TẢN MẠN VỀ THẦN HỌC KI-TÔ GIÁO

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN100.php

13 tháng 7, 2010

Cái gì làm cho bất cứ ai nghĩ rằng Thần Học thật sự là một chủ đề?

[What makes anyone think that "theology" is a subject at all?]

Richard Dawkins in “The Emptiness of Theology

Thần học nói chung là môn học về Thần (God). Trong thế giới loài người, từ xưa tới nay, có cả trăm Thần [Gót = God) khác nhau. [Xin đọc A History of God của Karen Armstrong, hoặc A World Full of Gods của Keith Hopkins, hoặc Mythology: An Illustrated Encyclopedia, Edited by Richard Cavendish..] Trong bài này, tôi không nói đến bất cứ God nào khác, thí dụ như Baal (God của dân Do Thái Canaan), Aton (God của người Ai Cập), Zeus (God của người Hi Lạp), hàng trăm God của người Ấn Độ, Huitzilopochtli (God của người Aztecs), Cha Quạ Sáng Tạo (Father Raven The Creator) của dân Eskimo, God Sáng Tạo Ahura Mazda hay Ohrmazd của người Ba-Tư v...v... Mỗi God như trên, cũng như khoảng 200 God khác trong môn học tôn giáo tỷ giảo, đều có hàng triệu người tin và thờ phụng. Và God của Ki-tô Giáo (Christian God) là một trong những God này.

Thật ra God của Ki-tô Giáo chỉ là God của người Do Thái (the God of Israel), có tên là Jehovah hay Elohim. Người Việt Nam theo đạo gọi Gót (God) của Mỹ, Đi-ơ (Dieu) của Pháp, là Thiên Chúa, nghĩa là Chúa ở trên trời nhưng không bao giờ định nghĩa Chúa là gì và trời là gì, hoặc là Thượng đế nghĩa là "Ông Vua ở trên cao" nhưng cũng không định nghĩa là cao đối với cái gì. Vì không có cách nào có thể viết về mọi nền thần học trên thế giới cho nên trong bài này tôi xin tự giới hạn thảo luận về Thần học của Ki-tô Giáo (Christian God) vì Việt Nam có tới 5-7% theo Ca-tô Rô-MaGiáo, một hệ phái của Ki-tô Giáo.

Vào vietcatholic.net tôi thấy những bài viết như sau:

Quý đọc giả nào tò mò muốn biết những tác giả trên viết gì về "Thần Học" hãy đọc các bài trên, chứ thật tình tôi chưa hề đọc những bài này, vì tôi đã đọc khá nhiều về nền Thần Học Ki Tô Giáo, do đó tôi đã biết những người viết về thần học thường thường là viết trong cơn mê sảng, bởi vì như Richard Dawkins đã nhận định ở trên: Thần Học Ki Tô Giáo không phải là một chủ đề.

Vậy thì chúng ta hãy tìm hiểu Thần Học Ki Tô Giáo là cái gì, sau đó chúng ta sẽ đưa ra một số nhận định về Thần Học của các bậc thức giả, ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo.

Theo định nghĩa thì Thần Học Ki Tô [Christian theology] là môn học về Thần của Ki Tô Giáo. Danh từ Thần Học có xuất xứ từ tiếng Hi Lạp theologia (θεολογία), theos (θεός) có nghĩa là Thần, và logos (λόγος) có nghĩa là lời (word), bài giảng (discourse), hay lý luận (reasoning) về Thần.

Thánh Augustine định nghĩa Thần Học là "lý luận hay thảo luận về Thần" [reasoning or discussion concerning the Deity].

Có lẽ chúng ta cũng nên biết thần học Ki Tô liên hệ tới đức tin Ki Tô như thế nào và thực chất nền thần học đó ra sao.

Theo định nghĩa cổ điển của Ca-tô giáo, Thần học là "đức tin tìm kiếm sự hiểu biết" (Thánh Anselm: In the classical meaning of the term, theology is "faith seeking understanding"), do đó Thần học Ki Tô tìm cách biện giải những điều đã tin. Ngoài đức tin, Thần học không có nghĩa. (Apart from faith, theology has no meaning.) Nhưng chúng ta biết rằng: Theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là "một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực" (an illogical belief in the occurrence of the improbable), và theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in something for which there is no proof.) Chẳng vậy mà học giả Ca-tô Joseph L. Daleiden đã nhận định trong cuốn The Final Superstition: "Đức Tin Ki Tô (Christian Faith) và Lý Trí (Reason) tượng trưng cho hai con đường đối ngược: con đường đi tới mê tín đối với con đường đi tới hiểu biết" [The path to superstition versus the path to knowledge] Như vậy thì "đức tin” và "hiểu biết" có tính cách "loại trừ hỗ tương" (mutually exclusive). Thật vậy, "thánh" Ignatius of Loyola, (1491-1536), người sáng lập dòng Tên, đã từng phán:

"Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng cái mà chúng ta thấy là trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội Công Giáo quyết định như vậy."

[John Dollison, Pope-Pourri, p. 174: Ignatius of Loyola: We should always be disposed to believe that which appears white is really black, if the hierarchy of the Church so decides.]

