Con Chiên Chu Tất Tiến

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt036.php

01 tháng 8, 2009

LTS: Trong thời gian mấy năm qua, bằng cách này hay cách khác, ông Tiến đòi được trực thoại (sic) với ông Trần Chung Ngọc, không biết để làm gì, có lẽ vì thi viết không thành công. Nhưng ông Trần Chung Ngọc cho rằng trong xứ tự do như trên đất Mỹ, ai cũng có quyền viết trình bày tư tưởng của mình. Do đó chuyện đòi người không liên hệ gì với mình phải đối thoại với mình chỉ vì người đó có những bài viết không hạp ý mình là một điều không thuận lý. Có lẽ vì không được đáp lời nên lúc gần đây ông Chu Tất Tiến mới cố gắng rốt ráo gom tất cả những điều mà ông bực tức từ lâu nay để viết những bài tuyên truyền hằm bà lằng và đăng những chỗ tâm đầu ý hợp với ông.

Trừ những trường hợp các show như truyền thanh hay truyền hình, người ta có thể phỏng vấn người dân hoặc trình bày hai quan niệm khác nhau đối với những vấn đề sôi nỗi trong nước như bầu cử, hay các phong trào mới lạ như hôn nhân đồng tính, sở hữu súng, ..v.v..., còn bình thường không ai tự động ra đòi người khác chính kiến với mình phải đến trình diện ở nơi nào đó để "đấu khẩu", và ra điều kiện nếu không chịu thì "thua" !!! Đó là ý kiến của những "anh chị" trong những phe phái võ lâm mà những người như Giáo sư Trần Chung Ngọc hay Nguyễn Mạnh Quang chưa quen.

Có lẽ các trận "thách đấu" như thế đã được thực hiện bởi một số những người thích và quen hoạt động chống cộng ở một số thành phố đông dân ở hải ngoại, có khi được lồng trong vài cụm từ ra vẻ văn minh hơn đôi chút, thí dụ đối luận chẳng hạn. Trăm lần như một, đó chỉ là những cuộc phô trương thế lực, đánh võ mồm và chia phe phái mà thôi. Chưa bao giờ có kết quả đưa đến những đóng góp dù nhỏ nhoi cho một giá trị Chân Thiện hay Mỹ nào cả.

Ông bạn của TS Trần Chung Ngọc có lẽ chưa quen các gương mặt "hay viết" trong các diễn đàn, trong thế giới hỗn mang email nên mới nhờ hai tác giả liên hệ viết ít dòng khai sáng cho ông CTT.

Vì thời gian quá hạn hẹp vì dành cho việc nghiên cứu rất nhiều tài liệu mỗi ngày, TS Trần Chung Ngọc và GS Nguyễn Mạnh Quang phải rất miễn cưỡng viết bài này vì nể lời yêu cầu của một người bạn. Lý do miễn cưỡng cũng rất dễ hiểu. Đối với những cách viết "khống", và không theo nguyên tắc nghiên cứu khoa học như những bài của ông Chu Tất Tiến thì không cần phải phê phán, vì những bài như thế hẳn nhiên không thể thuyết phục những độc giả có trình độ.

Nhưng bài viết của hai tác giả TCN và NMQ không phải để “trả lời” cho cá nhân ông Tiến, mà là để cung ứng cho độc giả những dữ kiện để nhận xét những bài viết thiếu nguyên tắc, những lời tuyên bố đầy vu khống, đại loại như trong thư của ông Tiến. Xin kính mời bạn đọc xem qua (SH).


 

Tuần qua, một người bạn vừa forward cho tôi bài của Chu Tất Tiến vì anh ta biết tôi đã setup computer của tôi cho tự động delete các thư những người không quen. Thông tin ở đầu thư như sau:


--- On Sun, 7/26/09, QTC… <qtc..@...> wrote:
From: Yen_vlink <yen_vlink@yahoo.com>
Subject: [VN-News] ChuTatTien: Vietcong boi nho Ki To Giao, sach luoc tham doc
To: yen_vlink@yahoo.com
Date: Tuesday, July 21, 2009, 9:25 PM

. . . . .

 

Trong bài này Chu Tất Tiến “chiếu cố” đến Trần Chung Ngọc và Nguyễn Mạnh Quang hơi nhiều. Ai chứ Chu Tất Tiến thì tôi đã biết quá rõ. Trong một bài phê bình Chu Tất Tiến trước đây (bài 1, bài 2) tôi đã vạch ra sự bất lương với mục đích gây thù hận của ông ta như sau:

- không đưa ra bất cứ bằng chứng nào để làm hậu thuẫn cho những điều chụp mũ vu vơ của ông ta;

- nói dai, nói dại, khoan kể là còn xuyên tạc sự việc, đem đoạn văn của tác giả này gán cho tác giả khác để thực hiện ý đồ đen tối, vu khống, ám sát cá nhân, .... Trong bài này ông ta lại tái diễn những thủ đoạn như trên.

Đọc bài của Chu Tất Tiến là một khổ nạn, khổ nạn trí thức, không giống như khổ nạn của Chúa Giê-su bị người ta đóng đinh trên cây thập giá như một tội phạm cùng với hai tên ăn trộm, và giáo hội Ca-tô nhất định cho đó là để cứu nhân loại. Khổ nạn trí thức của tôi là phải đọc những luận điệu vô kiến thức tôn giáo và phi trí thức của Chu Tất Tiến, và hầu như của bất cứ một trí thức Ca-tô Mít nào khác, mỗi khi họ viết về chính tôn giáo của họ.

