ÍT NHIỀU NHẬN ĐỊNH VỀ THIÊN CHÚA GIÁO

(Phê Bình Giáo Lý)

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

ngày 05 tháng 9, 2007

 

Vài hàng về Tác Giả: 0

Phần Tín Lý :  1   2   3 

Phần Giáo Lý: 4   5   6   7   8   9   10   11   12   13 

 

(tiếp theo)


 

Mục IX

(Chương 33 và các Chú Thích)

Chương 33 - Những thịnh suy của Giáo hội Vatican từ Luther đến nay

Chúng ta sẽ bàn từng vấn đề: 1- Thệ phản. 2- Descartes. 83 3- Darwin. 4- Phong trào Deist. 5- Phong trào Tân Tiến. 6- Sự bành trướng của Giáo hội nhờ phong trào thuộc địa chiếm nước của Âu châu.

 

1- Thệ phản.

Luther [1483-1546] là người dám nổi lên chống lại La Mã. Ngày 31/10/1517, LM Luther dán trước cửa nhà thờ Wittenberg 95 điều phản kháng Tetzel về chuyện bán ân xá. Luther chủ trương không thể tha tội bằng tiền. Luther cho rằng Giáo Hoàng không có quyền tha thứ cho ai. Giáo Hoàng Leo X ra thông điệp phi bác Luther. Luther đem thông điệp đó long trọng đốt trước mặt các sinh viên ở Wittenberg. Vua thượng vị Charles V bằt Luther ra trình diện trước hội đồng Worms. Luther ra trước hội đồng và không chịu từ bỏ một luận thuyết nào của ông. Và Đạo Tin Lành sinh ra từ đó.

Sau hội đồng Worms, Luther định trở về Wittenberg, nhưng Hoàng Tử ở Saxe giả vờ bắt ông và giam ông tại Warburg. Ở đấy, Luther dịch Kinh Thánh ra tiếng Đức. Ông trở vế Wittenburg năm 1522 và năm 1525 ông kết hôn với bà Katharina von Bora, một cựu nữ tu. Và từ đó cho đến khi ông mất ngày 14/02/1546, ông lo củng cố giảo hội của ông và địa vị cá nhân. Ở Âu châu, Tin Lành mạnh ở các nước Bắc Âu.

 

2- René Descartes [1596-1650].

Giáo Hoàng Joan Paul II, đã cho rằng Descartes xướng xuất Duy Lý chủ nghĩa và Chủ Quan chủ nghĩa tân thời. Descartes đã đánh dấu sự khởi đầu việc khai triển các khoa học chính xác và tự nhiên. Nghĩa là Descartes và Âu châu bắt đầu đề cao lý trí, không như St. Paul muốn hạ thấp lý trí [1Co 1:17-30, 2:1-16]. Giáo Hoàng cho rằng: "Trên thực tế, khoảng 150 năm sau Descartes, tất cả những gì được gọi là nền tảng Kitô giáo trong truyền thống tư tưởng Âu châu đã bị đẩy sang một bên..." "Trên căn bản này, tự do, bình quyền và huynh đệ đã được công bố. Gia sản tinh thần và gia sản luân lý của Kitô giáo bị loại khỏi nền tảng Phúc âm. Hậu quả là con người coi như chỉ sống bằng lý trí và lý luận thuần lý cúa mình, coi như Thiên Chúa không hiện hữu..." [164]

 

3- Charles Darwin [1809-1882].

Người làm cho Giáo hội bị những chưởng mạnh nhất từ xưa tới nay, có lẽ là Darwin. Như ta đã biết Darwin chủ xướng thuyết vạn vật tiến hóa, và vũ trụ này đã có từ rất lâu, loài này biến thành loài khác, và con người đã biến hóa ra từ một giống khỉ. Tất cả các lập trường trên đều ngược hẳn với Giáo hội. Học thuyết Darwin nay đã bao quát mọi mọi học thuyết khác. Cái hay của Darwin là chứng minh bằng dữ kiện. Kinh Thánh từ thời Darwin đã mất đi rất nhiều vẻ tôn nghiêm và bất khả ngộ.