Cho nên, Thần học bao giờ cũng phải đặt căn bản trên đức tin, tin những điều viết trong Thánh Kinh, hoặc viết bởi những nhà lập giáo, những tín lý các công đồng Ca Tô đưa ra v..v.. (LM Richard P. McBrien in Report on the Church, p. 2:...That is, theology must always have its starting point in Sacred Scripture, in the writings of the early fathers of the Church, in the official teachings of the councils, and so forth.) rồi từ đó mới tìm cách diễn giải, bất kể là diễn giải đúng hay sai, để tăng thêm đức tin mà Ki Tô Giáo gọi đó là hiểu biết. Thí dụ, Thần học đặt sự hiện hữu của Thần Ki Tô (Christian God) (Thiên Chúa của tín đồ Việt Nam) như một tiền đề không có nghi vấn, rồi từ đó mới biện giải về mối liên hệ giữa Thần Ki Tô và con người, và làm phát triển trong con người lòng tin và thờ phụng Thần Ki Tô tuy trong thực tế không ai biết Thần Ki Tô (Christian God) là cái gì.

Trong cuốn Systematic Theology, nhà thần học Ca-tô Paul Tillich viết rằng: "Thần học, như là một công năng của Giáo hội, phải phục vụ cho nhu cầu của Giáo hội" (Theology, as a function of the Church, must serve the needs of the Church.) Do đó, bất kể nhu cầu của giáo hội ra sao, đúng hay sai, hiện đại hay lạc hậu, nền thần học Ca-tô phải được diễn giải để phục vụ những nhu cầu đó. Chúng ta thấy rằng, nếu Thần học phục vụ cho đức tin CaTô thì sự hiện hữu của các nhà Thần học là để phục vụ cho Giáo hội, như là một bầy tôi của đức tin (McBrien, Ibid.: If theology exists for the sake of the Christian faith, then the theologian exists for the sake of the Church, as a servant of faith.) Giáo hội đây có nghĩa là hệ thống toàn trị của Ca-tô giáo chứ không phải là tập thể con chiên bởi lẽ con chiên không được có một tiếng nói nào trong giáo hội, bổn phận con chiên là phải "quên mình trong vâng phục".

Bản chất của nền Thần học Ki Tô là như vậy, và Ca-Tô Rô-MaGiáo đã vận dụng tối đa xảo thuật sử dụng tính chất co dãn của ngôn từ vào trong môn Thần học, kể cả xuyên tạc, ngụy tạo văn kiện, thay đổi sự thực để đạt mục đích toàn trị của Giáo hội.

Thật vậy, trong cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Xét Về Giáo Hội Lỗi Thời Của Mình, một cuốn sách đã được một số trí thức trong cũng như ngoài giáo hội ca tụng, linh mục James Kavanaugh đã đưa ra một nhận xét như sau về nền Thần học Ca-Tô:

Tuy nhiên, nền Thần học của chúng ta đã trở thành một trò chơi học thuật. Đó là một mớ luật lệ tích tụ trong sự cay đắng tôn giáo của những cuộc tranh chấp nhỏ mọn. Đó là một chuyện cổ tích về những chân lý đã nhàm chán, chỉ có tác dụng tước đoạt trách nhiệm cá nhân của con người và hạ thấp con người thành một nô lệ vô danh sợ sệt. Thần học đã tước đoạt đầu óc con người và chỉ để lại trong họ những lời học thuộc lòng... Đó là nền Thần học mà tôi đã học và truyền lại trong mọi kỳ xưng tội mà tôi nghe, trong mọi lớp học tôi dạy, trong mọi bài giảng tôi nói cho đám con chiên đầy mặc cảm tội lỗi. [1]

Và, trong cuốn "Những vị Thần cuối cùng của Huyền Thoại: GiaVê và Giêsu", Tiến sĩ William Harwood, một tín đồ GiaTô đã tỉnh ngộ và bỏ được một niềm tin sai lầm sau khi nghiên cứu lịch sử các tôn giáo trong đế quốc La Mã và khám phá ra rằng "bí tích" ăn thịt uống máu Chúa (Eucharist), thường được biết dưới một tên hoa mỹ là "bí tích ban Thánh thể", mà ông đã tin và thọ hưởng cái bí tích này hàng tuần và trong nhiều năm, đã có từ 3000 năm trước khi Giêsu ra đời, và rằng các Thiên Chúa (Gods) chỉ là những sản phẩm tưởng tượng của con người (Dr. Harwood..discovered that the "god-eating" ritual in which he participated weekly as a believing Christian had existed three thousand years before Jesus' birth. Not for three years, however, could he fully abandon the disproved beliefs to which he had been emotionally committed, and acknowledge that gods are as imaginary as fairies), đã viết:

"Người ta đã khám phá ra rằng, từng quyển một trong Thánh Kinh đều chứa những sai lầm về sự kiện, những phỏng đoán không chính xác, những kỹ thuật làm hợp lý hóa, những điều tiên tri về những sự việc đã xảy ra, ghép với những điều tiên tri về tương lai đã được chứng tỏ là không chính xác, và không còn sai lầm gì nữa là chứa những lời nói láo cố ý. Nếu sự khám phá này được phổ biến tới đại chúng thì cái huyền thoại Do Thái - KiTô đã bị quật nhào bởi một cơn gió lốc khó có hi vọng phục hồi.

Trước nguy cơ bị loại bỏ này, Giáo Hoàng đương thời (John Paul II) bổ nhiệm một số sử gia của chính ông ta để khảo sát những kết luận về Thánh Kinh của những sử gia thế tục và tìm ra trong những bằng chứng của họ những sơ hở mà Giáo Hoàng tin rằng thể nào cũng phải có. Kết quả là những sử gia của Giáo Hoàng cũng phải xác nhận là Thánh Kinh của họ thực ra chỉ là một ảo tưởng sai sự thực. Họ phúc trình kết quả lên Giáo Hoàng, và khi Ngài lập tức dẹp bỏ cái phúc trình này đi thì họ không còn là tín đồ Ca-Tô nữa. Rồi Giáo Hoàng ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền của Ngài phát minh ra một phương pháp luận khác để đánh đổ phương pháp của những sử gia trên, một phương pháp luận được tạo ra với mục đích rõ rệt là phải đi đến kết luận là cuốn Thánh Kinh của Do Thái - KiTô không phải là một tác phẩm hoang đường, không cần để ý đến chuyện phải xuyên tạc những bằng chứng đến cỡ nào để đi tới mục đích trên. Cái phương pháp luận đó là "Thần học"..