Nhưng buồn thay, chẳng có giáo hội nào nói là khổ nạn của tôi là để cứu những người Ca-tô dù thực tâm của tôi là như vậy. Không phải tôi cứu họ để họ được lên một thiên đường mù, mà cứu họ ra khỏi sự thiếu hiểu biết, vì “Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là thiếu hiểu biết”, mà càng thiếu hiểu biết thì càng có nhiều “đức tin”. Thiếu hiểu biết ở đây không có nghĩa là thiếu hiểu biết về những kiến thức tổng quát mà là thiếu hiểu biết về những điều mình viết ra về một lãnh vực nào đó. “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột (thánh giá) mà nghe”. Tôi đã đọc nhiều bài của người Ca-tô và nhận thấy họ có rất nhiều “đức tin” nhưng chẳng có mấy hiểu biết về chính Ca-tô Rô-maGiáo của họ. Bài của Chu Tất Tiến nói rõ hơn gì hết điều này. Sau đây chúng ta xét đến vài đoạn trong bài “CSVN Thoát Hiểm Bằng Cách Bôi Nhọ Kitô Giáo MỘT SÁCH LƯỢC THÂM ÐỘC CỦA CỘNG SẢN” của Chu Tất Tiến để thấy rõ thủ đoạn và trình độ của ông ta như thế nào.


Chu Tất Tiến: Người ta không rõ chính xác thời điểm cuộc chiến trên diễn đàn ảo (thư điện tử) về tôn giáo đã bắt đầu từ bao giờ, nhưng có thể nói là những khiêu khích tôn giáo tái diễn khởi đi mạnh mẽ sau khi trận chiến bằng thư điện tử về Nguyễn chí Thiện đã lắng xuống. Khi phe tấn công Nguyễn Chí Thiện gồm những nhân vật “ảo” như Triệu Lan, Việt Thường, Trần Thanh, lôi cuốn thêm một vài nhân vật “thực” trong cộng đồng như Ðặng Văn Nhâm và Ðốc tờ Nguyễn Thị Thanh... đã không còn thêm lý lẽ thuyết phục rằng Nguyễn Chí Thiện là giả, là “con mồi” của cộng sản Việt Nam nữa, thì đột nhiên một vài bài phê bình về Công Giáo viết bởi Tiến Sĩ Trần Chung Ngọc và Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang lại tiếp tục xuất hiện ào ạt trên diễn đàn điện tử.

TCN: Tôi, TCN, chẳng biết gì về trận chiến bằng thư điện tử về Nguyễn chí Thiện. Nguyễn Chí Thiện không phải là người để cho tôi muốn biết đến những gì liên quan đến ông ta. Về Nguyễn Chí Thiện thì tôi chỉ nhớ mỗi một câu thơ của ông ta rất nhiều năm trước đây: “Nay người dân (Việt Nam) luyến tiếc (thằng Tây) vô chừng”. Tôi và Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang chưa từng tham gia bất cứ một diễn đàn thông tin hay thư ảo nào. Bài của hai chúng tôi chỉ đăng trên giaodiemonline.com và sachhiem.net. Vậy có người nào đưa một vài bài nghiên cứu của chúng tôi về Ca-tô Rô-maGiáo hay Tin Lành, hay về một đề mục nào khác, lên bất cứ diễn đàn nào khác thì đó không phải là chuyện của chúng tôi. Vì bài của chúng tôi chỉ cốt phổ biến rộng rãi trong quần chúng, không giữ bản quyền (copyright), cho nên bất cứ ai cũng có thể lấy ra và đăng trên bất cứ đâu mà không cần phải xin phép, chỉ cần ghi xuất xứ là đủ. Những bài thuộc loại nghiên cứu của chúng tôi không có mục đích đưa lên những diễn đàn bôi bác, chửi nhau qua những ngôn từ hạ cấp. Nếu có ai đưa lên những diễn đàn thuộc loại này thì đó là ngoài ý muốn của chúng tôi.

Chu Tất Tiến: Ðọc những bài viết loại nầy, một số người Công Giáo nhiệt tình đã phản ứng bằng cách phổ biến các bài giảng về Chúa, về các Thánh, về giáo lý CG. Tuy giới bảo vệ đạo Chúa không dùng những ngôn từ “đấu tranh” để chống lại những bài viết kia nhưng những tác giả khiêu khích Tôn Giáo lợi dụng sự chân thành và thiếu kinh nghiệm của phe bảo vệ, mà tìm cách bôi lọ Công Giáo thêm. Từ đó, cuộc chiến (ảo) dần dần leo thang.

