Tại Sao Không Thể Thắng Được Chiến Tranh Việt Nam?

Kevin Boylan / NewYork Times

http://sachhiem.net/SACHNGOAI/SH/SH15_Vietnamwar.php

19-Sep-2017

Mỹ không hề có "chiến thắng đã đánh mất" nào ở Việt Nam; mà trên thực tế, chiến thắng dường như không thể đạt được ngay từ đầu....

Chính phủ Nam Việt Nam tham nhũng, phi dân chủ và phe phái - cả dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, bị ám sát trong một cuộc đảo chính năm 1963, và dưới thời những đảng phái quân sự theo sau - tỏ ra không có khả năng cung cấp cho người dân và lực lượng vũ trang một giá trị chính nghĩa để chiến đấu. ....Những sự thật rất khó chịu của chiến tranh: chính quyền của miền Nam Việt Nam là nhà cầm quyền độc đoán, quân đội miễn cưỡng chiến đấu, phần lớn dân chúng ủng hộ Cộng sản, rằng Bắc Việt đang theo sát từng bước leo thang của chúng ta, rằng Johnson đã cam kết nhảy vào chiến tranh mà không có kế hoạch giành chiến thắng

... Có lẽ bài học quan trọng nhất về Việt Nam là nếu các lý do cho chiến tranh không đủ thuyết phục cho các nhà lãnh đạo của chúng ta để yêu cầu tất cả người Mỹ phải hy sinh theo đuổi chiến thắng, thì có lẽ chúng ta không nên đeo đuổi chiến tranh.

Một sĩ quan nhảy dù Mỹ đã ra lệnh cho đội của mình bắn vào các hàng bụi rậm - ngày 1 tháng 6 năm 1965. Credit Horst Faas / Associated Press

Trong khi tôi đang làm việc cho Ngũ Giác Đài vào đầu những năm 2000, các cựu chiến binh bị thương từ Iraq và Afghanistan thường xuyên đi xe buýt từ Bệnh viện Walter Reed, ở Tây Bắc Washington, D.C., để nhận huy chương của họ. Đó là một kinh nghiệm đau lòng khi nhìn thấy những người trẻ tuổi nam và nữ, nhiều người trong số họ bị mất mắt, mât tay, chân,.. trên xe lăn đi qua tòa nhà.

Là một nhà viết sử quân đội được đào tạo chuyên về chiến tranh Việt Nam, tôi không thể không nghĩ đến sự xung khắc tâm lý trước đó khi tôi nhìn họ từ từ đi xuống hành lang của Ngũ Giác Đài. Và tôi không phải là người duy nhất. Nhiều nhân vật nổi bật trong chính phủ, quân đội và báo chí đã so sánh với Chiến tranh Việt Nam, và một số đáng ngạc nhiên trong số họ cho rằng các bài học đó sẽ đem đến hy vọng chiến thắng ở Iraq.

Những người đó lập luận rằng Mỹ đã gần chiến thắng ở Việt Nam, nhưng đã bỏ qua cơ hội giành chiến thắng vì báo chí tiêu cực và kết quả là thất bại trong ý chí chính trị ở nước nhà. Lý luận "chiến thắng bị đánh mất" này bắt nguồn từ chính quyền Nixon và những người ủng hộ ông trong những năm 1970, nhưng đã có được sức hút đáng kể trong những năm 1980 và 90 sau khi nó được đưa ra bởi một nhóm các nhà sử học xét lại có ảnh hưởng, bao gồm Mark Moyar và Lewis S. Sorley III.

