GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH28.php

14 Jan, 2008

Các Chương trong Mục X: Lời đầu  26  27  28  29  30  31 

CHƯƠNG 28


GIÁO HỘI LA MÃ BÓC LỘT NHÂN DÂN VIỆT NAM

BẰNG CHÍNH SÁCH THUẾ KHOÁ VÀ SƯU DỊCH



 

Trước khi nói đến những thủ đoạn bóc lột nhân dân bị trị tại Đông Dương bằng chính sách thuế khóa vô cùng dã man và hết sức tàn độc, chúng ta hãy nhớ lại chính sách này của chính quyền đạo phiệt Da-tô Pháp trong thời Trung Cổ. Nguời viết xin tóm lược lại những thứ thuế mà những ai nghĩ đến đều phải rùng mình và ghê tởm:

1.- Thuế thập phân (tithe): Không biết theo tục lệ hay theo pháp luật, mỗi tháng, mỗi người dân phải trích ra 10% (10 phần trăm) lợi tức để nộp cho nhà thờ. Không biết cái thứ thuế quái đản cực kỳ phi lý này có từ bao giờ (chắc chắn là không thể có trước ngày 20/5/325 và chính thức bị chấm dứt ở Pháp ngay sau khi Cách Mạng bùng nổ vào ngày 14/7/1789.

2.- Ngoài thứ thuế bất nhân trên đây, nguời dân Âu Châu còn phài đóng hàng mấy chục thứ thuế mà tác giả Nghiêm Xuân Hồng đã ghi rõ nơi các trang 15-18 trong cuốn Cách Mạng và Hành Động với nguyên văn như sau:

Cho nên, trong thời tiền Cách Mạng,….Có nhiều chức vụ trong xã hội mà lớp tư sản không có quyền tham dự hoặc đảm nhiệm, tỷ dụ những chức vụ tại các pháp đình. Trong quân đội cũng vậy, người dân không bao giờ được đóng (làm hay giữ chức vụ) sĩ quan hết. Ngoài ra, mặc dầu nắm giữ mậu dịch và kinh doanh, sự tự do buôn bán và làm nghề của tầng lớp tư sản vẫn luôn luôn bị lớp quý tộc làm ngang trở. Do đó, đã xẩy ra những mâu thuẫn giữa tư sản đô thị (tầng lớp đương tiến tới) và những tầng lớp quý tộc và tu sĩ. Ngay cho đến những tầng lớp được ưu đãi, trong mỗi tầng lớp không phải không tiềm ẩn những mâu thuẫn. Tỷ như trong lớp tu sĩ, không phải bất cứ người nào khoác áo nhà tu hành nào cũng đều có thể sống đời vương giả. Thực ra, trong toàn cõi nước Pháp, chỉ có chừng mấy chục vị giám mục hoặc hồng y giáo chủ là có thể sống cuộc đời xa hoa mà thôi. Tại địa phận Strasbourg, Hồng Y De Rohan mỗi năm thu tới số huê lợi chừng 400.000 (4 trăm ngàn) đồng bảng, tức là một món tiền rất lớn vào thời đó. Nhưng ở dưới những giám mục cùng hồng y, có hàng ngàn các mục sư (phải dùng chữ linh mục mới đúng với đạo Da-tô của Giáo Hội La Mã - NMQ) tại các làng xã. Những vị này thường sống nghèo khổ không hơn bọn nông phu là mấy, và họ quả thật là một thứ vô sản của Giáo Hội. Họ đã chất chứa sãn trong tâm khảm những căm hờn bất mãn! Năm 1789, Linh-mục coi địa phận Maroles đã viết:

"Chúng ta, bọn tu sĩ nghèo nàn sống giữa bọn con chiên đói rách, số phận chúng ta thực không hơn gì những hòn đá dùng để xây cất những căn nhà thờ cũ nát của chúng ta. Đã thế, chúng ta còn chịu sự áp bức của bề trên nữa! Đã có lần, một kẻ trong chúng ta chỉ chặt một khúc cây trong rừng để làm chiếc gậy chống đi đường, mà kẻ đó cũng đã bị các bề trên lôi ra trước tòa án để xét xử!"… Thảm hại hơn nữa, chợt bắt gặp chiếc xe song mã hay tứ mã của một vị giám mục hay hồng y nào đó, vị linh mục chỉ còn đủ thì giờ cúi gập người xuống chào rồi nhảy tót vào bụi rậm bên đường để tránh những vết bùn do bánh xe làm văng ra tung tóe. Do những căm hờn bất mãn đó, nên về sau, khi xẩy ra cách mạng, ta sẽ thấy tầng lớp linh mục nghèo nàn dần dần tách ra khỏi khối giám mục và hồng y để sát cánh cùng với thứ dân đòi thay đổi chế độ cũ.”[33]

Còn đối với quý tộc và tu sĩ, lẽ dĩ nhiên là người nông dân phải chịu bao nhiêu thứ thuế bóc lột rồi. Muốn xay lúa mì cũng phải thuế, muốn nướng bánh mì cũng phải thuế, muốn qua cầu đò cũng phải thuế, muốn tới chợ cũng phải thuế, muốn cho con bò ăn cỏ tại cánh đồng cỏ cũng phải thuế, muốn cất một ngôi nhà cũng phải thuế! Nếu chim chóc của quý tộc tới phá hại mùa màng, các nông dân không được quyền săn giết, chỉ được quyền đắnh trống, đánh mõ đuổi đi mà thôi. Chó săn không được nuôi, và nếu nuôi chó thì phải đeo một cái xích thật nặng vào cổ và có giây buộc dắt theo người… Xưa kia, dưới thờ thịnh tri phong kiến, khi các công hầu còn cầm gươm cầm súng xông pha chiến trận để che chở cho bọn dân cầy nô lệ, thì người nông phu còn vuốt bụng cam chịu những thuế má đó. Nhưng tới thời đế chế tập quyền, người nông phu đã đóng thuế cho vua rồi, không lẽ còn nai lưng ra đóng thuế cho chúa nữa? Do đó, họ dần dân nhận thấy những quyền hành của chúa là vô lý, và phôi thai những hoài vọng giải phóng."[34]

Thực ra, vì lý do muốn tránh cho đoạn văn trên đây rơi vào tình trạng dài dòng, cụ Nghiêm Xuân Hồng đã không đề cập đến nhiều thứ thuế khác. Một trong những thứ thuế này là nếu khi xây cất một căn nhà có cửa sổ thì cũng phải đóng thêm phần thuế “có cửa sổ”. Tiền thuế này sẽ tăng theo “số lượng cửa sổ” của căn nhà.

Người Việt Nam ta có câu nói “Bà già cầu cho bạo chúa sống lâu.” Từ câu nói này, chúng ta rút ra được một bài học: “Càng về sau, các chế độ độc tài và đế quốc thực dân xâm lược càng tinh vi, càng thâm độc và càng bạo ngược.” Đây là một quy luật lịch sử. Theo quy luật này, chúng ta có thể biết được trong thời “trăm năm nô lệ giặc Tây”, Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp – Vatican đối xử với nhân dân ta vô cùng tàn ngược qua những hành động cướp đoạt tài nguyên và bóc lột nhân dân bằng chính sách thuế khóa và sưu dịch cực kỳ tinh vi và hết sức dã man, dã man gấp bội phần nếu so với chính sách bóc lột nhân dân của Giáo Hội La Mã và các chế độ đạo phiệt tay sai của Vatican ở Âu Châu trong thời Trung Cổ kéo dài cho đến thế kỷ 19.