Khoảng 1870, là lúc có cao trào chống đối học thuyết này. Và phái Fundamentalists [những người tin y như xưa] được hình thành. Giáo hội Công giáo từ vụ Gailée đến nay đã trở nên khôn ngoan hơn, không dám ra mặt chống đối học thuyết này và bất kỳ vấn đề gì về khoa học như xưa nữa.

 

4- Phong trào Deist.

Deism là một phong trào ở Anh Quốc thế kỷ XVII và XVIII. Deism cũng tin có Thượng đế, một Thượng đế ngọai tại như Công giáo, và dựng nên Trời đất như Công giáo, nhưng là một Thượng đế xa vời, không mấy quan tâm đến vũ trụ và con người, nhất là từ khi đã tạo dựng nên trời đất xong rồi. Môn phái này cho rằng Kinh Thánh mới và cũ là những sách huyền thoại, không thực tế. Nó chủ trương theo đạo tự nhiên chứ không theo đạo mặc khải của Công giáo. Nó không tin Thánh Kinh là lời Chúa. Không tin phép lạ, không tin Chúa xuống thế chuộc tội.

Nhiều người danh tiếng cầm đầu phong trào này như Thomas Morgan, Thomas Chubb, Thomas Woolston, Lord Herbert of Cherbury [1583-1648]. ông chủ trương phê phán các đạo tự nhiên và không chấp nhận những gì sai lạc, phi lý đã được sao chép vào sau này. ông không chấp nhận lấy quyền lực ép buộc công nhận sách vở, mà chỉ chấp nhận lý trí. Voltaire là một Deist, cũng như Benjamin Franklin của Mỹ. Tóm lại họ chủ trương được tự do đi tìm chân lý, và chân giá trị của họ là ở điểm này. [165] Stevens Morris cho rằng các vị Tổng thống Mỹ tiên khởi là Deists hay Unitarians. [166]

Phong trào Enlightenment hay Aufklarung [Ánh Sáng, Tỏa sáng] cũng nảy sinh ra song song với phong trào Deism. Enlightenment chủ trương dùng ánh sáng lý trí soi rọi vào mọi bình diện hoạt động của con người. Phong trào này xâm nhập vào mọi bình diện: Đạo giáo, văn chương, nghệ thuật, triết học, khoa học, chính trị v,v...

- Về tôn giáo, Herbert of Cherbury [1581-1648] viết quyển De Veritate [1627] đem lý trí vào đạo giáo. John Toland [1670-1622] viết quyển Christianity not Mysterious [Công giáo không màu nhiệm ] [1696], Matthew Tindal [1656-1733] viết quyểm The Deist's Bible.

- Về văn chương có các tác phẫm của Pierre Corneille [1606-1684], Jean Racine [1639- 1699], và Jean Baptiste Molière [1622-1673]. Chủ trương là phải điều khiển con người bằng lý trí. Ta cũng không quên được Montesquieu [1689-1755], Diderot [1713-1784] và nhất là Voltaire [1694-1778], người đề cao lý trí.

- Về nghệ thuật có các sáng tác của Rembrant [1606-1699], Rubens [1577-1640], Wattean [1864-1721], của Bach [1685-1750] v.v... Tất cả đều nói lên sự trong sáng của lý trí, và sự cân đối của sự vật trong khi xây lâu đài Versailles v.v...

- Trong Triết Học, có Descartes [1596-1727], có Spinoza [1622-1677], có Leibniz [1646- 1716] v.v...

- Trong khoa học có Newton [1642-1727]. - Trong chính trường có Frederic II nước Phổ [1740-1786], Catherine II nước Nga [1762- 1796], Joseph II nước Áo. Tất cả đều chú trương cai trị bằng lý trí.

Nhưng phong trào này dần dà đã suy tàn. [167] Trí thức Âu châu đã tỏ ra hết sức vô ơn với Giáo hội. Khi Âu châu bước vào thời Trung Cổ [A.D. 476-1453, từ đời vua Thượng Vị Roma là Romulus Augustus bị truất phế, cho đến khi thành Constantinople bị quân Turks chiếm], thì họ gọi khoảng đầu thời Trung Cổ là Thời kỳ hắc ám [Dark Age] [476- 1000].