Dùng nhận định xét lại trong vấn đề Việt Nam, những người lạc quan về chiến tranh ở Iraq cho rằng, cũng giống như nhiều người trước đây nghĩ rằng chúng ta thua tại Việt Nam trong khi trên thực tế chúng ta đang chiến thắng, cho nên chúng ta cũng sẽ chiến thắng ở Iraq dù có bằng chứng rõ ràng ngược lại. Vấn đề là, những người lạc quan cho rằng, cũng giống như trong Chiến tranh Việt Nam, các học giả và chính trị gia khuynh hướng chống chiến tranh không chỉ làm suy yếu sự ủng hộ của quần chúng, mà còn làm cho kẻ thù của chúng ta hy vọng rằng họ có thể giành chiến thắng bằng cách chờ đợi cho người Mỹ mất hết ý chí để tiếp tục cuộc chiến.

Cách nói như thế đã đánh thức tôi vì nó làm nản lòng việc đánh giá thẳng thắn về chiến lược thất bại của chúng ta tại Iraq, đã sản xuất ra mỗi tuần các đám tang của những cựu chiến binh kỳ cựu. Và tôi cũng biết rằng căn bản lịch sử mà nó dựa vào đó là quá ư thiếu sót. Mỹ không hề có "chiến thắng đã đánh mất" nào ở Việt Nam; mà trên thực tế, chiến thắng dường như không thể đạt được ngay từ đầu.

Có một sự đồng thuận rộng rãi giữa các nhà sử học chuyên nghiệp cho rằng không thể nào thắng được trong Chiến tranh Việt Nam. Ngay cả những người theo chủ nghĩa xét lại cũng thừa nhận họ là thiểu số, mặc dù một số người cho rằng đó là vì trong lãnh vực học thuật về lịch sử có xu hướng nghiêng về chủ nghĩa tự do. Nhưng những nghi ngờ về khả năng giành chiến thắng của chiến tranh hầu như chỉ giới hạn trong môi trường học thuật. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong các tác phẩm đã được xuất bản của các sử gia quân đội chính thức như Tiến sĩ Jeffrey J. Clarke, cuốn sách "Cố Vấn và Hỗ trợ: Các năm cuối cùng, 1965-1973" nêu bật các vấn đề không thể đảo ngược đã làm nản lòng chính sách và chiến lược của Mỹ ở Nam Việt Nam. Chủ nghĩa bi quan cũng tràn ngập "Tài liệu Việt Nam được giải mật: C.I.A. và Việc Chống Nổi Dậy", một cuốn sách lịch sử bí mật của cơ quan được giải mật, của Thomas L. Ahern Jr., một nhân viên chuyên nghiệp C.I.A. hoạt động tại Đông Dương trong thời chiến tranh.

Ngược lại, trường hợp chủ nghĩa xét lại chỉ dựa vào sự khẳng định rằng thất bại của chúng ta ở Việt Nam chủ yếu là tâm lý, và do đó chiến thắng sẽ đạt được chỉ cần lãnh đạo chính trị của chúng ta duy trì được sự ủng hộ của quần chúng đối với chiến tranh. Nhưng mặc dù các yếu tố tâm lý và sự ủng hộ của quần chúng (Mỹ) rất quan trọng, nhưng thái độ của người Việt Nam, chứ không phải Mỹ, mới là quyết định. Tại Hoa Kỳ, sự ủng hộ cho cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản tại miền Nam Việt Nam rất mạnh mẽ lúc bắt đầu, và sau đó suy giảm khi chiến tranh kéo dài. Tuy nhiên, ở Nam Việt Nam, sự ủng hộ của quần chúng đối với chiến tranh luôn luôn lững lờ, và một bộ phận lớn (và ở một số khu vực, đa số) dân cư ủng hộ Cộng sản.

Chính phủ Nam Việt Nam tham nhũng, phi dân chủ và phe phái - cả dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, bị ám sát trong một cuộc đảo chính năm 1963, và dưới thời những đảng phái quân sự theo sau - tỏ ra không có khả năng cung cấp cho người dân và lực lượng vũ trang một giá trị chính nghĩa để chiến đấu. Thật không may cho Hoa Kỳ và hạnh phúc tương lai của người dân miền Nam Việt Nam, Cộng sản đã thành công hơn: Bằng cách khơi dậy chủ nghĩa dân tộc chống lại "đế quốc Mỹ" và hứa hẹn sẽ cải cách hệ thống kinh tế xã hội tham nhũng đã giam hãm người dân trong cảnh nghèo đói vĩnh cửu, họ đã thuyết phục được hàng triệu người chiến đấu và chết cho họ.

