PHẬT GIÁO THIỀN CHỨ KHÔNG NGỦ

[Viết Nhân Vụ Tòa Khâm Sứ]

Trần Chung Ngọc

28 tháng 2, 2008

 

 

Lục tổ Huệ Năng

   Chúng sinh thì vô lượng mà căn trí thì bất đồng.  Đây là một chân lý của Nhà Phật.  Đức Phật đã nói: “Như nước của biển cả chỉ có một vị, vị mặn, đạo của Ta cũng chỉ có một vị: vị giải thoát”.  Nhưng vị giải thoát này là cứu cánh, không phải là phương tiện.  Vì vậy người ta thường nói, trong Phật Giáo có đến 84000 Pháp Môn đưa đến giải thoát.  Con số 84000 có nhiều ý nghĩa, nhưng ở đây chỉ một số lớn chứ không phải là một con số chính xác.  Vì vậy, người ta bảo rằng, Đức Phật là một vị lương y, tùy bệnh cho thuốc.  Không có gì phi lý cho bằng chỉ cần một phương thuốc “đức tin” là có thể “cứu rỗi” vô lượng chúng sinh, căn trí bất đồng, bệnh tật khác nhau.

Trong Phật Giáo có quan niệm tương tức (interbeing) hay tương nhập (inter-penetration) hay duyên khởi (dependent origination), đại cương nghĩa là mọi sự vật trên thế gian đều liên hệ với nhau.  Với quan niệm này, có thể người Phật tử nhìn vạn Pháp như là có chung một mối.  Nhưng, đạo Phật là đạo của trí tuệ, cho nên cũng như mọi giáo lý khác của Đức Phật, nếu áp dụng “tương tức” một cách máy móc để mà ôm tất cả làm một mối, không phân biệt đúng sai, thiện ác, thì thực chất không phải là hành trì “tuệ giác tương tức” mà là xa lìa thực tế.   Thực tế là con người không phải ai lúc nào cũng có thể “bất tư thiện, bất tư ác”. Nhớ lại khi xưa, Đức Phật là bậc giác ngộ, là bậc Tỉnh Thức, đã thấy rõ sự tương tức của vạn pháp, đã hội nhập Chân Đế.  Nhưng Người không từ bỏ Tục Đế để mà ôm mọi lý thuyết hay niềm tin của ngoại đạo, mà trong 45 năm Người đã không ngừng quảng bá Giáo Pháp của Người, cùng lúc giải hoặc ngoại đạo, chuyển hóa ngoại đạo để họ có được Chánh Kiến, Chánh Tư Duy v..v...  Do đó, giải hoặc ngoại đạo bằng sự phân tích, giảng giải những sự thật về ngoại đạo để cho họ thấy đâu là Chánh Đạo tuyệt đối không phải là bôi nhọ, phỉ báng, hay nói xấu ngoại đạo.  Sinh ra trong một xã hội Bà La Môn, Đức Phật ôm người Bà La Môn nhưng không ôm đạo Bà La Môn.  Giáo pháp của Đức Phật đã nói rõ hơn gì hết điểm này.  Noi gương Đức Phật, chúng ta có thể ôm người Ki-tô nhưng không ôm đạo Ki-tô, ôm người Hồi Giáo nhưng không ôm đạo Hồi v..v...

 

Theo chân lý tương tức, nhìn một cái bàn, chúng ta thấy cả vũ trụ trong đó.  Điều này không sai, nhưng cái bàn không phải là khúc gỗ, không phải là ánh sáng mặt trời, không phải là người thợ mộc đóng bàn v..v..., mà là cái bàn chúng ta sử dụng như là cái bàn để làm việc, để ăn cơm v..v.. trong đời sống hàng ngày.  Trong cái ghế làm bằng cùng một khúc gỗ như cái bàn, đóng bởi cùng một người thợ mộc, thì có thể nói cái ghế cũng có đủ thứ như trong cái bàn.  Nhưng cái ghế không phải là cái bàn, mà để ngồi.  Nhìn một bát cơm, chúng ta có thể thấy cả vũ trụ trong đó.  Đúng vậy.  Nhưng khi chúng ta ăn là ăn cơm để sống, cơm là cơm, không phải là ánh sáng mặt trời, gạo lúa, hay người đi cầy, người giã gạo, người thổi cơm.  Biết rằng vạn pháp đều liên hệ với nhau trong vũ trụ nhưng quên đi những thiên sai vạn biệt trong thế giới chúng ta đang sống, đây không phải là con đường tu tập theo tinh thần Phật Giáo Đại Thừa. 

