoặc trao đổi những ý nghĩ hoặc tình cảm giống nhau của những người cùng thờ một Chúa, chứ không phải là hiệp thông với Chúa. Ông văn sĩ có vẻ như hãnh diện về việc loại trừ này lắm cho nên mới viết như vậy. Về phương diện lý luận thì tôi lại muốn nhắc lại một câu hỏi: Vậy thì hiện nay giới trẻ Ca-tô ở hải ngoại là công dân của quốc gia nào và cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của quốc gia nào? Về phương diện chính danh, lá cờ đó không phải là cờ của quốc gia họ, cũng chẳng phải là cờ riêng của đoàn thể Công Giáo hải ngoại, cho nên họ không thể dùng để làm biểu tượng cho quốc gia hoặc đoàn thể giới trẻ Ca-tô hải ngoại. Lẽ dĩ nhiên chẳng có ai cấm cản các ông dạy con cháu cứ làm càn trương cờ vàng ở những nơi không thích hợp, bất kể đến sự chướng tai gai mắt của những nhóm người khác.

 

Ông văn sĩ còn phán một câu xanh rờn, coi mình như là đại diện của tập thể cộng đồng tỵ nạn CS, trong khi ông không thể biết là lập trường và lẽ sống của tập thể cộng đồng tỵ nạn CS, nhưng muốn thế nào thì thế, tuyệt đối không phải là lập trường và lẽ sống của ông văn sĩ Duyên Lãng Hà Tiến Nhất, hay của ông tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên, hay của ông bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, hay của bất cứ tổ chức, hội đoàn nào, kể cả tiengnoigiaodan.net hay vietcatholic.com:

 

Ông HY đã xúc phạm trầm trọng đến lý tưởng và lẽ sống của tập thể cộng đồng tỵ nạn CS. Vì thế ông đã gây ra cái cớ cho người khác xúc phạm đến Đấng Tối Cao người công giáo tôn thờ. Vì vụ triệt cờ này, người ta mới chửi tưới hột sen một cách thê thảm, chửi lên tới tận thiên đình. Tôi dùng chữ “chửi” với nghĩa đen ngòm của nó chứ không phải ngoa ngôn đâu.

 

Thật tình tôi chưa được đọc bài nào, của ai, chỉ vì bức thư của ông Hồng Y Phạm Minh Mẫn, mà đã xúc phạm đến Đấng Tối Cao người công giáo tôn thờ, hoặc chửi tưới hột sen một cách thê thảm, chửi lên tới tận thiên đình. Tôi không thấy có lý do nào để người ta làm như vậy, vì Hồng Y Mẫn chỉ viết lên những quan điểm của một số bạn trẻ trong các kỳ đại hội trước, và đó không phải là điều ông ta bịa ra để đòi triệt hạ lá cờ vàng. Nếu có người nào muốn làm như vậy thì cái cớ nằm trong những bài chống đối Hồng Y Mẫn chứ không phải ở trong bức thư của HY Mẫn. Cái cớ đó nằm trong chính bài của ông văn sĩ. Chứng minh? Sau đây là một bài học cho ông văn sĩ về Đấng Tối Cao mà ông tôn thờ. Đây là vấn đề trong lãnh vực học thuật (scholarship) chứ không phải là chống đạo hay chống Chúa.

 

Trước hết, thời đại của đức tin (The age of faith) đã qua lâu rồi và nhân loại đã tiến qua các thời đại lý trí (The age of reason), thời đại khai sáng (The age of enlightenment) và thời đại phân tích (The age of analysis), và nay là thời đại thông tin điện tử, cho nên, có những thứ mà thời đại của đức tin cho là tối cao thì sự thực lại chẳng có gì là tối cao cả. Đấng Tối Cao mà ông văn sĩ nói đến chắc là Chúa Giê-su. Nhưng, trong lãnh vực học thuật, qua những công cuộc nghiên cứu sâu rộng về Giê-su trong vòng 200 năm nay thì Russell Shorto đã tóm tắt trong cuốn Sự Thật Của Phúc Âm (Gospel Truth) như sau:

 

Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại… Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

(Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth… Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.)

 

Nếu ông văn sĩ muốn tiếp tục sống trong thời đại của đức tin, còn được gọi là thời đại đen tối (The dark ages), hay theo Russell Shorto, sống trong bóng tối, thì đó là quyền tự do mà Thiên Chúa đã phú bẩm cho ông, nhưng tôi tin rằng ông không có quyền ngăn chận hay phản đối những người đã đi ra khỏi bóng tối đi tìm sự thật.

 

Ông văn sĩ lôi vài chuyện cũ ra để tố khổ ông Hồng Y Phạm Minh Mẫn, những chuyện chẳng ra đâu vào đâu, và chẳng liên hệ gì đến chuyện cờ vàng, cờ đỏ. Thí dụ, ông văn sĩ viết:

Năm 2001, Đức Thánh Cha Jean Paul II triệu thỉnh toàn thể các giám mục VN về Roma theo thông lệ Ad Limina. Ngài khuyên các giám mục hãy mạnh dạn ra khơi, can đảm theo gương các tổ tiên tử đạo của mình, và hành động theo phương châm lấy từ trong Kinh Thánh: Của Caesar trả cho Caesar, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng chỉ có thể nói đến như thế thôi, và đây nên hiểu là một lệnh hành động và cách thức Hội Đồng Giám Mục VN nên áp dụng để đối phó với CS. Hồng y Phạm Minh Mẫn làm trưởng phái đoàn, khi về tất có nhiệm vụ truyền đạt lời dậy bảo của người cha chung cho đoàn chiên của Giáo Hội VN. Nhưng ông lờ tịt đi, coi như không có gì. Vì bận rộn, vì già yếu, hay vì lý do gì khiến ông phải dấu béng đi như thế?

 

Hồng Y Phạm Minh Mẫn, người Việt Nam, dậy ông, con chiên Việt Nam, thì ông không vâng lời, nhưng ông lại muốn Hồng Y Mẫn, người Việt Nam, phải vâng lời đức thánh cha, người Ba Lan, của ông. Hơn nữa, theo ông viết thì đức thánh cha của ông xúi trẻ con ăn cứt gà. Ông ta sợ chết, sau khi được cứu sống trong vụ bị ám sát thì ông ta luôn luôn rét, khi đi đó đi đây thì ông ta phải ngồi trong cái Popemobile bọc sắt có lồng kính chắn đạn, nhưng lại dậy con chiên phải can đảm đi chống Cộng, tử vì đạo. Tại sao ông văn sĩ không nghe lời dậy của đức thánh cha đi chống Cộng và tử vì đạo đi cho rồi. Ông chỉ muốn xúi người khác gây loạn ở trong nước để cho đức thánh cha của ông thừa nước đục thả câu. Mặt khác, phương châm nào ở trong Kinh Thánh? Cái gì là của Caesar? Caesar chỉ có hình của ông ta trên đồng tiền, nhưng đồng tiền đó là do người dân kiếm được, đâu phải của Caesar. Vậy ông muốn chúng tôi mang đô-la trả cho ông Washington hay sao, hay mang tiền VN trả cho Cụ Hồ. Và cái gì là của Thiên Chúa. Theo nền thần học đoán mò thì Thiên Chúa của ông là đấng toàn năng, sáng tạo ra vũ trụ muôn loài, tất cả đều là của Chúa, Chúa cho thì Chúa có quyền lấy đi v..v.., ai lấy cái gì của Thiên Chúa mà phải trả cho Thiên Chúa? Cái mà ông gọi là phương châm đó chẳng qua chỉ là sự phát ngôn của một người vô trí tuệ, Giê-su, và những người dùng nó như là một phương châm, giáo hoàng và ông, cũng là người vô trí tuệ luôn.

 

Đoạn sau đây của ông văn sĩ, hoàn toàn lạc đề, chứng tỏ ông là hạng người nào, đầu óc bệnh hoạn như thế nào, và chống Cộng ấu trĩ như thế nào.

 

Cả mấy chục “người con gái VN da vàng” lõa lồ đứng bầy hàng cho bọn Hàn, Hán rửa mắt. Chúng sờ, chúng mó, chúng nắn, chúng bóp để chọn hàng. Hình ảnh đó ịn nguyên con trên báo chí khắp thế giới. Đàn ông con trai “Mít” trông thấy chẩy nước miếng và phát ghen với bọn ngoại quốc, nhưng đồng thời cũng cảm thấy đau nhói tim can. Bọn ngoại có tiền, chỉ mấy trăm đô thôi. Mình không có đành chịu.

Chuyện xẩy ra ngay tại Saigon. Ông Hồng Y sợ tội không dám liếc mắt vào những thứ tục tĩu dễ thèm đó, hay ông không có thì giờ đọc báo nên không biết. Có phải cho rằng đây là nếp sống văn minh văn hóa mới xã hội chủ nghĩa của ông nên ông thấy không cần phải ngăn chặn. Hoặc ông cho rằng người ngoại quốc lựa vợ kỹ lưỡng như thế để khỏi bị lầm của giả là điều tốt nên cứ để mặc. Có nên truyền bá cách chọn vợ kiểu này cho con chiên bổn đạo của ngài không, thưa Hồng Y?

Đoạn ông văn sĩ viết trên có liên hệ gì đến chuyện cờ vàng? Nó chống Cộng một cách xuẩn động và lạc lõng. Những tệ đoan xã hội ở đâu cũng có, vì hoàn cảnh có nhiều người bất đắc dĩ phải đi vào con đường mà chính bản thân họ không muốn. Họ đáng thương hơn là mang ra để mà sỉ vả. Ông vơ đũa cả nắm, mạ lỵ đàn ông con trai “Mít” với câu: “Đàn ông con trai “Mít” trông thấy chẩy nước miếng và phát ghen với bọn ngoại quốc”. Có thể ông chẩy nước miếng và phát ghen, nhưng đừng bao giờ mang cái của mình ra mà chụp lên đầu những người khác. Nếu ông đã đi đến Amsterdam thì ông phải biết rằng ở đó có một dãy phố, trên các khung cửa sổ có kính đều có những nàng bầy hàng ra cho khách rửa mắt hay mua bán, và trong cuốn The Happy Heretic, Judith Hayes đã viết như sau về một cảnh ở Ấn Độ:

"India's Shame," Nation, April 8, 1996, p.11: Ở Bombay, một em bé gái 12 tuổi được đẩy vào trong một lồng kính rộng khoảng 1m cao 2m trên con đường ô nhục Falkland Road. Được trang hoàng bởi tấm sari sặc sỡ và những đồ trang sức, em được trưng bày cùng với hàng trăm các nô lệ tình dục (sex slaves) khác. Qua những chấn song trên cửa kính hướng ra ngoài đường, em có thể nhìn thấy những người đàn ông (không, những con thú vật mang thân xác con người. TCN) trong khi họ cũng đang nhìn em để quyết định một chọn lựa. Lồng kính của em được chiếu sáng để cho khách nhìn thấy rõ món hàng mình sắp bỏ tiền ra thuê. Em bé này đã mất đi sự trinh tiết cách đây vài tuần, trước ngày sinh nhật em 12 tuổi. Tuy nhiên em hãy còn có giá và những số tiền em kiếm được chỉ đủ ăn và trả một phần nợ. Em sẽ không bao giờ hết nợ. Cùng số phận với 50% bạn nô lệ tình dục, trong tương lai em không tránh được mắc bệnh AIDS.

