GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH92_1.php

21 tháng 9, 2008

Các bài trong chương 92: 1  2  3  4

 

CHƯƠNG 92


VẤN NẠN GIÁO HỘI LA MÃ


 

Bài này nằm trong Phần VI, Mục XXIII (có tựa đề là Tương Quan Sức Mạnh của Hai Miền Bắc và miền Nam và Trong Cuộc Chiến Thống Nhất Đât Nước 1954-1975) và đã được đưa lên giaodiemonline vào cuối năm 2006.

Nhận thấy từ hơn mười năm nay, với sự xúi giục của Vatican, các tu sĩ  và tín đồ Ca-tô lai lao vào con đường tội ác chống lại đất nước và tổ quốc bằng cách bất chấp cả luật pháp gây bạo loạn nhằm tiến tới lật đổ chính quyền hiện tại để tiến lên cướp chính quyền thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô như ở miền Nam trong những năm 1954-1963 và cở Croatia trong những năm 1941-1945. Theo sư hiểu biết của người viết, tiến trình hoạt động chống tổ quốc và chính quyền Việt Nam hiện nay như sau:

1.- Phát động phong trào xúi giục những người dân có đất và nhà cửa  bị  quốc hữu hóa theo Điều 19 của Sắc lệnh ngày 4-12-1953 ghi nhận rằng "Trên nguyên tắc, sắc luật bãi bỏ quyền sở hữu đất đai của ngoại kiều”, và theo Điều 2 và Điều 3 của Luật Cải Cách Ruộng Đất ban hành 14-6-1955 "Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác. - Đối với địa chủ Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì tuỳ tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất, trâu bò, nông cụ, lương thực thừa, nhà cửa thừa và tài sản khác. Phần không tịch thu thì trưng thu” (một tu viện mà 2 linh mục bị trục xuất, 2 linh mục bị tù thì không biết xếp vào hàng Việt gian hay phản động). [Xem bài viết "Cầu Nguyền Đòi Đất", Sự Thật Nào "Sẽ Giải Phóng Anh Em"?  của tác giả Trần Minh Khoa, đăng trên sachhiem 13/9/2008.]

2.- Con cờ Nguyễn Văn Lý được tung ra tại gây rối tại khu vực  nhà thờ Nguyệt Biều để châm ngòi và dò dẫm phản ứng của chính quyền và của nhân dân cả lương lẫn giáo. 

3.- Thành lập Khối 8406 do hai ông Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Phan Văn Lợi đứng đầu làm lực lượng tranh đấu kêu gọi giáo dân đứng lên gây bạo loạn trong mưu đổ lật đỏ chính quyền Việt Nam hiện nay.

4.- Công khai giục giáo dân gây bạo loạn tràn vào khuôn viên khu đất 42 Nhà Chung (tại khu đất này có trụ sở 03 cơ quan của UBND quận Hoàn Kiếm: phòng Văn hóa thông tin và thể dục - thể thao, Trung tâm thể dục – thể thao, Nhà văn hóa) kéo dài từ ngày 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 và chúng chỉ chấm dứt khi Vatican ra lệnh cho chúng vào ngày này.

Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xách động giáo dân khắp nơi kéo đến "vây" Tòa Khâm Sứ Hà Nội (số 42 phố Nhà Chung) nhiều ngày để đòi trả lại mảnh đất của Tây chiếm đóng ngày xưa.

 

5.- Mới đây, từ ngày 15/8/2008, chúng lại tái diến cái trò hề này ở Công Ty May Chiến Thắng tại 178 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.

Trong vụ này, nếu chính quyền nhượng bộ, họ sẽ thừa thắng xông lên phát động chiến dịch đòi đất trên toàn lãnh thổ và chuẩn bị tổng nổi dậy và kêu cứu Liên Hiệp Quốc như Vatican đã làm ở East Timor vào năm 1999-2000.

