GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH24.php

9 Feb, 2008

 

CHƯƠNG 24


TRIỀU ĐÌNH HUẾ KHÔNG CHỐNG ĐỠ NỔI
SÁCH LƯỢC NỘI CÔNG NGỌAI KÍCH CỦA GIÁO HỘI LA MÃ


 

Qua phần trình bày trong Chương 23, chúng ta thấy rằng trong thời kỳ này (1816-1885) Giáo Hội La Mã  một mặt dồn hết nổ lực xui nguyên giục bi, đâm bị thóc, chọc bị gạo, với mục đích làm cho nội tình nước ta  vốn đã bất ổn (vì đói khổ) lại càng trở nên bất ổn. Mặt khác, Giáo Hội  tìm đủ mọi cách để thuyết phục Hoàng Đế Napoléon III (1852-1870) xuất quân đánh chiếm Việt Nam cho bằng được. Khi liên quân Pháp - Vatian tiến tới tấn công các cứ điểm chiến lược ở ven biển Việt Nam,  bọn  giáo sĩ Da-tô đang có mặt ở Việt Nam ra công điều động hơn 500 ngàn tín đồ Da-tô người Việt trong các xóm đạo  rải rác khắp nơi trên lãnh thổ nổi lên đánh phá với mục đích làm cho quân lính triều đình không đủ khả năng đối phó với thù trong và giặc ngoài. Tình trạng nước ta lúc đó thật là vô cùng khốn quẫn. Khốn quẫn hơn nữa là quân lính của triều đình Huế chỉ được trang bị bằng những vũ khí cổ điển lỗi thời, trong khi đó thì liên quân giặc được trang bị bằng những vũ khí tối tân và rất hiện đại so với thời đó. Những yếu tố vừa yếu kém về trang bị vừa bị quân nội thù ở ngay trong lòng tổ quốc nổi lên đánh phá và tiếp ứng cho liên quân ngoại thù khiến cho quân ta không thể nào đối phó với liên quân giặc, giặc tiến tới đâu, quân ta thua tới đó. Thực trạng này được nhà viết sử Phạm Văn Sợn ghi lại trong cuốn Việt Sử Toàn Thư với nguyên Văn như sau:

"Ngày 2/2/1859 Rigault de Genouilly đem 2 ngàn vào tấn công Nam Kỳ. Ngày 9 tháng 2 quân Pháp tới sông Đồng Nai và tầu lớn cũng vào được bến.

Miền Nam khác hẳn miền Trung: đây là vùng đồng bằng, nhiều sông lớn, sông con chạy ngoằn ngoèo. Có những chi lưu ăn vào sông Cửu Long, lại có những sông nhỏ nối vào sông Đồng Nai.

Hạm đội  của Pháp bắn tan các hải-đồn từ Vũng Tầu đến cửa Cần Giờ luôn trong hai ngày 10 và 11 tháng 2 năm 1859, rồi ngược dòng sông mà tiến vào Sàigòn, các cơ cấu phòng thủ hai bên bờ sông của Việt Nam đều bị phá hủy tan tành. Ngày 15 tháng 2, họ tới Nhà Bè trước phòng tuyến phía Nam Sàigòn và ngay chiều hôm đó họ đã hạ được một đồn binh của Việt Nam trong nhiều đồn binh. Ngày 16/2 họ tiến lên Tân Thuận Đông để vào sông Sàigòn. Ngày 17 tháng 2, Thiếu Tá Jauréguiberry, Dupré Déroulède, Đại Úy Lacour trên pháo thuyền Avalanche đi thị sát phía Bắc thành Sàigòn cách thành phía Nam 1800 thước. (Thành này do Olivier dựng lên xưa kia và được xây lại vào năm 1837, một lũy bao bọc bên ngoài dài tới 1475 thước trong có rừng và vườn cây xum-xê, rậm rạp, nhà cửa san-sát từ mé bờ công cạnh Gia Định). Liên Quân Pháp-Tây (Ban Nha) đổ bộ đánh mặt Đông Nam thành này. Ngày 18/2 Pháp pháo kích kịch liệt. Quân Pháp vẫn tiến mặc dù quân Nam ở trong thành bắn ra rất dữ dội. Các mặt khác do Đại Tá Lanzarotte, Trung Tá Raybaud chỉ huy cũng gây nên một tình thế khẩn trương cho quân Nam. Trọn ngày đầu, quân Pháp chưa rõ lực lượng của Việt Nam nên vừa đánh vừa nghe ngóng. Qua ngày hôm sau, nhờ sự thám xét của Jauréguiberry và sự chỉ dẫn của giáo sĩ Lefèbvre, quân Pháp đã hiểu rõ tình thế thành Gia Định.