TCN: Tôi chẳng biết các bài giảng về Chúa, về các Thánh, về giáo lý CG đã giảng như thế nào, nhưng tôi có thể đoán chắc là đó chỉ là một đống những chuyện mê tín, hoang đường, phi lý trí, phản khoa học. Tại sao? Vì đối với giới hiểu biết ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo thì Chúa của người Ca-tô vốn không phải là Chúa [Xin đọc những bài về Chúa Cứu Thế, về Huyền Thoại Cứu Rỗi v.. v… của Giám mục John Shelby Spong, Linh mục James Kavanaugh, Mục sư Ernie Bringas và nhà Nữ Thần Học Uta Ranke-Heinemann] , thánh của người Ca-tô vốn không phải là thánh [Xin đọc Hồng Y Silvio Oddi], và giáo lý Ca-tô chỉ là những điều mê hoặc đám tín đồ thấp kém ở dưới [Xin đọc sách Giáo Lý Công Giáo (Katholischer Katechismus) do Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên dịch]. Tôi không biết những ai đã viết những gì để khiêu khích Tôn Giáo , nhưng tôi và Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang không hề khiêu khích tôn giáo, mà chỉ nghiên cứu viết ra những sự thật về Ki Tô Giáo nói chung, Ca-tô Rô-maGiáo nói riêng, dựa trên những tài liệu của chính các bậc lãnh đạo và trí thức trong Ki Tô Giáo.

Chu Tất Tiến: Nhận xét về nguyên nhân của những bài khiêu khích tôn giáo của Trần Chung Ngọc và Nguyễn Mạnh Quang, chúng ta thấy sự việc không đơn giản.

a) Giả thiết thứ nhất: Những bài viết về tôn giáo giải toả được những thắc mắc về lịch sử:

Một số người cho rằng những bài nghiên cứu của TS Trần Chung Ngọc là có cơ sở khoa học, nhằm vào việc giải tỏa các khúc mắc lịch sử. Lý luận nầy được đặt ra từ lâu, nhưng thực tế không đúng trong trường hợp hiện tại. Người có mục đích nghiên cứu tôn giáo phải là người nghiên cứu và có học vị về tôn giáo.

TCN: Vấn đề không phải là người viết về tôn giáo phải có học vị về tôn giáo, mà là người đó viết đúng hay sai, nếu sai thì sai ở chỗ nào. Nhiều nhà thần học Ki Tô Giáo, nhất định là phải có học vị về tôn giáo, nhưng họ đã viết những gì về tôn giáo của họ. Trong Ca-tô Rô-maGiáo, từ Thomas Aquinas, Augustine cho đến John Paul II, Ratzinger, Nguyễn Khắc Xuyên v…v… đều chỉ viết về những điều dối trá để mê hoặc con chiên, chứ có viết cái gì ra hồn trong lãnh vực học thuật trí thức đâu. Đọc 5 luận điểm của Aquinas để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa, đọc Augustine về “Tội Tổ Tông” và nhiều vấn đề khác, đọc Ratzinger về văn kiện Dominus Jesus, được John Paul II phê duyệt v..v… chúng ta thấy rõ như vậy. Vậy học vị tôn giáo có ích gì khi viết ra một đống sai lầm?

Chu Tất Tiến: Một khi muốn nghiên cứu bất cứ vấn đề gì, nhất là vấn đề tôn giáo, người nghiên cứu thực sự phải luôn áp dụng nguyên tắc Khách Quan và Trung Thực. Ở đây các bài viết về Thiên Chúa Giáo (Công Giáo, Tin Lành) do các tác giả đăng đều không có tính nầy mà hoàn toàn là chủ động “tấn công” Thiên Chúa Giáo với những chủ quan của họ, khi xử dụng ngôn từ mạ lị nhiều hơn đồng thời dẫn chứng lệch lạc những nguồn khảo cứu.

TCN: Đây chính là mánh mưu cố hữu của Chu Tất Tiến. Viết khơi khơi như trên mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ là các tác giả viết về Ki Tô Giáo như TCN và Nguyễn Mạnh Quang đã dẫn chứng lệch lạc những nguồn khảo cứu và đã xử dụng ngôn từ mạ lị. Trích dẫn tài liệu của các bậc trí thức trong Ca-tô Rô-maGiáo với văn bản gốc và xuất xứ thì không là “khách quan” và “trung thực” thì là gì? Viết khơi khơi một chiều như Chu Tất Tiến mới chính là không “khách quan” và không “trung thực”. Những người Ca-tô Rô-maGiáo viết lịch sử có thể nói láo nhưng lịch sử “per se” thì không có nói láo. Đây là điều mà những người Ca-tô Rô-maGiáo như Chu Tất Tiến cần phải biết. Chúng ta hãy đọc tiếp một đoạn của Chu Tất Tiến để thấy rõ ông ta nghiện đạo nặng như thế nào và trình độ hiểu biết của ông ta ra sao.

Chu Tất Tiến: Có lẽ cả trăm năm nay, người Công Giáo không hề nhận mình là theo đạo “Catô”, “Da Tô” hay “Gia Tô”, nhưng theo Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang, Nguyễn Kha và Trần Văn Kha-những người viết về Công Giáo đều xử dụng những chữ nầy, như một sự mạ lị gián tiếp, đôi khi nhóm Trần Chung Ngọc còn coi người Công Giáo là “bè lũ Vatican”, gọi Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và chế độ Ðệ Nhất Cộng Hoà là nhóm “dâng Việt Nam cho Vatican”…