Đó là quyền lực của chính trị Thần quyền của thế giới mà, mặc dù đã có hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu và bài khảo cứu phủ bác toàn bộ Thánh Kinh Do Thái - KiTô, cho tới ngày nay, 90% dân chúng trong những xã hội mà tôn giáo chính là KiTô Giáo không hề biết đến sự hiện hữu của những bằng chứng bất khả phủ bác là quyển Thánh Kinh chỉ là một tác phẩm giả tưởng. [2]

Đó là phương pháp luận thần học của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-tô Rô-MaGiáo nói riêng, một phương pháp luận gian dối có tính mê hoặc những con người thấp kém. Để hiểu rõ hơn cái gọi là Thần Học Ki Tô Giáo, chúng ta hãy đi thêm vào một số chi tiết.

Vì Thần Học là môn học về Gót nên trước hết, có lẽ chúng ta cần biết, theo quan niệm của Ki-tô Giáo thì Gót là ai hay là cái gì? Trong Ki-tô Giáo, Ca-tô Rô-maGiáo (The Roman Catholic Church) có nhiều tín đồ nhất, vào khoảng gần một tỷ người [đếm theo con số đã rửa tội, không kể số người chết hay đã bỏ đạo] trong đó có khoảng 5-7 triệu người Việt Nam. Cho nên chúng ta hãy bình luận trên Gót của Ca-tô Rô-maGiáo, cũng là Gót chung của Ki-tô Giáo, Hồi Giáo, và Do-thái Giáo. Theo sách National Catholic Almanac, 1968, trang 360, của Ca-tô Giáo, chúng ta có một ông Gót với 23 thuộc tính (23 attributes):

"Phép tắc vô cùng, vĩnh hằng, thánh thiện, bất diệt, bao la mênh mông, không bao giờ thay đổi, không thể hiểu được, không thể mô tả được, vô tận, vô hình, công chính, thương yêu, nhân từ, cao nhất, khôn ngoan nhất, toàn năng, toàn trí, có mặt khắp nơi, nhẫn nại, toàn hảo, cung cấp tinh thần và vật chất cho con người, tối cao, chân thật"

(almighty, eternal, holy, immortal, immense, immutable, incomprehensible, ineffable, infinite, invisible, just, loving, merciful, most high, most wise, omnipotent, omniscient, omnipresent, patient, perfect, provident, supreme, true.)

Trước hết, trong 23 thuộc tính nêu trên có một thuộc tính rất đặc biệt, đó là incomprehensible, nghĩa là không thể hiểu được. Giáo lý của giáo hội Ca-tô Rô-ma cũng còn nhấn mạnh là cả 3 ngôi Gót đều không thể hiểu được "Gót Cha không thể hiểu được, Gót Con không thể hiểu được, Gót Thánh Ma không thể hiểu được” (The Father incomprehensible, the Son incomprehensible, the Holy Ghost incomprehensible).

Cũng vì vậy mà nếu chúng ta có hỏi Gót là cái gì, ở đâu, và có những bằng chứng gì có thể chứng minh sự hiện hữu của Gót, thì có lẽ không ai có thể trả lời được, vì Gót chỉ có ở trong phương pháp luận thần học của Ki Tô Giáo đã được cấy vào đầu tín đồ. Tiến sĩ Madalyn O’Hair, chủ tịch hội những người không tin God ở Mỹ, có đưa ra một nhận định:

"Thật ra, đây là những gì mà người Ki-tô Giáo làm: chẳng thờ phụng cái gì cả. Một vật không ai nhìn thấy, không ai biết, không ai nghe thấy, không đáp ứng được gì (những lời cầu nguyện) mà các người gọi là Gót và cầu khẩn hàng ngày mà không hề có một đáp ứng nào. Chẳng có cái gì cả - nhưng các người thờ phụng cái đó. Chẳng có gì nghe được các người – nhưng các người vẫn nói lên những tiếng nói để liên lạc với cái đó. Chẳng có gì đáp ứng – nhưng các người vẫn nghe thấy một thông điệp nào đó trong hư không. Chẳng có gì đã từng xảy ra – nhưng các người vẫn lý luận rằng có một cái gì đó xảy ra ở đâu đó, có thể ở trong trái tim của con người. Đây là một canh bạc kỳ cục mà các người chơi." [3]

Như vậy, Thần học KiTô Giáo là một môn học về một cái gì vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được, và không ai biết được (unknowable). Vì vậy tôi mới bảo mấy người Ca-tô Việt Nam viết về Thần Học là viết trong cơn mê sảng. Trong Ca-tô Rô-maGiáo, tín đồ chỉ có quyền “quên mình trong vâng phục", trung thành với "đức vâng lời”, không có quyền thắc mắc, chỉ có quyền tin, không có quyền hiểu, nên Giáo hội có muốn dạy sao về Gót, về một cái gì vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được, và không ai biết được, cũng không thành vấn đề đối với con chiên, giáo hội dạy sao thì cứ tin làm vậy. Khổ một nỗi, đối với người ngoại đạo như tôi, xét theo logic thì tất cả những gì mà Ki-tô Giáo nói về Gót, khẳng định là Gót, thế này, Gót thế nọ, ý Gót thế này, ý Gót thế nọ, Gót thương yêu bạn, muốn bạn thế này thế nọ v..v.. chung qui cũng chỉ là đoán mò, nói chỉ để mà nói, thực chất những khẳng định trên hoàn toàn vô nghĩa.. Vô nghĩa ở chỗ không ai thấy được Gót, (invisible), không ai biết gì về Gót (unknowable), và không ai hiểu được Gót, (incomprehensible), cho nên những gì nói về Gót, đều là do sự tưởng tượng hay mê sảng của con người, thường là sự tưởng tượng của những người không có mấy đầu óc, hoặc đầu óc rất xảo quyệt, đưa ra để lòe bịp những người ít đầu óc.