   Mọi Phật tử đều biết rằng trong Phật Giáo có quan niệm Nhị Đế:  Chân Lý Tuyệt Đối (Chân Đế) và Chân Lý Tương Đối (Tục Đế).  Phật Giáo dạy là con người có thể sống trong hai thế giới: thế giới của chân lý tuyệt đối (Chân đế), và thế giới các hiện tượng (Tục đế).  Nhưng hiển nhiên là chân lý tuyệt đối chỉ có thể hội nhập được bởi một số nhỏ các BẬC XUẤT GIA đạo cao đức trọng, sau nhiều năm tu tập, mà tác phong hàng ngày phản ánh đúng với những cái hiểu về chân lý  tuyệt đối.  Hiểu về chân lý tuyệt đối là một chuyện, và rất có thể mỗi người hiểu mỗi cách, nhưng sống theo cái hiểu về những chân lý tuyệt đối lại là chuyện khác, tôi e rằng không có mấy người.  Có điều chắc là tuyệt đại đa số Phật tử, Tăng cũng như tục, hàng ngày phải sống trong thế giới các hiện tượng, phải đối diện với những sự việc trong thế giới hiện tượng mà có thể nói, những chân lý tuyệt đối hầu như rất khó có thể áp dụng.  Chân lý tuyệt đối là đối tượng của quán chiếu, của tu tập cá nhân.  Còn chân lý tương đối là những đối đãi thường ngày trong thế giới các hiện tượng.  Ý thức được khó khăn này, Đại Thừa Phật Giáo chủ trương Phật Giáo đi vào cuộc đời với lý tưởng Bồ Tát, cuộc đời nằm trong thế giới hiện tượng.  Thời buổi này, chúng ta không có quyền cứ ngồi hít vào thở ra suốt ngày, mà phải có bổn phận đưa tinh thần thực tế, nhân bản, hòa bình của Phật Giáo vào trong nếp sống hàng ngày của mọi người, phải biết ôm cái gì, bỏ cái gì, cùng góp phần lành mạnh hóa xã hội, cải tiến xã hội, vì phúc lợi của quần chúng. Cũng vì thế mà Bồ Tát Long Thọ đã minh xác quan niệm Nhị Đế trong Phật Giáo như sau:

“Chư Phật vì chúng sinh, y vào Nhị đế, Chân Đế hay Đệ Nhất Nghĩa Đế và Tục Đế  mà nói Pháp. Không nhận thức được hai chân lý này, thì đối với Phật pháp không thể hiểu được chân nghĩa. Nếu không nương tựa vào tục đế, thì không thể thấy được chân lý; không thấy được chân lý, thì không thể ngộ được Niết bàn...” 

 

Tục đế, như trên đã nói, là thế giới hiện tượng mà chúng ta đang sống trong đó, một thế giới trong đó có những quy ước hay chân lý mà con người đồng ý với nhau và có tính cách tương đối.  Còn Chân Đế là thế giới của những chân lý tuyệt đối, có tính phổ quát, đúng ở khắp nơi và trong mọi thời gian. Trong khi hành đạo, chúng ta không thể lúc nào cũng mang Chân Đế ra mà nói, mà áp dụng, và bỏ qua những quy ước đồng thuận của nhân loại.  Y vào Nhị Đế mà nói Pháp, Phật Pháp chứ không phải là những điều phi Pháp, đây là con đường hoằng Pháp của chư Phật mà chúng ta cần noi theo. 

Thật vậy, không xa rời Tục Đế, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giảng rất rõ thế nào là “ôm người ta” trong bài Kẻ Thù Ta:

 

Ôm lấy người ta không có nghĩa là chấp nhận luôn cả cái thái độ hẹp hòi, cố chấp và cuồng tín của người ta. Thiếu bao dung, thiếu từ bi, thiếu sự quán chiếu, con người dễ trở thành hẹp hòi, cố chấp và cuồng tín. Bổn phận của người hành đạo là giúp con người tháo bỏ thái độ hẹp hòi, cố chấp và cuồng tín đó, giúp họ trở thành hiểu biết, bao dung và từ bi, chứ không phải là lấy súng bắn vào họ, tiêu diệt họ.”

 

Đây chính là tuệ giác Phật Giáo.  Tuệ giác Phật Giáo, trong khi hành đạo, là phải nghiên cứu kỹ vấn đề, rồi trong tinh thần vô úy, bao dung, từ bi, phải hành động ra sao để giúp con người tháo bỏ thái độ hẹp hòi, cố chấp và cuồng tín, [thường bắt nguồn từ một niềm tin sai lầm thuộc loại mê tín đã lỗi thời]  giúp họ trở thành hiểu biết, bao dung và từ bi.  Lẽ dĩ nhiên, hành động như thế nào tùy thuộc căn trí và trình độ hiểu biết của mỗi người, và tùy thuộc mỗi trường hợp.  Do đó không thể có một đường lối hành động có thể coi là mẫu mực, là khuôn vàng thước ngọc mà bất cứ ai cũng phải theo.  Và cũng lẽ dĩ nhiên, đối với những Phật tử thực sự là Phật tử thì, bất cứ theo đường hướng hành động nào, ý tưởng “lấy súng bắn vào họ, tiêu diệt họ.” không bao giờ có thể có trong đầu óc.