TCN: Ca-tô Rô-maGiáo xâm nhập Việt Nam từ 1533, vậy trước 100 năm nay, Ca-tô Rô-maGiáo được gọi dưới tên gì? Có phải là “Công giáo” hay không? Phiên âm cho đúng thì “Roman Catholicism” phải dịch là “Ca-tô Rô-maGiáo”. Người Ca-tô Việt Nam, dưới thời đô hộ của thực dân Pháp, tự nhận bậy là “Công giáo”, cố ý dịch sai từ Catholic. Trong tất cả những nghĩa của từ “Universal” không có nghĩa nào là “Công” cả, nghĩa thông thường nhất là phổ quát, hay “khắp thế giới”, những nghĩa không thể áp dụng cho Ca-tô Rô-maGiáo. Bởi vậy Đại Tá Trần Văn Kha đã châm biếm, dịch “Công giáo” là “Public Religion”. Đúng ra, Ca-tô Rô-maGiáo là “Roman Catholicism” cho nên không thể bỏ đi chữ Roman liên hệ tới một địa danh ở Ý: Rô-ma (Rome). Đây là một sự nhập nhằng cố ý, vì “Roman” và “Catholic” là hai từ rất mâu thuẫn đối với nhau. Roman có nghĩa rõ rệt là một “particular”, nghĩa là một cái gì chỉ thu hẹp trong một phạm vi, không có tính tổng quát hay phổ quát (not general or universal), trái ngược với từ “catholic” có nghĩa là phổ quát (universal). Cho nên Ca-Tô Rô-maGiáo (Roman Catholicism) thực ra chỉ có nghĩa là một hệ phái Ki Tô Giáo ở thành Rome, thuộc đế quốc La Mã khi xưa, và chúng ta cũng biết rằng giáo hoàng có danh hiệu là “Giám mục thành Rô-ma” (Bishop of Rome). Cho nên trên thực tế chẳng có cái gì có thể gọi là phổ quát hay chung cho mọi người, và từ “Công Giáo” của người Việt, bỏ đi chữ Roman, chẳng qua chỉ là một cưỡng từ vô nghĩa. Và Ca-tô Rô-maGiáo ở Việt Nam chẳng qua chỉ là đạo Ki-Tô ở Rô-ma truyền tới, cho nên chúng ta thường nói đến “Giáo hội Ca-Tô Rô-ma tại Việt Nam”, hay quen thuộc hơn, “Giáo Hội Ca-tô La-mã tại Việt Nam”. Chúng ta cũng thấy trên Internet có trang nhà Việt Catholic (Vietcatholic). Nhưng ít người hiểu được rằng, Việt Catholic cũng mâu thuẫn và vô nghĩa như Roman Catholic. Đã là Việt (a particular) thì không thể là Catholic (Universal). Vì không hiểu như vậy cho nên Chu Tất Tiến cho rằng những từ như Ca-tô, Da-tô hay Gia-tô là để mạ lỵ gián tiếp cái đạo Ca-tô Rô-maGiáo của ông ấy mà ông ấy vẫn cho phải là “Công giáo” (sic). Bản thân tôi chưa bao giờ dùng cụm từ “Bè lũ Vatican” nhưng việc dâng nước cho Vatican là việc có thực. Dưới thời ông Ngô Đình Diệm, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và một viên chức ở Vatican đã làm càn, dâng nước Việt Nam trong dó chỉ có 7% người Ca-tô Rô-maGiáo, cho “Đức Mẹ Maria”, một khuôn mặt thần linh do Vatican ngụy tạo qua những tín điều như “Mẹ Thiên Chúa”, “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, “Nữ Vương Hòa Bình”, “Đồng Trinh vĩnh viễn” v…v…, những tín điều đã không còn bất cứ một giá trị nào trong thế giới ngày nay. Vì những danh hiệu mà Vatican khoác lên người bà Maria để mê hoặc quần chúng, giữ đám con chiên thấp kém vào vòng quyền lực thần trị của Vatican, cho nên dâng nước cho bà Maria chính là dâng nước cho Vatican.

Chu Tất Tiến: b) Giả thiết thứ hai: Ðây là sách lược chia rẽ tôn giáo của Cộng sản, nằm trong nghị quyết 36: Như đã viết ở trên, từ nhiều năm nay, việc dùng bút mực để tấn công Thiên Chuá Giáo (Công Giáo, Tin Lành và tất cả những ai theo đạo Thiên Chúa) được tiến hành đều đặn, bền bỉ, và càng ngàng càng gia tăng cường độ với những bài viết đi sát với thời sự, như việc Giám Mục Ngô Quang Kiệt trả lời Ðảng, vụ Thái Hà biểu tình đòi đất gần đây. Trong số những tác giả của việc tấn công nầy, Trần Chung Ngọc và Nguyễn Mạnh Quang là những tiên phong xung kích dữ dội nhất. Nguyễn Kha và Trần Văn Kha trước đây tham gia tích cực vào trận chiến nầy, nhưng bây giờ có vẻ không hoạt động mạnh bằng Trần Chung Ngọc và NM Quang.

Diễn đàn chính mà các tác giả chống Thiên Chúa Giáo nầy là tờ báo điện tử “Giao Ðiem online”. Một vài bài của TC Ngọc và NM Quang lại được đăng trên báo Công An Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh với những lời lẽ ngợi khen của Công An về “sự trung thực của các tác giả”.