Sự bất cân xứng này là một trở ngại không thể vượt qua trên con đường dẫn tới chiến thắng ở Việt Nam. Đánh bại các du kích Cộng sản sẽ là một vấn đề dễ dàng nếu người dân miền Nam Việt Nam từ chối che giấu chúng. Thay vì vậy, người Mỹ và người Việt Nam chỉ có thể lần mò sau khi kẻ thù khó nắm bắt và hiếm khi có thể chiến đấu với họ trừ những khi họ muốn.

Ngay cả khi quân đội Hoa Kỳ bắt đầu đổ vào nước này vào năm 1965, quân đội Nam Việt Nam đã có đủ lực lượng có thể tự bảo vệ được. Xét cho cùng, lực lượng Nam Việt Nam còn nhiều hơn số quân Cộng sản, được trang bị nhiều hơn, có sức mạnh vượt trội và hưởng một lợi thế đáng kể trong việc di chuyển nhờ có máy bay vận tải và máy bay trực thăng. Nhưng gót chân Achilles của họ là ý chí chiến đấu yếu ớt của họ - và thiếu sót này không bao giờ có thể khắc phục.

Một vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Trung tướng Arthur S. Collins, người chỉ huy quân đội Mỹ ở khu vực trung tâm của Miền Nam Việt Nam từ tháng 2 năm 1970 đến tháng 1 năm 1971, nói với một sử gia quân đội: "Tôi nghĩ không có cách nào Nam Việt Nam có thể tồn tại, cho dù chúng ta đã làm gì đi nữa. Cây đinh cuối cùng đóng trên quan tài, theo quan điểm của tôi, là khi tôi biết, từ phỏng vấn các viên chức nói chung của miền Nam Việt Nam, gần như không có ngoại lệ, con của họ đang du học ở Pháp, Thụy Sĩ hay Mỹ. Nếu họ không đi chiến đấu cho miền Nam Việt Nam, thì ai đi? "

Mặc dù sự yếu kém cơ bản của đồng minh, Hoa Kỳ vẫn có thể thắng, tất nhiên, nếu nó sẵn sàng huy động toàn bộ quyền lực quốc gia của mình. Nhưng điều đó có nghĩa là đòi hỏi phải tăng thuế, kêu gọi quỹ Dự trữ và những hy sinh khác mà Tổng thống Lyndon Johnson không dám yêu cầu người Mỹ làm.

Trong một bài báo mới đây của tờ New York Times, ông Moyar, nhà sử học của chủ nghĩa xét lại, đã tuyên bố "không có sự vận động tinh thần của tổng thống" và đưa Johnson làm nhiệm vụ thất bại trong việc tạo nên một "tâm lý chiến tranh" đã khiến Việt Nam trở thành một cuộc thánh chiến yêu nước (và có lẽ không còn những chỉ trích của chiến tranh). Ông Moyar lập luận: "Cuộc chiến của công chúng chống lại chiến tranh không phải là không thể tránh khỏi; mà đó là kết quả của sự thất bại của các nhà hoạch định chính sách trong việc giải thích và thuyết phục người Mỹ ủng hộ nó."

Nhưng Johnson là nhà chính trị sắc sảo nhất ngồi trong Nhà Trắng trong suốt thế kỷ 20, và ông biết rằng ông đã phải đối mặt với một nghịch lí. Chừng nào chiến tranh ở Việt Nam không đòi hỏi quá nhiều người và khi họ tin rằng chiến thắng đang kề cận, thì hầu hết người Mỹ sẽ ủng hộ. Nhưng nếu Johnson thừa nhận công khai rằng Nam Việt Nam không thể sống sót mà không có một cam kết ủng hộ đầy đủ của Hoa Kỳ, ông biết rằng sự hỗ trợ sẽ sụp đổ.