Rạng ngày 19/2, Pháp dốc hết lực lượng thủy bộ vào việc đánh thành. Tầu Phlégéton, Primauguel, El, Cano khạc đạn ầm ầm, thành Gia Định đổ dần từng quãng. Quân Pháp vượt lũy, ném lựu đạn rồi bắc thang nhẩy vào thành. Tổng Đốc Võ Duy Ninh đích thân chỉ huy trên thành, hò hét ba quân không ngớt.

Rồi thành bị vỡ. Vũ Duy Ninh tự tận. Liên Quân Pháp Tây (Ban Nha) vào thành lấy được 200 đại bác, 85 ngàn cân thuốc súng, còn binh khí và thóc gạo nhiều vô kể, đốt hàng tháng chưa hết."[1] 

Chiếm xong Gia Định, Liên Quân Pháp - Vatican tiến đánh các vùng khác, giặc đánh đến đâu, quân ta thua ở đó; giặc đánh lớn, quân ta thua lớn; giặc đánh nhỏ, quân ta thua nhỏ.

Thấy rằng không thể chống nổi được thế giặc, Vua Tự Đức tính bài gửi người đi thương thuyết  và bằng lòng nhận chịu những điều kiện của giặc đưa ra trong bản Hiệp Ươc Nhâm Tuất 1862  với hy vọng sẽ được giặc để cho được tiếp tục ngồi trên ngai vàng. Theo Hiệp Ước này, triều đình Huế cắt nhượng cho liên quân giặc Pháp – Vatican 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ.

Chíếm xong ba tỉnh miền Đông, giặc lại xuất quân tiến chiếm  nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Biết rằng không thể chống nổi liên quân giặc, quan Kinh Lược ba tỉnh miền Tây là cụ Phan Thanh Giản trao cả 3 tỉnh miền Tây cho giặc rồi uống thuốc độc tự tử để tạ tội với  nhân dân và lịch sử.

Chiếm xong Nam kỳ, được sự cổ võ  và tiếp tay của bọn giáo sĩ và tín đồ Da-tô người Việt, liên quân giặc lại tiến ra Bắc tấn chiếm Bắc Kỳ  và Trung Kỳ. Cũng như khi tấn chiếm thành Gia Định vào tháng 2 năm 1859, liên quân giặc đánh đến đâu,  quân ta thua ở đó. Trong khi đó thì vua tôi nhà Nguyễn vẫn khư khư theo chính sách chống đỡ không được, thì đành phải đầu hàng nhận chịu những điều kiện của quân giặc đưa ra, miễn sao giữ được cái ngai vàng cho chính bản thân của nhà vua và cho nhà Nguyễn, bất cần đến số phận của dân tộc và quốc gia. Nội dung các bản  Hòa Ước 1862, 1874, 1883 và 1884 nói lên sự thật đau thương này của dân tộc ta. Chưa bao gờ dân ta lại tủi nhục như vậy! Phải nói rằng vừa tủi nhục cho đất nước, vừa căm phẫn đối với triều đình nhà Nguyễn và nhóm thiểu số tín đồ Da-tô người Việt:

Trách ai bán nước cầu vinh,

Bán quê hương lại quên tình nước non. (Phạm Duy)