TCN: Viết như vậy mà cũng viết được thì thật là tài nhưng hơi ngu. Vì nghị Quyết 36 được công bố ngày 26/3/2004, trong khi những tác phẩm và bài nghiên cứu về Ca-tô Rô-maGiáo của tôi và Nguyễn Mạnh Quang đã xuất hiện trên báo giấy cũng như trên vài diễn đàn điện tử từ giữa thấp niên 1990. Sau đây là một số sách đã xuất bản trước năm 2004: Cuốn “Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II” của nhiều tác giả xuất bản năm 1996, bản tiếng Anh “Dialogue With Pope John Paul II” (1997), “Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi”, nhiều tác giả (2000); những cuốn của TCN: “Công Giáo Chính Sử” (1999); “Đức Tin Công Giáo” (2000); “Chúa Giêsu Là Ai? Giảng Dạy Những Gì?” (2002); của Nguyễn Mạnh Quang: “Thực Chất Giáo Hội La Mã” (1999); “Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư” (2000); của Charlie Nguyễn: “Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm” (2001); “Công Giáo: Huyền Thoại Và Tội Ác” (2001) v…v… Vậy có dính dáng gì đến Nghị Quyết 36 (2004). Nhưng vấn đề là, đọc nguyên bản Nghị Quyết 36 chúng ta thấy tuyệt đối không có chỗ nào là nhằm gây chia rẽ, lũng đoạn hàng ngũ người Việt quốc gia. Đó chỉ là sự diễn giải trong hoang tưởng và tâm cảnh sợ sệt của những kẻ chống Cộng cực đoan, cho nên họ cứ khăng khăng cho rằng đó là âm mưu của Cộng Sản và cương quyết chống Nghị Quyết đó bằng mọi cách mà không vạch ra rằng CS đã chia rẽ và lũng đoạn người Việt Quốc Gia ở hải ngoại như thế nào, và đã thực hiện được những gì. Họ chống Cộng như những con bò mộng Tây Ban Nha, cứ thấy màu đỏ là cắm đầu húc cản chẳng cần biết trời đất ra sao nữa.

Một vài bài của TC Ngọc và NM Quang lại được đăng trên báo Công An Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh với những lời lẽ ngợi khen của Công An về “sự trung thực của các tác giả”. Vậy thì sao? Như trên chúng tôi đã nói rõ là bất cứ ai cũng có thể lấy bài của chúng tôi và đăng lên bất cứ ở đâu và chúng tôi không chịu trách nhiệm về những chuyện ngoài ý muốn này. Nhưng thật ra, viết lên câu trên, Chu Tất Tiến cố ý chụp mũ TCN và NMQ là thi hành sách lược chia rẽ tôn giáo của Cộng sản, nằm trong nghị quyết 36. Tại sao Chu Tất Tiến lại cứ đưa ra những luận điệu vu khống rất rẻ tiền và ngớ ngẩn, nếu không muốn nói là ngu xuẩn, vì như trên đã nói, nhiều tác phẩm mà Chu Tất Tiến cho là chống Ca-tô đã được xuất bản trước khi Nghị Quyết 36 ra đời lâu, ít ra cũng là vài năm. Thủ đoạn yếu kém và hạ cấp của những người vừa ngu vừa thiếu học vấn [OC Register: stupid and uneducated] là cứ phải chụp lên đầu người khác cái mũ CS, làm như cái mũ đó có tác dụng xóa bỏ tất cả nhưng gì mà họ không đồng ý vì thiếu hiểu biết hay sợ sự thật. Tôi đâu có sợ cái mũ “CS” của những người vừa ngu vừa thiếu học vấn mà phải cải chính, nhưng viết gì thì cũng phải viết cho đúng, không thể cứ viết bừa đi như Chu Tất Tiến, chỉ khiến cho độc giả thấy rõ trình độ và con người của Chu Tất Tiến.. Từ xưa tới nay ai cũng biết rằng, bài tôi chỉ gửi cho Giao Điểm và sau này, cho Sách Hiếm. Chu Tất Tiến có thể nói rõ hơn là báo Công An đăng bài đó từ đâu, nội dung ra sao, và đó là bài tôi viết riêng cho báo Công An hãy đã đăng trên giaodiemonline và sachhiem.net. Nếu có ai lấy bài của chúng tôi đăng thì đó là chuyện của họ không phải chuyện của chúng tôi. Và không phải chỉ có báo Công An đăng bài của tôi, nếu thật sự có chuyện như vậy, mà còn những nơi khác cũng lấy bài của tôi đăng, dù tôi không gửi cho bất cứ ai ngoài giaodiemonline và sachhiem. Tôi chẳng bao giờ đọc báo Công An nên chẳng biết họ lấy đăng bài nào và khen như thế nào. Đây không phải là chuyện tôi quan tâm. Cho nên cái mà ông Chu Tất Tiến ngụ ý là chúng tôi làm tay sai cho Cộng Sản, chỉ vì báo Công An lấy bài của chúng tôi đăng lại, hay nằm trong Nghị Quyết 36, thì đó là một lý luận ấu trĩ ngớ ngẩn một cách khôi hài. Nhưng Chu Tất Tiến nghĩ rằng Công An ngu lắm hay sao mà sau bao nhiêu năm nay tôi làm tay sai cho họ, như ông hoang tưởng, nay mới đăng một vài bài và khen một tay sai của họ để cho tay sai này phải lộ diện trước ông Chu Tất Tiến và những kẻ cuồng tín chống Cộng? Tôi đã từng phê bình là ông Chu Tất Tiến hơi đần vì viết mà không biết mình đã viết những gì, mà quả nhiên ông Chu Tất Tiến đần thật, với cái lý luận chụp mũ quái gở đó.