Cũng nên nhớ là ở Âu Châu, trong thời Trung Cổ, Giáo Hội La Mã đã từng là thế lực chủ động đặt ra thứ thuế “thập phân” (tithe), đã từng phát minh ra tệ trạng “bán thánh” (simony), đã từng sáng chế ra những mánh mung thần sầu quỷ khốc để moi tiền thiên hạ bằng cả rừng chuyện hoang đường được ngụy trang bằng những “tín lý Ki-tô” như là “Lò Luyện Ngục” (Purgatory), “giấy xá tội” (indulgences) và hàng trăm chuyện hoang đường khác như các phép bí tích, phép mầu, phép lạ, Đức Mẹ hiện ra, đặc biệt là sử dụng danh xưng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để lừa bịp, bóc lột tín đồ, vơ vét, bốc hốt, chứa chất cho đầy túi tham của Giáo Hội. Nhờ vậy mà Giáo Hội đã trở thành một thế lực giàu có nhất Âu Châu. Sự giàu có của Giáo Hội đã được trình bày đầy đủ ở trong một chương sách khác (Mục VI, Phần II) trước đây. Giang sơn dị cải, bản chất nan di. Với bản chất tham tàn và bạo ngược như vậy, tất nhiên, Giáo Hội đi đến đâu là nhân dân ở đó không thể nào thoát khỏi bàn tay vơ vét và bốc hốt của Giáo Hội.

Lời than phiền “chúng ta chỉ chặt một khúc cây trong rừng làm chiếc gậy chống đi đường, mà kẻ đó cũng bị các bề trên lôi ra trước tòa án xét xử!” của vị tu sĩ coi đía phận Marolles như đã nói ở trên và đoạn văn nói về việc Giáo Hội chủ trương kiểm soát hết tất cả mọi phạm vi sinh hoạt trong đời sống của người dân trong xã hội do cựu giáo sĩ Malachi Martin viết trong cuốn Rich Church, Poor Church được ghi lại trong Chương 18 (Mục VII) ở trên là bằng chứng hùng hồn nhất nói lên sự kiện này.

Giáo Hội là thế lực chủ động đánh chiếm Đông Dương rồi vận động Pháp liên minh với Giáo Hội và xuất quân chinh phục vùng đất này để cùng thống trị và cùng chia nhau lợi nhuận. Giáo Hội đã từng có kế hoach đào tạo người dân bản địa thành những tên tay sai phục vụ cho Giáo Hội, làm những công việc thông ngôn, đưa đường, dẫn lối và chỉ điểm cho quân đội Liên Minh Thánh Pháp – Vatican khi tiến vào tấn chiếm Việt Nam cũng như trong các chiến dịch truy lùng và tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta, và cung ứng nhân sự cho bộ máy cai trị trong thời kỳ ổn định. Giáo Hội cũng đã đưa ra Kế Họach Puginier vào giữa thập niên 1860 để tiêu diệt Nho giáo và Nho sĩ với chủ tâm “diệt tận gốc, trốc tận rễ” tiềm lực kháng chiến của nhân dân ta[35]. Với một quá trình họat động và thành tich chống lại Việt Nam như trên, tất nhiên là Giáo Hội cũng phải là thế lực chủ động trong chính sách thuế khóa và sưu dịch của chính quyền bảo hộ Pháp – Vatican tại Đông Dương trong thời kỳ 1858-1945.

 

CÁC THỨ THUẾ

 

1.- Thuế đinh. Một trong những thứ thuế vô cùng quái đản và hết sức dã man mà chính quyền liên minh Pháp – Vatican cưỡng bách nhân dân ta phải tuân hành là “thuế thân” hay còn gọi là “thuế đinh”. Loại thuế này đánh theo đầu người nam từ 18 tuổi đến 60, bất kể là bạch đinh vô sản hay hữu sản, bất kể là thất nghiệp hay có công ăn việc làm, bất kể là ốm đau hay tàn tật, hàng năm mỗi người ở trong lớp tuổi này bị cưỡng bách phải nộp cho nhà nước một số tiến khỏang 6 hay 7 đồng (vào năm 1929), trong khi đó giá tiền một cân gạo (một kí lô?) chỉ có 10 xu (cũng vào năm 1929 và tăng lên 17 xu vào cuối năm đó).[36] Cũng vào thời điểm này, một nông dân đi làm mướn cho các ông điền chủ, chỉ được trả có 12 xu một ngày, rồi tăng lên đến 16 xu. Từ những dữ kiện về giá gạo và giá lao động (tiền công một ngày của người nông dân lao động) trên đây, chúng ta suy ra và thấy rằng một người dân nghèo vô sản phài đi làm khoảng 50 ngày liên tục, và một nông dân chủ ruộng phải bán đi khoảng 60 cân gạo mới có đủ số tiền đóng thuế thân cho nhà nước. Cũng nên biết là trong lịch sử loài người, không có một chế độ chính trị nào lại đặt ra thứ “thuế đinh” quái đản như vậy, ngoại trừ Giáo Hội La Mã hay các chế độ chính trị có bàn tay của Giáo Hội La Mã ở trong đó.

2.- Thuế muối và nắm độc quyền phân phối muối.- Muối là một trong những thứ nhu yếu phầm, đặc biệt lại là một sản phẩm vô cùng quan trọng trong miếng ăn của người Việt Nam vì hai nguyên nhân:

Thứ nhất, muối là thành phần vô cùng cần thiết trong việc dự trữ thực phẩm, chế biến món ăn và nấu ăn. Muốn muối cá, muối thịt, làm nước mắm, muối dưa cải hay muối chua các thứ rau, tất cả đều phải có muối. Kho cá, kho thịt, làm xôi, nấu cơm nếp, ăn cháo trắng lót lòng cũng phải có muối. Nói tóm lại, bất kỳ món ăn nào cũng phải có muối. Chính vì thế mà đối với người Việt Nam, muối trở thành một sản phẩm vô cùng quan trọng không khác gì gạo.

Thứ hai, nước ta không có mỏ muối. Vì thế, tất cả muối tiêu thụ ở nước ta đều được sản xuất qua phương pháp gạn lọc nước biển bằng cách để cho nước bốc hơi bay đi hết, chất muối lắng xuống ở dưới rồi gom lại thành từng thúng đem đi bán. Do tình trạng này, chỉ những vùng ven biển có bãi cát lài lài, thoai thoải bằng bằng mới có điều kiện để sản xuât muối. Những vùng bờ biến dốc đứng không có điều kiện sản xuất muối. Những yếu tố này đã khiến cho muối trở nên khan hiếm ở trên thị trường.

Biết được những yếu tố quan trọng này, các nhà làm chính sách thuế khóa trong chính quyền Liên Minh Pháp – Vatican nghĩ ngay đến biện pháp nắm độc quyền phân phối muối. Qua chính sách đánh thuế bất nhân này, chúng đã thu vơ về ngân quỹ của Liên Minh Pháp – Vatican một khỏan tiền khổng lồ có thể đủ trả lương cho 50% công chức ở Đông Dương:

Thời Pháp thuộc, thuế muối chiếm 6%-8% tổng thu ngân sách và đủ nuôi 50% cán bộ công chức Đông Dương.” [37]

Thực ra, trong lịch sử nước ta, vào những năm 1407-1427, nhà Minh cũng đặt ra thuế muối, và ở miền Bắc, vào năm 1721, Chúa Trịnh Cương (1709-1729) cũng đặt ra thuế muối, vào năm 1723 trong thời Chúa Trịnh Giang (1729-1740) loại thuế này đã bị hủy bỏ, rồi lại được tái lập trong thời Chúa Trịnh Doanh (1740-1767):

“Thuế muối. Năm Tân Sửu (1721), Trịnh Cương đặt quan Giám Đương để đánh thuế muối, cứ 10 phần, quan lấy 2 phần. Những người buôn muối phải lĩnh thẻ của quan Giám Đương, thì mới được mua muối, mà trước phải mua của quan đã, rồi sau đó mới được mua của những người làm muối. Vì đánh thuế như thế, cho nên giá muối cao đến một tiền một đấu muối, dân sự ăn uống khổ sở. Bởi vậy đến năm Nhâm Tí (1723) Trịnh Giang bỏ thuế muối không đánh nữa. Đến năm Bính Thìn (1746) Trịnh Doanh lại lập lại phép đánh thuế muối, cứ chia ra 50 mẫu ruộng muối làm một bếp, mỗi bếp phải nộp 40 hộc muối thuế, mỗi một hộc đánh giá là 180 đồng tiền, tức là ba tiền.”[38]

(Có thể tác giả bản văn trên đây đã lầm lẫn khi nói về niên biểu mà Chúa Trịnh Giang ra lệnh hủy bỏ thuế muối vì rằng những niên biểu này không phù hợp những năm Chúa Trịnh Giang trị vì là 1729-1740.)