Hành động như vậy có thể làm lộ ra những sự thật rất khó chịu của chiến tranh: chính quyền của miền Nam Việt Nam là nhà cầm quyền độc đoán, quân đội miễn cưỡng chiến đấu, phần lớn dân chúng ủng hộ Cộng sản, rằng Bắc Việt đang theo sát từng bước leo thang của chúng ta, rằng Johnson đã cam kết nhảy vào chiến tranh mà không có kế hoạch giành chiến thắng, và rằng Ngũ Giác Đài không có ý tưởng thực sự khi nào nó thắng. Và Johnson biết rất rõ rằng nếu công chúng phản đối chiến tranh, họ sẽ phản đối sự lãnh đạo của ông ấy và cũng rất hoan nghênh chương trình nghị sự Great Society (Đại Xã Hội) trong nước.

Cũng như các tổng thống trước và sau ông ta, Johnson cố gắng che giấu những thực tế ảm đạm về cuộc chiến ở Việt Nam với người Mỹ, và cố ý lạc dẫn về thời gian và chi phí của chiến tranh. Chỉ có điều cuối cùng ông muốn là tạo ra một tâm lý chiến tranh - ít hơn là đòi hỏi sự huy động đầy đủ. Cộng sản không cần nhà báo Mỹ và những người biểu tình chống chiến tranh thấy ra rằng sự nhiệt tình của công chúng (Mỹ) đối với chiến tranh là mong manh. Johnson từ chối tăng thuế hoặc kêu gọi ngân quỹ đã làm điều đó rõ ràng ngay từ đầu - cũng như việc chúng ta không áp thuế mới hoặc ban hành dự thảo quân sự kể từ ngày 11 tháng 9 đã làm tín hiệu cho kẻ thù rằng ý chí chiến đấu của Mỹ rất yếu.

Mặc dù Hoa Kỳ chắc chắn có phương tiện để chiếm ưu thế ở Việt Nam, nhưng chiến tranh không thể nào đạt được ở mức cam kết và hy sinh mà đất nước chúng ta có thể sẵn sàng chịu đựng. Theo nhà sử học nổi tiếng George Herring, "chiến tranh không thể "thắng được " trong bất kỳ nghĩa nào có ý nghĩa với chi phí về mặt vật chất hay đạo đức mà hầu hết người Mỹ có thể chấp nhận được ".

Có lẽ bài học quan trọng nhất về Việt Nam là nếu các lý do cho chiến tranh không đủ thuyết phục cho các nhà lãnh đạo của chúng ta để yêu cầu tất cả người Mỹ phải hy sinh theo đuổi chiến thắng, thì có lẽ chúng ta không nên đeo đuổi chiến tranh. Sự hy sinh không nên chỉ đòi hỏi đối với những người có nguy cơ liều mạng sống và tay chân cho đất nước của họ trong các chiến trường ở nước ngoài.

_____________

Tác giả Kevin Boylan là một nhà sử học quân sự tại Đại học Wisconsin-Oshkosh và là tác giả của cuốn "Mất Bình Định: Thất bại trong Chương Trình Bình Định và Việt Nam Hóa, 1969-1971". Ông làm việc cho Phòng Chiến tranh của Bộ Quốc phòng và Quân đội từ năm 1995 đến Năm 2005.

______________

Bài đọc thêm:

- Phim Tài Liệu Mới Của Ken Burns - Cảm Xúc Đằng Sau Chiến Tranh Việt Nam (Ryan Bort /Newsweek)

- Bộ Phim “Chiến Tranh Việt Nam” Của Ken Burns Và Lynn Novick Sẽ Được Truyền Trực Tuyến Ở Việt Nam - Phim có phụ đề tiếng Việt- pressroom.pbs.org

 

 


Why Vietnam Was Unwinnable?