Thật vậy, Gót không thể hiểu được, nhưng giáo hoàng vẫn tự nhận là đại diện của Gót Ki-tô (Vicar of Christ), các linh mục vẫn tự ban cho mình quyền thay Gót Con (Cha cũng như Chúa) để rửa tội và tha tội cho các tín đồ, các Mục sư vẫn luôn luôn nói là Gót muốn thế này, muốn thế nọ v..v.. và tín đồ cứ nhắm mắt mà tin. Nói tóm lại, họ dạy những tín đồ thấp kém là Gót không thể hiểu được, nhưng họ lại tự cho là chỉ có họ là hiểu được Gót hay nói đúng hơn, tự cho mình thay quyền Gót, tuy rằng đầu óc của họ nhiều khi ít thông minh hơn, kém cỏi hơn chính những tín đồ của họ. Nhưng vì họ đã mê hoặc các tín đồ bằng một cái bánh vẽ trên trời, cho nên họ muốn nói hươu nói vượn gì về God, tín đồ chỉ có việc tin theo, không cần phải thắc mắc. Đây chính là thủ đoạn nhồi sọ của giới giáo sĩ Ki-tô Giáo để tự tạo quyền lực trên đám tín đồ thấp kém. Bởi vậy cho nên nhà Đại Văn Hào Pháp Voltaire đã nhận định rất chính xác như sau: “Lời của Gót là lời của các linh mục; sự vinh quang của Gót là sự hãnh diện của các linh mục; ý của Gót là ý của các linh mục; xúc phạm Gót là xúc phạm các linh mục; tin vào Gót là tin vào mọi điều linh mục bảo chúng ta tin” (The word of God is the word of the priests; the glory of god is the pride of the priests; the will of god is the will of the priests; to offend god is to offend the priests; to believe in god is to believe in all that the priests tell us.)

Vì Thần Học là môn học về một cái gì vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được, và không ai biết được, cho nên tuy chỉ có chung một Thần (Gót) của Do Thái nhưng lại có vô số các nhà Thần học, mỗi người giảng theo cái hiểu biết, đúng ra là sự tưởng tượng, đoán mò, nghèo nàn, rất hạn hẹp của mình. Bởi vậy chúng ta có những loại thần học như: thần học Do Thái (Jewish Theology), thần học Hồi Giáo (Islam theology), thần học Tin Lành (Protestant Theology), thần học Ca-tô (Catholic theology), Thần học giải phóng (Liberation theology), thần học của phái nữ (feminist theology), thần học của người da đen (black theology), thần học Á châu (Asian theology) và còn có loại thần học của giáo hội bị lên án như "Thần học để tạo quyền sở hữu" (Theology of Ownership) nghĩa là loại thần học được bày đặt ra để thống trị con chiên (Dominion to rule), và hầm bà lằng đủ loại thần học khác. Lại có cả "theological pornography" mà tôi không muốn dịch (Xin đọc cuốn "Christianity, Patriarchy, and Abuse: A Feminist Critique" của Joanne Carlson Brown & Carole R. Bohn, chương 7).

Trong Ki Tô Giáo, Thần học là môn học về Gót của Ki Tô Giáo. Chúng ta biết như vậy. Nhưng Gót của Ki Tô Giáo là cái gì. Không ai biết. Tuy không biết Gót là cái gì, nhưng chúng ta có thể biết những đặc tính của Gót như được viết trong cuốn gọi là Kinh Thánh (Holy Bible) của Ki Tô Giáo, gồm có Cựu Ước và Tân Ước. Chúng ta nên nhớ, theo thuyết "Gót Ba Ngôi" của Ca-tô Rô-MaGiáo thì Gót Cha trong Cựu Ước, Gót Con trong Tân Ước (Giê-su), và Gót Ma mang nhãn hiệu "thánh", chỉ là một. Vậy chúng ta chỉ cần tìm hiểu Gót Cha trong Cựu ước là đủ. Richard Dawkins, trong cuốn "The God Delusion", ấn bản 2008, Chương 2, trang 51, đã đưa ra 16 nhận định về Gót của Ki Tô Giáo như sau:

Không cần phải bàn cãi gì nữa, Gót trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; hay trả thù; khát máu diệt dân tộc khác; ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường. [4]

Và các tín đồ Ki Tô Giáo được dạy là, điều kiện để được cứu rỗi sau khi chết là phải "yêu hết sức, hết linh hồn" một ông Gót với những thuộc tính trên, và phải tuân theo mớ 10 cái luật của ông ta, mà điều luật thứ nhất là điều luật quái gở ấu trĩ của thời bán khai của dân du mục Do Thái: “Ngươi không được thờ thần nào khác ngoài Ta". Quái gở vì thờ ông ta là thờ 16 đặc tính của ông ta ở trên. Thảm cảnh của con người hiện nay trên thế giới là vẫn còn một số không nhỏ, kể cả những người mệnh danh là trí thức Ki Tô Giáo, vẫn còn có thể tin rằng nền thần học Ki Tô Giáo là có cơ sở lý luận vững chắc. Họ không hề biết là những cơ sở lý luận thần học của Thomas Aquinas, Augustine v..v.. mà một thời đã chiếm địa vị chỉ đạo độc tôn trong giáo hội Ca-tô trong nhiều trăm năm ở Âu Châu, đứng trên mọi khoa học, ngày nay đã mất đi tính cách thuyết phục, bị dứt khoát phủ bác, và bị đẩy ra khỏi môi trường trí thức của nhân loại.