Thế nhưng, ngọai trừ trong một thời gian ngắn trong thời Chúa Trịnh cầm quyền ở Đường Ngoài: Trịnh Cương và Trịnh Giang, không có triều đại hay chế độ nào lại đánh thuế muối và nắm độc quyền phân phối muối cả. Độc quyền một phạm vi hoạt động nào có nghĩa là khống chế phạm vi họat động đó trong xã hội. Độc quyền và độc tài chuyên chính là bản chất của Giáo Hội La Mã. Như đã nói ở Chương 18 (Mục VII) ở trên, Giáo Hội La Mã chủ trương nắm độc quyền các phương tiện sản xuất và kiểm soát chặt chẽ tất cả các phạm vi sinh họat xã hội. Giáo Hội La Mã đã thực thi chủ trương này trong suốt chiều dài lịch sử từ ngày 20/5/325 cho đến ngày nay ở bất cứ nơi nào mà quyền lực của Giáo Hội vươn tới.

3.- Thuế rượu: Chính quyên Liên Minh Pháp – Vatican nắm quyền độc quyền sản xuất, độc quyền phân phối và cưỡng bách nhân dân ta phải tiêu thụ rượu theo chỉ tiêu do chính quyền chỉ định. Người viết không biết rượu đã xuất hiện vào thời điểm nào trong lịch sử nhân loại. Trong thực tế, rượu đã được coi như khá quan trọng trong nếp sống văn hóa trong bất kỳ xã hội nào dù là văn minh hay lạc hậu. Bởi thế, chúng ta thấy hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có nhiều thứ rượu khác nhau và mỗi quốc gia thường có ít nhất là một hay hai nhãn hiệu rượu nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Dân Pháp có rượu Cognac, dân Anh có rượu Bourbone, dân Mỹ có ruợu Whisky của người Mỹ, người Nga có rượu Vodka, người Nhật có rượu Saké, người Mễ Tây Cơ có rượu Tequilla, dân Trung Hoa có rượu Mai Quế Lộ, Ngũ Da Bì, Việt Nam có rượu Đế, ruợu Nếp Than, người Thượng Radhé ở Cao Nguyên Nam Trung Phần có Cần, v.v… Người viết không biết trong các xã hội Tây Phương, rượu có đóng vai trò nào quan trọng trong nếp sống văn hóa như ở Việt Nam không. Riêng về quốc gia Đông Phương chịu ảnh hưởng của nền văn minh Khổng Mạnh, rượu đã trở thành một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong nếp sống văn hóa của người dân. Cũng vì thế mà rượu hiện diện trong hầu hết các ngày lễ lạc, đám cưới, đám tang, cúng tế và những cuộc hôi ngộ giữa các bạn bè thân thiết hay trong những bữa tịêc kẻ ở tiễn người đi hoặc trong bữa cơm vui đón mừng người đi xa trở về, tất cả cũng đều phải có rượu:

Chén đưa nhớ bữa hôm nay,
Chén mừng xin đợi ngày này năm sau. (Nguyễn Du)

Ngay cả người lính chiến đang lăn lội xông pha nơi trận tuyến, đối đầu với kẻ thù, trực diện với tử thần, vào khi thư thái, cũng tìm đến rượu để làm bạn tri âm an ủi cho kiếp sống phù du:


Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi,
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi? (Đường Thi)

Khi nỗi lòng ẩn ức nói ra với mọi người chung quanh nhưng chẳng có ai quan tâm chia sẻ, rồi ngẫu nhiên có một người thông cảm như mang cùng tâm sự, thế là niềm vui bừng bừng bộc phát như hỏa diêm sơn, rượu trở thành nguồn cảm hứng cho hai kẻ tâm tình:

Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu.
Thoại bất đầu cơ bán cú đa. (Đường thi)
(Có bản ghi là “Thoại bất đồng âm bán cú đa”


Khi chán nản, thấy rằng đầu đã bạc mà chí lớn vẫn không thành, danh không tọai, người ta cũng tìm đến ruợu để quên đi những thất bại đắng cay:


...Ai người tri kỷ ?
Lại đây cùng ta
Chung cạn một hồ trường ! (Nguyễn Bá Trác)


Uống đi uống lệch giang sơn,
Uống nghiêng trái đất để buồn hóa vui,
Uống đi em! Cất tiếng cười,
Cho ta nộ khí muôn đời quạnh đây,
Uồng đi để nhuốm hồn say,
Để quên quên hết những ngày ưu tư… (Nguyễn Văn Tố)


Khi vui cùng bạn nói chuyện tào lao, rượu trở thành nhân tố cho câu chuyên thêm phần hào hứng:

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp (Hữu thời đối quân ẩm),

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân (Đại bạch phù bát diên). (Nguyễn Khuyến)

Rượu không những gắn liên với những khi họp mặt hay trong những bữa tiệc chia ly hoặc trong các ngày lễ lạc, mà còn gắn liền với văn thơ và ca nhạc. Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà văn, nhà thơ và nhạc sĩ thường nói tới rượu và uống rượu là thú tiêu dao như thi hào Cao Bá Quát trong bài Uống Rượu Tiêu Sầu hay nhạc sĩ Lam Phương trong bài Say và nhạc sĩ Tú Nhi trong bài Túy Ca. Ngẫu nhiên, rượu đã đi vào văn chương Trung Hoa và Việt Nam và thường cặp kè đi chung với “thơ” như một cặp bài trùng:

Rượu thơ ta lại có lần,

Còn nay nợ kiếp phong trần chưa xong. (Nguyễn Văn Tố)

Ngòai ra, đối với người dân Đông Phương, rượu còn là biểu tượng của nam nhi tính. Con trai không biết uống rượu chẳng khác nào như một lá cờ được trương lên trên một chiếc cột cao vào khi không có gió:

Nam vô tửu như kỳ vô phong

Vì rượu đóng vai trò quan trọng trong xã hội Đông Phương như vậy, cho nên trước khi rơi vào thảm họa “trăm năm nô lê giặc Tây”, hầu như mọi thanh niên Việt Nam đều bíêt uống ruợu, nhất là những thành phần thuộc các gia đình khá giả đều coi rượu là một thú tiêu khiển thanh tao. Cũng vì thế mà rượu đã trở thành một nhu cầu quan trọng trong xã hội. Đây là nguyên nhân khiến cho thời đó trong bất bất kỳ làng xóm nào cũng có một hay hai gia đình sinh sống bằng nghề nấu rượu, và hầu như tất cả các gia đình khá giả ở trong nông thôn đều biết phương cách dùng gạo tẻ hay gạo nếp để nấu rượu. Cũng vì thế mà rượu thường thường là sản phẩm rất thông dụng, không bao giờ khan hiếm. Bất cứ ở đâu và vào bất kỳ lúc nào, người ta cũng có thể mua được rượu ngon với giá rất bình dân. Thế nhưng, từ khi Liên Minh Pháp – Vatican thiết lập được nền thống trị ở Đông Dương, cái thời vàng son này không còn nữa!