Ôi! Hãy tạ ơn Thiên Chúa, Vì Ngài chí thiện,

Vì lòng thương người của Ngài tồn tại mãi mãi.

Judith Hayes kết bằng hai câu trong Thánh Kinh :

1 Sử Ký: 16, 34: Ôi! Hãy tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài chí thiện!

Vì lòng thương người của Ngài tồn tại mãi mãi

1 Chronicles: 16, 34: Oh, give thanks to the Lord, for He is good!

For His mercy endures forever

Nếu ông chịu khó đọc thống kê của Mỹ thì ông sẽ biết những tệ đoan trong nước Mỹ không phải là ít. Sau đây là một vài con số:

- Năm 2001: 15.980 vụ giết người, 90.491 vụ hiếp dâm. Cứ 2 phút lại có một người bị hiếp (tài liệu của bộ Tư Pháp)

- Trên 1 triệu gái mãi dâm hành nghề trên đường phố, nhà tắm hơi (sauna), phòng tẩm quất (massage parlor) và qua điện thoại, trong đó có 300.000 vị thành niên. Thành phố New York tốn $43 triệu mỗi năm để kiểm soát các vấn đề liên quan đến mãi dâm.

- 4.000 vụ phá thai mỗi ngày. Năm 1999 có 1.365.730 vụ phá thai.

Nhưng chẳng có ai quy trách cho chính phủ Mỹ là đã tạo ra những tệ đoan xã hội này. Nhưng đối với các ông chống Cộng như ông văn sĩ thì mọi tệ đoan ở trong nước đều đổ lên đầu chính quyền hết. Đó là những phương cách chống Cộng rất ấu trĩ và bất cập của các ông. Vì thế tôi nói là các ông ngu như những con bò mộng Tây Ban Nha, thấy màu đỏ là cứ húc càn. Ông văn sĩ còn lôi ra nhiều chuyện để tố khổ ông Hồng Y, thí dụ như về chuyện LM Từ ngủ với vợ, hay LM Lý đi tù v..v…. Tôi xin bỏ qua những chuyện ruồi bu này và sang phần thứ hai của ông văn sĩ. Đó là phần mà ông văn sĩ có vài lời tâm tình gởi tới quí vị tác giả của các bài báo có tính cách lăng nhục Thiên Chúa và với quí độc giả quan tâm.” Trước hết, rất có thể những bài mà ông văn sĩ cho là có tính cách lăng nhục Thiên Chúa thật ra không phải là “lăng nhục Thiên Chúa” mà chỉ là những kết quả nghiên cứu của các học giả, phần lớn ở trong các xã hội Tây Phương và ở trong Ki Tô Giáo nói chung. Nếu ông văn sĩ nói rõ ra là người ta đã lăng nhục Thiên Chúa như thế nào, đã sai sự thật như thế nào, thì có lẽ độc giả sẽ nắm được vấn đề hơn. Chứ còn nói khơi khơi như vậy thì chẳng ai biết đằng nào mà mò. Đề tài Thiên Chúa là đề tài tôi rất thích thú để bàn tới, vì tôi đã nghiên cứu về đề tài này trong nhiều năm. Nếu ông văn sĩ cho rằng Thiên Chúa để mà tin chứ không phải để nghiên cứu thì chúng ta chẳng có gì để mà nói. Nhưng thế giới ngày nay đã khác xưa nhiều lắm, cho nên trong những xã hội Tây phương mà Ki Tô Giáo là chủ đạo tinh thần, chúng ta thấy tràn ngập những tác phẩm nghiên cứu về Thiên Chúa và Thiên Chúa Giáo. Tác giả những tác phẩm này thường là các học giả, giáo sư đại học, và không thiếu những bậc lãnh đạo tinh thần trong Thiên Chúa Giáo: Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục, Mục sư, và các nhà thần học v..v…

Sau đây, tôi xin điểm qua vài đoạn trong bài của ông văn sĩ và có vài lời bình luận ngắn. Ông Văn sĩ Duyên Lãng Hà Tiến Nhất viết:

 

Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người để chuộc tội muôn dân, người không có đức tin như chúng tôi thật khó cảm nhận được điều đó. Quí vị bôi bác và báng bổ Ngài dù sao cũng là điều không nên….

[Tôi hi vọng ông văn sĩ nói rõ ra là là người ta đã bôi bác và báng bổ Thiên Chúa như thế nào. Nếu không thì rất có thể cái mà ông cho là bôi bác và báng bổ, chỉ vì không hợp với ý ông, lại không phải là bôi bác và báng bổ. Thật ra thì chuyện “Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người để chuộc tội muôn dân” đã thành chuyện quá khứ, lý do rất dễ hiểu. Giáo hoàng John Paul II đã công nhận thuyết Big Bang, nguồn gốc của cũ trụ, và thuyết Tiến Hóa, nguồn gốc của con người. Ông ta cũng phủ nhận luôn cả sự hiện hữu của một thiên đường trên các tầng mây và một hỏa ngục dưới lòng đất. Như vậy vai trò “chuộc tội” của Chúa Giê-su trở thành vô nghĩa, vì muôn dân không có tội nào cần phải chuộc, và muôn dân cũng không muốn ai chuộc tội cho họ. Họ có tội, tội thế gian, thí dụ như các ông linh mục can tội loạn dâm, thì họ phải tự gánh trách nhiệm, đi tù. Còn “tội tổ tông” thì ngay cả những chức sắc trong Ca-Tô giáo cũng đã từ bỏ. Trong ngày khai mạc Công Đồng Vatican II, ngày 11 tháng 10, 1962, Giáo hoàng John XXIII phán: “Những quan niệm và giáo lý sai lầm vẫn còn tồn tại. Nhưng ngày nay con người đã lập tức từ bỏ chúng” (False doctrines and opinions still abound, but today men spontaneously reject them” Quan niệm và giáo lý nào sai lầm? Chính là về tội tổ tông và vai trò Satan. Bởi vậy mà “Trong những thập niên 1960 và 70 sau khi Giáo hoàng John XXIII chết, hàng trăm nhà thần học và giám mục đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác” (In the sixties and the seventies after John XXIII’s death, hundreds of theologians and bishops abandoned belief in original sin, in the Devil or Satan, and in many other fundamental doctrines) [Xin đọc Malachi Martin, The Decline and Fall of the Roman Church, Bantam Book, 1983, p. 230]

 

Tôi biết ngoài CS ra, còn có một loại người chuyên thù ghét Thiên Chúa. Loại người này ở bên Mỹ không thiếu. Tôi không tin quí vị là loại người này.

[CS cũng như những người vô thần như tôi không tin là có Thiên Chúa. Đã không tin là có Thiên Chúa mà lại đi thù ghét Thiên Chúa thì thật là điên khùng. Tôi nghĩ ở trên đời này chẳng có ai lại đi thù ghét một cái gì không hiện hữu]

Thỉnh thoảng tôi nhận được e-mail của một vài tổ chức CG Mỹ cho hay có vụ blasphemy.

Họ yêu cầu tôi tham gia phản đối hoặc cầu nguyện. Mới đây thôi, ngày 26-6-2008 tôi nhận được e-mail như thế này: Dear Mr. Ha, the production is called Jerry Springer-The Opera in Concert and it will run from June 26-August 3 at the New Stage Collective in Cincinnati. The so-called opera will also be showing at The Studio Theatre in Washington D.C. from July 16-Aug. 10. Please send your e-protest to both theaters right away …

(Ông Hà thân mến, tác phẩm có tên là Jerry Springer-- một vở nhạc kịch, sẽ được trình diễn từ 26-6 đến 3-8 trên sân khấu công cộng mới tại Cincinnati. Vở nhạc kịch này cũng sẽ được trình diễn tại hý viện có thâu hình ở Washington DC từ 16-7 đến 10-8. Xin mời ông gởi e-mail phản đối tới hai rạp hát trên ngay …).

Phần dưới của e-mail cho biết vở kịch có những scene như chế diễu tượng Thánh Giá, chà đạp Bánh Thánh, mô tả Chúa Giêsu là đứa con giả hình của một tên bạo chúa phát xít trên thiên đình v.v. Đây là sự chống báng tôn giáo do căn tính, tính thù nghịch Thiên Chúa…

[Ông văn sĩ có hiểu là tại sao lại có vở kịch như vậy không? Tôi thì tôi hiểu, và tôi tin rằng tôi có thể giải thích cho ông văn sĩ hiểu tại sao lại có những sự cố như vậy. Và đây không phải là vở kịch duy nhất có nội dung như vậy.

Thứ nhất, trong nền học thuật ngày nay về Ki Tô Giáo thì từ “thánh giá” khó có thể chấp nhận. Một học giả nghiên cứu cổ sử Do Thái đã viết “Cây thập giá là biểu tượng của một cách hành hình man rợ, không phải là biểu tượng của cứu rỗi” [The cross is a symbol of barbarous torture, not salvation]. Và Lenny Bruce phát biểu: “Nếu Giê-su bị giết 20 năm trước đây, thì các học sinh Ca-tô sẽ đeo trên cổ một cái ghế điện nhỏ thay vì các thập giá” [If Jesus had been killed 20 years ago, Catholic schoolchildren would be wearing little electric chair around their neck instead of crosses. [Chicago Tribune Magazine, July 6, 2008]] Và Charlie Nguyễn cũng đã viết: “Nếu Giê-su bị treo cổ thì cái giây thừng đó sẽ được gọi là “thánh thòng lọng”. Đây không phải là chuyện chống báng tôn giáo do căn tính, tính thù nghịch tôn giáo, mà là bắt nguồn từ sự mở nang kiến thức của nhân loại và đức tính lương thiện trí thức, tôn trọng sự thật.