Trong thời đại man rợ và đen tối trí thức (The age of barbarism and intellectual darkness) của Ca-Tô Rô-MaGiáo ở Tây phương, những giáo điều, tín lý của Ca-tô Rô-MaGiáo, dựa trên nền thần học bắt nguồn từ sự hiểu biết mù quáng vào những điều sai lầm trong cuốn Thánh Kinh, cộng với quyền hành của các lãnh tụ tôn giáo ở địa vị nắm quyền, hay liên kết với những chính quyền đương thời, đã ngăn chặn sự phát triển khoa học và tự do tư tưởng của con người. Mọi khám phá khoa học, mọi tư tưởng trái ngược với Thánh Kinh đều bị lên án là "lạc đạo" (heretics), phải diệt trừ. Do đó, cũng chính trong khoảng thời gian này, Tây phương phải chịu đựng 8 cuộc Thập Ác Chinh (Crusades) và hàng trăm ngàn các vụ xử án dị giáo (Inquisitions), với kết quả là nhiều triệu người gồm già, trẻ, lớn, bé, trai, gái đã bỏ mạng vì, hoặc bị tàn sát, có khi tập thể; hoặc bị tra tấn bởi những dụng cụ tra tấn kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại. Điển hình là các vụ xử các khoa học gia như thiêu sống Giordano Bruno và giam cầm Galilei tại gia cho đến chết mà "Tòa Thánh" [sic] đã thú nhận trước thế giới là sai lầm.

Richard Dawkins đã nhận định: Thần học Ki Tô Giáo là môn học không có chủ đề. Đây không phải là vì Richard Dawkins là người "vô thần" nên mới nhận định như trên. Giáo sư David Voas, đại học New Mexico, Hoa Kỳ, tác giả cuốn sách khảo cứu Tân Ước nổi tiếng: Cuốn Thánh Kinh Mang Tin Dữ: Cuốn Tân Ước [The Bad News Bible: The New Testament, Introduction] đã viết trong phần dẫn nhập như sau:

Thần học, đã một thời như là bà hoàng của các khoa học, ngày nay có vẻ chỉ còn là bà hoàng của các tu viện, vẫn đàm tiếu về cùng những chuyện cổ xưa sau khi các em nhỏ hát Thánh ca đã trưởng thành và bỏ đi lâu rồi. Thật là đáng xấu hổ... Thần học - chấp nhận như là môn học về Thần Ki Tô - bị coi là không có chủ đề nào, hoặc ít nhất là không có chủ đề nào chúng ta có thể nghiên cứu. Đó là ngành học duy nhất với những chuyên gia thực sự không biết mình đang nói cái gì.

Vì không có chất liệu cho chủ đề, các nhà Thần học phải xử dụng đến hai lãnh vực kỳ quặc: óc tưởng tượng và Giáo quyền... Ngày nay, các tư tưởng gia Ki Tô có nhiệm vụ chứng tỏ Thánh Kinh có ý nghĩa, nhất quán, và có vẻ như là có thể biện hộ cho vấn đề luân lý đạo đức trong đó. Điều này có thể thật là khó khăn. [5]

Góp mặt với thế giới Âu Mỹ văn minh tiến bộ, một người "Công Giáo Việt Nam da vàng" đạo gốc, Bùi Văn Chấn alias Charlie Nguyễn, đã nhận xét rất chính xác khi ông viết về giá trị của cái bằng đại học về thần học như sau [Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr. 355-56]:

"Cái gọi là sự học vấn của các trường tôn giáo hoặc sự uyên bác của học sĩ Ulama thực chất chỉ là môn học "tán hươu tán vượn" về những điều huyền hoặc của thần học (theology). Thần học Hồi Giáo cũng tương tự như thần học của Do Thái Giáo hoặc Ki-tô Giáo. Thần học là một môn học đầy tính chất hoang tưởng, viển vông và nhảm nhí. Càng đi sâu vào thần học, con người càng lún sâu vào "ốc đảo tâm linh”, xa rời thực tế và đầy đặc những định kiến sai lầm. Những mảnh bằng “Tiến Sĩ Thần Học” là những giấy chứng chỉ công nhận sự ngu xuẩn của kẻ được cấp. Chỉ đến khi có cơ duyên tỉnh ngộ, kẻ đó mới cảm thấy xấu hổ là đã được cấp những mảnh bằng về thần học mà thôi."

Vì Thần học là môn học không có chủ đề, và vì Thần học chỉ là một môn học đầy tính chất hoang tưởng, viển vông và nhảm nhí, ít ra là đối với giới hiểu biết ngày nay, cho nên John E. Remsburg đã viết trong cuốn False Claims, p. 3:

Trong những giới thông minh ở Âu châu và Mỹ châu, nền Thần học Ki Tô trên thực tế đã chết.

(Among the intelligent classes of Europe and America, Christian theology is practically dead.)