Biết rõ tính cách quan trọng của rượu trong nếp sống văn hóa của người Việt Nam là như vậy, với chủ trương cố hữu nắm trọn quyền kiểm sóat tất cả mọi ngành sinh họat trong xã hội như đã nói ở Chương 18 (Mục VII) trước đây, Giáo Hội La Mã và thực dân Pháp bèn quyết định nắm độc quyền sản xuất và phân phối rượu, rồi cưỡng bách nhân dân ta hàng năm phải tiêu thụ số lượng ruợu theo đúng chỉ tiêu mà chúng đã đề ra. Sự kiện này được Công Ty Rượu Hà Nội ghi nhận như sau:

Năm 1898, hãng Rượu Fontaine của Pháp đã xây dựng Nhà Máy Rượu Hà Nội tại địa điểm 94 Lò Đúc ngày nay, là một trong bốn nhà máy rượu được hãng lập nên tại Đông Dương và có quy mô lớn hơn cả.”[39]

Chính phủ Bảo Hộ đã tính số người cho mỗi tỉnh, mỗi làng mà chia rượu cho quan lại đưa cho dân nhận lãnh. Đồng thời (nhà nước) lại giao kế hoạch tiêu thụ rượu đến các cấp chính quyền huyện, tổng xã đề ra các biện pháp cụ thể như ma chay, cưới xin, lễ hội, đình đám, bắt buộc phải mua rượu đủ theo quy định.”[40]

Nhờ chính sách nắm độc quyền sản xuất và phân phối rượu như trên, trong những năm 1934-1944, chính quyền Liên Minh Pháp - Vatican đã thâu về một khỏan tiền khổng lồ chiếm tới 8,32% tổng số ngân sách của toàn Đông Dương, trong đó riêng hãng Fontaine đã cung ứng tới 6,57%:

“Được sự bảo trợ của chính phủ Pháp,… hãng Fontaine vẫn độc quyền sản xuất rượu trên toàn cõi Đông Dương. Tại mỗi tỉnh đều có các trạm để phân phối, tiêu thụ thuộc sở rượu trung ương. Sản xuất rượu rất ổn định trong những năm 1934-1944. Trong tổng số ngân sách của toàn Đông Dương thời kỳ này, ngành rượu chiếm 8,32%, trong đó, riêng hãng Fontaine chiếm 6,57%.” [41] .

4.- Bán thuốc phiện và nắm độc quyền phấn phối.- Đối với xã hội Đông Phương nói chung và Việt Nam nói riêng, nha phiến hay thuốc phiện bị coi như là một sản phẩm có tác hại vô cùng nguy hiểm cho những người hút và gia đình họ. Vì lý do này mà từ ngàn xưa, bất kỳ thế lực nào lên nắm chính quyền cũng đều phải ra lệnh triệt đế cấm lưu hành sản phẩm này, và những người hút hay nghiện thuốc phiện bị coi như là phần tử không tốt cho xã hội khiến cho mọi người đều phải lánh xa. Thế nhưng, từ khi dân ta rơi vào ách thống trị của Liên Minh Pháp – Vatican, thuốc phiện lại do chính quyền chủ động nhập cảng, thiết lập các cơ sở biến chế, tổ chức hệ thống phân phối, khuyên khích mở các tiệm hút và tiệm bán công khai cho khách hàng tiêu thụ, rồi nắm độc quyền buôn bán sản phẩm này.

Như vậy là chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho khá nhiều người mà đa số thuộc thành phần khá giả dễ dàng a dua đua đòi rồi sa ngã vào tình trạng nghiện ngập, làm hư hại cả cuộc đời. Nhìn rộng ra, nếu quốc gia có quá nhiều người nghiện hút thuốc phiện như vậy, thì dân nước sẽ không còn ý chí đấu tranh để tự tồn, để mặc cho ngoại nhân thao túng tự tung tự tác. Hậu quả là quốc gia đó sẽ lụn bại, suy vong rồi sớm muộn cũng rơi vào cảnh lệ thuộc nước ngoài. Cũng vì thế mà đầu thập niên 1840, Đế Quốc Anh đã tiến hành chính sách sử dụng thuốc phiện làm băng họai tinh thần đấu tranh của nhân dân Trung Hoa để chuẩn bị cho cuộc xâm lăng quốc gia này..

Phải chăng trong những năm 1858-1945, Liên Minh Pháp – Vatican cũng chủ trương làm tiêu tan ý chí đấu tranh của dân tộc ta bằng chính sách dã man này?

Về câu hỏi trên đây, thiết nghĩ rằng, ngoài chủ trương làm tiêu tan ý chí đấu tranh của dân tộc Việt Nam, Liên Minh Pháp – Vatican còn có chính sách độc quyền nhập cảng lậu và phân phối thuốc phiện vừa  để lấy tiền chi phi cho bộ máy cai trị tại Đông Dương, vừa để trả lương hậu hĩ cho công chức người Pháp trong bộ máy cai trị này với mục đích khích lệ họ tích cực thẳng tay đàn áp và bóc lột dân ta. Hy vọng phần trình bày dưới đây sẽ một tia sáng chiếu giúp chúng ta nhìn thấy rõ sự thật lịch sử này.

Lịch sử cho thấy rằng, có rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng có vấn nạn buôn bán nha phiến. Những kẻ chủ mưu nhập cảng, biến chế và phân phối cho khách hàng tiêu thụ sản phẩm này đều là những tổ chức tội ác hay những thế lực ngoại thù như trường hợp người Anh nhập cảng nha phiến vào Trung Hoa rồi gây nên cuộc Chiến Tranh Nha Phiến (1840-1842) và Liên Minh Pháp – Vatican nhập cảng nha phiến vào Đông Dương và biến thành một có sở kinh doanh kiếm lời từ những năm chót của thế kỷ 19 cho đến năm 1945.

Nói về những việc làm bất chính và thâm độc này của chính quyền Liên Minh Pháp – Vatican tại Đông Dương, sách The Politics of Heroin in Southeast Asia với nguyên văn sau:

Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Mên (1863), Trung Kỳ (1883), Bắc Kỳ (1884) và Lào (1993), người Pháp nắm độc quyền nhập cảng và phân phối thuốc phiện để lấy tiền tài trợ gánh nặng chi phí cho bộ máy cai trị tại thuộc địa. Trong khi việc buôn bán thuốc phiện ở Nam Kỳ đã thảnh công trong nhiều năm, sự bành trướng các cơ sở kinh doanh của người Pháp (ở Đông Dương) vào các thập niên 1880 và 1900 đã tạo nên tình trạng ngân quỹ bị thiếu hụt trầm trọng cho toàn cõi Đông Dương. Hơn nữa, các chính quyền hổ lốn của năm thuộc địa riêng rẽ (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Mên và Lào) là một kiểu mẫu thiếu năng lực, và những bầy đoàn công chức người Pháp đã làm hoang phí những nguồn lợi tức nhỏ bé của các thuộc địa này. Dù là đã có những cải cách hành chánh để hoàn chỉnh những thiệt hại trong những năm đầu thập niên 1890, tình trạng thiếu hụt ngân sách vẫn tiếp tục đe doạ tương lai của Đông Dương thuộc Pháp.