 

Trở về quá khứ, phải đau lòng mà nói rằng, hào quang phục vụ chúng sinh của Phật Giáo sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm có vẻ lu mờ đi trong một khoảng thời gian vì những chia rẽ nội bộ, và sau khi nước nhà thống Nhất, sự chia rẽ còn nặng nề hơn vì những bất đồng đáng lẽ không nên có, bất đồng về chánh kiến và chánh tư duy, bất đồng vì “vô ngã” thực sự lại nhiều ngã hơn ai hết, bất đồng vì chưa thấm nhuần được chữ “xả”, chưa ý thức được quan niệm “phương tiện quyền xả” và “tùy duyên bất biến” trong đạo Phật để mà có một cái nhìn xa về tương lai và tổng quát về Phật Giáo v.. v…  Thực ra, chúng ta cũng không thể trách Phật Giáo vì những vấn nạn này nếu chúng ta hiểu rằng Phật Giáo đã bị phá từ trong ra ngoài, vì vô minh nội bộ cũng có, vì ngoại đạo và chính trị bên ngoài cũng có.  Cho nên, trong nhiều năm có vẻ như Phật Giáo đang ở trong một giấc ngủ, không biết phải dấn thân như thế nào trước những vấn đề trọng đại trong xã hội: mặt trận văn hóa đối với ngoại đạo, mặt trận đào tạo Tăng Ni và cán bộ, mặt trận từ thiện đối với những người kém may mắn, mặt trận giáo dục đối với đại chúng v…v… 

 

   Điều đáng mừng là, trong vài thập niên gần đây, Phật Giáo đã có nhiều vị trong Tăng và Ni đoàn, hoặc dấn thân nhiều hơn để hoằng dương Đạo Pháp và phục vụ xã hội, hoặc đã tốt nghiệp từ những đại học nổi tiếng trên thế giới, và do đó đã có nhiều đóng góp cho xã hội, đưa Phật Giáo vào con đường truyền thống đồng hành với dân tộc.  Những đóng góp cho xã hội và Phật Giáo của những vị này thường không được nhiều người biết đến, vì tinh thần Phật Giáo là hành thiện mà không truy cầu.  Sau đây là vài trường hợp điển hình trong số rất nhiều đóng góp của Tăng Ni Phật Giáo cho quốc gia dân tộc.

 

   Rất ít người biết Hòa Thượng Thích Chơn Thiện, hiện ở Huế, là một triết gia, một nhà văn hóa, đã từng đóng góp rất nhiều cho nền văn hóa Phật Giáo, cho những tiêu chỉ cải tiến xã hội, xây dựng đất nước, qua những biên khảo triết học, thời sự xã hội nhằm phục vụ dân tộc v..v.. của Ngài.  Luận Án Tiến Sĩ Phật Học với đề tài “Quan Niệm Về Nhân Tính Qua Kinh Tạng Pali” [The Concept of Personality Through The Pancanikaya] cũng như những biên khảo của Ngài về “Ý Niệm Về Độc Lập – Tự Do và Hạnh Phúc” [đã được dịch ra tiếng Pháp “Concept de Liberté, Indépendance et Bonheur” và tiếng Anh “Concept of Freedom, Independence and Happiness”] là những tác phẩm có giá trị, không những cho giới trí thức muốn tìm hiểu về Phật Giáo mà còn giúp cho Nhà Nước và đại chúng hiểu về những quan niệm thời sự như Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc.  Có thể nói, hành trang của Ngài là của một vị Quốc Sư, đã vượt ra ngoài thị phi của chính trị thời thượng, dùng trí tuệ Phật Giáo đóng góp cùng các bậc lãnh đạo đất nước trong những vấn đề xây dựng đất nước.

 

    Có một sự kiện lịch sử có tầm vóc quốc tế liên hệ đến Hòa Thượng Thích Chơn Thiện mà trong đó Ngài đóng vai chính, vinh danh cho Phật Giáo Việt Nam.  Đó là sự kiện các bậc lãnh đạo Hồi Giáo cấp tiến ở Morocco đã mời Hòa Thượng viếng thăm Morocco vào cuối năm 2006 với mục đích tham khảo ý kiến và hợp tác hòa bình giữa Hồi Giáo và Phật Giáo trên thế giới.  Việt Nam cũng như các nước trên thế giới có nhiều bậc lãnh đạo tôn giáo, nhưng giới lãnh đạo và bác học Hồi Giáo Morocco đã chọn mời một tu sĩ Phật Giáo Việt Nam để cùng tham khảo ý kiến về hòa bình trên thế giới.  Điều này cho thấy Phật Giáo Việt Nam có một tầm vóc và thế đứng quan trọng trong cộng đồng tôn giáo thế giới. 