Đọc cổ sử Do Thái và La Mã người ta biết rằng cái giá bằng gỗ hình chữ thập mà Giê-su bị đóng đinh trên đó không phải là cây thập giá duy nhất mà chỉ một mình Giê-su trong lịch sử loài người bị đóng đinh trên đó. Hình phạt đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập là một cực hình của đế quốc La Mã dành cho những kẻ nô lệ phạm tội, trộm cắp, giết người, phản loạn v..v.. Thánh Kinh viết rõ, (Luke 23: 32,33; Matthew 27: 38)) Giê-su bị xử đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập cùng lượt với hai tên tội phạm, trộm cướp (criminals, robbers) khác. Không có lý do gì để chúng ta tin rằng cái giá gỗ mà Giê-su bị đóng đinh trên đó khác với những giá gỗ cùng loại trong thời đó. Bản văn bằng tiếng Anh viết là Giê-su “was crucified” chứ không phải là “was nailed on the holy cross”. Mà “crucify” trong tự điển có nghĩa là: 1. Xử tử hình bằng cách đóng đinh hoặc trói trên một giá hình chữ thập (To put to death by nailing or binding to a cross); 2. Đối xử một cách độc ác, hành hạ (To treat cruelly; torment). Cho nên, chẳng có gì có thể gọi là “thánh” ở đây cả. Ca Tô Giáo đã thêm vào từ “holy” để thánh hóa một vật thuộc một cực hình tàn nhẫn và dã man nhất của nhân loại và tạo nó thành một biểu tượng của huyền thoại cứu chuộc. Người ta đã tôn sùng một biểu tượng của sự tàn ác, cố tình quên đi sự khủng khiếp kết hợp với cây thập giá. Thật vậy, chúng ta hãy đọc một đoạn nói về cực hình này của Russell Shorto trong cuốn Sự Thực Trong Phúc Âm:

 

Được đưa vào nghệ thuật Ki Tô qua nhiều thế kỷ, cực hình đóng đinh trên thập giá đã trở thành một kiểu trình bày ước lệ cao - đến độ như là một vật đẹp đẽ, làm cho ta khó mà có thể tưởng tượng được sự khủng khiếp thực sự của nó. Nhưng thực tế là một cái gì khác hẳn. Trước hết, chúng ta hãy xét đến ý nghĩa khủng khiếp của nó trong một xã hội mà nhân phẩm - ngay cả nhân phẩm của một nông dân - là đức tính cao nhất. Mang ra nơi công cộng - kết tội, phơi trần truồng (Nghệ thuật Ki Tô thường đóng thêm cái khố vào cho Giê-su trên thập giá. TCN) và chết dần trong hấp hối - là hình phạt dã man hơn sự hành quyết nhiều. Rồi có cả sự tra tấn. Thường là nạn nhân bị trói vào cột rồi bị quất, hoặc bằng một cây roi ngắn gồm có nhiều sợi dây da trên có đính những hạt bằng chì hay những mẩu xương, hoặc bằng gậy. Nạn nhân thường bị đóng lên giá hình chữ thập ở ngay dưới đất rồi giá được dựng thẳng đứng lên. Đinh thường được đóng qua bàn tay hay cổ tay và bàn chân..

[Russell Shorto, Gospel’s Truth, p. 198: Over centuries of incorporation into Christian art, crucifixion has become highly stylized - a thing of beauty, even - that it is difficult to imagine the true horror of it.. But the reality was something else. Consider, first, the horror it meant in a society where personal dignity - even a peasant’s dignity - was the highest virtue. To be made a public spectacle - convicted of a crime, exposed naked, and dying in agony - was punishment far beyond mere execution.

Then there is the torture. It generally included being bound to a post and flogged, either with a short whip consisting of several leather tongs beaded with lead or bone tips, or with sticks. The victim was usually mounted to the crossbar on the ground and it was then hoisted up and attached to the upright. Nails were usually driven through the hands or wrists, and the feet..]

 

Trong bài “Cái Khố Của Jesus Trên Thập Giá”, Charlie Nguyễn, một trí thức Ca-Tô đạo gốc, đã viết về cây thập giá với nhiều chi tiết hơn như sau:

Thập giá là một dụng cụ giết người hết sức dã man, thường được các đế quốc cổ Hy Lạp và cổ La Mã sử dụng. Đây là một loại cực hình đặc biệt mà người La Mã và Hy Lạp chỉ dùng riêng cho các nô lệ hoặc dân các nước thuộc địa nổi loạn chứ không áp dụng cho các công dân của họ. Trước khi bị đóng đinh, các tội nhân không phân biệt nam nữ, đều bị lột trần truồng, tuyệt đối không có một mảnh vải nhỏ nào che thân. [Do đó, cái khố Giê-su mang trên cây thập giá là sản phẩm nghệ thuật sau này để che đậy (cover-up) sự kiện Giê-su là người Do Thái đã cắt bì, theo giám mục Peter de Rosa trong cuốn Vicars of Christ. TCN] Khi bị treo trên thập giá, sức nặng của cơ thể làm cho các vết đinh đóng trên tay chân bị căng xé khiến tội nhân bị đau nhức cùng cực nhưng không chết. Tội nhân phải sống để chịu những cơn đau buốt liên tục hành hạ trong một thời gian dài. Chỉ khi nào tội nhân kiệt sức không thể nâng đầu lên được nữa thì đầu sẽ cúi gằm xuống khiến cằm đụng vào ngực. Lúc đó tội nhân sẽ từ từ bị nghẹt cổ họng và chết vì ngộp thở (air-suffocation) chứ không chết vì bị chảy hết máu.

Nếu chúng ta đọc lịch sử Ki-Tô Giáo thì chúng ta cũng biết rằng, giáo dân Ca-Tô, theo lời khích động của giáo hoàng trong thời Trung Cổ, đã vác cây Thập Giá này đi giết người, gồm cả già trẻ lớn bé, trong 9 cuộc “thánh chiến”. Cây Thập Giá cũng được các linh mục dùng làm biểu tượng cứu vớt linh hồn trong các cuộc tra tấn dã man những người mà họ cho là lạc đạo hay phù thủy. Cây Thập Giá cũng được dùng trong những cuộc thiêu sống phù thủy, giơ lên trước mặt nạn nhân làm biểu tượng cứu vớt linh hồn của họ, vì các con cái Chúa này cho rằng ngọn lửa thường không nóng bằng những ngọn lửa vĩnh hằng của Chúa Giê-su dưới hỏa ngục. Ở tân thế giới (Mỹ) thổ dân không chịu cải đạo cũng bị thiêu sống trước cây Thập Giá. Như vậy, cây thập giá, tượng trưng cho một loại hình phạt man rợ và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, nhưng nền thần học Ki Tô Giáo đã biến cái vật kinh khủng đó đã từng dùng để hành hình hàng ngàn người, thành vật hàng triệu tín đồ tôn thờ.

Tín đồ Ki Tô giáo thật là kỳ lạ, họ tôn vinh một vật mà Chúa của họ chịu cực hình đóng đinh trên đó. Họ hân hoan tin rằng sự đau khổ của Chúa chính là phương tiện giúp họ lên thiên đường. Họ chỉ nghĩ đến thiên đường cho riêng mình và ca tụng sự chịu cực hình của Chúa họ. Tôi nghĩ không có tôn giáo nào có thể nhồi vào đầu óc con người những ý tưởng vô cùng ích kỷ như là Ki Tô Giáo. Nhưng tại sao họ có thể bị đưa vào những tâm cảnh như vậy? Lý do là, tất cả sự tôn sùng cây thập giá của Ki Tô Giáo đều xoay quanh “huyền thoại cứu rỗi”, dính liền với nền thần học về cây thập giá (The theology of the cross), một mánh mưu thần học Ki Tô Giáo để huyễn hoặc đầu óc yếu kém của những kẻ nhẹ dạ, dễ tin bướng tin càn. Nhưng ngày nay, vai trò “cứu rỗi” hay “cứu thế” của Giê-su đã không còn ý nghĩa trước những nghiên cứu của chính những bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo, và trước những sự kiện lịch sử của giáo hội Công giáo đã sử dụng cây thập giá như thế nào, cho nên từ “thánh giá” cũng không còn ý nghĩa.

Thật vậy, sau đây chúng ta hãy đọc vài đoạn cốt yếu về “huyền thoại cứu rỗi” của Linh Mục Ca-Tô Rô-ma, James Kavanaugh, và về “huyền thoại cứu thế” của Giám mục Tin lành, John Shelby Spong. Cả hai bài này đã được đăng trên trang nhà Giao Điểm trước đây, và mới được đăng lại trên sachhiem.net.. [Xin mời độc giả đọc toàn phần hai bài này trên sachhiem.net] Trước hết là vài trích dẫn trong bài “Huyền Thoại Cứu Rỗi” (The Salvation Myth) của Linh Mục James Kavanaugh :

Hi sinh tế thần, chìa khóa của sự “cứu rỗi”, giải thích quan điểm của Ki Tô Giáo về sự kiện Giê-su bị đóng đinh trên thập giá như là một cái chết hi sinh tế thần. Điều này cũng là tự nhiên vì Ki Tô Giáo bắt nguồn từ Do Thái Giáo. Người Ki Tô thấy có một sự tương đồng đặc biệt giữa cái chết của Giê-su và cái chết của con chiên (cừu) mà người Do Thái giết khi họ thoát ra khỏi vòng nô lệ của Ai Cập trong cuộc “vượt qua”…

Huyền thoại Ki Tô về sự “cứu rỗi” còn khẳng định là con người không thể được cứu rỗi nếu không có cái chết của đấng Ki Tô. Con người không chỉ sinh ra một cách bất toàn và trong tội lỗi, mà đã phạm vô số tội trong đời và thường xuyên cần phải lấy lại tình thương của Thiên Chúa (God).

Đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ, chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).