Điểm đáng để ý là trong vụ này vào ngày 19/9/2008, khi làm việc (nói chuyện) với Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã tuyên bố rằng “Tôi đi nước ngoài rất nhiều, tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam". Lời tuyên bố mất dạy trên đây của giám-mục Ngô Quang Kiệt làm cho cả nước cùng phẫn nộ. Anh Nguyễn Bình Lộc, thôn Yên Nội, xã Chấn Hưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc nói:

Tôi cảm thấy rất giận dữ. Ông Kiệt đã xúc phạm tôi và cả dân tộc Việt Nam, hơn 80 triệu người luôn tự hào là người Việt Nam, được mang Quốc tịch Việt Nam. Tôi từng chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, bao đồng đội của tôi đã hy sinh ở đó để giành độc lập cho dân tộc, để con cháu sau này được mang Quốc tịch nước Việt Nam độc lập. Và nay tất cả đã thành hiện thực, đất nước đang phát triển đi lên, dẫu ai cũng biết là còn rất nhiều khó khăn. Nhưng mỗi người dân đều cần tự nhủ phải góp sức mình để xây dựng đất nước. Còn ông Ngôn Quang Kiệt? Ông đã làm được gì cho đất nước này, ngoài những việc mà ông đã xúi giúc giáo dân gây rối, gây khó dễ cho chính quyền TP Hà Nội, vốn đang phải tập trung rất nhiều vào việc xây dựng và phát triển Thủ đô, trái tim của cả nước. Ông ta không xứng đáng làm Tổng Gám mục, không đáng được tiếp tục giảng đạo cho giáo dân nghe...”[1]

Lời phát biểu trên đây của giám-mục Ngô Quang Kiệt khiến cho người viết nhớ lại hai sự kiện:

a.- Ngày 27/8/1964, Linh-mục Hoàng Quỳnh đưa ra khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” để hô hào giáo dân liều chết lao vào cuộc chiến  phục hồi chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm mới bị lật đổ vào ngày 1/11/1963:

Ngày 27/8/1964: Tướng Khánh đã triệu tập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng bầu “Tam Đầu Chế” gồm: (1) Đại Tướng Nguyễn Khánh làm thủ tướng VNCH, (2) Đại Tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch chính phủ (thực chất làm bù nhìn cho bù nhìn), (3) Đại Tướng Trần Thiện Khiêm làm chủ tịch Hội Đồng Quân Đội VNCH.

Trong khi các tướng đang họp ở Bộ Tổng Tham Mưu, thì ở ngoài hàng rào BTTM, Nguyễn Khánh giật dây Linh-mục Hoàng Quỳnh (Tổng Quỳnh) xách động các phần tử cuồng tín từ các trại định cư Xóm Mới, Hố Nai, Gia Kiệm, Bùi Môn biểu tình trước Bộ Tổng Tham Mưu đòi hỏi, yêu sách phục quyền cho các phần tử Cần Lao với khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa.[2]

b.- Các nhà truyền giáo xúi giục tín đồ không tuân lệnh triiều đình và dạy dỗ họ chỉ phải tuân lệnh giáo hoàng ở Rome mà thôi. Sự kiện này được sách Bước Mở Đầy Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Viên Nam –1858-1897 ghi lại với nguyên văn như sau:

Các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các “con chiên”: Đức Giáo Hoàng ơ La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực Tòa Thánh Vatican.”[3]

Sự kiện Vatican đã và đang tiếp tục dạy dỗ tu sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt không tuân lệnh chính quyền Việt Nam mà chỉ tuân lệnh Giáo Hoàng ở Vatican, và sự kiện các tu sĩ Ca-tô đang xúi giục giáo dân nổi loạn, bất chấp cả luật pháp, khinh rẻ và miệt thị chính quyền Việt Nam hiên nay như đã xẩy ra từ nhiều năm này mà hành động cùng lời phát biểu vô giáo dục vào ngày 19/9/2008 của ông Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt khiến cho chúng tôi nghĩ rằng cần phải đưa chương sách này lên sachhiem.net vào lúc này để cho mọi người biết rõ cái vấn nạn Vatican đối với nhân dân thế giới nói chung cũng như đối với chính quyền và nhân dân Việt Nam hiện nay.