 

   Khuôn mặt thứ hai là một ông thầy tu để tóc, với lý luận là Đức Bồ Đề Đạt Ma đâu có cạo đầu mà lại còn để râu nữa: đó là Giáo sư Tam Tiến sĩ Tiểu Bồ Đề Đạt Ma Lê Mạnh Thát, với Pháp danh Thích Trí Siêu, và với nhiều tác phẩm nghiên cứu rất giá trị về lịch sử và văn học Phật Giáo, nhưng không biết đã diện bích mấy năm.  Đây là một đóng góp lớn cho văn học nước nhà và là kho tài liệu vô giá không những cho các Tăng Ni đã hoặc đang theo học các Học Viện Phật Giáo, mà còn cho giới trí thức nghiên cứu lịch sử và văn học Phật Giáo Việt Nam.  Nhưng đặc biệt hơn cả là ông thầy tu Lê Mạnh Thát đã trở thành một khuôn mặt quốc tế, đảm trách chức vụ Chủ tịch Uỷ ban Tổ chức quốc tế (IOC), Tổng thư ký Ban Điều phối quốc gia Đại lễ Vesak [Lễ Tam Hợp của Liên Hiệp Quốc: Khánh Đản + Thành Đạo + Nhập Diệt] lần thứ 5 – sẽ được tổ chức tại VN từ 13-17 tháng 5, 2008..

  Về Đại Lễ này, Giáo sư Lê Mạnh Thát nói:  “Việc nước mình đăng cai tổ chức Đại lễ, thể hiện rõ ràng, nước mình có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế, đủ nhân sự, lực lượng, với tư cách là một thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ để thực hiện một nghị quyết của LHQ.

    Việc tổ chức Đại lễ, theo chúng tôi, đồng bào mình trước mắt thấy vui vẻ trong lòng. Lần đầu tiên trong lịch sử mấy ngàn năm Phật giáo VN chúng ta đón một lượng khách đông tới vậy, khoảng 4.000 khách từ gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ.

    Họ đến với mình với niềm hân hoan bạn bè đến với nhau để cùng nhau ôn lại những lời nói của Đức Phật, cố gắng thực hiện những lời Phật dạy. Trong Đại lễ, lễ phụ, hội chính, các đại biểu sẽ cùng nhau chia sẻ, thảo luận tìm trong lời Phật lời giải đáp cho nhiều sự kiện, thảm hoạ hiện đang xảy ra trên thế giới: Chiến tranh sắc tộc, khủng hoảng năng lượng, sự biến đổi khí hậu, kỹ thuật số, cuộc sống gia đình... “

 

   Khuôn mặt thứ ba mà tôi muốn nói đến là một vị Tăng tài còn trẻ, chưa tới 40 tuổi:  Tỳ Kheo  Thích Nhật Từ.  Tốt nghiệp Tiến sĩ Triết học, Đại học Allahabad, Ấn Độ, 2002, Tỳ kheo Thích Nhật Từ đã trở về nước để phục vụ dân tộc, cũng là phục vụ Phật Giáo, vì Phật Giáo với Dân Tộc có thể coi là một, xét theo lịch sử Phật Giáo Việt Nam trong gần 2000 năm nay.  Nhưng không phải chỉ sau khi tốt nghiệt đại học, Tỳ Kheo Thích Nhật Từ mới phục vụ Đạo Pháp.  Cách đây 17 năm, năm 1991, là một vị Tăng trẻ mới có 22 tuổi, Tỳ Kheo Thích Nhật Từ đã gây chấn động dư luận quốc nội qua bài thuyết trình tại hai ngày hội thảo do Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo TP Hồ Chí Minh tổ chức, trong đó Tỳ Kheo đã phê bình, vạch ra những yếu kém và bẻ gẫy mọi xuyên tạc Phật Giáo trong bài “Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu” của Mục sư Tống Tuyền Thịnh ở Đài Loan, mà Công Giáo đưa lên làm chủ đề cho cuộc hội thảo. Bài thuyết trình lịch sử này đã được phổ biến trong nước, và sau đó đã in trong cuốn “Ki Tô Giáo: Kế Hoạch Cải Đạo Á Châu”, viết chung với hai tác giả khác, NXB Á Châu, Hè 2005.  Những đóng góp cho Quốc Gia của Tỳ Kheo Nhật Từ thì quá nhiều, không thể kể ra hết được, vì chúng bao gồm mọi lãnh vực của xã hội.  Muốn biết đầy đủ về những đóng góp của Tỳ Kheo Nhật Từ, quý vị có thể vào Google Search, đánh tên “Thích Nhật Từ” và đọc trong website Vi.Wikipedia.org tiếng Việt. Sau đây là vài nét về Tỳ Kheo Nhật Từ, lấy trên website đó:

   Sư là người sáng lập "Hội Ấn Tống" và "Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay".  Tỳ kheo Thích Nhật Từ' là chủ nhiệm chương trình âm thanh hoá Đại Tạng Kinh Việt Nam và sách nói về Phật giáo, biên tập Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay và nhiều băng tân nhạc, cổ nhạc và tiếng thơ Phật giáo, là người khởi xướng làm lịch và thiệp chú tiểu ở Việt Nam. Sư cũng là tác giả, soạn giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học và hàng trăm bài pháp thoại chuyên đề. Sư đã giảng dạy các lớp Cao đẳng Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Cần Thơ; lớp Cao cấp Giảng sư và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sư thường hoằng pháp tại ÚcHoa Kỳ.  

   Tỳ Kheo Nhật Từ giữ khá nhiều chức vụ như Trưởng Bộ môn Triết học Phật giáo, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM;   Phó thư ký Hội đồng điều hành, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM; Phó thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam; Thành viên Ban biên tập Đại tạng Kinh Việt Nam; Giám đốc, hội Đạo Phật Ngày Nay; Phó thư ký, Ban Phật giáo quốc tế TƯ, GHPGVN; Ủy viên Ban trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM;  Phó ban kiêm tổng thư ký Ban hoằng pháp Thành hội Phật giáo TP.HCM. 

   Trên bình diện Quốc tế, Tỳ Kheo Nhật Từ cũng là Thành viên Ủy ban tổ chức quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Bangkok), 2005-2006;  Phó chủ nhiệm Ban thư ký quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Bangkok), (2006-2007), và Tổng thư ký Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản [Tam Hợp] Liên Hiệp Quốc 2008.

   Nhưng điều đáng nói hơn cả là tuy giữ những chức vụ quan trọng trong lãnh vực văn hóa, lãnh vực tâm linh, Tỳ Kheo Thích Nhật Từ không quên tục đế, thế giới hiện thực của xã hội.  Do đó Tỳ Kheo đã hăng say làm việc từ thiện, góp phần làm vơi đi nỗi khổ niềm đau, giúp người thiên tai, hỗ trợ người già và tàn tật, trẻ em mồ côi, mổ mắt từ thiện và các hoạt động khác.  Sau đây là vài hoạt động điển hình của Tỳ Kheo:

 

·                        Tổ chức và điều phối khóa tu “Một ngày an lạc” tại chùa Phổ Quang và khóa tu cho người ung bướu tại chùa Giác Ngộ, nửa tháng một lần.

·                     Thuyết giảng và hướng dẫn thiền cho hàng ngàn trại viên tại các trung tâm bảo trợ xã hội như TTBTXH Tân Hiệp, TTBTXH Bình Phước (khoảng 1300 người), TTBTXH Chánh Phú Hòa (khoảng 500 người), TTBTXH Phú Nghĩa (khoảng 400 người), TTBTXH Bà Rịa Vũng Tàu (khoảng 800 người), TT người già và tàn tật Thạnh Lộc (khoảng 600 người), Trung tâm thanh thiếu niên 3 (khoảng 400 người) v.v…

·                     Thường thuyết giảng và hướng dẫn ăn chay cho gần 2000 phạm nhân tại trại giam K.20 huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhằm giúp phạm nhân chuyển hóa tâm tánh, làm lại cuộc đời.

 

   Với tinh thần Đại Thừa, Đạo Phật đi vào cuộc đời như trên, chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy trước việc làm sai trái, do tinh thần phi dân tộc cố hữu, của TGM Ngô Quang Kiệt trong vụ xách động giáo dân đi thắp nến, vác búa kìm và xà beng cầu nguyện để đòi lại mảnh đất vốn không phải của mình, coi thường nhân dân, cản trở lưu thông công cộng, phóng loa ồn ào, bất chấp luật pháp v..v…, Phật Giáo đã bắt buộc phải lên tiếng để cảnh tỉnh sự u mê của một tổ chức tôn giáo mà cái lịch sử ô nhục của giáo hội mẹ hoàn vũ cũng như giáo hội con bản địa đã không còn xa lạ gì đối với đại chúng.  Tuyệt đại đa số người dân Việt Nam phi-Ca-Tô, vì bản tính hiền hòa và vì tình đồng loại, đã muốn quên đi quá khứ nhơ nhớp của giáo hội Ca-Tô Rô-ma tại Việt Nam, một giáo hội đã nổi tiếng là hễ phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc, nhưng nay nhưng trước những hành động trịch thượng, ngu si vô trí của một thiểu số, coi thường nhân dân, coi thường chính quyền, nên đã công khai bày tỏ thái độ không thể chấp nhận những hành động phi dân tộc nấp sau bình phong tôn giáo.