Vào lúc này thì Paul Doumer, một chuyên viên phân tích về ngân sách, được đưa lên nắm giữ chức vụ Toàn Quyền Đông Dương. Ngay khi vừa rời nước Pháp đến nhận nhiệm sở ở Đông Dương vào năm 1897, Toàn Quyền Doumer đã cho tiến hành một loạt cải cách về ngân quỹ khoản chi tiêu: Tạm ngưng tuyển mộ các công chức, cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, và tập trung 5 ngân quỹ rời rạc của 5 xứ thuộc địa vào một sở ngân khố trung ương. Nhưng quan trọng hơn hết là vào năm 1899, Doumer tổ chức lại công việc làm ăn về thuốc phiện, khuếch trương hệ thống bán sản phẩm này và làm giảm rất nhiều những khoản chi tiêu. Sau khi gom 5 cơ quan thuốc phiện tự trị lại thành một Sở Độc Quyền Thuốc Phiện, Doumer thiết lập một nhà máy biến chế thuốc phiện ở Sàigòn để biến chế thuộc phiện sống Ấn Độ thành thuốc phiện đã hoàn chế cho dân nghiền sử dụng. Nhà máy biến chế mới này sản xuất một loại thuốc phiện đã hoàn chế có thể cháy mau hơn khiến cho người hút có thể tiêu thụ nhiều hơn thường lệ. Theo chỉ thị của Doumer, Sở Độc Quyền Thuốc Phiện mua thuốc phiện với giá rẻ ở tỉnh Vân Nam, Trung Hoa để các tiệm bán lẻ và những tiệm hút của chính quyền có thể lôi cuốn được nhiều khách hàng thuộc giới lao động nghèo mà họ không có đủ tiền để sử dụng loại thuốc phiện đắt tiền mang nhãn hiệu Ấn Độ. Nhà nước lại cho mở thêm các tiệm hút và các tiệm bán lẻ để đáp ứng cho nhu cầu khách hàng càng ngày càng gia tăng. (năm 1918) có 1,512 tiệm hút và 3,098 tiệm bán lẻ). Việc buôn bán thuốc phiện rất là thịnh đạt.

Là Toàn Quyền Đông Dương, chính Doumer đã hãnh diện tường trình rằng những cải cách làm tăng thêm tiền thâu nhập về thuốc phiện khoảng 50 phần trăm trong thời gian bốn năm tại chức của ông ta, chiếm trên 1/3 của tất cả tiền thâu nhập thuộc địa. Tính đến lúc đó, lần đầu tiên trong hơn mười năm có tiền thặng dư trong ngân khố. Hơn nữa, những cải cách của Doumer còn tạo cho người Pháp một niềm tự tin mới vào việc đầu tư kinh doanh vào Đông Dương, và ông ta có thể vận động vay tới 200 triệu Phật lăng để tài trợ cho nhiều dự án công ích lớn lao. Một phần của những dự án này là dự án làm hệ thống đường xe lửa ở Đông Dương và nhiều dự án thiết lập nhà thương và trường học.

Thực dân Pháp cũng không có ảo ảnh về cách thức họ tài trợ cho các dự án phát triển ở Đông Dương. Khi chính quyền loan báo dự án xây đường xe lửa ngược theo dòng Sông Hông lên tỉnh Vân Nam ở Trung Hoa, phát ngôn viên của giới kinh doanh (người Pháp) giải thích một trong những mục đích tiên khởi của dự án này là:

Điều chú ý đặc biệt là vào lúc người ta sắp sửa bỏ phiếu chuẩn chi tiền tài trợ cho việc xây cất đương xe lửa đi Vân Nam để tìm phương cách tăng cường việc buôn bán giữa Vân Nam với Đông Dương… . Việc điều hành thuốc phiện và muối ở Vân Nam có thể được điều chỉnh theo phương cách làm cho việc buôn bán này dễ dàng và gia tăng khối lượng hàng hóa chuyển vận bằng đường xe lửa.

Trong khi các nước trên thế giới lao vào cuộc chiến chống “tội ác thuốc phiện” trong các thập niên 1920 và 1930, bắt buộc các chính quyền các thuộc khác ở Đông Nam Á phải giảm bớt dịch vụ độc quyền buôn bán thuốc phiện, thì chính quyền Pháp ở Đông Dương vẫn thản nhiên, vẫn tiếp tục theo đuổi buôn bán thứ hàng hóa tội ác này. Khi cuộc đại Khủng Hoảng Kinh Tế xẩy ra vào năm 1929 làm cho thuế thâu nhập giảm bớt đi rất nhiều, người Pháp lại cố gắng nâng mức lợi tức (đã giảm đi) của dịch vụ buôn bán thuốc phiện để quân bình ngân sách. Lợi tức thâu nhập của dịch vụ buôn bán thuốc phiện đã tăng lên đều đều, và vào năm 1938 tính ra lên tới 15 phần trăm của toàn thể tiền thuế thâu nhập ở thuộc địa tại Đông Dương – cao nhất ở Đông Nam Á.”

Nguyên văn: “Shortly after the French established a protectorate over Cambodia (1863) and central Vietnam (1883), and annexed Tonkin (northern Vietnam, 1884) and Laos (1893), they founded autonomous opium monopolies to finance the heavy initial expenses of coloniale rule. While the opium franchise had succeeded in putting southern Vietnam on a paying basis within several years, the rapid expansion of French holdings in the 1880s and 1890s created a huge fiscal deficit for Indochina as a whole. Moreover, a hodgepodge administration of five separate colonies was a model of inefficiency, and hordes of French functionaries were wasting what little profits these colonies generated. While a series of administrative rerforms repaired much of damage in the early 1890s, continuing fiscal deficit still threatened the future of French Indochina.

The man of the hour was a former Parisian budget analyst named Paul Doumer, and one of his solutions was opium. Soon after he stepped off the boat from France in 1897, Governor-General Doumer began a series of major fiscal reforms: a job freeze was imposed on the colonial bureaucracy, unnecessary expenses were cut, and the five autonomous colonial budgets were consolidated under a centralized treasury. But most importantly, Doumer reorganized the opium business in 1899, expanding sales and sharply reducing expenses. After consolidating the five autonomous opium agencies into the single Opium Monopoly, Doumer constructed a modern efficient opium refinery in Saigon to process raw Indian resin into smoker’s opium. The new factory devised a special mixture of prepared opium that burned quickly, thus encouraging the smoker to consume more opium than he might ordinarily. Under his direction, the Opium Monopoly made it first purchases of cheap opium from China’s Yunnan Province so that government dens and retail shops could expand their clientele to include the poorer workers who could not afford the high priced Indian brands. More dens and shops were opened to meet expanded consumer demand (in 1918 there were 1,512 dens and 3,098 retailed shops). Business boomed.

As Governor-General Doumer himself has proudly reported, these reforms increased opium revenues by 50 percent during his four years in office, accounting for one-third of all colonial revenues. For the first time in over ten years there was a surplus in the tresury. Moreover, Doumer’s reforms gave French investors new confidence in the Indochina venture, and he was able to raise a 200 million franc loan, which financed a major public works program, part of Indochina’s railrway network, and many of the colony’s hospital and schools.

Nor did the French colonists have any illusions about how they were financing Indochina’s development. When the government announced plans to build a railway up the Red River valley into China’s Yannan Province, a spokesman for the business community explained one of primary goal:

It is particulary interesting. At the moment one is about to vote funds for the construction of a railway to Yannan, to search for ways to augment the commerce between the province and our territory…. The regulation of commerce in opium and salt in Yannan might be adjusted in such a way as to facilitate commerce and increase the tonnage carried on our railway.