Sau đây chúng ta hãy điểm qua một số nhận định của một số bậc thức giả Tây phương về Thần học Ki Tô Giáo.

  • G. C. Lichtenberg: Những nhà thần học luôn luôn toan tính biến cuốn Kinh Thánh thành một cuốn sách không có những hiểu biết thông thường.
  • Theologians always try to turn the Bible into a book without common sense.

  • Jemery Taylor: Thần học hay nhất là một đời sống thần thánh thay vì một sự hiểu biết thần thánh.
  • The best theology is rather a divine life than a divine knowledge.

  • Henry Ward Beecher: Thần học là một khoa học về tâm trí áp dụng cho Gót.
  • Theology is a science of mind applied to God.

    Robert G. Ingersoll: Hãy để thần học ra ngoài tôn giáo. Thần học luôn luôn đưa những người tồi tệ nhất lên thiên đàng, những người tốt nhất xuống hỏa ngục.

    Let us put theology out of religion. Theology has always sent the worst to heaven, the best to hell.
    Hi vọng của khoa học là sự hoàn mỹ của loài người, hi vọng của thần học là cứu rỗi một số ít người và sự đầy đọa hầu hết mọi người.

    The hope of science is the perfection of the human race. The hope of theology is the salvation of a fewand the damnation of almost everybody.

    H.L. Mencken: Thần học: một nỗ lực để giải thích cái không thể biết được bằng những lời không đáng để biết

    Theology: an effort to explain the unknowable by putting it into terms of the not worth knowing.

    Thần học Ki Tô Giáo không chỉ chống đối khoa học mà còn chống đối mọi cách suy nghĩ hợp lý khác.

    "Christian theology is not only opposed to the scientific spirit; it is opposed to every other form of rational thinking"

    Bertrand Russell: Bạo hành được dùng trong thần học, không trong số học.

    Persecution is used in theology, not in arithmetic.

    Marquis de Sade: Xét về những khái niệm đưa ra bởi các nhà thần học, chúng ta phải kết luận là Gót sáng tạo ra hầu hết mọi người để chứa họ đầy trong Hỏa ngục.

    To judge from the notions expounded by theologians, one must conclude that God created most men simply with a view to crowding hell.

    Và Alfred North Whitehead (1861-1947), một nhà Toán học và Triết gia Mỹ cũng đưa ra nhận định:

    Tôi coi nền thần học Ki Tô Giáo như là một trong những tai họa lớn của nhân loại.

    (I consider Christian theology to be one of the great disasters of the human race)..

    Để kết luận, sau đây tôi xin giới thiệu bài Sự Rỗng Không Của Thần Học [The Emptiness of Theology] của Richard Dawkins. Bài này đã được Lê Dọn Bàn dịch và đăng trên Giao Điểm:

    (SH có ghi bên dưới, và nguyên văn Anh ngữ theo sau.)

    Đọc bài này chúng ta sẽ thấy khoa học đã giúp ích gì cho nhân loại, và thần học đã có cái gì có thể cống hiến cho nhân loại.

    SỰ RỖNG KHÔNG CỦA THẦN HỌC

    Richard Dawkins (Lê Dọn Bàn dịch)

    Hai vị lỗi lạc trong ngành chuyên môn, nhưng đặc biệt tiếng tăm đến từ ngoài ngành học của mình tại Âu Mỹ, trong thế giới Anh ngữ, hiện còn sống, mà tôi nghĩ là gần nhất với Bertrand Russell, là Noam ChomskyRichard Dawkins.

    Bertrand Russell - Noam Chomsky - Richard Dawkins

    Hơn 50 năm trước, cũng tại Oxford, nước Anh, trong Thần học và Phản chứng, Antony Flew đã dậm chân với các nhà thần học ngoan cố, chúng ta đã đọc; nay đến phiên Dawkins, một giáo sư Oxford, phải sẵng giọng về họ vì những trống rỗng, vô dụng, mà chúng ta sắp nghe.

    Về phương diện may mắn, không được như các vị này, nên tôi đã phải ở trong vị thế của một nạn nhân! Trong một trường mệnh danh là đại học trước đây ở miền Nam Việt Nam, người ta đã mời những người học trò chăm chỉ, đỗ đạt của môn thần học Kitô vào dạy, đóng những vai giáo sư “triết học”, và những lớp triết lý của họ đã thành những lớp thần học cưỡng bách.

    Nhớ lại một lớp học loại như thế, điển hình do một thày chăn chiên già, dòng dõi hoàng tộc Nguyễn phụ trách, ông đã chuyển toàn bộ giảng khóa siêu hình học, ngay từ những phút mở đầu đến những phút cuối ở buổi học cuối cùng, ròng rã hơn sáu tháng, thành nội dung là những tuyên truyền trắng trợn, một chiều và bây giờ nhớ lại, ấu trĩ ngớ ngẩn, về một gót Kitô (Christian God) của ông, vốn thực chỉ là một huyễn tưởng, ít nhất là đối với rất nhiều người khác, như nhan đề của một quyến sách nổi tiếng của Richard Dawkins.

    Cho đến nay, tôi vẫn không dám chắc ông [chăn chiên già kiêm giáo sư triết học] này, có thực hiểu, hay có muốn biết đến sự khác biệt giữa thần học và siêu hình học hay không. Còn một vài bạn học biết được của tôi, “gót” đối với họ là ông ngáo ộp, một ông “kẹ”, mà nếu không chấp nhận trong bài thi cuối khóa, viễn tượng duy nhất mở ra, lúc còn chưa chết, là thi hỏng, rời trường, “bị” (tôi chưa nghe ai nói “được” cả) gọi nhập ngũ Thủ Đức. Có lẽ đây là kinh nghiệm đầu tiên của họ về “gót”, lúc ấy còn phải viết hoa, gọi bằng tên lấy từ gốc Tàu “Thượng Đế”!