Đến đây tôi muốn nêu lên thủ đoạn hạ cấp của Chu Tất Tiến để gây thù hận cho đám người cuồng tín đối với Trần Chung Ngọc. Đó là Chu Tất Tiến đã lấy những đoạn văn của tác giả khác gắp bỏ vào tay của Trần Chung Ngọc. Chu Tất Tiến viết:

Chu Tất Tiến: Trong khi đó, Trần Chung Ngọc lại đứng dựa trên vai trò một người có lòng với Chủ Nghĩa Xã Hội, viết thư yêu cầu Nhà Nước trừng trị những người dân đòi quyền sở hữu tài sản của họ:

Tuy những điều tui trình bày ra đây có thể hơi khó lọt tai của một số dân Catô cuồng tín; nhưng tui tin rằng có bộ máy công quyền của Nhà Nước Việt Nam còn biết nhiều bí mật động trời hơn nữa. Mong là Nhà Nước Việt Nam đã có nhiều khôn khéo chính trị từ trước đến nay với “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” thì ba cái lẻ tẻ cắc ké như vụ Tổng Kiệt chỉ là trò chơi trẻ con thôi. Chúc Nhà Nước Việt Nam sớm dẹp yên đám giặc cỏ để dồn hết trí lực cho việc đối đầu với tham nhũng và ngoại xâm”.

Nhưng đoạn trên lại không phải là Trần Chung Ngọc viết mà là của tác giả Thiên Lôi viết trong bài “Phải Cám Ơn Tổng Kiệt Thôi”. Vậy thủ đoạn “gắp lửa bỏ tay người” của Chu Tất Tiến đã nói rõ tâm địa gian xảo của ông ta, tôi không cần phải nói thêm điều gì. Nhưng không phải chỉ có vậy. Ông Chu Tất Tiến còn vu khống Trần Chung Ngọc trong một đoạn khác:

Sau khi đã ca tụng cộng sản “kẻ thù nào cũng đánh thắng”, Trần Chung Ngọc tấn công Tin Lành. Tuy với Tin Lành TC Ngọc mạ lị ít hơn, nhưng cũng không kém phần thủ đoạn. Trần Chung Ngọc cho rằng “chỉ những kẻ ít học, ngu dốt mới theo Tin Lành”. Trần Chung Ngọc viết:

“Tin Lành cấy vào đầu tân tòng mặc cảm tội lỗi, và để có thể vào trong cộng đồng Tin Lành, người tân tòng phải tin rằng mình sinh ra trong tội lỗi [ở đây chúng ta cần hiểu, tội lỗi đây là tội tổ tông], và vì cái bản chất tội lỗi đó con người không thể làm điều gì tốt.”

Nhưng đây cũng không phải là Trần Chung Ngọc viết mà là trích dẫn một đoạn trong cuốn “Đạo Tin Lành Và Sự Đàn Áp” (Protestantism and Repression, Orbis Books, New York, 1985) của Mục sư Tin Lành Rubem Alves, giáo sư đại học ở Campinas, Brazil. Mục sư Rubem Alves đã phân tích rất sâu sắc về mọi khía cạnh của đạo Tin Lành, đặc biệt là về tâm thức của những người tân tòng trong Chương 2: Cải Đạo: Cái Khuôn Xúc Động Tình Cảm Của Tin Lành (Conversion: The Emotional Matrix of Protestantism), dài 22 trang giấy, từ 22 đến 46. Nơi trang 34, mục sư Rubem Alves cho chúng ta biết, nguyên văn:

Tin Lành cấy vào đầu tân tòng mặc cảm tội lỗi, và để có thể vào trong cộng đồng Tin Lành, người tân tòng phải tin rằng mình sinh ra trong tội lỗi, và vì cái bản chất tội lỗi đó con người không thể làm điều gì tốt (Believe that you were born in sin, and that by nature you are incapable of doing good.). Để thoát ra khỏi cái bản chất tội lỗi đó, con người chỉ có một cách: chấp nhận Dê-su Ki-Tô là đấng cứu chuộc duy nhất và đầy đủ (Accepting Christ as the sole and sufficient savior). Cái công thức này không khuyến khích làm thiện mà chỉ cần đầu phục Dê-su Ki-tô (The formula calls not for doing but for surrendering to Christ). Thật vậy, rất mực đạo đức còn thường được coi là một chướng ngại trong sự cải đạo (Indeed moral excellence is often considered an obstacle to conversion).

Trích dẫn câu trên của Mục sư Rubem Alves, cho là của Trần Chung Ngọc viết mà không ghi rõ xuất xứ, chúng ta đã thấy rõ thủ đoạn vu khống rất hạ cấp của Chu Tất Tiến để gây thù hận cho những kẻ cuồng tín đối với Trần Chung Ngọc là như thế nào. Không có từ nào ngoài từ “bất lương” để mô tả con người của Chu Tất Tiến là thích hợp hơn. Nhưng có một câu đúng là của Trần Chung Ngọc viết. Câu đó như sau:

Nhưng Chúa nói bậy, đồng tiền của dân gian tiêu dùng đâu có phải là của César, César chỉ có cái hình trên đó, và Chúa thì có cái gì? Khi chết chỉ có cái khố rách mang trên mình đeo toòng ten trên cây thập giá. Vả chăng Chúa đã nói thế giới nầy không phải của ta. Nhà Nước có ăn cướp Thiên đường của Chúa đâu mà trả cho Chúa?”