While a vigourous international crusade against the “evil of opium” during the 1920s and 1930s forced other colonial administrations in Southeast Asia to reduce the scope of their opium monopolies, French officials remained immune to such moralizing. When the Great Depression of 1929 pinched tax revenues, they managed to raise opium monopoly profits (which had been declining) to balance the books. Opium revenues climbed steadily, and by 1938 accounted for 15 percent of all colonial tax revenues – the highest in Southeast Asia.”[42]

5.- Cưỡng bách dân ta làm sưu dịch: Ngoài thảm trạng bị bắt buộc phải đóng các thứ thuế dã man trên đây, nhân dân ta còn bị cưỡng bách phải đi làm lao nô không công cho chính quyền bảo hộ Pháp – Vatican để phục dịch trong các công trường làm đường, làm cầu, xây cất các dinh thự của nhà nước, các dinh thự các toà tổng giám mục, hàng ngàn ngôi nhà thờ to lớn với những tháp chuông cao chót vót lên đến tận lưng trời, các chủng viện, tu viện, trường học, nhà thương và rất nhiều cơ sở khác của Giáo Hội La Mã. Tính ra, mỗi năm một người dân từ 18 tuổi đến 60 tuổi bị cưỡng bách làm lao nô không công cho nhà nước tới 15 hay 16 ngày. Nhiều địa phương, bọn cường hào ác bá nhận tiền lo lót của gia đình khá giả, nhất là nhóm người trong giai cấp phú hào, rồi đặc miễn cho họ khỏi phải đi làm lao nô. Hậu quả là phần sự làm lao nô của họ dồn vào cho anh em bần cố nông phải è cổ ra gánh chịu. Vì thế mà con số ngày phải đi làm lao nô cho nhà nước bảo hộ của những người nghèo hay thấp cổ bé miệng lên đến trên 20 gần 30 ngày trong một năm. Tệ ác hơn nữa, trong những ngày đi làm như vậy, lao nô phải tự lo lấy những bữa ăn, không được nhà nước đài thọ.

Nói về chính sách bóc lột bằng những thuế khóa dã man như thuế đinh, nắm độc quyền phân phối muối và rượu và chính sách sưu dịch của chính quyền Liên Minh Pháp – Vatican khiến cho nhân dân ta phải lâm vào tình cảnh điêu đứng, nghèo khổ khốn cùng, sử gia Phạm Văn Sơn viết như sau:

Sau năm 1897, ách thống trị của Pháp đã đặt xong ở khắp Việt Nam, Pháp liền bắt đầu luôn vào việc khai thác khả năng kinh tế và tài chánh của thuộc địa. Từ vua Đồng Khánh xuống các quan, ai nấy đều trở thành công chức ngoan ngoãn của Pháp, cuối tháng lĩnh lương, bảo sao làm vậy. Còn dân chúng từ thành thị đến thôn quê, kẻ buôn bán, người làm ruộng, kẻ lao động, thẩy (tất cả) đều phải nai lưng đóng thuế, đi phu vô cùng khốn đốn. Rồi nhiều vụ biểu tình kháng thuế nổ ra lung tung cũng chỉ vì dân chúng Việt Nam không chịu nổi sự bóc lột đến xương tủy của thực dân Pháp. Toàn Quyền Lannessan (4/1891—12/1894) trong báo “Người Đông Dương” phải thú nhận sự kiện này, nhất là đối với chế độ thuế khóa ở Trung Kỳ: “nguyên nhân chủ yếu (của các cuộc biểu tình) là do thuế má quá nặng và những cuộc biểu tình nổ trước tiên ở Trung Kỳ vì tại đây, người ta tăng thuế nhanh nhất nhưng lại kém sáng suốt nhất. Thuế đã nặng, cách thu lại phiền phức, ngoài ra, ta còn đặt thêm các việc độc quyền muối, rượu, v.v…

Đã tịch thu tiền kho, thóc đụn (kho) của triều đình, đã lần lưng móc túi người dân đen, bọn thống trị Pháp còn bắt phu (có nơi gọi là xâu) liên miên nói là đi làm việc công ích và mỗi người dân từ 10 tuổi trở lên mỗi năm phải đóng tới 15 ngày vào việc khai thác nguyên liệu và kiến thiết thành thị. Người dân phải tiền lưng gạo bị đi làm công không (không có tiền công) bỏ bê việc ruộng nương sinh sống của của gia đình.

Tính ra mỗi người dân kể từ 18 tuổi trở lên đến 60 tuổi phải đi phu 4 ngày trong tỉnh gọi là làm xâu công ích, và 5 ngày làm tại làng gọi là xâu tư ích. Có nơi, trung bình người dân phải đi xâu mỗi năm tới 15 - 16 ngày. Dư luận dân chúng vô cùng phẫn uất nên cuối năm 1897, thực dân đã có lần tuyên bố bãi bỏ việc đi phu nhưng sau này, chúng lại ra (ban hành) một đạo luật “trung dụng nhân công”. Với đạo luật này, việc lao dịch còn nặng nề hơn, nghĩa là vô kỳ hạn…

Nhân dịp này, bọn phủ huyện, cường hào tha hồ chấm mút của người giầu, bắt người nghèo đi làm thay có khi vì thế mà những kẻ cùng đinh phải đi phu vô kỳ hạn. Đã vậy, họ lại còn bị đánh mắng, chửi rủa, kìm kẹp nếu bỏ trốn hay lơ là công việc. Nhân dân Trung Kỳ ngày nay không sao quên được những thời ông cha họ đã nhỏ máu và nước mắt trong công cuộc khai mỏ (than) Nông Sơn, đào sông Cu Nhi (chẩy qua Vĩnh Điện để thuyền lớn chở than từ mỏ Nông Sơn ra Đà Nẵng), đăp đường vào mỏ vàng Đồng Miêu, làm đường từ Đà Nẵng đến đèo Ai Lao, từ Phan Rang đi Long Biên để tiếp tế cho bọn quan lại nghỉ mát ở Đà Lạt…”[43]

Cụ Ngô Văn ghi lại lời một chứng nhân nói về tình trạng khốn khổ của dân với chính sách thuế khóa và sưu dịch của nhà nước Bảo Hộ  với nguyên văn như sau:

“Người ta tăng các thứ thuế 30% năm 1929. Người ta xếp hạng ruộng đất quá mức. Để nộp được thuế, nông dân phải bán mọi thứ. Con trâu đáng giá từ 35 đến 45 đồng, chỉ bán được 9 đến 10 đồng. Đàn trâu bị lùa ra Bắc Kỳ trước đây một tháng. Tôi có biết một làng không theo đạo, họ phải trả tới 600 đồng tiền thuế. Cả làng chỉ gom được có 340 đồng. Tri huyện gọi chánh tổng lên giao hẹn hôm sau phải mang đủ số tiền nộp là 600 đồng nếu không sẽ bị cách chức và sẽ bị tù.”[44]

Trong một trang sách khác, cụ Ngô Văn viết:

Vào năm 1929, cơn bão tháng 7, nắng hạn, nạn châu chấu đã tàn phá cả ba kỳ. Tháng Giêng năm 1930, tại Trung Kỳ, mùa lúa mới bị sương giá phá hại. Giá lúa bán lẻ một cân gạo từ 10 xu lên đến 17 xu. Nông dân nghèo đang mấp mé chết đói làm sao trả nổi thuế thân đây, một loại thuế quá nặng đánh theo đầu người, cùng với thuế ruộng đất, thuế chợ, thuế câu cá, thuế hái củi… đã tước đoạt người nông dân nghèo số sản phẩm mà họ phải lao động trong một hai tháng mới làm ra. Thêm vào nỗi khốn khổ của họ lại còn có thuế gián thu về rượu, thuốc lào, diêm và nhất là thuế muối làm cho giá muối cũng đắt như gạo.