KEVIN BOYLAN

An American paratrooper sergeant shouts orders to his squad as they charge brushline while subject to sniper fire in Vietnam on June 1, 1965. -CreditHorst Faas/Associated Press-

While I was working for the Pentagon in the early 2000s, wounded veterans from Iraq and Afghanistan were routinely bused down from Walter Reed Hospital, in Northwest Washington, D.C., to receive their medals. It was a heart-rending experience to see these young men and women, many of them missing eyes, arms, legs or even multiple limbs, being wheeled through the building.

As a trained military historian who had specialized in the Vietnam War, I couldn’t help thinking about that earlier conflict as I watched them slowly making their way down the Pentagon’s corridors. And I wasn’t the only one. Many prominent figures in the government, military and media were drawing parallels with the Vietnam War, and a surprising number of them suggested that its lessons offered hope for victory in Iraq.

Those who made this argument contended that the United States had been on the verge of winning in Vietnam, but threw its chance for victory away because of negative press and a resulting failure of political will at home. This “lost victory” thesis originated with the Nixon administration and its supporters back in the 1970s, but gained considerable traction in the 1980s and ’90s after it was taken up by a group of influential revisionist historians, including Mark Moyar and Lewis S. Sorley III.

Taking their cue from the Vietnam revisionists, Iraq war optimists argued that just as Americans thought we were losing in Vietnam when in fact we were winning, so too were we winning in Iraq despite apparent evidence to the contrary. The problem, the optimists argued, was that — just as during the Vietnam War — naysaying pundits and politicians were not merely undermining popular support for the war, but giving our enemies hope that they could win by waiting for the American people to lose their will to continue the fight.

This kind of talk alarmed me because it discouraged a frank reassessment of our failing strategy in Iraq, which was producing that weekly procession of maimed veterans. And I also knew that the historical premises on which it was based were deeply flawed. America did not experience a “lost victory” in Vietnam; in fact, victory was likely out of reach from the beginning.

There is a broad consensus among professional historians that the Vietnam War was effectively unwinnable. Even the revisionists admit their minority status, though some claim that it’s because of a deep-seated liberal bias within the academic history profession. But doubts about the war’s winnability are hardly limited to the halls of academe. One can readily find them in the published works of official Army historians like Dr. Jeffrey J. Clarke, whose book “Advice and Support: The Final Years, 1965-1973” highlights the irrevocable problems that frustrated American policy and strategy in South Vietnam. Pessimism also pervades “Vietnam Declassified: The C.I.A. and Counterinsurgency,” a declassified volume of the agency’s secret official history penned by Thomas L. Ahern Jr., a career C.I.A. operations officer who served extensively in Indochina during the war.

In contrast, the revisionist case rests largely on the assertion that our defeat in Vietnam was essentially psychological, and that victory would therefore have been possible if only our political leadership had sustained popular support for the war. But although psychological factors and popular support were crucial, it was Vietnamese, rather than American, attitudes that were decisive. In the United States, popular support for fighting Communism in South Vietnam started strong and then declined as the war dragged on. In South Vietnam itself, however, popular support for the war was always halfhearted, and a large segment (and in some regions, a majority) of the population favored the Communists.

The corrupt, undemocratic and faction-riven South Vietnamese government — both under President Ngo Dinh Diem, who was assassinated in a 1963 coup, and under the military cliques that followed him — proved incapable of providing its people and armed forces a cause worth fighting for. Unfortunately for the United States and the future happiness of the South Vietnamese people, the Communists were more successful: By whipping up anti-foreign nationalist sentiment against the “American imperialists” and promising to reform the corrupt socio-economic system that kept most of the country’s citizens trapped in perpetual poverty, they persuaded millions to fight and die for them.

This asymmetry was the insurmountable stumbling block on the road to victory in Vietnam. Defeating the Communist guerrillas would have been an easy matter if the South Vietnamese people had refused to hide them in their midst. Instead, American and South Vietnamese could only grope after the elusive enemy and were rarely able to fight him except on his own terms.