Có điều gì sai trong câu trên. Chúa phán: “Cái gì của César hãy trả cho César” nhưng đồng tiền nào là của César chỉ vì César có cái hình trên đó? Vậy thì phải chăng tiền đô-la là của Washingtonhay tiền Đồng của Việt Nam ngày nay là của “Cụ Hồ”, cho nên chúng ta phải mang tiền đô-la trả cho Washington, hay mang tiền Đồngtrả cho “Cụ Hồ”. Như vậy không phải là nói bậy hay sao, bất kể là các tín đồ Ca-tô diễn giải câu trên như thế nào? Thật ra thì câu trên phản ánh sự hiểu biết của quần chúng, kể cả Giê-su, trong thời bán khai ở Trung Đông cho rằng tất cả những gì trên thế giới vật chất là của César, và những gì ở trên Trời là của Thiên Chúa, vì cho rằng Thiên Chúa đã sáng tạo ra muôn loài trong vũ trụ, và nước của Thiên Chúa là ở trên Trời như Giê-su đã khẳng định.

Tôi nghĩ chừng đó cũng đủ để cho chúng ta thấy giá trị, nếu có, bài viết của Chu Tất Tiến là như thế nào. Đến đây, chúng tôi cảm thấy cần phải nhắc lại lập trường của chúng tôi đối với Ki Tô Gáo mà chúng tôi đã khẳng định nhiều lần.

Chúng tôi không phủ nhận là mục đích của chúng tôi trong việc nghiên cứu Ki Tô Giáo trong lãnh vực học thuật là đưa ra những sự kiện lịch sử về Ca-Tô Rô-MaGiáo và Lịch sử Ca-Tô Rô-maGiáo ở Việt Nam với mục đích giáo dục để giải hoặc Ki Tô Giáo, nghĩa là để giúp người dân Việt Nam ra khỏi những sự huyễn hoặc của Ki Tô Giáo. Có nhiều lý do làm động cơ thúc đẩy chúng tôi làm công việc bạc bẽo này.

Trước hết, Ca-tô Rô-maGiáo đã đưa đến Việt Nam một nền đạo lý mà Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang gọi là nền “Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ”. Đây là cụm từ mà Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang dùng để chỉ những ảnh hưởng tai hại của Thiên Chúa Giáo La Mã (Thiên-La) mà giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc-Lộ) đã mang đến đầu độc đầu óc lớp người dân thấp kém nhất trong xã hội Việt Nam: "Sự tổng hợp của sách lược truyền đạo tàn bạo, cường quyền thắng công lý, của giáo hội Công giáo và sự cuồng tín, gian manh, xuyên tạc, cùng cách dùng ngôn từ hạ cấp của giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes)." [Xin đọc Chương 15 trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư (1954-1963) của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang]. Nếu chúng ta đã đọc cuốn “Phép Giảng 8 Ngày” “Hành Trình Truyền Giáo” của giáo sĩ Đắc-Lộ thì chúng ta sẽ thấy là định nghĩa “Thiên La – Đắc Lộ” của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang không sai.

Thứ nhì, vì những sách lược truyền đạo lừa dối của giới giáo sĩ Ca-tô về những điều huyễn hoặc, điển hình là những điều thuộc loại bịp bợm mê tín ma thuật của giáo sĩ Alexandre de Rhodes [Xin đọc: http://www.sachhiem.net/TCNtg/TCN50.php [bài “Di Hại Của Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ] và những tín điều của Ca-tô Rô-maGiáo mà ngày nay không còn bất cứ một giá trị nào trong thế giới văn minh Tây phương như: một cái hồn ma có thể làm cho cô bé Maria thụ thai để sinh ra Chúa Con Giê-su; Giê-su sinh ra để cứu nhân loại ra khỏi tội tổ tông, cái tội mà chính Giáo hoàng John Paul II đã bác bỏ khi ông ta thừa nhận thuyết Tiến Hóa; sau khi bị đóng đinh trên cây thập giá, Giê-su sống lại và bay lên thiên đường, hiện ngồi bên tay phải của Chúa Cha, một thiên đường mà cũng lại do chính giáo hoàng John Paul II phủ nhận sự hiện hữu trên các tầng mây; Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội; Đức Mẹ đồng trinh vĩnh viễn v..v…, cho nên giáo dân Việt Nam đã bị dụ vào sự ham hố một cái bánh vẽ trên trời để đi vào con đường phản quốc, tích cực giúp thực dân Pháp để đặt nền đô hộ trên đất nước Việt Nam gần 100 năm.