Tôi không muốn được “cứu rỗi” hay rửa sạch tội lỗi trong máu của bất cứ ai. Tôi được cứu khỏi cái gì? Tôi cũng không chấp nhận huyền thoại về một Thiên Chúa đòi hỏi đối xử với con của mình là Giê-su bằng một loại công lý vô tình cảm và đòi hỏi hắn phải chết để chuộc tội cho tôi. Cái huyền thoại này cũng chẳng có gì hấp dẫn hơn vì ông ta đã vinh quang làm cho con ông ta sống lại. Tôi không thể yêu một ông Cha như vậy và cũng chẳng có gì cần phải biết ơn một đứa con như vậy. Tôi không yêu cầu ông ta phải chịu đau khổ vì tôi và ngay cả muốn ông ta làm như vậy.

Chúng ta vừa đọc vài nhận định của Linh Mục James Kavanaugh về vai trò “cứu rỗi” của Giê-su. Sau đây chúng ta hãy đọc vài đoạn của Giám Mục John Shelby Spong về vai trò “cứu thế” của Giê-su. Đây chỉ là vài trích dẫn trong bài “Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ” (Jesus As Rescuer: An Image That Has To Go), của Giám mục Tin Lành John Shelby Spong, thuộc hệ Tân Giáo (Episcopal hay Anglican) của Tin Lành, hiện là Giám mục ở Newark, bang New Jersey, Hoa Kỳ, trong cuốn “Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hay Chết” (Why Christianity Must Change or Die), xuất bản năm 1998, từ trang 83 đến trang 99. Giám Mục Spong đã dựa vào chính cuốn Kinh của Ki Tô Giáo [Bible] và cho chúng ta một phân tích khá đầy đủ về nguồn gốc của huyền thoại đã dựng Giê-su lên như là một đấng cứu thế, một vai trò mà Giám mục Spong nghĩ cần phải dẹp bỏ trong thời đại này trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại và trước những bằng chứng khoa học bất khả phủ bác..

Trong những nhịp độ nói năng trơn tru từ bờ môi của những người truyền giáo, chúng ta thường nghe được những lời quen thuộc: “Giê-su chết cho tội lỗi của chúng ta. Ông ta đã đổ những giọt máu quý báu trên thập giá ở Calvary để cho chúng ta được “cứu”. Chúng ta đã được rửa sạch trong máu của con chiên Giê-su (Lamb). Với sự hi sinh của Giê-su, chúng ta đã được “cứu”. Tì vết nguyên tội (hay “tội tổ tông”) trên linh hồn của chúng ta đã được tẩy sạch”. Thật vậy, chúng ta đã nghe những lời như trên hàng ngàn lần.

Rất hiếm khi mà người Ki Tô bình tâm nghĩ lại để nhận ra điều là họ đã biến Chúa Cha của họ thành con yêu tinh (ogre). Một người cha mà đóng đinh con mình trên thập giá, bất kể với lý do nào, cần phải bắt giam vì tội hành hạ trẻ con (child abuse). Nhưng người ta vẫn tiếp tục nói về Chúa Cha như vậy, làm như ông ta sẽ trở nên thánh thiện hơn và đáng để thờ phụng hơn…

Sự tan ra từng mảnh này [của Hệ thống thần học Ki Tô Giáo] bắt đầu với nhận định là Adam và Eve không phải là hai tổ đầu tiên của nhân loại và rằng tất cả sự sống của con người không xuất phát từ hai người trên. Thuyết Tiến Hóa đã làm cho câu chuyện về Adam và Eve nhiều nhất là một truyền thuyết. Thuyết Tiến Hóa không dễ cho các tổ chức tôn giáo chấp nhận, và ngày nay, nhiều tiếng nói vẫn cất lên từ những ốc đảo xa xôi trong thế giới để chống đối. Những tiếng nói này không bao giờ có thể thành công.

Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong nguyên tội. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết của tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu không đi rửa tội.

Một đấng “cứu thế” có nhiệm vụ khôi phục chúng ta trở về tình trạng tiền sa ngã [nghĩa là mù và vô trí. TCN] chỉ là sự mê tín trước thời Darwin (Pre-Darwin superstition) và là sự vô nghĩa sau thời Darwin (Post-Darwin nonsense). Một đấng siêu nhiên cứu chuộc đi vào trong thế giới sa ngã của chúng ta để khôi phục sự sáng tạo chỉ là một huyền thoại của đạo thờ Thần (a theistic myth). Do đó, chúng ta phải vứt bỏ cái vai trò “cứu thế” của Giê-su đi. Cái hình ảnh Giê-su trong câu nói “như là một đấng, từ thiên đường xuống để cứu vớt chúng ta” không còn một giá trị nào trong thế giới của chúng ta. Những quan niệm này cần phải nhổ bật chúng lên từ gốc rễ, và vứt bỏ.

 

Lẽ dĩ nhiên, ông văn sĩ có quyền tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người để chuộc tội muôn dân, nhưng chắc ông cũng không thể lên án những bậc trí thức trong Ki Tô Giáo như Linh Mục James Kavanaugh và Giám mục John Shelby Spong là chống báng Chúa, có căn tính thù nghịch Thiên Chúa, khi họ chỉ nói lên những sự thật mà ngày nay khó ai có thể phủ bác. Đó chính là sự lương thiện trí thức của họ trong khi không thiếu gì đồng sự của họ, dù đã biết sự thật, nhưng vẫn che dấu đám con chiên, nuôi dưỡng con chiên trong bóng tối, vì những quyền lợi cá nhân.

 

Thứ đến là chuyện “bánh thánh”. Nếu đã không có gì có thể gọi là “thánh giá” thì cũng chẳng có gì gọi là “bánh thánh”. Trước đây lâu rồi, tôi đã viết một bài về “Bánh Thánh”, dài 12 trang, đăng trên giaodiem.com. Tôi hi vọng có thể đăng lại ngày gần đây. Có lẽ chúng ta cũng nên biết thế nào là “bánh thánh”, và tác dụng của nó trên thân thể con người như thế nào? Đó là chiếc bánh nhỏ, thường làm bằng bột lúa mạch (wheat), hình tròn, mỏng, cỡ đồng 25 xu (quarter) của Mỹ, rất dễ tan trong miệng. Bánh thánh cũng có thể làm thành những cái lớn rồi cắt ra thành những mảnh nhỏ. Rồi Linh mục hoa tay đọc 5 tiếng phù phép bằng tiếng La-Tinh – HOC EST ENIM CORPUS MEUM – thế là mẩu bánh biến thành “thánh thể” thật sự của Chúa. Cái phép lạ này giáo hội gọi là sự “biến thể” (Transubstantiation), nghĩa là bánh bột thường đã trở thành “bánh thánh”, thân thể thực sự của Chúa Giê-su. Trong thời buổi này, tôi không hiểu có người nào có đầu óc còn có thể tin vào màn ảo thuật quái gở như vậy. Cuối buổi lễ, tín đồ nào muốn ăn “bánh thánh” thường quỳ trước ông linh mục để ông ta bỏ vào miệng một cái bánh thánh, bất kể là tay ông ta dơ hay sạch hay đã sờ mó cái gì trước khi cầm lên mẩu bánh thánh. Cái nghi lễ ăn thịt uống máu man rợ nhất thế giới của một tôn giáo văn minh tiến bộ nhất thế giới này được gọi là lễ “ban Thánh thể”, hay “ban mình Thánh Chúa”, nghĩa là khi được linh mục cho ăn “bánh thánh”, tín đồ đã thực sự “ăn thịt Chúa” và do đó có thể hiệp thông với Chúa và được Chúa bảo đảm cho một cuộc sống đời đời bên Chúa trên thiên đường. Và các tín đồ đều tin đó là thịt Chúa thật, ăn vào sẽ được hòa đồng cùng Chúa, mang “mình Thánh Chúa” trên người, và chờ ngày lên thiên đường. Giáo hội còn dạy là con chiên ít ra mỗi tháng một lần, phải đi xem lễ và ăn bánh thánh để hiệp thông với Chúa (Communion).

David Hume, một triết gia nổi tiếng của Tô Cách Lan (Scotland), đã nhận định như sau:

Trong tất cả các tôn giáo thì tôn giáo vô lý và vô nghĩa nhất là tôn giáo mà những người hiến thân cho Chúa, sau khi đã tạo ra Chúa, lại đi ăn thịt Chúa của họ. (Of all religions, the most absurd and nonsensical is that whose votaries eat, after having created, their deity.)

Nhưng vì đức tin mù quáng nên mà trong cuộc đời không biết đã bao nhiêu lần giáo dân há miệng ra ăn bánh thánh nhưng chưa bao giờ đọc lời Giê-su phán trong Matthew 15: 17: Do you not yet understand that whatever enters the mouth goes into the stomach and is eliminated? [Tạm dịch: Các ngươi chưa hiểu hay sao, rằng bất cứ thứ gì (kể cả bánh thánh) đưa vào miệng đều đi xuống dạ dày rồi bị thải ta ngoài?] Nhưng giáo dân vẫn được dạy là ăn bánh thánh, nghĩa là ăn thịt và uống máu Chúa, thì sẽ hiệp thông với Chúa theo nghĩa “Tôi ở trong Chúa, Chúa ở trong tôi”. Còn lại bao nhiêu phần Chúa ở trong tôi sau khi phần lớn bánh thánh bị thải ra ngoài? Điều rõ ràng là các giáo dân bị các bề trên bịp, vì nếu thực sự ăn bánh thánh có thể hiệp thông với Chúa thì suốt cuộc đời chỉ cần ăn có một lần. Nhưng có vẻ như giáo dân thường ăn đi ăn lại, ăn tái ăn hồi, nhiều lần, chứng tỏ Chúa đã nói đúng: ăn vào rồi nó lại thải ra ngoài. Ai không đồng ý lời Chúa nói, xin mời lên tiếng.

Có lẽ chúng ta cũng nên biết quan điểm của vài ông linh mục về cái gọi là bí tích “ăn thịt Chúa” hay ăn “bánh thánh” này.

 

Trong cuốn Sự Thực Về Giáo Hội La Mã, Linh mục Joseph McCabe, người mà trong thời gian trên 20 năm, ông ta đã làm lễ “ban thánh thể” này không biết bao nhiêu lần trong các nhà thờ, đã viết như sau:

Bí tích ban Thánh Thể - nghĩa là, giáo điều về sự "hiện diện thực" của Chúa Ki Tô trong bánh và rượu đã được Thánh hóa - đích thực là niềm tin chính của Giáo Hội Công Giáo ...Vì trên cái sở hữu vô gíá về một đời sống thực của Thượng đế trong họ, và trên cái bản chất kỳ lạ của chế độ giáo hoàng, mà các tín đồ Công Giáo có thái độ ưu việt nực cười đối với tất cả phần còn lại của nhân loại. Và bí tích này là một trong những niềm tin ấu trĩ và điên rồ nhất được duy trì trong một tôn giáo văn minh.