Việc cúi đầu nhận chịu các điều kiện của quân giặc đưa ra trong các Hòa Ước Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874, Quí Mùi 1883 và Giáp Thân 1884  là những hành động bán nước của triều đình nhà Nguyễn. Kể từ đó nước ta  hoàn toàn mất chủ quyền về tay liên minh giặc Pháp - Vatican, và những kẻ được Liên Minh Pháp – Vatican đưa lên ngồi trên ngai vàng tại triều đình Huế chỉ là những ông vua bù nhìn làm bung xung cho liên minh giặc Pháp - Vatcian. Cũng từ đó, nhà nguyễn KHÔNG CÒN tư cách hay chính nghĩa nắm quyền lãnh đạo đất nước đối với dân tộc Việt Nam. Và cũng từ đó bất cứ  lực lượng kháng chiến nào thành công trong việc đánh đuổi liên minh giặc Pháp - Vatican  ra khỏi quê hương, giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc,  thì thế lực đó có đầy đủ tư cách hay chính nghĩa lãnh đạo nhân dân và đất nước Việt Nam chúng ta. Trong một chương sau, người viết  sẽ trình bày về đề tài  chính nghĩa của nhân vật hay thế lực lãnh đạo đất nước và nhân dân.

 

VAI TRÒ GIÁO SĨ VÀ TÍN ĐỒ DA TÔ
TRONG NHỮNG NĂM LIÊN QUÂN GIẶC
TIẾN QUÂN ĐÁNH CHIẾM VIỆT NAM

Sau khi đã thuyết phục được chính quyền Pháp đồng ý hợp tác với Tòa Thánh Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam, Giáo Hội ra lệnh cho các bọn tu sĩ gián điệp đang hoạt động tại Việt Nam phải  đẩy mạnh các nỗ lực gây rối  để tạo cơ hội dễ dàng cho Giáo Hội thi hành  sách lược "thừa nước đục thả câu".  Phần này sẽ trình bày các họat động của các nhà truyền giáo Da-tô và giáo dân Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động nổi loạn chống triều đình Huế và những việc làm tiếp tay  cho Liên Quân Xâm Lược  Pháp - Vatican tiến vào tấn công Việt Nam.

Ngay khi vừa được tin chính quyền Pháp thỏa thuận hợp tác với Tòa Thánh Vatican và hạ lệnh cho tiến hành việc xuất quân tấn công Việt Nam, Giáo Hội La Mã iền bật đèn xanh cho các cán bộ tại các vùng mục tiêu truyền lệnh cho giáo dân Việt Nam và các đạo quân nằm vùng chuẩn bị hành động. Giáo dân được lệnh phải gia tăng mức độ bất tuân luật lệ của triều đình Huế  và của các nhà cầm quyền địa phương mà trước đó các nhà truyền giáo đã nhồi sọ cho họ cái tư tuởng nổi loạn này. Một số tín đồ bản địa được lệnh viết thư yêu cầu các vị tướng chỉ huy các đạo quân Thập Ác viễn chinh gấp rút tấn công vào mục tiêu lấy cớ là để giải thoát họ khỏi tình trạng mà chính họ là những kể đã gây ra. Sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn - Tập 1 ghi lại mấy đọan văn do một tín đồ Da-tô là Petrus Trương Vĩnh Ký viết cho một vị chỉ huy đạo quân Thập Ác xâm lược  còn nằm ở ngoài khơi Việt Nam cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:

"Tháng 3/1859, Petrus Key viết "Grand Chef et Vous Tous, très honorables officers de la flotte francaise": Ayez pitié de nous; Ayez pitié de nous. Vous êtes nos libérateurs et la main des ennemis nous a touchés! Hala! The wearer knows very well where the shoe pincheth. Nous savons aussi que qui trop embrasse mal étreint; Et cependant nos souffrances nous poussent à invoquer votre puissance et à vous exposer du fond du coeur tout ce que je vient de soumettre à votre prudence et à votre sagesse."[2] 

Đồng thời, các giáo sĩ, tu sĩ Da-tô hoặc là có mặt ở ngay trong các chiến tầu  làm cố vấn trực tiếp hiến kế cho vị tướng chỉ huy tiến quân vào tấn chiếm mục tiêu, hoặc là đã có mặt  trên lãnh thổ Việt Nam  cổ võ và khích lệ  giáo dân người Việt để họ hăng say gia tăng phá rối và chuẩn bị  tiếp ứng cho Liên Quân Pháp - Vatican tấn công đánh sâu vào lãnh thổ nước ta, và cũng là thừa cơ thi hành các sách lược "cáo đội lốt hùm", "theo voi ăn bã mía" và "mượn gíó bẻ măng", bằng cách tụ tập kéo nhau đi theo giặc để cướp của đốt nhà, giết hại dân lành. Sự kiện này được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần ghi nhận như sau:

"Thật vậy trong lúc dân chúng đang hoảng hốt chạy trốn khi quân Pháp kéo đến và chỗ nào có đông dân chúng thì họ  (tín đồ Da-tô) tổ chức các đòan tự vệ võ trang, ba ngàn  (3000) tín đồ Da-tô đi theo giặc Pháp và xin được đưa vô Sàigòn là nơi mà (Đô Đốc Page) đã dựng nên một thị trấn. "Tôi ngạc nhiên đến đâu! Khi hôm sau các người truyền giáo đến nói với tôi rằng,  các con chiên An Nam không tuân theo một quyền lực vô đạo", họ nói như thế. Sao?Họ không muốn có cảnh sát để chặn đứng trận cướp du đãng, cướp bóc thành phố?. Và tôi rất hổ thẹn khi thú nhận với Ngài rằng Giáo Hội Da-tô An Nam đã ngạo nghễ chủ trương các nguyên lý đó. Ngòai ra, không một người Việt Nam Da-tô nào ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp, Vua vô đạo Việt Nam không phải là vua của họ. "Chắc bây giờ Ngài đã hiểu tại sao vua, quan (Việt Nam)  đã coi các nhà truyền giáo là kẻ thù."[3] 

Bọn giáo sĩ không những chỉ xúi giục tín đồ Da-tô nổi loạn, mà còn uy hiếp cả các nhân viên chính quyền địa phương, cố tình làm cho tình hình vốn đã bất ổn lại càng trở nên bất ổn hơn theo đúng sách lược "quậy cho nước đục để thả câu". Sự kiện này được sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 - Tập 1 ghi nhận  như sau:

"Trong khi đó, tinh thần thập tự quân của các giáo sĩ Kitô ngày một lên cao. Các giáo sĩ tìm đủ mọi cách để khiêu khích hầu tạo cơ hội cho Pháp động binh. Năm 1875, chẳng hạn, Giám Mục Gauthier và Croc đòi triều đình bồi thường thiệt hại lên tới 2.146.613 lạng bạc. Với sự yểm trợ của Rheinart, Gauthier và Croc còn mưu chiếm cả ruộng đất của các làng xã bỏ hoang để trừ số tiền thiệt hại trên. Tại nhiều nơi, các giáo sĩ công khai xúi dân làm loạn. Geoffroy ở Bình Định chỉ là một thí dụ. Tại Ninh Bình, các giáo sĩ còn lộng hành hơn nữa, cho thủ hạ  khuấy nhiễu, ngăn chặn cả công văn."[4]    

Trong thời gian này, các ông giáo sĩ Da-tô họat động ở Việt Nam hăng say muốn đưa tín đồ Da-tô người Việt tên là Tạ Văn Phụng  lên làm lãnh tụ nổi lọan theo sách lược "nhất thạch tam tứ điểu" vừa hỗ trợ cho công cuộc tiến chiếm Việt Nam của Liên Quân Pháp - Vatican đang tiến hành, vừa hy vọng lật đổ triều đình nhà Nguyến, vừa hy vọng biến  tên Da-tô Việt gian này thành một Constantine Việt Nam. Sự kiện này được nhà biên khảo Bùi Trần Phượng ghi nhận như sau:

"Tạ Văn Phụng là một tín đồ Công Giáo. (Nhà sử học) J. Chesneaux gọi Phụng là tên "cơ hội phiêu lưu". Thuở  nhỏ, Phụng được một giáo sĩ Pháp ở Xiêm nuôi dạy tại chủng viện Paulo Penang; sau bỏ Pháp theo giáo sĩ   dòng Đa Minh Tây Ban Nha và chịu hành xác tại tu viện của họ ở Macao. Các giáo sĩ này chẳng tiếc gì mà không "phong" cho Tạ Văn Phụng  làm hòang đế An Nam trong kế hoạch của họ: Lợi dụng chiêu bài  phù Lê để sách động nổi dậy từ Bắc Kỳ nhằm lật đổ nhà nước phong kiến họ Nguyễn, thiết lập một vương triều tận trung với Giáo Hội Thiến Chúa Giáo, một nước Chúa ở Viễn Đông. Năm 1858, giáo sĩ Tây Ban Nha đưa Phụng vào làm thông ngôn cho hạm đội Rigault de Genouilly đánh Đà Nẵng. Cha cả Gaentza lôi kéo theo cả Giám mục Pellerin ra sức ngăn cản Genouilly vào Sàigòn, nhưng vô hiệu. Không thuyết phục được Genouilly đem quân ra Bắc, giáo sĩ Tây Ban Nha đưa Phụng trở về Bắc Kỳ để tổ chức dấy lọan theo kế họach riêng của họ. Tháng 6 năm 1861, Tây Ban Nha cử phái viên đi tầu đến quân thứ Biên Hòa đưa thư xin được ở khu Đồ Sơn (bấy giờ thuộc tỉnh Hải Dương) và xin lập sở thu thuế ở huyện Nghiêu Phong (tỉnh Quảng Yên) trong kỳ hạn 10 năm. Tây Ban Nha đe dọa nếu không được chấp thuận, chúng sẽ gây rối ở Bắc Kỳ. Triều đình vua Tự Đức cự tuyệt, trả lại thư. Cuộc nổi dậy với quy mô lớn, cường độ cao ở Bắc Kỳ, trong đó nổi bật vai trò Tạ Văn Phụng và chắc chắn có sự trả lời của thực dân Tây Ban Nha đối với thái độ ngọai giao cứng rắn của nhà nước phong kiến Việt Nam.

Theo sự thú nhận của các tài liệu về phía Pháp năm 1862, mật sứ của Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh Pháp là Charles Duval  tới Hồng Kông và Ma Cao, bày mưu tính kế và tài trợ cho Phụng để đẩy mạnh khuấy rối Bắc Kỳ làm cho triều đình Huế phải rút bớt lực lượng ở Nam Kỳ ra  phòng thủ ở phía Bắc; từ đó, Pháp làm áp lực buộc Nam triều phải ký và thi hành Hiệp Ước 1862 theo chiều hướng có lợi cho Pháp. Duval đã mua hai chiếc tầu và vũ khí và quân trang cung cấp cho Phụng. Duval còn lập mô hình thế trận lũy thành Quảng Yên dài 1500 mét để Phụng thực tập chiến đấu.  Như vậy, ngoài thế lực đang ngầm giật dây và chỉ đạo là các giáo sĩ Tây Ban Nha, Tạ Văn Phụng còn tự bán mình cho các sĩ quan Pháp. Đất Bắc Kỳ, giáo sĩ Tây Ban Nha  hoạt động đã lâu đời - đặc biệt vùng Hải Dương ảnh hưởng của họ rất có ưu thế. Chính vì vậy, Bonard không muốn công khai ủng hộ Phụng, sợ Phụng nhân cơ hội thực hiện ý đồ riêng của bọn Tây Ban Nha. Vả lại, Bonard đánh giá mưu đồ của các giáo sĩ Tây Ban Nha và Tạ Văn Phụng ở Bắc Kỳ là cuộc phiêu lưu vô vọng.

Qua họat động của Tạ Văn Phụng, có thể thấy âm mưu thâm độc và biện pháp khéo léo của các thế lực tư bản Tây Phương khi chúng chưa đủ sức tấn công bằng quân sự hoặc nhằm hỗ trợ cho họat động quân sự. Chúng sử dụng bọn tay sai người bản xứ đã được huấn luyện công phu qua nhiều năm ở chủng viện. Do sư sách động và dưới quyền chỉ huy  của bon này, địch ra sức khai thác những mâu thuẫn sẵn có trong các chế độ phong kiến suy tàn, từ những mâu thuẫn trong nội bộ hòang tộc, vấn đề các dòng họ phong kiến, vấn đề các dân tộc ít người, cho đến  mâu thuẫn cơ bản và gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa nông dân nghèo đói, bị áp bức bởi giai cấp phong kiến thống trị.  Chính là thực hiện sách lược ấy, mà, theo cách diễn đạt của (nhà viết sử) J. Chesneaux, Tạ Văn Phụng đã "chiếm lấy vai trò thủ lĩnh của cái phong trào nông dân vẫn thường xuyên nổ ra ở châu thổ sông Hồng". Với kết quả hoạt động của mình, Tạ Văn Phụng, con cờ của giáo sĩ dòng Đa Minh, Tây Ban Nha, rốt cuộc đã tỏ ra đăc biệt hữu dụng cho cuộc xâm lược của thực dân Pháp."[5] 