And even as American soldiers began pouring into the country in 1965, there were already enough South Vietnamese troops on hand that they should have been able to defend it on their own. After all, the South Vietnamese forces outnumbered the Communists, were far better supplied, had vastly superior firepower and enjoyed a considerable advantage in mobility thanks to transport planes and helicopters. But their Achilles’ heel was their weak will to fight — and this shortcoming was never overcome.

Some years after the war ended, Lt. Gen. Arthur S. Collins, who had commanded all American troops in the central region of South Vietnam from February 1970 to January 1971, told an Army historian: “I didn’t think there was any way that South Vietnam could survive, no matter what we did for them. What put the final nail in the coffin, from my point of view, was when I learned from questioning [South Vietnamese] general officers that almost without exception their sons were in school in France, Switzerland, or the U.S. If they weren’t going to fight for South Vietnam, who was?”

Despite its ally’s fundamental weakness, the United States might possibly still have won, of course, had it been willing to fully mobilize its own national power. But that would have required raising taxes, calling up the Reserves and other sacrifices that President Lyndon Johnson shrank from asking the American people to make.

In a recent New York Times article, Mr. Moyar, the revisionist historian, decried “the absence of presidential cheerleading” and took Johnson to task for failing to create a “war psychology” that would have made Vietnam into a patriotic crusade (and presumably silenced the war’s critics). Mr. Moyar argued, “The public’s turn against the war was not inevitable; it was, rather, the result of a failure by policy makers to explain and persuade Americans to support it.”

But Johnson was the most astute politician to sit in the White House during the 20th century, and he knew that he faced a paradox. As long as the war in Vietnam didn’t demand too much of them and they believed that victory was just around the corner, most Americans would support it. But if Johnson admitted publicly that South Vietnam could not survive without a full commitment by the United States, he knew that support would crumble.

Such a move would reveal the war’s unpleasant truths: that South Vietnam’s government was an autocratic kleptocracy, that its military was reluctant to fight, that much of its population willingly supported the Communists, that North Vietnam was matching our escalation step by step, that Johnson had committed the country to war without having a plan to win it and that the Pentagon had no real idea when it would be won. And Johnson knew full well that if the public turned against the war, it would reject his leadership and cherished Great Society domestic agenda as well.

So like other presidents before and after him, Johnson tried to conceal the bleak realities of Vietnam from the American people and deliberately misled them about the war’s likely duration and cost. Just about the last thing he wanted was to engender a wartime psychology — much less call for full mobilization. The Communists didn’t need American journalists and antiwar protesters to reveal that public enthusiasm for the war was fragile. Johnson’s refusal to raise taxes or call up the Reserves had made that obvious from the outset — just as our failure to impose new taxes or enact a military draft since 9/11 signals our enemies that America’s will to fight is weak.

Although the United States undoubtedly had the means to prevail in Vietnam, the war was unwinnable at the level of commitment and sacrifice that our nation was willing to sustain. As the renowned historian George Herring put it, the war could not “have been ‘won’ in any meaningful sense at a moral or material cost most Americans deemed acceptable.”

Perhaps the key lesson of Vietnam is that if the reasons for going to war are not compelling enough for our leaders to demand that all Americans make sacrifices in pursuit of victory, then perhaps we should not go to war at all. Sacrifice should not be demanded solely of those who risk life and limb for their country in combat theaters overseas.

_______________

Kevin Boylan is a military historian at the University of Wisconsin-Oshkosh and the author of “Losing Binh Dinh: The Failure of Pacification and Vietnamization, 1969-1971.” He worked for the Department of Defense and Army staff’s War Plans Division from 1995 to 2005.

 

Source https://www.nytimes.com/2017/08/22/opinion/vietnam-was-unwinnable.html?action=click&contentCollection=Television&module=RelatedCoverage®ion=Marginalia&pgtype=article