Giáo điều về lễ ban Thánh Thể của Giáo Hội thường không được rõ ràng. Không phải vì Giáo hội trình bày sai nhưng vì sự kiện là: một người ngoại đạo không tin được rằng bất cứ một con người hiện đại có học thức nào lại có thể tin được những điều như vậy. Họ biết Giáo hội dạy rằng có sự hiện diện đích thực của Thiên Chúa trong bí tích ban Thánh Thể. Đã quen thuộc với niềm tin rằng Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, họ không thấy một ý nghĩa trí thức to lớn nào trong bí tích này. Họ không biết, và không thể bị thuyết phục, rằng những tín đồ Công Giáo tin, và giáo hội của họ đoan chắc một cách giáo điều rằng, cái ở trước mắt họ rõ ràng là bánh và rượu, sau vài lời Thánh hóa, lại không phải là bánh và rượu, mà là chính nhục thân sống của Chúa Giê-su Ki-Tô, từ đầu tới chân.

Trong buổi đầu của thời Trung Cổ, cũng như trong nhiều triệu tín đồ Công Giáo vô học ngày nay, giáo hội không cần tới một sự giải thích nào về sự biểu hiện của bánh và rượu, cũng như không cần tới một toan tính giải thích nào về tại sao nhục thân của Chúa Ki Tô cùng lúc ở trên thiên đường và hàng triệu nơi khác trên trái đất. Đối với những đầu óc như vậy, họ có thể tin bất cứ điều gì. Mọi giải thích cũng rườm rà như mọi lý luận.

Thật là rất thuận tiện. Bằng một hoạt động siêu nhiên, trong buổi lễ, cái "thể" vô hình của bánh và rượu được thay thế bằng cái "thể" của nhục thân thực, sống động của Chúa Ki Tô. Còn về tại sao nhục thân của Chúa Ki Tô có thể cùng lúc ở hàng triệu nơi khác nhau, và toàn bộ nhục thân này hiện hữu trong một mẩu bánh, thì câu trả lời là - hãy cúi đầu tuân phục bí nhiệm của sự "biến thể".

(McCabe, Joseph, The Truth About The Catholic Church, pp. 66-68: The sacrament of the Eucharist - that is, the doctrine of the "real presence" of Christ in the consecrated bread and wine - is quite the central belief of the Catholic Church...It is on this priceless possession of a real live god in their midst, and on the miraculous nature of their papacy, that Catholics affect their amusing air of superiority to all the rest of mankind. And it is one of the most childish and foolish beliefs that was ever preserved in a civilized religion.

The doctrine of the Church is not generally understood. This is not due to "misrepresentation" but to the fact that a non-Catholic does not find it credible that any educated modern man or woman should believe such things... He is aware that Catholics profess the "real presence" of God in the Eucharist. Being accustomed to the belief that God is everywhere, he sees no intellectual enormity in this. He does not know, and can hardly convinced, that Catholics believe, and their Church sternly and dogmatically insists, that in what seems to the eye to be bread and wine, there is, after the words of consecration, no bread and wine at all, but the living body of Jesus Christ down to the last eye-lash and toe-nail.

In the earlier Middle Ages, as among the uneducated Catholic millions today, no explanation of the appearance of bread and wine was needed; nor was it necessary to attempt any explanation how the human body of Christ could be simultaneously in heaven and in a million places on the earth. To such minds anything is possible. Explanation is as superfluous as argument.

This was very convenient. By a supernatural operation, in the mass, the invisible "substance" of the bread and wine is replaced by the "substance" of the real, living body of Christ...As to how the body of Christ could be in a million places at once, and could exist in its full proportions in a crumb of bread, the answer was - bow to the mystery of "transubstantiation.".)

 

Đặc biệt hơn cả có lẽ là những suy tư sâu thẳm từ nội tâm của Linh mục Charles Chiniquy trong cuốn 50 Năm Trong “Giáo Hội” Rô-Ma (50 Years in the “Church” of Rome, Chick Publications, 1985) về tín điều “biến thể” của giáo hội Công Giáo, hay lễ “ban mình Thánh Chúa” hay “ban Thánh thể” . Khi được phong chức Linh Mục ông cảm thấy hãnh diện hơn ai hết, nhưng sau một thời gian lâu ở trong giáo hội, ông viết, trang 70:

Tự bắt mình phải tin rằng mình có thể biến đổi một mẩu bánh thành Thiên Chúa đòi hỏi một cố gắng siêu đẳng về ý chí, và sự hủy diệt hoàn toàn khả năng hiểu biết, đến độ là, sau sự cố gắng đó, trạng thái linh hồn giống như là chết hơn là sống.

Tôi đã từng tự thuyết phục là tôi đã làm một việc thánh thiện và siêu phàm nhất trong cuộc đời của tôi trong khi, thực ra tôi đã mang tội có tính cách xúc phạm nhất là thờ hình tượng. Mắt tôi, tay và môi tôi, miệng và lưỡi tôi, tất cả mọi giác quan và khả năng hiểu biết của tôi đều nói với tôi rằng cái mà tôi thấy, cầm trong tay và ăn, không gì khác hơn là một mẩu bánh, nhưng những tiếng nói của giáo hoàng và giáo hội của ông ta lại bảo tôi rằng đó chính là thân thể, máu, linh hồn, và thần tính thực sự của Giê-su Ki Tô. Tôi đã từng tự thuyết phục là tiếng nói của những giác quan và của khả năng hiểu biết của tôi là tiếng nói của Satan, và tiếng nói dối trá của giáo hoàng là tiếng nói của Thượng đế, của Chân lý. Hàng ngày trong cuộc đời của mình, mọi linh mục của giáo hội Rô Ma đều phải đối diện với sự lầm lạc điên rồ kỳ lạ đó, nếu muốn tiếp tục làm linh mục của giáo hội Rô Ma.”

[To make one’s self believe that he can convert a piece of bread into God requires such a supreme effort of the will, and complete annihilation of intelligence, that the state of the soul, after the effort is over, is more like death than alive.

I had persuaded myself that I had done the most holy and sublime action of my life, when, in fact I had been guilty of the most outrageous act of idolatry! My eyes, my hands and lips, my mouth and tongue, and all my senses and intelligence, were telling me that what I had seen, touched, eaten, was nothing but a wafer; but the voices of the pope and his Church were telling me that it was the real body, blood, soul and divinity of Jesus Christ. I had persuaded myself that the voices of my senses and intelligence were the voices of Satan, and that the deceitful voice of the pope was the voice of the God of Truth! Every priest of Rome must come to that strange folly and perversity, every day of his life, to remain a priest of Rome.]

Còn điểm thứ ba mà ông văn sĩ cho là vở kịch chống báng tôn giáo do căn tính, tính thù nghịch Thiên Chúa… vì đã mô tả Chúa Giêsu là đứa con giả hình của một tên bạo chúa phát xít trên thiên đình v.v. thì tôi không muốn nói nhiều. Tôi chỉ khuyên là ông hãy mở cuốn Cựu Ước ra đọc kỹ và đếm xem, những chỗ có thể đếm được, Thiên Chúa của ông đã giết bao nhiêu người, và Satan đã giết bao nhiêu người, giết vì những lý do gì, những lý do đó có chính đáng không, có hợp với đạo đức luân lý không, và nếu đặt trước một tòa án của chúng ta ngày nay, thì kết quả sẽ như thế nào?

Nếu ông ngại đọc Cựu Ước thì tôi có thể giới thiệu trang nhà http://www.thegodmurders.com/ của Gary DeVaney, trong đó ông có thể đọc một vụ án kéo dài 4 ngày, trong đó Gary DeVaney đã đưa 170 trích dẫn từ Cựu Ước và lên án Thiên Chúa đã giết bừa bãi những người vô tội, già trẻ lớn bé, kể cả con nít sơ sinh.

Tôi nghĩ chừng đó cũng đủ về ông văn sĩ Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất. Có phê bình thêm cũng chỉ mất thì giờ. Nhưng có một câu ông ta viết chứng tỏ ông ta là một con chiên ngoan đạo, theo nghĩa giáo hội dạy sao thì cứ nhắc lại như vậy. Đó là câu:

 

Đặc biệt về mặt xã hội và đạo đức, có thể nói không thời nào không có những gương sáng của các con cái của Giáo Hội. Ngay thời đại chúng ta đây, tôi nêu danh tánh Jean Paul II và Mẹ Theresa Calcutta có ai cho là không xứng đáng?

Ông văn sĩ có vẻ như ngoài những điều mà các cơ quan truyền thông của giáo hội Ca-tô Rô-ma khoa trương về Jean Paul II và Teresa không còn biết gì về hai nhân vật này. Trước đây ông Trần Phong Vũ cũng đã viết rằng cả thế giới cho Jean Paul II là "Một khuôn mặt siêu việt trong một thế giới hữu hạn." Nhưng bộ mặt thật của hai nhân vật lừng danh này, được giáo hội đánh bóng nhiều nhất, đã bị phơi bầy qua nhiều tài liệu. Và nói thật ra thì chẳng có gì là xứng đáng cả. Rất có thể họ chỉ xứng đáng với những con chiên ngu ngơ, chứ đối với giới hiểu biết thì lại khác hẳn. Có nhiều tài liệu chứng tỏ Jean Paul II cũng như bà Teresa không xứng đáng với những gì mà giáo hội cố gắng đánh bóng trên thế giới.

Về giáo hoàng John Paul II, chúng ta đã biết ông ta đã gọi những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là “Những con chó sói đói mồi đến cướp đi tín đồ của ông ta” mà không nghĩ rằng các thừa sai Ca-tô đi khắp nơi để cướp đi tín đồ của các tôn giáo khác thì là những con gì. Xin để ông văn sĩ tự trả lời. Ông ta cũng đã viết cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng” trong đó ông ta hạ thấp các tôn giáo khác kể cả Phật Giáo mà trước phản ứng của Phật Giáo đại diện của ông đã phải xin lỗi khối Phật Giáo. Ông ta cũng tỏ ra rất đạo đức giả, hôm trước khuyên mọi người phải bảo vệ nền văn hóa coi đó như là căn cước quốc gia (national identity), hôm sau ông ta ra lệnh cho thuộc hạ đi cải đạo Á Châu, một hình thức xâm lăng văn hóa. Chúng ta hãy đọc vài tài liệu để thấy rõ con người của John Paul II là như thế nào.