Nông dân hiệp nhau tuần hành, kéo đến các trung tâm hành chính để xin giảm thuế thân và xin hõan kỳ nạp thuế. Phong trào bắt đầu chủ yếu ở Nam Kỳ và Trung Kỳ, vào ngày 1 tháng 5 năm 1930, thời hạn cuối cùng phải nộp thuế thân.”[45]

Để trấn an dân chúng, Thống Đốc Nam Kỳ Kơrôthâyme đưa ra biện pháp trì hoãn: Không đòi thuế thân những năm trước năm 1930; người An Nam không bị buộc phải đóng thuế thân tại nguyên quán; cho tới ngày 1 tháng 8, họ có thể nộp thuế của mình; những người nộp thuế trễ có thể khỏi bị phạt (5 ngày tù và phạt tiền 15 francs) nếu họ đóng đủ tiền ngay sau khi chủ tỉnh xem xét trường hợp của họ; thuế thân được giảm từ 6-7 đồng xuống 5 đồng rưỡi.” [46]

Nói về chính sách thuế của chính quyền bảo hộ Pháp – Vatican trong thời kỳ này, một tài liệu lịch sử khác ghi nhận:

Chính quyền thực dân Pháp thu thuế nhân dân ta rất nặng, ngoài thuế muối, thuế rượu v.v... mỗi người phải đóng suất thuế thân từ 10 đến 14% thu nhập hàng năm của mình. Riêng đồng bào dân tộc ít người mỗi năm mỗi người phải đi làm xâu trên dưới một tháng để làm đường, làm nhà cho chính quyền Pháp và sản xuất không công cho các chủ đồn điền Pháp. Đây là một hình thức bóc lột phong kiến dã man mà thực dân Pháp dùng một cách phổ biến, để bóc lột đồng bào dân tộc ít người.” [47]

Ông Bùi Nhung cũng ghi lại trong cuốn Thối Nát với nguyên văn như sau:

Dưới thời Pháp thuộc, ngoài thuế điền, trạch (đất và nhà ở - NMQ), thuế trâu, bò, còn một thứ thuế gọi là “thuế đinh” (còn gọi là “thuế thân” - NMQ). Dân phải đóng thứ thuế đó với các phụ thu. Giá tiền thuế tùy từng hạt (vì có phụ thu), nhưng thường ít nhất cũng hai đồng rưỡi một người. Đến mùa thuế “quan” kho bạc đã thông tư đi các phủ, huyện cho biết huyện nào, phủ nào phải nộp vào những ngày nhất định nào. Mùa thuế thường vào tháng năm. Tại các làng, “trống thúc thuế” đánh liên hồi. Dân đem tiền đến nhà Lý (Trưởng - NMQ) nộp. Mỗi xuất kể cả phụ thu đại khái là 2đ50 (chừng 5000 bây giờ (vào thời điểm năm Ất Ty – 1965, khi tác giả biên soan cuốn sách Thối Nát sách này ở miền Nam Việt Nam – NMQ), nhưng bao giờ cũng phải thêm (khoản tiền) ngoại lệ 0đ20, 0đ30 để làm tiền trà, lá (trà và thuốc lá? - NMQ) cho ông Lới (Lý gọi trệch ra Lới là một thói quen, như ở Nam Phần, đồng bào gọi vũ là võ, Hán là Hớn) và tiền cơm ruợu của các bác trương tuần đi đốc thúc thuế. Viên lý truởng được chính thức áp dụng với dân quê hình phạt “kẹp” tay. Kẻ nào thiếu thuế sẽ bị ông Lới “kẹp” tay. Năm thanh tre lớn hơn chiếc đũa được dàn ra, cột lại ở một đầu. Bốn ngón tay của kẻ thiếu thuế bắt buộc phải cho vào mỗi khe, rồi ở đầu không buộc, anh (phu) tuần sẽ nắm lấy và bóp mạnh vào! Thường kẻ bị “kẹp’” đau quá, bao giờ cũng ngất xỉu. Nước lạnh được phun vào mặt kẻ thiếu thuế làm cho tỉnh lại để rồi lại bị “kẹp”. Sau rốt, thày Lý cho một đặc ân: 24 giờ sau phải nộp cho đủ. Thế là kẻ thiếu thuế về nhà vơ vét đồ thờ tự, quần áo, bán hết để nộp thuế, có kẻ phải bán cả con! Cầm cả vợ! Nhiều người uất ức qua phải tự tử.

Dân quê Việt Nam:

Trâu cày, người cày,

Trâu nghỉ nguời làm.

Thuế trâu người chịu,

Thuế người người kham.

Trâu đói có cỏ,

Người đói không cơm.

Kiếp trâu kiếp người.,

Kiếp nào khổ hơn?”[48]

 

MỘT HỆ LỤY CỦA CHÍNH SÁCH ĐỘC QUYỀN

SẢN XUẤT, BÁN RƯỢU VÀ BÁN THUỐC PHIỆN

 

Một khi chính quyền đã có chủ trương nắm độc quyền sản xuất, chuyển vận và phân phối (bán) một thứ sản phẩm nào thì tất nhiên là phải:

A.- Ban hành một số luật lệ ngăn cấm, không cho người dân được sản xuất, chuyển vận và buôn bán thứ sản đó.

B. Phải sử dụng một khối nhân sự khổng lồ để do thám, truy lùng, truy tố và trừng phạt những người vi phạm luật liên hệ đến việc sản xuất, chuyên chở và buôn bán sản phẩm đó.

Hậu quả không thể tránh được là người dân sẽ phải đóng góp thêm tiền để nuôi dưỡng khối nhân sự đảm trách những công việc làm này.

Nói đến nạn độc quyền sản xuất và buôn bán rượu, Hoa Kỳ là một trong quốc gia có kinh nghiệm này với Tu Chính Hiến 18 được ban hành vào năm 1919. Sau hơn một thập niên thi hành chính sách này, với những công trình nghiên cứu và tính sổ lại của các nhà xã hội học, người ta thấy rằng việc độc quyền sản xuất và bán rượu đã gây tổn hại quá nhiều cho công quỹ về số tiền đài thọ trả lương cho khối lượng nhân viên làm việc trong các cơ quan do thám, điều tra cũng như xử lý những nghi can (suspects) và tội đồ (criminals) liên hệ đến vấn đề này. Ngoài ra, người ta còn nhận thấy vì cấm sản xuất và bán rượu như vậy mà tội ác xã hội liên hệ đến rượu lại gia tăng nhiều hơn nếu so với thời kỳ để cho nhân dân tự do sản xuất và bán rượu. Cũng vì thế mà năm 1933, chính quyền Hoa Kỳ phải ban hành Tu Chính 33, hủy bỏ Tu Chính Hiến 18, nghĩa là kể từ đó, người dân Hoa Kỳ lại được tự do sản xuất và buôn bán rượu như trước năm 1919.

Đau đớn cho nhân dân Đông Dương là chính quyền bảo hộ trong thời 1858-1945 chỉ quan tâm đến quyền lợi của Liên Minh Pháp – Vatican, không cần biết đến nõi thống khổ của đại khối nhân dân bị trị, cho nên không cần biết đến bài học này của Hoa Kỳ. Cũng vì thế mà ngay khi Hoa Kỳ đã ban hành Tu Chính Hiến 21 vào năm 1933, thì chính quyền bảo hộ Pháp – Vatican tại Đông Dương lại càng đẩy mạnh chính sách nắm độc quyền sản xuất rượu, độc quyền bán rượu, độc quyền nhập cảng và độc quyền bán thuốc phiện công khai trên toàn lãnh thổ Đông Dương. Việc làm bất nhân và dã man này không những đã giúp cho Nhà Nước Pháp - Vatican bóc lột nhân dân Đông Dương, thu vơ được một số tiền khổng lồ (như đã trình bày trong mục nói về thuế muối và thuế rượu ở trên), mà còn tạo cơ hội cho bọn quan lại tham nhũng tha hồ vu oan giá họa cho lương dân để moi tiền của nạn nhân. Tình trạng này đã khiến cho dân ta vốn đã khốn đốn vì chính sách cai trị tàn ác của chúng lại càng trở nên khốn đốn hơn. Bọn người khốn nạn này được gọi là bon quan lại trong thời dân ta “nô lệ giặc Tây”. Ông Bùi Nhung ghi lại hành động ăn cướp dã man của bọn quan lại này như sau:

“Nói đến bọn quan lại dưới thời Pháp thuộc là phanh phui một ung nhọt thối tha nhất, ghê tởm nhất. Tôi thành thực công nhận rằng có một số các vị quan thanh liêm như quí ông Tri Phủ Trịnh Xuân Nham, ông Huyên Phạn Văn Lệ, ông Huyện Nguyễn Trác ,v.v… kẻ bị bắt buộc vì hòan cảnh, kẻ do lệnh cha anh - muốn con em theo “nếp nhà”, bước vào hoạn lộ. Họ suốt đời chỉ lẹt đẹt chức tri phủ, tri huyện và nợ như tổ đỉa, về hưu rồi vẫn chưa hết nợ.

