GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH25.php

9 Feb, 2008

 

CHƯƠNG 25


SƠ LƯỢC BỘ MÁY VÀ CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA
LIÊN MINH PHÁP–VATICAN TẠI ĐÔNG DƯƠNG


 

Nói về bộ máy cai trị của Liên Minh Pháp – Vatican ở Đông Dương, Giáo-sư Bửu Kế nhận xét như sau:

Trước Cách mạng Tháng tám năm 1945 [(1885 – 1945) – TXA. chua thêm :ct)], tuy nước ta là một nước quân chủ, vua là bậc chí tôn, nhưng thật ra uy quyền kém hẳn viên khâm sứ.

Dưới ông khâm sứ, còn có các ông công sứ, các ông cố vấn bộ Lại, Hộ, Binh, Hình, Công. Các quan thượng thơ của ta muốn làm việc gì, nhất nhất đều phải gởi dâng bản đến để họ xem trước. Họ có chấp thuận mới được thi hành, bằng không thì phải gác lại. Cho đến những quyền hành nhỏ mọn như bổ dụng một viên thừa phái hạng bét hay chi tiêu một món tiền cỏn con cũng phải qua tay người Pháp.

Cái uy quyền đó đã tiêu tan theo cuộc đảo chánh Nhật Bản ngày 9.3.1945, còn Tòa Khâm sứ Pháp thì phần lớn đã bị đổ nát theo bom đạn trong cuộc chiến tranh chống Pháp, những căn nhà còn lại thì mái trụt tường xiêu, cỏ cây hoang dại ăn lan từ sân trước đến sân sau, diễn ra cảnh thê lương sau hơn 80 năm đô hộ [(1862? – 1945?) – TXA. ct.]. Nay Trường Đại học Sư phạm Huế được xây dựng ở đó.”[i]

Song song với việc đánh chiếm Việt Nam, Liên Minh Pháp – Vatican cũng cưỡng chiếm đuợc hai xứ Cao Miên và Ai Lao. Sau đó, cả ba quốc gia này được nhập lại được gọi là Đông Dương thuộc Pháp (L’Indochine Francaise).

 

TỔ CHỨC BỘ MÁY CAI TRỊ TẠI ĐÔNG DƯƠNG

 

Đông Dương gồm  Việt Nam, Cao Miên và Ai Lao, bị đặt dưới quyền cai trị của vị Tòan Quyền (Gouverneur Général) có văn phòng tại Hà Nội. Tại Ai Lao và Cao Miên, Liên Minh Pháp – Vatican vẫn giữ nguyên vương triều cũ ngồi làm cảnh. Thực quyền cai trị nằm trong tay một vị Khâm Sứ (Resident Superieur) người Pháp. Vị khâm sứ này nhận lệnh trực tiếp từ văn phòng của vị Toàn Quyền Đông Dương.

Riêng Việt Nam thì bị chia ra làm 3 xứ với ba chính sách cai trị khác nhau:

1.- Nam Kỳ.- Nam Kỳ gồm vùng đất từ tỉnh Bà Rịa (giáp ranh với Bình Thuận tức Phan Thiết) trở vào Nam tới mũi Cà Mâu, hoàn toàn thuộc Pháp nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của người Pháp. Đứng đầu bộ máy cai trị ở Nam Kỳ là một viên chức gọi là thống đốc (gouverneur), các tỉnh và các huyện cũng đều nằm dưới quyền cai trị của người Pháp hoặc người Việt quốc tịch Pháp. Đơn vị hành chánh nhỏ nhất là các xã, đặt dưới quyền cai trị của các viên chức gọi là cai tổng và hương quản.

2.- Bắc Kỳ.- Bắc Kỳ được gọi là xứ bảo hộ (Protectorat) đặt dưới quyền cai trị của một  viên quan người Pháp gọi là Thống Sứ (Resident Supérieur). Mỗi tỉnh có một viên quan công sứ (Resident) người Pháp đứng đầu, bên cạnh viên quan này, có một viên quan người Việt gọi là Tổng Đốc giữ vai trò như một người quản lý thi hành những lệnh hay chỉ thị của viên Công Sứ. Mỗi tỉnh lại chia ra làm nhiểu phủ hay huyện hoặc châu và đặt dưới quyền của một viên quan cai trị người Việt gọi là Tri Phủ, hay Tri Huyện hoặc Tri Châu. Mỗi huyện được chia ra là nhiểu tổng dưới quyền cai trị của một viên Chánh Tổng và Phó Tổng. Mỗi tổng được chia ra làm nhiều làng hay thôn và đặt dưới quản trị của một viên Lý Trưởng và viên Phó Lý. Giúp việc viên Lý Trưởng và Phó Lý có một viên thư ký (gọi tắt là ông Ký) phụ trách về việc hộ tịch, sổ bạ ruộng đất, và viên thủ quỹ phụ trách quản thủ tiền bạc của chính quyền làng.  Bên cạnh viên lý trưởng, có hội ồng kỳ mục gồm những nhân sĩ (cựu viên chức và những người khoa bảng trong làng) quản trị việc tế tự và trùng tu các đình, quán, đền, miếu, chùa ở trong làng.