    Tạm dịch bài viết ngắn sau đây, như giới thiệu Richard Dawkins. Khuôn mặt vô thần tiêu biểu được biết đến nhiều nhất hiện nay trong giới khoa học Anh Mỹ. - LDB

    Một bài bình luận ngọt xớt đến rầu trên tờ nhật báo Anh Independent, gần đây đã nêu câu hỏi nhằm đến một hòa giải giữa khoa học và thần “học”. Nó ghi thêm rằng ‘Người ta muốn biết càng nhiều càng tốt về nguồn gốc của chúng”. Chắc chắn là tôi hy vọng người ta muốn thế, nhưng quái lạ, làm thế nào mà một người lại nghĩ thần học có được bất cứ mảy may gì hữu dụng để nói về đề tài này?

    Khoa học đảm trách về kiến thức kể từ nguồn gốc của chúng ta về sau. Chúng ta biết xấp xỉ vũ trụ đã bắt đầu khi nào, và tại sao nó phần lớn là gồm hydrogen. Chúng ta biết tại sao những vì sao đã tạo hình và điều gì đã xảy ra ở bên trong chúng, chuyển hydrogen sang thành những nguyên tố khác, và như thế khai sinh ra hóa học trong một thế giới của vật ký học. Chúng ta biết những nguyên lý cơ bản của một thế giới hóa học có thể trở thành sinh vật học như thế nào thông qua sự trỗi dậy của những phân tử tự-tạo bản-sao cho mình. Chúng ta biết nguyên lý về tự-tạo bản sao như thế nào, qua tuyển chọn theo thuyết Darwin, để dựng nên tất cả sự sống, gồm cả loài người [1].

    Là khoa học và chỉ mình khoa học mà thôi, đã đem cho chúng ta kiến thức này, và hơn nữa, đã cho với nó chi tiết tràn đầy, hết sức hấp dẫn, cộng hưởng xác nhận lẫn nhau. Đối với tất cả từng mỗi một trong những câu hỏi này, thần học đã chủ trương một quan điểm vốn đã được chung cuộc chứng minh là sai lầm. Khoa học đã xóa bệnh đậu mùa, có thể tạo miễn nhiễm chống lại hầu hết những vi rút chết người thời trước, có thể giết chết hầu hết những bacteria chết người thời trước. Thần học đã không làm gì cả, nhưng chỉ nói về bệnh dịch như là hậu quả của tội lỗi. Khoa học có thể đoán trước khi nào một sao chổi sẽ lại xuất hiện, chính xác đến hàng giây, và khi nào trời-trăng-đè-bóng [2] lần tới sẽ xảy ra. Khoa học đã đem con người lên mặt trăng và phóng ầm ầm những hỏa tiễn thám hiểm vòng quanh Saturn và Jupiter. Khoa học có thể bảo cho bạn biết tuổi của một vật hóa thạch nào đó và rằng tấm vải liệm thành Turin [3] là một giả tạo thời trung cổ. Khoa học biết đích xác những chỉ thị của DNA trong rất nhiều vi rút, và sẽ, ngay trong đời của rất nhiều người đọc hiện nay, cũng làm như thế với genome con người.

    Những gì mà thần học đã từng nói có được đến một chút hữu dụng dù nhỏ nhất nào cho bất kỳ một ai không? Đã khi nào thần học từng nói bất cứ điều gì mà có thể chỉ ra được rõ ràng là đúng và là không hiển nhiên chưa? Tôi đã nghe những nhà thần học, đã đọc họ, đã tranh luận chống họ. Tôi đã chưa từng bao giờ nghe bất kỳ một ai trong họ nói bất kỳ điều gì có được một ít sử dụng dù nhỏ nhất đến đâu, bất kỳ điều gì đã không nhạt nhẽo rõ ràng hay chẳng sai lầm rành rành.

    Nếu như tất cả những thành tựu của các nhà khoa học ngày mai bị xóa sạch, sẽ không có thày thuốc, nhưng chỉ có các thày phù thủy, không có chuyên chở nhanh hơn ngựa kéo, không computer, không sách in, không có canh nông ngoài mức nông dân trồng trọt đủ sống. Nếu như tất cả những thành tựu của các nhà thần học ngày mai bị xóa sạch, sẽ có một ai ghi nhận được đến một chút nhỏ nhất khác biệt nào không? Đến ngay cả những thành tựu xấu của các nhà khoa học, những bom, những con tàu săn cá voi dùng âm sonar hướng dẫn, chúng đều được việc cả! Những thành tựu của các nhà thần học chẳng làm bất cứ được gì!, chẳng tác động bất cứ gì, chẳng có nghĩa bất cứ gì. Điều gì đã khiến bất cứ một ai đó nghĩ “thần học” có chút nào được là một “môn học” đây?

    Richard Dawkins

    (http://richarddawkins.net/articles/88)

    Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất

    (Jul/2010)

    http://chuyendaudau.blogspot.com/

    http://chuyendaudau.wordpress.com

    [Source: The Emptiness of Theology (Free Inquiry magazine, Vol 18, No. 2) ]

    đăng ở http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=4958


    [1] Thật gọn ghẽ - thế giới hóa học – rồi vật lý – rồi sinh học, rồi có sự sống và chúng ta ra đời, từ đấy.

    [2] Tôi tạm dịch “eclipse”.