Trong bài viết Nguyễn Văn Tường (1824-1886) với nhiệm vụ lịch sử, ông Trần Xuân An ghi nhận như sau:

Và sự thể, theo Puginier viết về thời gian hai tháng sau ngày Kinh Đô Quật Khởi (22 – 23.5 Ất dậu, 1885), như đã trích dẫn, chắc chắn chỉ vì tình huống lịch sử bắt buộc, bởi, giáo dân thời bấy giờ, nói như  Đoàn Trưng từ trước 1866:

“Gia-tô nội ứng ghê thay!

Giúp đem lương thực chẳng ngày nào không”.

Quả thật, đến 1885, sự nội ứng của “tả đạo” Thiên Chúa giáo đã quá công khai!

Và bởi lẽ, quan trọng, quyết định hơn, ấy là không còn cách nào khác, trong điểm đỉnh tột độ của mâu thuẫn đối kháng, giữa lực lượng dân tộc, yêu nước với bọn thực dân Pháp mà hậu thuẫn của chúng là “tả đạo”. [6] 

Cũng trong thời gian này, tín đồ Da-tô như bọn Trần Bá Lộc, Huyện Sĩ (Lê Phát Đạt) Trần Lục, Lê Hoan, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, v.v... được bọn giáo sĩ đưa ra làm những việc  dẫn đường, thông ngôn cho liên quân giặc  và chỉ huy các đạo quân thập tự  bản địa (người Việt)  tiếp tay cho giặc trong những chiến dịch đánh phá và tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta. Bọn tín đồ Da-tô Việt gian  này đã trở thành những hung thần bạo chúa,  đã có những hành động cực kỳ tàn ngược và hết sức dã man đối  với nhân dân ta. Riêng về tên Da-tô ác ôn Lê Hoan, nhà thơ Nguyễn Thiện Kế (1858-1917?) viết bài thơ thất ngôn bát cú nói về tên đại Việt gian này  như sau:

"Tổng đốc miền đông ngỡ đứa nào?

Lê Hoan thôi lại tụi Hòang Cao!

Cậu hầu ngày trước tay còn tráp,

Ông lớn bây giờ ngực đã sao,

Rể được thượng Trần thêm thế lực,

Giặc nhờ Đề Thám  nổi công lao

Tướng tinh nay đã quay đầu lại

Đôi mắt trợn trừng ngược mũi dao.” *

(*) Lê Hoan trước là lính hầu cắp tráp, nay được  Bắc Đẩu Bội Tinh vì có công đánh dẹp Đề Thám. Khi hấp hối cứ nằm ngửa, mắt trợn trừng nhìn xà nhà  đến 6 tháng mới chết." [7]

Đặc biệt là  Ngô Đình Khả, bất kỳ sách sử nào cũng nói đến thành tích  dã man rất là Da-tô của tên Việt gian họ Ngô khốn kiếp này. Thí dụ như sách Tài Liệu Soi Sáng Sự Thật viết như sau:

"Theo sử liệu, Ngô Đình Khả được Triều Nguyễn thời Pháp thuộc trọng dụng là nhờ công lao giúp Nguyễn Thân tiêu diệt lực lượng chống Pháp của nhà ái quốc Phan Đình Phùng và đặc biệt đã đào mả cụ Phan (lấy xác đốt thành tro, lây tro ) nhồi thuốc súng để bắn cho tiêu tan hài cốt cụ Phan!" [8] 