Riêng tại các xóm đạo, mọi chức vụ Lý Trưởng, Phó Lý, Thư Ký, Thủ Quỹ và tất cả mọi việc khác về quản trị nhân dân cũng như việc tế tự về tôn giáo đều nằm trong tay vị linh mục quản nhiệm sở tại quyết định và xử lý theo tín lý Kitô và giáo luật của Giáo Hội La Mã. Trong thực tế, mỗi một xóm đạo là một quốc gia theo chế độ đạo phiệt Da-tô trong lãnh thổ Việt Nam. Vị linh mục quản nhiệm họ đạo nắm quyền cai trị giống như một vị lãnh chúa địa phương trong một chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền uy của vị linh-mục này vượt ra ngòai cả xóm đạo và bao trùm cả các vụ phụ cận, và ngay cả viên tri huyện hay tri phủ địa phương cũng phải khúm núm khi phải đối diện với ông ta. Bản văn sử dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:

 "Phải nói rằng các cố thừa sai, do mầu da và chiếc áo chùng thâm của họ, họ đứng ở một vị trí rất cao trên chiếc thang xã hội. Người ta phải cung kính họ ngang với các quan đầu tỉnh (gọi là công sứ tại hai miền Trung và miền Bắc). Và nhiều ông đã lợi dụng vị trí của họ như thế để cai quản theo kiểu bạo chúa. Một vài thí dụ, Cố Antôn đi qua một làng lương, trên người mang áo chùng thâm và các áo phép. Một số thiếu niên người lương thấy cố ăn mặc kỳ cục thì cười diễu, có vài trẻ dám chửi rủa cố. Trở về nhà cố tức giận, tập hợp giáo dân lại, ra lệnh cho họ đi ruồng qua làng lương kia, trừng phạt đích đáng mấy đứa có tội, nghĩa là đánh đập tất cả những người họ bắt gặp ngoài đường. Họ tung hoành trong làng ấy như đối với quân thù vậy. Các cụ bô lão trong làng lương bèn gửi đơn khiếu nại lên huyện. Và thật là ngỡ ngàng khi thấy quan huyện bắt họ phải mua lễ vật, theo phong tục Việt Nam mà đến sắp mình lạy trước mặt cố, xin tha thứ cho những gì đã xúc phạm cố. Quan huyện còn nói thêm: Đó là bản án còn nhẹ đấy, bởi đây là lần đầu tiên dân tụi bay đã phạm lỗi như thế. Chớ quên rằng, nếu còn tái phạm, thì bô lão sẽ vào tù, còn phạm nhân thì sẽ bị tử hình".

Cố Giăng, nằm trong một cái cáng do 2 giáo dân khiêng đi tới một thành phố cách nhà 18 kilomet. Vừa ra khỏi xứ đạo, một trong hai người khiêng cáng thưa rằng mình bị bệnh, xin cố kiếm ai thay thế. Cố bảo: Cứ bắt được ai thì bắt! Có một người đi qua, cố kêu: Bớ anh kia, đến khiêng ta đi tỉnh! Người kia lắc đầu: "Không, tôi không thể và tôi không muốn". - Thằng xấc láo, mày không muốn hả? Thằng giặc! Người kia vẫn không chịu khiêng: "Tôi là lý trưởng, tôi không thể khiêng được". Đứng trước sự khước từ dứt khoát như thế, ông cố xuống khỏi cáng, cầm gậy nhẩy bổ tới đánh đập viên lý trưởng, miệng nguyền rủa:… "Lý với không lý, liệu mà khiêng cáng cho tao. À thằng giặc Cộng Sản! Mày sẽ biết tay tao!"