 

   Bởi vậy, chúng ta đã thấy một làn sóng phản ứng trên khắp thế giới.  Có nhiều bài góp ý kiến về vấn đề này, từ các nơi ở khắp trong nước và lan ra ngoại quốc.  Mới đầu chúng ta có thể đọc một số ý kiến, đề nghị trên giaodiemonline.com, sachhiem.net ở ngoại quốc, nhưng sau đó thì có nhiều Phật tử Việt Nam và dân thường Việt Nam nhập cuộc trên trang nhà phattuvietnam.org và báo Hà Nội Mới ở trong nước.  Tuyệt đại đa số các ý kiến cho rằng Ca-Tô Giáo Rô-ma ở Việt Nam không có tư cách gì để đòi lại tòa Khâm Sứ mà lịch sử đã ghi rõ là đất của Chùa Báo Thiên do thực dân Pháp cưỡng chiếm, rồi phá bỏ Chùa để xây Nhà thờ lớn Hà Nội mà tòa Khâm Sứ Hà Nội là một phần của Nhà thờ lớn Hà Nội, nghĩa là nằm trong khuôn viên đất vốn của Phật Giáo bị giặc ngoại xâm cướp mất trong hoàn cảnh nước mất nhà tan. Ca-tô Giáo Rô-ma ở Việt Nam ngày nay đòi lại tòa Khâm sứ qua những hành động bất xứng của một tôn giáo, kết quả là đã nhắc nhở cho người dân cái lịch sử ô nhục của giáo hội Ca-Tô Rô-ma ở Việt Nam, một giáo hội đã từng tiếp tay, hỗ trợ thực dân Pháp để đưa nước nhà vào vòng nô lệ trong 80 năm. 

 

   Phản ứng của người dân phi-Ca-Tô nói chung không phải vì vấn đề tranh giành đất đai, nhưng việc làm vô ý thức của ông Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã đụng đến tinh thần dân tộc và yêu nước của người dân Việt phi Ca-Tô.  Nếu thiểu số người Ca-Tô Rô-ma ở Việt Nam cho rằng họ muốn làm gì thì làm, hành động thế nào thì hành động, thì đó là một điều hết sức sai lầm, vì những hành động này phần lớn bắt nguồn từ sự cuồng tín tôn giáo chứ không phải là từ sự hiểu biết.  Tuyệt đại đa số người dân Việt Nam sẽ không chấp nhận việc thiểu số có những hành động phi dân tộc.  Do đó, trong tình thế hiện nay, người dân sẽ không còn e dè vì sợ mang tiếng là chia rẽ tôn giáo nữa, bởi vì nguồn gốc chia rẽ phát xuất từ Ca-Tô Giáo, và rồi kết quả của phản ứng người dân là những sự thật lịch sử về Ca Tô Giáo Rô-ma hoàn vũ cũng như Ca-Tô Giáo Rô-ma ở Việt Nam sẽ được phơi bày và Giáo hội Ca Tô ở Việt Nam sẽ không có cách nào còn có thể ngăn chận việc truyền bá những sự thật này nữa.

   Đã có nhiều người khuyên Ca-Tô Giáo Rô-ma ở Việt Nam hãy dừng lại trước khi quá muộn.  Nhưng có vẻ như những người Ca-Tô không biết xấu hổ vì cái lịch sử không có gì là tốt đẹp của mình trong cộng đồng dân tộc, nên từ các bậc chủ chăn như LM Thiện Cẩm, GM Nguyễn Văn Sang ở Thái Bình, cũng như một số chức sắc, tín đồ ở hải ngoại vẫn còn cố gắng đưa ra những luận điệu xuyên tạc lịch sử, cố gắng biện minh cho những việc làm sai trái của giáo dân trong vụ đòi tòa Khâm sứ.  Rõ ràng là việc xúi giục giáo dân và con nít ngu ngơ đi ngồi đường thắp nến cầu nguyện và mang theo cả kìm, búa, xà beng v..v.. để phá phách cơ sở của Nhà Nước, bất chấp sự phản đối và than phiền của người dân trong khu vực, không phải là sử dụng sự tự do tôn giáo hay nhân quyền mà là một hành động có tính cách làm áp lực chính trị, một hình thức biểu tình làm loạn nấp sau chiêu bài tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo, dù là một tôn giáo đã gây tác hại cho nhân loại không ít. 