Khi mà có phong trào chấn hưng nền học thuật Hi Lạp vào thế kỷ XIV, thì họ gọi là thời kỳ Phục Hưng hay Hồi Sinh [Renaissance]. Thời kỳ này tiếp theo ngay thời Trung Cổ. 85 Đến thế kỷ XVIII với phong trào đem ánh sáng lý trí soi rọi vào các học thuyết, các chế độ, thì họ gọi là Thế Kỷ Ánh Sáng [Enlightenment]. Ta nên nhớ, Giáo hội thịnh đạt nhất là vào thời Trung cổ, thế mà họ dám cho rằng đó là Thời kỳ đen tối. Khi mà họ bắt đầu rũ dần khỏi ảnh hưởng Giáo hội , thì họ xưng mình Sống lại, và khi mà họ quyết tâm đem lý trí soi rọi vào mọi sự ở gian trần này thì họ cho mình là sống trong ánh sáng. Làm như là Giáo hội đã kìm kẹp tư tưởng họ, làm cho họ sống lay lắt, và sống trong u tối v.v. Giáo Hoàng John Paul II cũng đã công nhận rằng Giáo hội đã mất dần ảnh hưởng từ thời Descartes, cho đến thời đại Ánh Sáng. [168] Như vậy, Giáo Hoàng cũng công nhận là Công giáo xưa nay đã không đề cao lý trí. Con người có ba đời sống:

1- Đời sống xác thịt [Địa đạo, vật đạo], được chi phối bằng ngũ quan.

2- Đời sống lý tri [Nhân đạo], được chi phối bằng lý trí.

3- Đời sống thần linh [Thiên đạo], được chi phối bằng trực giác. Công giáo gọi đời sống thần linh là đời sống đức tin, nên cho rằng Đức tin cao hơn đời sống lý trí.

 

5- Phong trào Tân tiến [Modernism].

Phong trào này mới đầu là do chính Giáo hội Vatican thành lập ra vào thời Giáo Hoàng Leon XIII có mục đích là cắt nghĩa lại, và chỉnh trang lại các giáo điều cho phù hợp với Kinh Thánh đã được cắt nghĩa lại.

Thế kỷ XIX, phong trào Darwin và Bất khả tri [Agnosticism] đã làm cho đức tin bị giao động. Người ta muốn cắt nghĩa lại lịch sử, gạt bỏ hết những gì huyền thọai, thêm thắt vào. Và người Đức rất đặt nặng vấn đề này. Họ đòi đem các phương pháp khoa học, sử học trên vào chuyện cắt nghĩa Kinh Thánh. Ernest Renan đã viết quyển Đời Chúa Giêsu, áp dụng các phương pháp trên.

Giáo hội rất ngại phong trào trên nên lập ra phong trào Modernists, tìm cho ra những người bảo vệ Thánh Kinh theo đúng các đường lối khoa học của các học giả Đức nói trên. Nhưng phong trào đã có những kết quả ngược lại. Nhiều người được huấn luyện, đã nhận thấy Kinh Thánh có nhiều điều sai trái, bất ổn, rất bất lợi cho tòa thánh Vatican. Đến cuối thế kỷ XIX thì phong trào này không còn là tiền đồn của Giáo hội nữa mà đã trở thành nhừng người phản đạo, rối đạo.

Năm 1907, Pius X đã phi bác phong trào này trong sắc chỉ Pascendi. Ngày 08/12/1864, Pius X còn viết tập kỷ yếu các điều sai lạc mới nhất chống lại phong trào này [Collection of Modern Errors, or Syllabus]. LM Loisy [1857-1940], Roger Martin du Gard ở Pháp, Michel de Unamuno [1864-1936] ở Tây Ban Nha là những người theo Modernism nối tiếng nhất.

LM dòng tên Tyrrell định nghĩa một người thuộc phe Tân Tiến như sau: Đó là một người tổng hợp được các giáo lý với khoa học. Họ là những giáo hữu tốt. Họ sửa lại giáo lý, 86 nhưng vẫn giữ lại tổ chức, lễ nghi, sách thánh, và tín lý, giáo điều, tuy nhiên họ có quyền giải thích lại, cắt nghĩa lại cho phù hợp với trào lưu.