Hôm đó, cố Tây đến nhà quan đầu tỉnh và tố cáo rằng làng bên lương cạnh xứ đạo của ông đang nổi loạn mà chính tên lý trưởng cầm đầu. Qua ngày hôm sau, viên lý trưởng bị cách chức và bị tống vào ngục. Không hiểu cố Tây có tạ ơn Chúa cho mình chiến thắng tên ngoại đạo kia chăng, nhưng chắc cố phải rất thích thú thấy rằng phong trào chống giáo sĩ bên chính quốc Pháp chưa được du nhập sang các vùng thuộc địa."[ii]

Nói chung, ngọai trừ các xóm đạo hay các giáo khu Phát Diệm và Bùi Chu, luật pháp đều do các quan tri Tri Phủ, Tri Huyện, Tri Châu nắm trọn quyền hành xử lý dựa theo luật bảo hộ của Pháp.

3.- Trung Kỳ.- Tại Trung Kỳ, ngôi vua của nhà Nguyễn còn được giữ lại ngồi làm cảnh. Bên cạnh ông vua gỗ này, Liên Minh Pháp - Vatican đặt một viên quan người Việt theo đạo Da-tô “ngoan đạo” tuyệt đối trung thành với Giáo Hội La Mã ở bên cạnh với nhiệm vụ dò xét canh chừng và cố gắng biến đổi ông vua bù nhìn này theo đạo Da-tô. Từ năm 1904 cho đến năm 1933, hai tín đồ Da-tô Ngô Đình Khả và Da-tô Nguyễn Hữu Bài được giao phó cho giữ vai trò này. Ngòai ra, bộ máy cai trị ở Trung Kỳ được tổ chức giống như hệ thống tổ chức cai trị ở Bắc Kỳ, nhưng việc bổ nhậm các viên chức người Việt như Tổng Đốc, Tri Phủ và Tri Huyện còn phải mang danh nghĩa của triều đình Huế dù rằng trong thực tế đều do người Pháp và các ông cố đạo người Âu quyết định. Bên cạnh triều Đình Huế, có viên Khâm Sứ (Resident Supérieur) người Pháp với danh nghĩa là làm cố vấn cho nhà Vua mà thực tế là nắm thực quyền cai trị ở miền Trung và chỉ để cho nhà vua lo việc tế tự. Mỗi tỉnh,  cũng đều có một viên Công Sứ (Resident),  Mỗi phủ, huyện, tổng  và xã hay làng cũng đều có những viên chức giống y như các phủ, huyện,  tổng và làng xã ở Bắc Kỳ. Về luật Pháp, một phần theo luật pháp của nhà nước Bảo Hộ của người Pháp và một phần theo luật nhà Nguyễn.

KẾT LỤÂN: Phần trình bày trên đây cho thấy rằng, tất cả 5 xứ Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao Miên và Ai Lao  bị  coi như là 5 quốc gia riêng biệt. Tất cả đều nằm dưới quyền cai trị của viên Toàn Quyền Đông Dương (Gouverneur Général) có văn phòng đặt tại Hà Nội. Đối với Đế Quốc Pháp và Giáo Hội La Mã, Đông Dương là một đơn vị thuộc địa của họ, những đối với người dân bản đia, thì 5 xứ này bị coi như là 5 thuộc địa riềng biệt. Dân bản địa muốn đi qua xứ khác phải có giấy thông hành. Triều đình nhà Nguyễn ở Huế cũng như triều đình Ai Lao ở Kinh Đô Luang Prabang và  triều đình Cao Mên ở Nam Vang chỉ là hư vị, được giặc giữ lại làm bình phong để lừa gạt người dân bản địa với mục đích làm cho nhân dân ta lầm tưởng rằng đất nước  vẫn còn độc lập và có nhà vua đang tại vị. Đây chính là thủ đoạn hay kế sách làm mất đi cái chính nghĩa của các tổ chức kháng chiến của nhân dân ta. Có như vậy, chúng mới dễ dàng gán cho các tổ chức kháng chiến của nhân dân ta là những “quân phản lọan”. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn còn thấy, bọn sử nô Da-tô hay bọn Việt gian có liên hệ khắng khít với Pháp và Giáo Hội La Mã  vẫn còn sử dụng cụm từ “quân phản lọan” để nói về những lực lượng nghĩa quân của nhân dân ta để chạy tội hay bào chữa cho những hành động “rước voi về giầy mà tổ” của ông cha chúng hay chính bản thân chúng. Đây là một trong những thủ đoạn thâm độc trong chính sách chia để trị của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican.


CHÚ THÍCH

[i] Bửu Kế. “Tòa Khâm Sứ Pháp.” www.giaodiem.com. Tháng 5/2005.

[ii] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 51-52.

 

© sachhiem.net