1) Khi được hỏi ý kiến về vị thế cao cả của Giáo Hoàng trong lãnh vực chính trị quốc tế và ảnh hưởng những ý kiến của Ngài đối với các tín đồ (What is your opinion of Pope John Paul II's high standing in the world's political affairs, and effect his opinions make on his followers?) Tiến Sĩ Madalyn O'hair đã trả lời như sau:

"Những phương tiện truyền thông trong các xứ Ca-Tô đều phụ thuộc Giáo Hoàng và dựng ông lên như là một lãnh tụ danh tiếng của thế giới. Ông ta là một con người Trung Cổ, chống lại tiến bộ và tự do, một con người nguy hiểm. Nên lên án ông trước tòa án thế giới về những tội ác chống lại nhân loại vì những thái độ độc đoán đối với giới phụ nữ trong mọi quốc gia. Ông ta đã tái áp đặt chế độ kiểm duyệt, tái lập văn phòng có tính chất xử dị giáo, kêu gọi phụ nữ sinh sản nhiều và lệ thuộc phái nam, tố cáo khoa học và giáo dục, và không có nỗ lực nào ngăn chặn sự phát triển vũ khí hạt nhân.. Đây là một con người hoàn toàn đáng khinh bỉ và lịch sử sẽ phán xét ông ta như vậy.

Ảnh hưởng những ý kiến của ông trên tín đồ có thể thấy rõ trong nước Mỹ, nơi đây giới phụ nữ CaTô dùng thuốc ngừa thai nhiều hơn là những phụ nữ Tin Lành. Giới phụ nữ trong giáo hội của ông ta coi thường ông ta trên những vấn đề như kiểm soát sinh sản và mang thai. Trong triều đại của ông số người chọn nghề linh mục ít hơn bao giờ hết, và số phụ nữ vào nghề nữ tu cũng ít hơn.

Giáo hội Ca Tô Rô Ma cho rằng có nhiều tín đồ đông thứ nhì trên thế giới... Vì số tín đồ đông đảo như vậy nên thế giới biết tới ông ta chứ không phải là vì trình độ trí thức hay nhân cách của ông ta."

(The media in the Catholic nations is subservient to the Pope and builds him as a world leader of renown. He is a medievalist, a reactionary and dangerous man. He should be charged in the world court for crimes against humanity for his attitude towards and dictates to women of all nations. He has reimposed censorship, reinstated the inquisitional office, called women to the bearing of more children while subjecting her to the domination of men, denounced science and education, and made no effort to halt the spread of nuclear buildups...This is a thoroughly despicable man and history will judge him as that.

The effect that his opinions have on his followers is amply demonstrated in the United States where there are more Roman Catholic women on the Pill than there are Protestants. The women of his church defy him in matters of birth control and pregnancy. There are fewer men taking up the priesthood in his reign than in any other and fewer women committing themselves to the nunneries...)

The Roman Catholic Church alleges that it has the second largest religious group in the world... It is the power of this many figures which gives the Pope the attention of the media, not his intellectuality or his personality.)

2) Trong tờ "Tricycle", số mùa Thu năm 1995, trang 35-39, có đăng cuộc đàm thoại giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà viết truyện phim Pháp Jean-Claude Carrière về vài vấn đề quốc tế.

Bàn về ý kiến của Jean-Claude Carrière :

 

"Đôi khi, đối với tôi hình như Giáo Hoàng muốn chặn đứng bánh xe của thế giới này," (Ý nói về giáo điều cấm ngừa thai của Giáo Hoàng. TCN)

 

Ngài nhận định như sau:

 

"Không còn nghi ngờ gì nữa. Giáo Hoàng, điều này cũng bình thường, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những truyền thống tôn giáo của Ngài. Do đó Ngài trở thành chấp vào một nguyên lý: Đời sống con người là một sản phẩm quý giá, phần lớn nhất của quần chúng phải được lợi từ sản phẩm này. Nhưng điều này lại chống lại một nguyên lý khác , một dạng thức khác tôn trọng đời sống, và không chỉ đời sống của con người. Đúng vậy, đời sống là quý giá, nhưng phẩm chất của đời sống cũng phải được bảo vệ. Như vậy, đó là một nguyên lý chống một nguyên lý khác. Đối với chúng tôi, phục tùng một cách nô lệ vào một nguyên lý là làm cho con người không hề có sự chọn lựa. Có vẻ như đối với tôi sự thông minh của chúng ta có sẵn đấy, đúng để cho chúng ta có thể uyển chuyển và thích hợp với hoàn cảnh. Mọi vật chỉ là tương đối. Một sự thông minh bị ngăn chặn (bởi một nguyên lý. TCN) không phải là sự thông minh."

(Undoubtedly. The Pope, which is only normal, is directly influenced by the religious traditions that he represents. Thus he becomes attached to a principle: Human life being a precious good, the greatest number of people must benefit from it. But that runs counter to another principle, which is another form of respect for life. Yes, life is precious, but its quality has to be defended. So it's one principle against another. For a slavish obedience to a principle constitutes no choice at all. It seems to me that our intelligence is there precisely so that we can be flexible and adapt. Everything is relative. A blocked intelligence is not an intelligence...)

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng còn bình luận thêm:

"Bất cứ ai loại trừ những người khác thì đến lượt mình sẽ bị loại trừ. Những người đoan quyết rằng Thần của họ là duy nhất (Trong cuốn BQNCHV, John Paul II đã viết Chúa Jesus là duy nhất. TCN) là đang làm một công việc nguy hiểm và độc hại, vì họ đang ở trên con đường, bằng mọi cách có thể được, áp đặt niềm tin của họ trên những người khác."

(Whoever excludes others will find himself excluded in turn. Those who affirm that their god is the only god are doing something dangerous and pernicious, because they are on the way to imposing their beliefs on others, by any mean possible.)

3) Và Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong cuốn Living Buddha, Living Christ, cũng phải lên tiếng phê bình những tư tưởng hẹp hòi, kiêu căng, bất khoan dung, có tính cách loại trừ [narrow-minded, arrogance, intolerance, and exclusiveness] của John Paul II như sau:

John Paul II, trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng”, khăng khăng cho rằng Giê-su Ki Tô là con độc nhất của Thiên Chúa: “Đấng Ki-Tô tuyệt đối độc đáo, tuyệt đối duy nhất. Nếu ông ta chỉ là người khôn ngoan như Socrates, là một “Tiên Tri” như Mohammed, giác ngộ như Đức Phật, thì không còn nghi ngờ gì, Ông ta không phải là Đấng mà ông ta là. Ông ta chính là người hòa giải giữa Thiên Chúa và nhân loại.”

Có vẻ như lời tuyên bố này không phản ánh sự màu nhiệm sâu thẳm của Chúa Ba Ngôi là Một. Nó cũng không phản ánh sự kiện Đấng Ki-tô cũng là Con Của Người. Mọi tín đồ Ki-tô, khi cầu nguyện Thiên Chúa, gọi ông ta là Cha. Lẽ dĩ nhiên, Đấng Ki-tô là duy nhất. Nhưng ai không là duy nhất? Socrates, Mohammed, Đức Phật, bạn, và tôi, tất cả đều duy nhất. Tuy nhiên, Ý tưởng đàng sau lời tuyên bố trên là khái niệm: Ki Tô Giáo là con đường duy nhất đi đến sự giải thoát và mọi tôn giáo khác đều chẳng dùng được việc gì. Thái độ này đã loại trừ sự đối thoại và khuyến khích sự bất khoan dung tôn giáo và kỳ thị. Nó chẳng giúp ích được gì.

["John Paul II, in "Crossing the Threshold of Hope", insists that Jesus Christ is the only Son of God: "Christ is absolutely original, absolutely unique. If He were only a wise man like Socrates, if He were a "Prophet" like Mohammed, if He were "enlightened" like Buddha, without any doubt, He would not be what He is. He is the one mediator between God and humanity."

This statement does not seem to reflect the deep mystery of the oneness of the Trinity. It also does not reflect the fact that Christ is also the Son of Man. All Christians, while praying to God, address Him as Father. Of course, Christ is unique. But who is not unique? Socrates, Mohammed, the Buddha, you, and I are all unique. The idea behind the statement, however, is the notion that Christianity provides the only way of salvation and all other religious traditions are of no use. This attitude excludes dialogue and fosters religious intolerance and discrimination. IT DOES NOT HELP."]

Với những tài liệu như vậy về John Paul II, mong ông văn sĩ Duyên Lãng Hà Tiến Nhất hãy vắt tay lên trán suy nghĩ xem đức thánh cha của ông có xứng đáng hay không, và xứng đáng như thế nào. Với tư cách như vậy, ông ta chỉ xứng đáng làm… giáo hoàng. Còn về bà Teresa thì bộ mặt thật của bà ta còn tệ hơn John Paul II nhiều nếu ông văn sĩ đã đọc cuốn The Missionary Position của Christopher Hitchens và cuốn "Mother Teresa: Beyond The Image" của Anne Sebba. Đây là những cuốn sách nghiên cứu kỹ về bộ mặt thật của bà Teresa với đầy đủ các tài liệu chứng minh.

Tờ Newsweek, số ngày 13 tháng 11, 1995, David Gates có điểm cuốn sách "The Missionary Mission" của Christopher Hitchens viết về bà Teresa. Theo Hitchens thì "Mẹ Teresa là một kẻ "mị dân" chống phá thai và là kẻ "phục vụ cho những quyền lực thế gian.", thân thiện với hạng người không tin cậy được như tên lừa đảo Charles Keating ở Ngân Hàng Tiết Kiệm và Tín Dụng, mà nhân danh hắn Mẹ đã viết cho ông Tòa Lance Ito trong vụ xử hắn năm 1992. Trong một bức thư trả lời với đầy đủ lý lẽ , ông Phó Biện Lý của Tòa giải thích cho Mẹ Teresa biết bằng cách nào mà Keating đã ăn cắp món tiền đã biếu cho Mẹ, và đề nghị Mẹ hoàn trả lại số tiền đó cho các "sở hữu chủ với đầy đủ pháp lý"; Mẹ đã không hề hồi âm.