Ở Anh cũng có phong trào Modernism, và có The Modern Churchmen's Union để phát huy phong trào. Giám Mục William Temple cho rằng Modernism là cái gì mà mọi người có học đều tin theo. Ở Mỹ thì Modernism là đi ngược với chủ trương Fundamentalism.[169] Như vậy, trong Phong trào Modernism, là Giáo hội chống lại với chính bọn con chiên xung phong của mình, do mình đã chọn lựa, nhưng lại trở cờ chống lại Giáo hội .

 

6- Sự bành trướng của Giáo hội nhờ phong trào thực dân và thuộc địa của Âu châu.

 Từ Christopher Columbus [1451-1506] trở đi, Giáo hội Công giáo nhờ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp v.v... đã rao giảng Phúc âm cho các nước Trung và Nam Mỹ, cho Philippine, cho Phi Châu, cho Á châu. Đâu mà Tây ban Nha đi đến, thì họ đã dùng mọi phương pháp để bắt mọi người theo đạo. Kết quả là Trung, Nam Mỹ, Philippine đều toàn tòng. Chỗ nào mà Pháp tới, đều xôi đỗ, nghĩa là số dân theo Công giáo không đông. Chỗ nào mà Anh tới, cũng xôi đỗ như vậy, nhưng phần đông lại là Thệ Phản. Đây, tôi không đi sâu vào những phương pháp giảng giáo của Tây ban Nha. Công giáo có cái hay là, ai đi giảng đạo ở đâu, cũng sẽ học tiếng địa phương, và ở tại đó cho đến chết, trừ phi là bị trục xuất ra khỏi nước mà thôi. Dĩ nhiên là trong số các vị Thừa Sai có nhiều người thật lỗi lạc như Matteo Ricci [1552-1610], như Verbiest ở Trung Hoa, như Alexandre de Rhodes ở Việt nam v.v...

Ngày nay ta thấy Giáo hội La Mã có hai bộ mặt: ở Âu châu, như ở Pháp, ở Đức thì người ta không còn tin Giáo hội như xưa nữa, và đã đặt ra rất nhiều câu hỏi. Trái lại, ở các nước khác như tại Á châu, Phi châu, Mỹ châu dân chúng còn thuần thành tin vào Giáo hội nhiều hơn. Nhưng Giáo hội được mạnh thật ra, là nhờ vào tư tưởng, chứ không phải nhờ vào số đông, không biết suy tư là gì. Như vậy trong tương lai, Giáo hội Vatican sẽ còn có rất nhiều biến chuyển, đổi thay.

Đổi thay theo chiều hướng nào? Thưa là chiều hướng huyền học của thế giới. Nghĩa là tin rằng Thượng đế là cốt lõi muôn loài, và hằng tiềm ẩn trong lòng mọi người. Và đạo giáo là lo tu luyện tâm thần, đi đến chỗ tinh hoa, cao đại, sống phối hợp nhất như với Thượng đế. Tức là tìm cho ra Thiên đạo thật sự.

 

HẾT

 


 

GHI CHÚ

 

164- John Paul II - Bước qua ngưỡng cửa hi vọng, tr. 72-73.

165- Vergilius Ferm - An encyclopedia of religion, p. 222.

166- The early presidents and patriots were generally Deists or Unitarians, believing in some sorts of impersonal Providence but rejecting the divinity of Jesus and the relevance of the Bible. American's Unchristian Beginnings. Founding Fathers: Most despite preachings of our pious right, were deist who rejected the divinity of Jesus. By Steven Morris. Los Angeles Times, cuối tháng 08/1995.

167- Vergelius Ferm - An encyclopedia of religion, p. 250.

168- John Paul II - Bước qua ngưỡng cửa hi vọng, tr. 72-75.

169- E. Royston Pike - Dictionnaire des religions, p. 216. - Michael Baigent, Richard Leigh, Henry Lincoln - Holy blood, holy grail, p. 187-190: The Catholic modernist movement. -Vergilius Ferm - An encyclopedia of religion, pp. 498-499.

 

bản điện tử của: http://chuyenluan.net/200703/SUY_NGHI_VE_TCG.pdf

Trang BS Nguyễn Văn Thọ