    [3] Trong giới tín đồ Kitô, vẫn cứ truyền đi truyền lại một tấm vải, hiện giữ ở thành phố Turin nước Ý, và huyền thoại về nó - cho đây là tấm vải che mặt Jesus khi ông chết! Không phải là người Âu Mỹ không tin nhảm, không mê tín, dị đoan đâu.

    nguyên bản Anh ngữ:

    The Emptiness of Theology

    By Richard Dawkins

    from Free Inquiry magazine, Volume 18, Number 2.

    A dismally unctuous editorial in the British newspaper the Independent recently asked for a reconciliation between science and "theology." It remarked that "People want to know as much as possible about their origins." I certainly hope they do, but what on earth makes one think that theology has anything useful to say on the subject?

    Science is responsible for the following knowledge about our origins. We know approximately when the universe began and why it is largely hydrogen. We know why stars form and what happens in their interiors to convert hydrogen to the other elements and hence give birth to chemistry in a world of physics. We know the fundamental principles of how a world of chemistry can become biology through the arising of self-replicating molecules. We know how the principle of self-replication gives rise, through Darwinian selection, to all life, including humans.

    It is science and science alone that has given us this knowledge and given it, moreover, in fascinating, over-whelming, mutually confirming detail. On every one of these questions theology has held a view that has been conclusively proved wrong. Science has eradicated smallpox, can immunize against most previously deadly viruses, can kill most previously deadly bacteria. Theology has done nothing but talk of pestilence as the wages of sin. Science can predict when a particular comet will reappear and, to the second, when the next eclipse will appear. Science has put men on the moon and hurtled reconnaissance rockets around Saturn and Jupiter. Science can tell you the age of a particular fossil and that the Turin Shroud is a medieval fake. Science knows the precise DNA instructions of several viruses and will, in the lifetime of many present readers, do the same for the human genome.

    What has theology ever said that is of the smallest use to anybody? When has theology ever said anything that is demonstrably true and is not obvious? I have listened to theologians, read them, debated against them. I have never heard any of them ever say anything of the smallest use, anything that was not either platitudinously obvious or downright false. If all the achievements of scientists were wiped out tomorrow, there would be no doctors but witch doctors, no transport faster than horses, no computers, no printed books, no agriculture beyond subsistence peasant farming. If all the achievements of theologians were wiped out tomorrow, would anyone notice the smallest difference? Even the bad achievements of scientists, the bombs, and sonar-guided whaling vessels work! The achievements of theologians don't do anything, don't affect anything, don't mean anything. What makes anyone think that "theology" is a subject at all?

    [TCN nhận xét: Richard Dawkins nhận định như trên là từ quan điểm của giới trí thức và khoa học gia. Trên thực tế thì thần học Ki Tô Giáo có một "đại tích sự”: thành công mê hoặc và có nhiều ảnh hưởng trên những người mà tuyệt đại đa số không có mấy hiểu biết. Những người này đâu có cần biết đến thần học có nghĩa gì.]


    1. James Kavanaugh, A Modern Priest Looks At His Outdated Church, p. 6: Our theology, however, has become a scholar's game. It is a code of rules accumulated in the petty wars of religious bitterness. It is a tale of tired truths, which only serve to rob man of personal responsibility and reduce him to the listlessness of a frightened slave. Theology took away man's mind and left him memorized words... This is the theology I learned and transmitted in every confession I heard, every class I taught, every sermon I gave to the guilt-infected flock.

    2. William Harwood, Mythology's Last Gods: Yahweh and Jesus, p. 16: One by one the various books of the bible were discovered to contain errors of fact; inaccurate guesses; rationalizations; prophecies ex-post-facto, usually combined with prophecies of the future that proved inaccurate; and unmistakable, deliberate lies. Had this discovery been allowed to reach general public, Judeo-Christian mythology would have suffered a blow from which it could not have hoped to recover. Facing elimination, the current Pope appointed his own historians to examine the secular historians' conclusions and find the flaw in their evidence that he believed must be there. The outcome was that the Papal historians confirmed that their bible really was falsifiable fantasy. They presented the Pope with their reports and, when he promptly suppressed them, they all ceased to be Catholics. So the Pope ordered his propaganda machine to invent an alternative methodology to combat that of the historians, a methodology created for the specific purpose of reaching the conclusion that the Judeo-Christian bible is nonfiction, no matter how severely the evidence had to be distorted in order to achieve that objective. That methodology was 'theology'.. Such was the power of the world's theocracies that, despite the publication of thousands of scholarly books and articles refuting every part of the Judeo-Christian bible, to this day the existence of unchallengeable proof that the bible is a work of fiction is unknown to ninety percent of the population of Christian-dominated societies.

    3. In fact, this is what the Christian does: worships nothing. An unseen, unknown, unhearing, unresponding entity which you call god is supplicated by you daily with no response. Nothing is there – but you worship it. Nothing hears you – but you address communication to it. Nothing responds – but you hear some message in the void. Nothing ever happens – but you rationalize that "something" occur somewhere, perhaps in one’s heart. It is an incredible game that you play.

    4. The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.

    5. David Voas, Theology, once queen of the sciences, now seems merely queen of the cloisters, still gossiping about the same old stories long after the choir boys have grown up and moved on. It's a shame... Granted, theology - the study of God - suffers from the suspicion that it has no subject, or at least none we can study. It is the only field with experts who don't know what they are talking about. Their subject matter being inaccessible, theologians must resort to the odd couple of imagination and authority... Christian thinkers now have the job of showing that scripture makes sense, is consistent, and appears morally defensible. This can be difficult.