Thứ ba, sách lược truyền giáo của Gia Tô La Mã Giáo là một sách lược chủ trương xóa bỏ mọi nền văn hóa phi Ki-Tô, dùng bạo lực thắng công lý, dùng gian xảo để lừa dối dân gian, dùng bả vật chất và mê tín dị đoan để thu nhặt và giữ tín đồ, dùng những phép lạ ngụy tạo để huyễn hoặc đầu óc con người v...v..., cho nên giải hoặc là để cho người dân biết rõ bộ mặt thật của Ca-tô Rô-maGiáo, biết rõ những tín điều lừa dối của Ca-tô Rô-maGiáo, biết rõ những “bí tích” mà Ca-tô Rô-maGiáo bày đặt ra để tạo quyền lực cho giới chăn chiên v…v… để hi vọng có thể giúp họ thoát ra khỏi cảnh u mê cuồng tín và trở về với dân tộc.

Thứ tư, tất cả những kết quả nghiên cứu của chúng tôi về Ki Tô Giáo và viết ra chỉ là những sự kiện lịch sử và bản chất của Ki Tô Giáo, những điều mà giới trí thức Âu Mỹ đã phổ biến từ mấy trăm năm nay nhưng người dân Việt Nam vẫn chưa biết tới. Đưa lên những sự thật lịch sử về Ca-tô Rô-maGiáo không có nghĩa là chống Ca-tô Rô-maGiáo, mà đó chỉ là những kết quả nghiên cứu về Ca-tô Rô-maGiáo trong lãnh vực học thuật của giới trí thức. Những kết quả nghiên cứu này không phải là của chúng tôi mà là của cả thế giới, vì đó là những sự kiện lịch sử đã ghi trong kho tàng kiến thức của nhân loại.

Thứ năm, trong các tác phẩm đã xuất bản cũng như trong những bài viết đưa lên các diễn đàn thông tin điện tử, chúng tôi chưa từng bịa đặt và viết láo về Ca-tô Rô-maGiáo, chưa từng vu khống ai về bất cứ điều gì, và cũng không có mục đích chia rẽ tôn giáo, tất cả chỉ là vấn đề lương tâm trí thức trong lãnh vực học thuật. Chúng tôi sẽ rất cám ơn nếu có ai đó vạch ra những sai lầm của chúng tôi trong các tác phẩm trên. Những tài liệu mà chúng tôi dùng toàn là của các học giả Tây Phương, kể cả của những bậc lãnh đạo trong Ca-tô Rô-maGiáo, không có một tài liệu nào mà tôi chúng bịa đặt ra, và cũng không có tài liệu nào của Cộng sản Việt Nam.. Những người như Chu Tất Tiên, không ở trong giới trí thức và nhất là không ở trong giới nghiên cứu, chỉ viết theo cảm tính, không hiểu được những công việc làm có giá trị trí thức và giáo dục trong thế giới Tây phương và trong toàn thể thế giới ngày nay.

Sự kiện là, tất cả những điều chúng tôi viết đều có cơ sở, các tài liệu dẫn chứng rõ ràng, chứ không phải viết bừa bãi mà không hề chứng minh bất cứ điều gì như ông Chu Tất Tiến viết trong bài trên. Để kết luận tôi xin nói đến một sự kiện. Đó là về số sách Giao Điểm đã xuất bản và những bài tiểu luận của tôi và nhiều tác giả khác về tôn giáo. Trừ cuốn đầu tiên là cuốn “Đối Thoại Với Giáo Hoàng…” có một vài phản ứng mà phần lớn là để bênh vực, biện hộ cho Giáo hoàng chứ không phải là thảo luận trí thức trên các chủ đề, kể cả bài viết dỏm của ông Dương Ngọc Dũng. Còn tất cả những cuốn khác và những bài tiểu luận của tôi cũng như của Charlie Nguyễn, Nguyễn Mạnh Quang, Ngô Triệu Lịch v..v… đăng trên Giao Điểm và mới đây trên trang nhà sachhiem.net, tuyệt nhiên không có một phê bình phân tích nào từ phía giáo dân, nếu họ cho là không đúng với sự thật về Ca-tô Rô-maGiáo. Không phải là phía giáo dân không có người giỏi, người thông minh. Tại sao vậy. Vì tất cả đều là những tài liệu nghiên cứu được trích dẫn đầy đủ với tài liệu gốc. Và những tài liệu này của ai? Tuyệt đại đa số là của các học giả, giáo sư đại học, chuyên gia nghiên cứu tôn giáo trong đó có các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục, Mục sư và các nhà thần học nổi tiếng trên thế giới như Hans Kung, Uata Ranke-Heinemann, Leonardo Boff, và các giáo sư đại học trong các trường danh tiếng của Âu Mỹ. Cho nên muốn bác bỏ những công cuộc nghiên cứu của các học giả cỡ trên không phải ai cũng làm được. Hơn nữa, làm sao mà người ta có thể bác bỏ được những sự thật?. Cũng vì vậy mà chúng ta hiểu tại sao, nếu có vài phản ứng lạc lõng, chẳng qua chỉ là thuộc loại dùng thủ đoạn xuyên tạc, vu khống để gây thù hận, chứ không phải để phê bình nghiêm chỉnh hay thảo luận trí thức. Và bài “CSVN Thoát Hiểm Bằng Cách Bôi Nhọ Kitô Giáo MỘT SÁCH LƯỢC THÂM ÐỘC CỦA CỘNG SẢN” của Chu Tất Tiến hiển nhiên thuộc loại này.