Nhưng hầu hết bọn quan lại thời Pháp thuộc là bọn đúng theo cửa miệng người dân: “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan!”

Thời Pháp thuộc dân Việt Nam chịu ba cái ách. Ở trên hết thì có bọn Pháp thực dân chính cống. Dân biết qua bọn này một cách trực tiếp mà các ông Đoan bắt rượu, bắt thuốc phiện lậu là tiêu biểu! Rồi đây dăm ba chục năm, một trăm năm nữa, nếu có ai nói với các thế hệ Việt Nam sau này rằng dưới thời Pháp thuộc có những luật lệ “khốn nạn”, độc ác, vô lý, phi lý và dã man hơn cả lối tiến cống: ngà bạch tượng, sừng tê giác, thợ khéo, gái đẹp dưới thời Bắc thuộc, nghĩa là cách đây cả ngàn năm, thì nhất định không một người Việt Nam nào lại tin rằng cái nước Pháp, mẹ đẻ những cuộc cách mệnh dân chủ nhất ở thế kỷ 18 và 19, cái nước Pháp đã ném vào mặt bọn vua chúa Âu Châu hai cái đầu lâu, một của Hòang Đế Louis Thập Lục, một của Hoàng Hậu Antoinette, để xông đi tiên phong con đường “Dân vi quý, quân vi khinh” của thày Mạnh ở Đông Phương, cái nước Pháp có một nền tảng “bình đẳng, bác ái, tự do và dân chủ” nhất thế giới ấy, đã làm ngơ cho lũ con thực dân đi cướp của thiên hạ, bắt thiên hạ làm nô lệ, và cả gan cho in trên giấy tờ những “luật lệ khốn kiếp” như thế này: “Nhân viên thương chính, khi thấy tại bất cứ nơi đâu, rượu và thuốc phiện lậu (l’alcool et l’ opium de contre-bande) bắt ngay sở hữu chủ những nơi đã tìm thấy hay thứ hàng lậu nói trên, trao kẻ phạm pháp cho tòa án địa phương để xử theo như luật định.” Nghĩa là bà A có một thửa ruộng ở cách xa nhà cả mấy chục cây số, ông B có sào mía ở cách nhà đến mấy cánh đồng, có kẻ nào, hoặc dấu thuốc phiện lậu hay rượu lậu vào đấy, nếu nhân viên thương chính bắt được, thì bà A và ông B bị trói điệu ra tòa đi ngay vào nhà tù chờ phiên tòa xét xử!

Xử thế nào? Bất chấp, oan hay không, như cái máy, bao giờ tòa cũng lên án phạt tiền và phạt tù. Bị bắt vì thuốc phiện lậu thi tù đứt đi đời. Không muốn tù thì lo lót điều đình, thường một gấp mười, gấp trăm cho thương chính. Lối lo lót ấy gọi là transaction (điều đình). Lo xong, Nha Thương Chính sẽ rút đơn ra, thế là thóat nạn và nhà cửa bán sạch để điều đình. (Kẻ đi bắt được thưởng hoa hồng, thường từ 30 đến 40%), Thường kẻ bị bắt, nếu vì nghèo quá, lo không xuể, đành ngồi tù. Còn về “án rượu”, không có tiền phạt là 4 tháng tù.

Những bản án dã man này, ngay cả bọn thực dân có chút lương tâm cũng phải phẫn uất. Một nhân viên cao cấp của Nha Thương Chính Bắc Việt, ông Jean Marquet, động lòng vì luật lệ dã man ấy đã viết nên cuốn sách nhan đề là “Từ Đồng Bằng Lên Cao Nguyên” (De La Rizière à la Montagne) tả một dân quê Việt Nam, chẳng nấu rượu buôn á phiện bao giờ, bị phao vu, bị bắt, không có tiền nộp phạt, bị tù đầy đi thượng du rồi chết ở nơi ma thiêng nước độc!

Đó là một bản án chính xác nhất của thực dân lên án thực dân!

Cái ách thứ hai là quan lại. Kể từ thượng thư, tuần phủ (ở Nam là Đốc phủ xứ, ở Trung là tuần vũ) trở xuống đến các cụ lục, cụ thừa, anh thơ lại (thư ký tại các huyện) đều là “sâu mọt” đục khoét dân bằng đủ mọi cách..

Cái ách thứ ba là bọn cường hào ác bá (tại các địa phương).- Bọn này coi dân như cái mỏ tha hồ đào, như trâu ngựa tha hồ đè ép, như rơm rác tha hồ dầy xéo.

Viết về tội thực dân, tội quan lại, phải viết đến cả trăm cuốn sách dầy bằng cuốn tự điển Pháp- Việt - tội của Pháp và của Việt – cũng chưa hết. Tôi xin đan cử vài câu chuyện điển hình có thật trăm phần trăm.” [49] .


 



[33] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng Và Hành Ðộng (Sàigòn: Quân Điểm, 1964), tr. 15-16.

[34] Nghiêm Xuân Hồng, Sđ d., tr. 18.

[35] Cao Huy Thuần Sđd., tr. 395-414.

[36] Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945 (Ama rillo, TX: Hải Mã, 2000), tr 157-158.

[37]Báo Nhân Dân.“Muối Sạch – Vui Nhiều.” www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub. Ngày 11/7/2005.

[38] Tạp Chí Quê Huong.”Công Việc Làm Của Ho Trịnh ? Miền Bắc.” www.quehuong.org.vn/ Ngày 31/7/2005.

[39] Công Ty Rượu Hà Nôi. “Lịch Sử Công Ty.” , www.halico.com.vn/lichsu.asp). Ngày 1/8/2005.

[40] Công Ty Rượu Hà Nôi. “Vài Nét Về Rượu Việt Nam.” www.halico.com.vn/lichsu.asp). Ngày 1/8/2005.

[41] Công Ty Rượu Hà Nôi, TLÐD. đoạn dưới.

[42] Alfred W. McCoy, The Politics of Heroin Southeast Asia (New York: Harper Colophon Books, 1972), pp. 73-75.

[43] Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tân Biên - Tập 6 (Glendale, CA: Đại Nam, 1980 (?), tr. 412-413.

[44] Ngô Văn, Sđd., tr. 175-176.

[45] Ngô Văn, Sđd., tr. 157-158. .

[46] Ngô Văn, Sđd., tr. 162.

[47] www.lamdong.gov.vn/cdrom/lichsu/LSd30-45/phan1a.htm.

[48] Bùi Nhung, Thối Nát (Houston, TX: Xuân Thu, 1976), tr 29-30.

[49] Bùi Nhung, Sđd., tr 18-20.

 

© sachhiem.net