 

    Sự kiện là giáo dân đã bất chấp những lời khuyến cáo của Nhà Nước về những hành động sai trái của họ, nhưng khi có lệnh từ Vatican qua bức thư của Hồng Y Bertone thì lập tức giáo dân được lệnh phải gỡ bỏ cái gọi là “thánh giá” cùng bức tượng bà Maria sầu bi, không kèn không trống cuốn gói dẹp tiệm, một lần nữa lại chứng tỏ cho người dân Việt Nam thấy cái tinh thần nô lệ Vatican của giáo hội Ca-tô Rô-ma ở Việt Nam.  Để vớt vát mặt mũi, ngay sau đó Vietcatholic bèn tung tin là đã có sự thỏa thuận giữa chính quyền và TGM Ngô Quang Kiệt, chính quyền sẽ trả lại tòa Khâm sứ để tỏ lòng tôn trọng giáo hoàng, nhưng không nói rõ là ai thỏa thuận với ai, và ai nói là để tôn trọng giáo hoàng.. Vấn đề đặt ra là tại sao chính quyền Việt Nam lại phải tôn trọng giáo hoàng?  Giáo hoàng là giáo hoàng của giáo dân, không phải của hơn 90% người dân Việt Nam, và Việt Nam chưa có bang giao với Vatican, khoan kể là tư cách của Benedict XVI không đáng để cho ai tôn trọng.  Ông ta đã phải xin lỗi Hồi Giáo về vụ nói láo đối với giáo chủ Hồi Giáo.  Ông ta cũng đã phải xin lỗi Trung Quốc về vụ phong thánh bừa bãi cho những Hán gian và các thừa sai Tây phương vô đạo đức.  Ông ta cũng đã phê bình láo lếu một cách trịch thượng về những tín ngưỡng bản địa ở Nam Mỹ, và trước đây ông ta đã nói một câu rất vô giáo dục về Phật Giáo.  Một con người như vậy chỉ có thể được tôn trọng bởi những con người có đầu mà không có óc, tin ở giáo lý bịp bợm rằng ông ta là đại diện của Chúa trên trần, trong khi nền học thuật về Ki Tô Giáo ngày nay đã chứng minh là chẳng có cái gì gọi là “Thiên Chúa” cả, khoan nói đến đại diện của cái không hề có, mà trong lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-ma, không thiếu gì những “đại diện Thiên Chúa” như vậy vô đạo đức, can những tội như sát nhân, loạn luân, ăn cướp v..v…

 

   Trước những hành động ù lì xuyên tạc lịch sử để biện minh cho những hành động càn rỡ của giáo dân, do sự xách động của TGM Ngô Quang Kiệt, các bậc tôn đức trong Phật Giáo đã “xả thiền” và cất lên tiếng nói chính thức của Phật Giáo Việt Nam.

   Mở đầu Hòa Thương Thích Trung Hậu, T.U.N Ban Thường Trực Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Trưởng Ban Văn Hóa Trung Ương, đã gửi một văn thư tới một số cấp  lãnh đạo trong chính quyền với đề nghị:

   “Vừa qua, một số người lên tiếng đòi Chính phủ giao trả Tòa Khâm sứ cũ ấy cho Thiên Chúa giáo, gây nhiều xôn xao trong quần chúng nhân dân. Chúng tôi đề nghị Thủ tướng nên xem Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một trong những thành phần chủ yếu để tham khảo trước khi có quyết định cụ thể liên hệ đến sự việc trên.”

   Tại sao?  Vì sự kiện lịch sử bất khả phủ bác là: Nhà Thờ Lớn Hà Nội mà tòa Khâm sứ nằm trong khuôn viên của nhà thờ, được xây trên đất của Chùa Báo Thiên, một di sản văn hóa lớn của Việt Nam, do hành động cướp đất và phá Chùa của tay sai Ca-Tô Nguyễn Hữu Độ  rồi trao cho quan thầy là Giám mục Puginier để xây nhà thờ trên đó.  Cho nên, Hòa Thượng Thích Trung Hậu đã có văn thư  “đề nghị Nhà Nước hãy thận trọng, nên xét đến mọi khía cạnh liên quan đến tòa Khâm sứ trước khi đưa ra một quyết định. Và bức thư này cũng hàm ý, quyết định của Nhà Nước nên phù hợp với những sự kiện lịch sử và hợp với lòng dân.” 