۞

 

Những người thấu hiểu lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã đều khẳng định rằng, đạo Ki-tô, đặc biệt là hệ phái Ki-tô La Mã luôn luôn có chủ trương tôn giáo chỉ đạo chính quyền. Chủ trương này được thể hiện ra bằng việc thiết lập chế độ đạo phiệt (với bộ máy cai trị bằng các tổ chức cảnh sát, công an và mật vụ như thiên la địa võng) trong đó giới tu sĩ của hệ phái đó được coi như là giới người siêu quyền lực ngồi ở hậu trường gọi là chính quyền chìm (informal government) làm chính sách, điều khiển và ra chỉ thị cho chính quyền thế tục gọi là chính quyền nổi (formal government) phải thi hành. Chính quyền thế tục này sẽ thi hành tất cả những kế hoạch, biện pháp và các quyết định do chính quyền chìm đưa ra, trong đó đáng kể nhất là những biện pháp dưới đây:

Biện Pháp 1: Phải đưa hệ phái tôn giáo này lên hàng quốc giáo bất kể là dưới dạng thức nào (vấn đề quan trọng là bản chất), ban hành những luật lệ, bất kể là hình thức nào, nhằm cưỡng bách nhân dân phải tuân hành những giáo luật. Tất cả những giáo luật đều có mục đích duy nhất là phục vụ cho quyền lợi của hệ phái tôn giáo này mà quan trọng nhất là việc nắm độc quyền tất cả các phương tiện sản xuất trong nước và kiểm soát hay khống chế tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội. Đây là truyền thống trong đạo Ki-tô La Mã (xin gọi vắn tắt là đạo Ca-tô). Chủ trương này đã được Giáo Hội La Mã đưa ra và triệt để thi hành từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay. Sự kiện này được cựu giáo-sĩ Malachi Martin ghi nhận ở trong cuốn Rich Church, Poor Church với nguyên văn như sau.

Trong các vấn đề tôn giáo, trước khi Kitô giáo ra đời, các tôn giáo trên thế giới đều có đặc tính khoan dung. Một trong những thông điệp của Delphic Oracle là “Mọi người đều đúng cả. Chẳng có ai sai quấy.” Nguyên tắc của người La Mã thời bấy giờ là “Tôn giáo ở trong vùng (nơi bạn cư ngụ) là tôn giáo của bạn.” Trong tâm trí và trong cách ứng xử của người đời thời bấy giờ là không có sự liên hệ gì giữa tôn giáo và chân lý. Tôn giáo không được coi như là một sự kiện có thật. Cho nên, thời kỳ trước khi đạo Kitô ra đời, không có chiến tranh tôn giáo, không có chuyện bách hại tôn giáo, và cũng không có người nào gọi là tử đạo cho niềm tin tôn giáo của họ. Lúc bấy giờ, không có ai cố gắng áp đặt tôn giáo hay cưỡng bách người khác phải theo tôn giáo của mình. Chỉ có những người Ki-tô giáo mới sản xuất ra chiến tranh tôn giáo, gây nên những vụ bách hại tôn giáo và tạo nên những người tử đạo.

Ngay từ lúc đầu, người Ki-tô giáo đã khăng khăng cho rằng tôn giáo của họ là chân lý, rằng tôn giáo của họ nói về thực tế. Họ đưa ra lập luận rằng tôn giáo của họ là một chân lý toàn cầu, rằng chỉ có Ki-tô giáo mới là tôn giáo đích thực. Vì thế, mọi hệ thống triết lý khác và mọi hệ thống kiến thức khác - bất kỳ ngành họat động nào của con người có liên hệ với chân lý – đều phải hài hòa với tôn giáo đích thực là Ki-tô giáo. Trái lại, đó chỉ là một hệ thống triết lý giả, một kiến thức giả. Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Ki-tô giáo mà ra. Ki-tô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi – giữa những liên hệ cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau. Các vấn đề như quân sự, chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt.”

Nguyên văn: “In religious matters, the pre-Christian world was ecumenical tolerant. “Everybody is right. Nobody is wrong,” was one message of the Delphic Oracle, “Whatever be the region of the earth where you find yourself,” went the Roman principle, “that region’s religion is your religion.” In men‘s minds and in the way they conducted their affairs, there was no connection between religion and truth. Religion was not considered a true thing. Hence, prior Christianity, there was no religious wars and no religious persecutions. There was no religious martyrs for their faith. No one tried to impose religion as such on anyone else. Only Christians produced such wars, persecutions and martyrs.