Hitchens cũng ghi chú rằng Mẹ đã vào "điều trị ở một vài bệnh viện tốt nhất và đắt tiền nhất ở Tây phương." Hitchens lý luận rằng "Mẹ làm công việc từ thiện không phải vì chính sự từ thiện mà chỉ để mong một ngày nào đó được kể như một vị Thánh thành lập một dòng tu mới trong giáo hội."

(Hitchens' Mother Teresa is an anti abortion "demagogue" and a "servant of earthly powers," cozying up to such a slime as S & L (Savings & Loans) swindler Charles Keating, on whose behalf she wrote to Judge Lance Ito during his 1992 trial. In a well-reasoned reply, a deputy D.A. explained to her how Keating stole the money he'd donated and suggested she return it to "its rightful owners"; she never answered.

...Hitchens notes, she herself has "checked into some of the finest and costliest clinics and hospitals in the West." She does charitable work, he argues, "not for its own sake but...so that she may one day be counted as the beatific founder of a new order and discipline within the Church itself.")

Ngoài ra, một học giả chuyên gia viết tiểu sử, Anne Sebba, đã sang tận Calcutta và nhiều nơi khác để quan sát những "cơ sở từ thiện" của bà Teresa và tìm hiểu sự thực về những "công cuộc từ thiện" của bà Teresa. Kết quả nghiên cứu trong nhiều năm được viết thành cuốn "Mother Teresa: Beyond The Image" (Mẹ Teresa: Ngoài Cái Hình Ảnh Được Tạo Nên"), Doubleday, New york, 1997, trong đó tác giả đã dùng hơn nửa cuốn sách dày gần 300 trang để viết về một số những sự thực về cái gọi là "công cuộc từ thiện" của bà Teresa mà chính tác giả đã đích thân đến tận nơi quan sát, tìm hiểu cùng qua nhiều cuộc phỏng vấn những nhân vật có thẩm quyền như bác sĩ, nữ tu, những người đứng đầu các cơ quan từ thiện, những nhân viên thiện nguyện và cả những cựu nữ tu trong dòng "Thừa Sai Bác Ái" (Missionaries of Charity) của bà Teresa (I am full of questions and have put as many as I can to people qualified to answer them including doctors, nuns, heads of charities, volunteers and former Missionaries of Charity).

Sau đây là vài điểm chính mà tác giả, Anne Sebba, đã khám phá ra:

* Công việc từ thiện của bà Teresa không bắt nguồn từ chính lòng từ thiện mà động cơ thúc đẩy chính là để làm sáng danh Chúa và để truyền đạo. Ngay cái tên của dòng "Thừa Sai Bác Ái" cũng đã nói lên rõ ràng mục đích truyền đạo của các thừa sai trong những thế kỷ qua. Bà Teresa biết rõ về lịch sử truyền đạo ở Ấn Độ và toan tính KiTô hóa quốc gia này trong 400 năm qua. Bà Teresa đã khẳng định rằng công việc bà làm là để phục vụ Chúa, không phải phục vụ con người, phục vụ Chúa bằng cách kiếm thêm nhiều tín đồ cho Chúa mà những sự đau khổ, bất hạnh của con người là những cơ hội để bà làm "việc thiện", chứng tỏ "lòng từ bi" của Bà. Bà không phải là cứu tinh của nhân loại, những việc bà làm chỉ có tính cách tượng trưng bề ngoài. (Trong cái niềm tin của Bà Teresa, bà cố ý lờ đi chuyện những đau khổ, bất hạnh của con người cũng là do Chúa tạo ra. Cũng như gần đây GH John Paul II tuyên bố: Mẹ Teresa là quà của Thượng đế cho những người nghèo khổ (gift of God for the poor) nhưng Ngài không hề nói tới những người nghèo khổ là quà của Thượng đế cho ai? Chắc là cho Bà Teresa để Bà có cơ hội làm việc thiện vinh danh Chúa. Một mặt Chúa tạo ra những đau khổ, một mặt khác Chúa nhờ bà Teresa, qua dòng "Thừa sai bác ái", quảng bá lòng thương của Chúa qua những việc từ thiện chỉ có tính cách tượng trưng. Ấy thế mà vẫn có nhiều người ca tụng lòng yêu thương của Chúa đối với nhân loại, và lòng "bác ái" của bà Teresa. TCN) (Sebba, p. 21: She had assiduously studied as much as she could about the history of the missionary movement in India, especially in its most recent, expansive phase. She would have known that attempts to Christianize the country had been made repeatedly for about 400 years... Page.55: Our special task will be to proclaim Jesus Christ to all peoples above all to those who are in our care. We call ourselves Missionaries of Charity. Mother Teresa never shrank from emphasising that she was working for Christ first and above all.. The name, incorporating the word "missionary" with all its resonance in Indian history, had been chosen with care and intent. Of course, she hoped that by her actions she would win more converts for Christ....No one should be in any doubt, and Mother Teresa has expressed herself very clearly on the point, the religious motivation is foremost. Abandoned babies and the terminally ill, society's most vulnerable and helpless, were there to supply the occasions for charity and the raw material for demonstration of compassion in India... She is not the savior of humanity, what she does is symbolic.)

Tác giả Anne Sebba còn đưa ra nhiều hình ảnh của bà Teresa, trái ngược hẳn với những hình ảnh đã được bộ máy tuyên truyền của giáo hội trên thế giới đưa ra, thí dụ như:

"đạo đức giả, ve vãn giới truyền thông, thân cận với một số lãnh tụ độc tài trên thế giới, bất minh về vấn đề tiền bạc, nhận tiền thụt két nhà băng của một tên lừa đảo (Charles Keating) và khi Tòa án viết thơ khuyên Bà nên trả lại số tiền đó thì lờ đi không trả lời, dùng tiền của thiên hạ đổ vào các tu viện thay vì nhà thương và để cho các cơ sở từ thiện rất thiếu thốn, mù quáng theo lệnh của Vatican chống mọi kế hoạch hóa gia đình v..v.." (personal hypocrisy, consorting with dictators, courting the media and - perhaps most serious of all - "operating ...as the roving ambassador of a highly political papacy," blindly objecting to all forms of family planning, refused to return the stolen money that Keating had donated, alledgedly spent millions of pounds on convents rather than building new hospitals, administering dubious medical treatment).

Đó là thực chất những công việc "từ thiện" của Mẹ Teresa, người mà các tín đồ Ca Tô được nhồi vào trong đầu óc hình ảnh của một Thánh nhân. Ngày nay, đã có thêm nhiều tài liệu về bà Teresa do chính những người trước đây cộng tác với bà, như các sơ (soeur, sister), viết ra. Họ không phải là người ngoài mà là chứng nhân trong cái gọi là dòng tu "Thừa sai bác ái" của bà Teresa. Hình ảnh của bà Teresa mà họ đưa ra không thánh thiện như giáo hội đã cấy vào đầu óc các tín đồ mà thực ra là : đạo đức giả, lừa bịp, gian dối, tàn nhẫn, cuồng tín, lạc hậu v..v... như chúng ta sẽ thấy trong vài tài liệu sau đây.

Để quảng cáo kiếm tiền, Giáo hội đưa ra hình ảnh bà Teresa đang bồng ru một em bé Ấn độ ốm yếu, làm mủi lòng nhiều người. Giáo hội cũng quảng cáo là dòng "Thừa sai bác ái" của bà Teresa đã thiết lập những "cơ sở từ thiện" trong hơn 25 quốc gia với những nhà thương, viện mồ côi, trường học v..v.. Việt Nam, có lẽ đã biết rõ thực chất những "hoạt động từ thiện" của bà Teresa nên đã từ chối, không chấp nhận đề nghị lập viện mồ côi tại Việt Nam của bà Teresa ngay khi Mỹ còn đang cấm vận. Đây là một quyết định khôn ngoan của chính quyền, không rơi vào cái bẫy "từ thiện để kiếm thêm linh hồn cho Chúa" của thế lực đen quốc tế.

Ai cũng biết, công việc "từ thiện" của bà Teresa tập trung ở Calcutta, Ấn độ, và quảng cáo rầm rộ nhất cũng là những hoạt động của dòng "thừa sai bác ái" ở Ấn độ. Những tài liệu của Christopher Hitchens và Anne Sebba ở trên đã cho chúng ta thấy phần nào mặt trái của các cơ sở "từ thiện" đó.

Trước những sự thực phũ phàng về bộ mặt "từ thiện" thật của bà Teresa ở trên, tác giả Judith Hayes, người đã từng nổi tiếng với tác phẩm Chúng Ta Tin Thiên Chúa! Nhưng Là Thiên Chúa Nào? (In God We Trust! But Which One?), và cũng là người mà qua những phương tiện truyền thông của Giáo hội đã một thời tin rằng bà Teresa là một vị Thánh sống, sau khi biết rõ sự thực đã vạch trần mặt trái của bà Teresa trong cuốn The Happy Heretic.

Tác giả cho biết, sau khi bà Teresa chết thì có một số sơ trước đây đã cộng tác với bà trong tổ chức "Thừa sai bác ái" đã tiết lộ nhiều chi tiết thuộc loại động trời. Thí dụ, sơ Susan Shields đã viết trong tờ Free Inquiry, số mùa đông 1998, tiết lộ rằng:

Một phần nhiệm vụ của sơ là giúp trong việc giữ sổ sách về số tiền, lên đến nhiều triệu đô la, do những người có từ tâm đóng góp để bà Teresa làm việc "từ thiện" vì tin ở những lời tuyên truyền quảng cáo của dòng tu "Thừa sai bác ái", nhưng hầu hết những số tiền đó lại để trong nhiều ngân hàng khác nhau mà không dùng gì đến, trong khi các sơ hàng ngày phải đi ăn mày (beg) thức ăn của các thương gia địa phương, vì bà Teresa chủ trương "nghèo khổ" là một đức tính. Ngày nào xin không đủ thì các em mồ côi hoặc các bệnh nhân dưới sự "săn sóc" của hội "thừa sai bác ái" phải ăn đói. Đó là từ thiện hay sao? Với hàng triệu đô la nằm ì trong các ngân hàng mà bà Teresa vẫn thường xuyên kêu gọi đóng góp thêm cho công cuộc từ thiện của bà, thật là hoàn toàn vô nghĩa. (Judith Hayes trong The Happy Heretic, p. 66-67: Shields revealed that part of her job was to help keep track of the millions of dollars donated to Teresa's "charity" work. Unfortunately, most of that money sat unused in various bank accounts while the sisters literally had to beg for food from local merchants, since "poverty" is supposedly a virtue. If the locals couldn't help out, the soup kitchens did without. This is charity? With millions sitting idle and Teresa constantly asking for more donations, it makes no sense at all.)