  

    Tiếp theo là Hòa Thượng Thích Thiện Tấn, Uỷ Viên HÐTSTƯ GHPGVN, Phó Trưởng Ban Thường Trực GHPG Tỉnh Quảng Trị cũng gửi một văn thư đến một số cấp lãnh đạo trong chính quyền cùng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong đó Ngài đã nhắc lại một số sự kiện và đưa ra những đề nghị rất thiết thực, phù hợp với tình hình thế giới và tình tự dân tộc như sau:

 

   Căn cứ các tài liệu lịch sử, chùa Lá Vằng tỉnh Quảng trị bị tín đồ Thiên chúa giáo dựa vào thế lực thực dân chiếm rồi làm nhà thờ lên trên đó. Năm 2002 hai Thượng tọa Thích Chơn Tế và Thích Phước Châu đã đệ đơn khiếu nại đòi Hội đồng Giám Mục Việt Nam trả lại nhưng chưa được chính phủ can thiệp giải quyết. Nhà thờ Ðức Bà tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay nguyên trước đây là một ngôi chùa. Chùa Báo Thiên được xây cất từ năm 1057 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Ðến năm 1883 chính quyền thực dân chiếm rồi giao cho Giám mục Puginier. Thiên chúa giáo đã phá chùa rồi xây nhà thờ Lớn Hà Nội (như hiện nay) và tòa Khâm Sứ lên trên đó.

   Giáo hội, Tăng Ni và tín đồ Phật Giáo Việt Nam luôn luôn đồng hành với dân tộc trong tất cả những nỗi thăng trầm của vận nước. Dù với tư cách là một Giáo Hội, một ban Trị Sự, một thành viên hay một tín đồ Phật Giáo, chúng tôi cảm thấy có bổn phận giữ gìn giang sơn và những di sản văn hóa mà tiền nhân để lại.

   Nhằm khôi phục những cơ sở văn hóa của tiền nhân và tạo sự công bằng trong quá trình xây dựng một xã hội văn minh, một cuộc sống văn hóa để hội nhập với thế giới mà Việt Nam chúng ta là một thành viên chưa thường trực của Hội đồng Bảo an Liện hiệp quốc, chúng tôi kính đệ đơn nầy đến chính phủ và mong Quý Ngài can thiệp trả lại các ngôi chùa bị thực dân cướp phá rồi giao cho Thiên chúa giáo, đặc biệt là các ngôi chùa kể trên đã bị Thiên chúa giáo cưỡng chiếm rồi xây nhà thờ lên trên đó.

   Ðồng thời, cũng xin chính phủ chính thức đề nghị Vatican và Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam xin lỗi dân tộc và Phật Giáo Việt Nam về hành động cướp chùa để xây nhà thờ và tàn phá nhiều di sản văn hóa Việt Nam. Chính phủ nên cho phép chúng tôi tiến hành thủ tục đòi những thành phần cướp phá chùa để xây nhà thờ phải bồi thường xứng đáng để Phật Giáo có phương tiện tu tạo lại nguyên trạng những danh lam thắng cảnh ấy. Thiết nghĩ, đây cũng là một trong những nỗ lực chung của toàn dân đang khôi phục lại các cơ sở văn hóa nước nhà, nhất là chùa Báo Thiên trong quần thể văn hóa Thăng long.

   Tiếng kêu của đàn quạ đen đã đánh thức thiền sư tuy rằng các Ngài chỉ thiền chứ đâu có ngủ.  Chúng tôi, nhân danh là những Phật tử yêu nước, yêu dân tộc, xin chân thành tán thán công đức vô lượng và tinh thần vô úy của quý Hòa Thượng Thích Trung Hậu, Hòa Thượng Thích Thiện Tấn, và nguyện sẽ đứng sau lưng quý Ngài trong những đề nghị và đòi hỏi rất hợp lý, hợp tình để lấy lại sự công bằng lịch sử cho đất nước, dân tộc.  Và chúng tôi cũng mong chính quyền nên để tâm xét đến những đề nghị chính đáng này.  Chúng tôi cũng xin tán thán công đức của tất cả quý vị đã lên tiếng phản đối vụ đòi đất phi lý của thế lực Ca-Tô Rô-ma ở Việt Nam, thể hiện tinh thần vô úy của người dân Việt trước những hành động có thể nói là vô ý thức của TGM Ngô Quang Kiệt và giáo dân, những hành động phi dân tộc đã đụng đến tinh thần dân tộc và yêu nước của người dân Việt phi Ca-Tô.  Tuệ giác từ bi hỉ xả của người dân Việt Nam nói chung, Phật tử nói riêng, không phải là để cho Ca-Tô Giáo Rô-ma ở Việt Nam muốn làm gì thì làm.  Điều này đã chứng tỏ qua những phản ứng của người dân và của các bậc tôn đức trong Phật Giáo. 


Các bài về tôn giáo cùng tác giả

Trang Trần Chung Ngọc