From their beginnings, Christians insisted that their religion was true, that it did speak about reality. They drew the logical conclusion from that: that it was universally true. That there could be only one true religion. Theirs. Hence all philosophy and all knowledge - any branch of human activity that dealt with the truth – had to be, would be reconcilable with the true religion, Christianity. Otherwise, it was a false philosophy, a false knowledge. Automatically, an all embracing morality from this Christianity. It permeated all aspects of temporal life: economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning – between these there was no irreconcilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government – all became dominated by religion.”)[4]

Bản văn trên đây cho chúng ta thấy rõ dã tâm của Giáo Hội La Mã là muốn nắm trọn quyền kiểm soát tất cả một phương tiện sản xuất và tất cả mọi phạm vi sinh hoạt trong xã hội. Cũng vì thế mà ở đâu có quyền lực của Giáo Hội vươn tới thì ở đó chế độ cha cố (đạo phiệt Ca-tô) sẽ được thiết lập và nhân dân sẽ trở nên nghèo đói, ngu dốt, lạc hậu và chậm tiến. Bằng chứng là nhân dân các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi ở Nam Âu từ năm 1945 trở về trước ở trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, chậm tiến, nặng đầu óc mê tín và có nhiều tệ đoan xã hội hơn rất nhiều nếu so với các nước Âu Châu khác ở Bắc và Tây Âu. Sách Rich Church Poor Church viết:

"Sự trái ngược giữa các nước nghèo khó ở Nam Âu và sự phồn thịnh của các nước ở Bắc Âu thật là quá rõ ràng. Nước Anh Tin Lành đã trở thành một cường quốc trên thế giới và đang trên đường trở thành một trong các đại đế quốc thương mại; nước Phổ Tin Lành giầu có và hùng mạnh; nước Hòa Lan Tin Lành đã khởi tiến việc ngoại thương và xứng đáng được mang danh xưng đế quốc. Một du khách đi từ Bắc và Trung Âu tới nước Pháp và bán đảo Tây Ban Nha rồi qua Ý Đại Lợi sẽ thấy sự tương phản về kinh tế, mức sống và trình đồ học vấn tổng quát của người dân trong các quốc gia này. Ở Bắc và Trung Âu, phần lớn là Tin Lành, không có quốc gia nào rơi vào tình trạng chết đói và nghèo khổ triền miên như các nước ở miền Nam Âu. Chủ nghĩa tư bản cổ điển đã lỗi thời và các quốc gia theo đạo Tin Lành, nhân dân các quốc gia này cũng đã thức thời và sẵn sàng từ bỏ nó để làm lợi cho đất nước.

Các chính khách và vua chúa ở các quốc gia Nam Âu cho rằng Tòa Thánh La Mã và chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái và thua kém của nước họ so với các nước theo đạo Tin Lành."

Nguyên văn: "The contrast between the impoverished southern European countries and the flourishing northern European states at this time was a glaring one. Already Protestant England had become a world power and was on its way to founding one of the great commercial empires; Protestant Prussia was prosperous and powerful; Protestant Holland was already starting the overseas trade that in time would offer it the title of empire. A traveller from northern and central Europe down into France, the Iberian peninsula, and Italy would be struck by the contrast in economic well-being, standard of living, and general education of the people. The northern and the central nations, predominantly Protestant, had none of the starvation and endemic poverty exhibited down south. Classical capitalism was off on its first flight and the Protestant nations were ready to take advantage of it.

The statesmen and kings in southern Europe held Rome and the papacy primarily responsible for that degrading difference between them and their Protestant counterparts." [5]

Tương tự như vậy, người dân ở các nước Châu Mỹ La-tinh nghèo đói lạc hậu, chậm tiến, nặng đầu óc mê tín dị đoan nếu so với nguời ở Bắc Mỹ như Hoa Kỳ và Canada, và người dân Phi Luật Tân nghèo đói, lạc hậu, chậm tiến, nặng đàu óc mê tín dị đoan nếu so vớ những người dân ở lục địa Á Châu như Cao Miên, Miến Điện Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiền và quốc đảo Nhật Bản.

Biện pháp 2.- Thiết lập các tổ chức cảnh sát, công an, mật vụ như thiên la địa vọng và trao cho những tín đồ Ca-tô “ngoan đạo” tuyệt trung thành với Giáo Hội La Mã nắm giữ nhưng chức vụ chỉ huy. Đồng thời, tất cả những chức vụ chỉ huy các cơ quan quan trọng khác trong chính quyền và trong quân đội cũng đều được trao cho những tín đồ Ca-tô  đảm trách. Tất cả những việc làm này đều có mục đích duy nhất là chuẩn bị cho việc thi hành biện pháp 3: Tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân.