Sau đây là một số đoạn trong chương 2 của cuốn The Happy Heretic:

Chút ít điều tốt bà làm chẳng đáng gì so với những số tác hại không thể tính được mà bà đã làm.

[The little good she did was overwhelmingly dwarfed by the incalculable harm she did.]

Bà ta thường xuyên rao giảng chống kiểm soát sinh đẻ ngay cả khi xung quanh có những trẻ em chết đói.

[She preached relentlessly against birth control even though surrounded by starving children.

Khi người ta phỏng đoán về việc phong Thánh cho bà Teresa, người ta đã bàn cãi nhiều về bằng chứng của những phép lạ, một điều kiện để được phong Thánh. Nhưng tôi nói rằng có một bằng chứng rõ ràng về một phép lạ của bà Teresa. Đó là bà đã xoay sở thuyết phục được hàng triệu người tin rằng bà ta là đồ tốt cho nhân loại. Những hoạt động thuộc thời Trung Cổ của bà được gói ghém lại và bán cho nhân loại như là một lợi ích thế gian, thay vì thực chất của chúng là cản trở, ngăn chận sự tiến bộ của con người.

[When people were speculating about sainthood for Teresa, there was much discussion about proof of miracles, a requirement for sainthood. But I say there is definite proof of at least one miracle. And that is that she managed to convince millions of people that she was a good thing for humanity. Her medieval practices were packaged and sold as a boon to humankind, instead of the hindering, progress-impeding things that they were.]

Đối với những người theo chủ nghĩa nhân bản, chức vị Thánh thật chẵng có nghĩa gì. Riêng tôi, tôi không tìm thấy bất cứ cái gì trong đời sống hoặc ký ức của bà Teresa để mà tôn kính, xét đến sự đau khổ mà bà ta đã tạo ra cho hàng triệu người.

[Sainthood means nothing at all to humanists.. I, personally, can find nothing about Mother Teresa's life or memory to revere, in light of the suffering she helped to create for untold millions.]

"Nhân danh Thiên Chúa" bà Teresa đã thu được hàng triệu đô la rồi vội vàng dấu kín nó đi như một con sóc để dành thức ăn cho mùa Đông. "Nhân danh Thiên Chúa", bà ta cũng cải đạo nhiều người trước khi họ tắt hơi... Tôi tự hỏi, trong cái tầm nhìn thô thiển của bà ta, có phải là bất cứ bà làm điều gì cho Thiên Chúa là để cho bà được điểm cao (như các em hướng đạo sinh đi bán bánh kẹo, ai bán được nhiều thì được đoàn trưởng gắn huy chương khen thưởng. TCN) trong đời sau. Có lẽ đối với bà ta thế giới này không hề có một ý nghĩa nào, chẳng qua chỉ là cái mê hồn trận thách đố của Thiên Chúa để quyết định xem ai chiếm được mẩu tốt nhất trên thiên đường. Nếu thật là như vậy thì chúng ta có thể giải thích, vì không có gì khác có thể giải thích được, tại sao bà ta có thể nhẫn tâm ngồi trên nhiều triệu đô la như vậy trong khi trẻ con, ngay cả ở nơi bà hoạt động ở Ấn Độ, đang chết đói. Điều này chống lại mọi giải thích hợp lý, và tôi thách đố bất cứ ai, từ Morphew cho đến chính giáo hoàng, có thể giải thích được sự kiện đó.

[Teresa collected her millions of dollars "in the name of God" and then promptly hid them away like a squirrel readying for winter. She also converted souls "in the name of God", many just before they expired... I wonder if, in her simplistic view of things, anything she did for God would earn her big-time brownie points in the afterlife. For her, perhaps, this world had no meaning whatsoever, and was just some challenging religious maze, designed by God to determine who gets the best bits of paradise. If so, it might explain, since nothing else can, how she could be so callous as to sit on those millions of dollars while children, even in her own part of India, were dying of starvation. This defies rational explanation, and I challenge anyone, from Morphew to the pope himself, to explain it.]

Hiển nhiên là mục đích của bà ta là vơ vét tích tụ tiền bạc. Để làm gì, ai mà biết được.

[Apparently her goal was to hoard the money. To what end, though, is anybody's guess.]

Thật là lạ lùng, không có ai vạch trần những hoạt động đáng nghi ngờ của bà Teresa sớm hơn. Mà chúng ta ai cũng biết chuyện các linh mục hiếp dâm các trẻ em trai, có phải không - vậy tại sao mà những chuyện về bà Tewresa để quá lâu mới bị phanh phui? Câu trả lời thật là đơn giản, Giáo hội Ca Tô Rô Ma có những quyền lực hăm dọa thật đáng sợ. Cho đến khi tác phẩm mở mắt con người của Christopher Hitchen xuất bản năm 1995, cuốn The Missionary Position, tôi không hề biết gì về những hoạt động trong những "nhà thương" của bà Teresa. Cũng như mọi người khác, tôi nghĩ rằng bà ta là một Thánh sống. Tôi đã lầm.

Bất kể động cơ hành động của người đàn bà ở Calcutta kia (Teresa) là như thế nào, tôi đã thấy quá đủ những sự đau khổ trong những người đã phải khủng khiếp trùn lại với tư tưởng của bà Teresa: đau khổ là một điều tốt. Đau khổ không bao giờ là một điều tốt. Nhất là ngày nay, khi chúng ta có khả năng làm giảm đi khá nhiều sự đau đớn, hình ảnh tâm thần của những người bất hạnh bị vào một "nhà thương" của bà Teresa thật là đáng buồn và đáng giận.

[]It is surprising that no one came forward sooner to talk about Teresa's questionable practices. But then that's everyone said about priests raping little boys, isn't it - what took so long for the stories come out? Of course the answer is simple. The Roman Catholic Church has awesome, itimidating powers. Until the publication of Christopher Hitchen's eye-opening 1995 book, The Missionary Position, I had no idea what was going on in Teresa's "clinics". Like everyone else, I thought she was literally a saint. I was wrong.

Whatever the motives of the woman from Calcutta, I have seen enough human suffering in loved ones to recoil in horror at the thought of terminal, tormented people being told that their suffering is a good thing. Suffering is never a good thing. Especially today, when we have the ability to alleviate so much pain, the mental image of those unfortunates who ended up in a Teresa "clinic" is saddening and angering.]

Không thể tha thứ được, trên thế giới, mỗi ngày có khoảng 40000 trẻ con dưới 5 tuổi chết vì đói, vì bệnh tật dễ phòng ngừa, vì thiếu chăm sóc. Và các linh mục mập mạp có những hành động gì trước vấn đề trên? Họ đang đe dọa các bậc cha mẹ Ca-Tô phải đày đọa hỏa ngục đời đời nếu họ giới hạn số con cái ở mức họ có thể nuôi và chăm sóc được. Lập trường của Ca-Tô giáo về vấn đề này là không lay chuyển, không nhân nhượng, và thật là độc ác: Nếu những đứa trẻ chết đói thì để cho chúng chết đói. Điều này không làm cho các linh mục Ca-Tô bớt mập.

Trong khi bà Teresa nói tầm phào là Thiên Chúa sẽ cung cấp đầy đủ cho mọi người, 423 triệu người trong xứ Ấn Độ của bà sống trong cảnh tuyệt đối nghèo khổ, 73.1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng...

Làm sao mà bà ta có thể nhẫn tâm như vậy, ngồi trên hàng triệu đô-la đó (số tiền để trong các ngân hàng) trong khi những đứa trẻ, ngay ở nơi bà đang sống ở Ấn Độ, đang chết đói?

(Judith Hayes, The Happy Heretic, p. 69: Inexcusably, forty thousand of the world's children under the age of five die every day from starvation, easily preventable diseases, and neglect. And what are the portly priests doing about it? They are threatening Catholic parents with eternal damnation if they try to limit their children to a number they can feed and care for. The Catholic position on this is unshakable, unyielding, and utterly cruel: If the babies starve, they starve; so be it. It's no skin off those portly, priestly, Catholic bellies..

While Teresa prattled on about a providing God, 423 million people in "her" India were living in absolute poverty, 73.1 million children under five were malnourished..

How she could be so callous as to sit on those millions of dollars while children, even in her own part of India, were dying of starvation?)

Chúng ta cũng nên biết là những tài liệu này, và nhiều tài liệu khác, về bộ mặt thật của John Paul II và Teresa đã được phổ biến rộng rãi trong các xã hội Tây phương, và tuy Tòa Thánh có nhiều quyền lực thế tục cũng như tiền bạc nhưng cũng không hề có một phản ứng chống đối hay cải chính nào, chứng tỏ những tài liệu này không sai. Ông văn sĩ Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất nêu danh hai nhân vật mà ông cho là xứng đáng về gương sáng đạo đức nhưng sự thật là như thế nào. Ông tưởng làm như vậy là có thể đánh bóng giáo hội Công Giáo của ông, nhưng ông quên mất một sự kiện: Đó là vụ linh mục, cha cũng như Chúa, đã hiếp dâm các “sơ” trên 23 quốc gia, và nguyên trên nước Mỹ đã có tới 5000 linh mục can tội cưỡng dâm nữ tín đồ và các trẻ vị thành niên, và giáo hội đã phải bỏ ra trên 2 tỷ đô-la để bồi thường cho những nạn dân tình dục của các vị có khả năng biến hóa một mẩu bánh thành “bánh thánh”. Ông văn sĩ hãy đặt lên cán cân, một bên là John Paul II và Teresa, và một bên là số linh mục kể trên, còn thiếu nhiều vì hàng ngày đều có những vụ mới bị phanh phui ra, xem bên nào nặng bên nào nhẹ.

Tôi phải kết luận như thế nào đây. Thôi, tốt hơn hết là không kết luận, để mỗi độc giả đều có kết luận riêng của mình.


Các bài về tôn giáo cùng tác giả

Trang Trần Chung Ngọc