Biện pháp 3.- Thi hành kế hoạch Ki-tô hoá nhân dân bằng phương tiện của chính quyền và bằng bất kỳ thủ đoạn hay mánh mung nào cũng được, miễn là đạt được mục đích: Hoặc là dùng một số quyền lợi vật chất hay chức vụ trong chính quyền làm miếng mồi câu nhử những phường tham lợi và háo danh chạy theo bắt mồi mà theo đạo, hoặc là bằng những thủ đoạn gian manh được ngụy trang bằng hình thức luật pháp để cưỡng bách nhân dân phải theo đạo như Đế Quốc La Mã trong thời Hoàng Đế Theodosius I (346-395), ở Tây Ban Nha trong thời Nữ Hoàng Isabella I (1451-1504) và chồng là Hoàng Đế Ferdinand V (1452-1516), ở Anh trong thời Nữ Hoàng Mary I (Bloody Mary) trong những năm 1553-1558, ở Pháp trong thời Pháp Hoàng Louis XIV (1638-1715) [rõ ràng nhất khởi đầu từ năm hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes vào năm 1685], ở Croatia trong thời bạo chúa Ante Pavelich trong những năm 1941-1945, hoặc là dùng những thủ đoạn bất chính để dồn người dân vào thế kẹt phải theo đạo để cho thoát nợ như ở miền Nam Việt Nam trong thời bạo chúa Ca-tô Ngô Đình Diệm:

Có những người cũng cho rằng họ vào đạo họ vào đạo để khỏi bị sách nhiễu về chính trị. Quần chúng ở đây, vì đã từng sống lâu năm dưới chế độ Việt Minh, nên bị tình nghi có liên hệ với “kẻ địch”, bây giờ vào đạo là gặp được con đường để tỏ lòng trung thành với chế độ, hoặc ít ra cũng tránh được những quấy nhiễu của cảnh sát.” [6]

Biện Pháp 4: Phải thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để biến người dân trở thành hạng người vừa ngu xuẩn không biết sử dụng lý trị để tìm hiểu sự vật bằng phương pháp sư phạm bắt học thuộc lòng như con vẹt những bài học đã soạn sẵn và không được được hoài nghi và thắc mắc gì trong bài học, điển hình là những lời dạy của Giáo Hội như “Niềm tin tôn giáo không cần đến sự can thiệp của lý trí hay ánh sáng của khoa học” và “phúc cho ai không thấy mà tin”, vừa dốt đặc về lịch sử loài người, giống như những đứa con hoang trong cộng đồng nhân loại, vừa dốt đặc về quốc sử và trở thành những đứa con hoang trong cộng đồng quốc gia. Lý do là vì Giáo Hội La Mà chủ trương kiểm soát chương trình học, không cho học toàn bộ những bài học lịch sử thế giới và cũng không cho học đầy đủ những bài học trong môn quốc sử. Vì vậy, những bài học mà Giáo Hộ đã ra lệnh cắt bỏ thì không được đưa vào trong chương trình học. Giáo Hội chỉ cho học sinh học một số bài học mà Giáo Hội đã kiểm soát và diễn dịch lươn lẹo theo ý muốn của Giáo Hội rồi mới được đưa vào trong chương trình học. Giáo Hội cũng đã làm như vậy trong việc biên soạn các bài giảng trong các nhà thờ. Cũng vì thế mà giáo dân thường hay nói đến thánh kinh, nhưng họ lại không biết rằng ở trong đó, ngoài những chuyện hoang đường có mục đích lòe bịp và lừa gạt người đời, còn có cả hàng rừng chuyện loạn luân, dâm loàn và hàng rừng chuyện tội ác khác.

(xem tiếp ®)

۞


CHÚ THÍCH


[1] Xin xem bài “Dư luận xã hội về lời phát biểu của ông Ngô Quang Kiệt: Ông Kiệt thuộc về đâu trong thế giới này” của phóng viên Hà Nội Mới, được sachhiem.net đăng lại ngày 20/9/2008.

[2] Chu Văn Trình, Văn Sử Địa (Tavares, Florida:Ban Tu Thư Tự Lực, 1989), tr. 80.

[3] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858–1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1995), tr.17.

[4] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G. P. Putnam’s Sons, 1984) p. 90.

[5] Malachi Martin, Ibid., pp 155-156.

[6] Trần Tam Tình, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr. 130.

 

© sachhiem.net


Xem các chương khác:

VATICAN:CH06- Cấu Kết Với Cường Quyền (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Bản Chất Lươn Lẹo (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Bản Chất Nhận Vơ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Cưỡng Từ Đoạt Lý (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Diễn Biến Sự Rã Đám của Chính Quyền Miền Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Thói Quen Tiếm Quyền (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Đảo Lộn Lịch Sử (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH15.1 - Tại Sao Tu Sĩ TCG Phải Sống Độc Thân? (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH15.2 - Hậu Quả Của Chính Sách Cưỡng Bách Độc Thân (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH15.3 - Tình Trạng Loạn Luân Trong Giới Tu Sĩ Ca-Tô (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH16.1 - Chủ Đích Đi Tu Của Đạo Ca-Tô (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH16.2 - Độc Thân và Sự Trinh Bạch của Tu Sĩ Ca-Tô (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH16.3 - Biện Pháp Giải Quyết Nạn Khan Hiếm Tu Sĩ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH17.1 - Bao Che Tu sĩ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH17.1 - Các Biện Pháp Để Bao Che (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH17.3 - Đối Với Tín Đồ Người Mỹ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH18- Lộ Đồ Chinh Phục Thế Giới (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH19- Thiết Lập Các Đạo Quân Thứ 5 (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH20- Đoàn Ngũ Hóa Tín Đồ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH21- Vận Động Pháp Lần Thứ Nhất (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH22- Lần Thứ Hai Vận Động Pháp Chiếm Việt Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH23- Lần Thứ Ba Vận Động Pháp Chiếm Việt Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH24- Sách Lược Nội Công Ngoại Kích (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH25- Bộ Máy Cai Trị Của Liên Minh (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH26- Đời Sống Dân Ta Trong Thời Pháp-Vatican Đô Hộ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Ch27- Tiền Bạc, Châu Báu Bị Vatican Cướp Đoạt(Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH28- Chính Sách Thuế Khóa và Sưu Dịch (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH29- Cướp Chùa, Ruộng Đất, Xây Nhà Thờ  (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH30- Hậu Quả Của Chính Sách Thuế Khóa (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH31- Hai Cảnh Đời Trái Ngược (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH6- Cấu Kết Với Cường Quyền (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH60- Vatican Vận Động Hoa Kỳ Để Dy Trì Quyền Lực Tại Miền Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH60-1 Những Tính Toán của Vatican Trong Năm 1950 (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH61- Ngô Đình Diệm Dưới Mắt Các Chính Khách Hoa Kỳ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH62- Hoa Kỳ Nỗ Lực Củng Cố và Bảo vệ An Ninh cho ông Ngô Đình Diệm (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1a NGÔ ĐÌNH DIỆM: Con Người và Tội Ác (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1b Sơ Lược Cuộc Đời của NGÔ ĐÌNH DIỆM (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1c Tại Sao Gọi Là Tam Đại Việt Gian (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1d Cuồng Tín (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1e Những Đặc Tính Chung của Các Tín Đồ Ca-tô (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1f Tình Trạng Ngu Dốt Của Ông Diệm (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1g Những Việc Làm Tàn Ngược Của Ông Diệm (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH7- Bộ Máy Đế Quốc Gia Tô La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH7- Bộ Máy Đế Quốc Gia Tô La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH8- Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH8- Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH8- Phụ Bản (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH8- Phụ Bản (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH91 - Vấn Nạn Buôn Bán Ma Túy (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH92-1 - Vấn Nạn Giáo Hội La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH92-2 - Vấn Nạn Giáo Hội La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH92-3 - Vấn Nạn Giáo Hội La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH92-4 - Vấn Nạn Giáo Hội La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Chương Dẫn Nhập (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Chương Dẫn Nhập tt (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Mục X- Vatican Cướp Đoạt Tài Sản Việt Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Sơ Lược Hồ Sơ GHLM (Nguyễn Mạnh Quang)

© sachhiem.net