Người Việt Nam thường nói "Trời cao có mắt" và "Lưới Trời tuy thưa mà khó lọt". Tên Việt gian Da-tô Lê Hoan cam tâm "gục đầu đi trên bốn chân" làm tay sai cho liên minh giặc Pháp -  Vatican đem quân đánh tan lực lượng kháng chiến của cụ Hòang Hoa Thám thì bị "Trời phạt"  "khi hấp hối cứ nằm ngửa, mắt trợn trừng nhìn xà nhà  đến 6 tháng mới chết." Đã gọi là "Trời cao có mắt", cho nên, tên Việt gian Da-tô Ngô Đình Khả cũng đã phạm tội phản quốc và cũng đã có những hành động hết sức dã man đối với các nhà ái quốc của dân tộc thì tất nhiên là không thể nào thoát khỏi "lưới Trời"! Ông Trời đã phạt tên đại Việt gian Da-tô này như thế nào? Căn cứ vào tài liệu lịch sử và theo sự hiểu biết của người viết,  thì Ông Trời đã phạt tên Da-tô Ngô Đình Khả và lũ con cháu của ông ta như sau:

1.- Ngôi mả của  Ngô Đình Khả  đã bị Trới đánh (làm nứt ngang giữa mộ) 

2.- Cuối tháng 8 năm 1945, hai cha con Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân bị Mặt Trận Việt Minh tóm được đem hành hình, rồi lôi xác quăng xuống một cái mương ở làng Cổ Bi (gần Huế), phủ qua một lớp đất giống như chôn hai con chó. Tội ác: trước ngày 19/8/1945, Ngô Đình Khôi rất hăng say đề nghị và thôi thúc vua bù nhìn  Bảo Đại xin súng người Nhật để đàn áp phong trào  kháng chiến của nhân dân ta, nhưng lại bị ông Bảo Đại từ chối,  và Ngô Đình Huân làm mật vụ rất đắc lực cho giặc Nhật được giặc cho làm bí thư cho Đại-sứ Nhật Yokohama.

3.- Sáng sớm ngày 2 tháng 11 năm 1963, hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị anh em chiến sĩ Cách Mạng hành hình rồi được người cháu gọi bằng cậu năn nỉ mới được đem xác đi chôn ở trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu, sau đó lại đem đi chôn ở một nơi bí mật.

4.- Ngày 9 tháng 5 năm 1964, người con út của Ngô Đình Khả là Ngô Đình Cẩn bị chính quyền của Tướng Nguyễn Khánh xử bắn về những tội danh lạm quyền trong những năm 1954-1963 như chiếm công vi tư, giết người, đọat của, bắt người, giam  người, tra tấn và  thủ tiêu  hàng ngàn lương dân vô tội.

5.- Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục bị Giáo Hoàng Paul VI (1963-1978) treo chén (rút phép thông công), đuổi ra khỏi Giáo Hội, sau đó về sống  những ngày buồn thảm ở Missouri để rồi  chết đi trong cảnh điên loạn.  

6.- Ngố Đình Lệ Thủy, con gái đầu lòng của Ngô Đình Nhu, đang tuổi xuân thì mơn mởn đào tơ thì bị chết trong một tại nạn xe hơi ở Âu Châu.

7.- Một đứa con trai duy nhất của Ngô Đình Luyện cũng chết bất đắc kỳ tử trong khi đi trượt tuyết ở một vùng núi ở Âu Châu.

8.- Mới gần đây, cũng trong những ngày có tin loan truyền về cái chết của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận thì một người anh em ruột của ông ta sống ở một căn chung cư ở  Houston, Texas, không biết làm sao mà đã chêt cả hơn một tuần và đã có mùi rồi mới có người biết.

Việc Trời đánh cái mả của tên Da-tô đại gian đại ác Ngô Đình Khả và những cái chết của lũ con cháu của tên Da-tô  đại Việt gian này cho chúng ta thấy câu nói "Trời cao có mắt" của người Việt Nam ta thật là chí lý!" Xin quý vị hãy đọc các trang 483-487 trong cuốn Công và Tội (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1992) của tác giả Da-tô Nguyễn Trân để biết thêm chí tiết về (1) cái mả của thằng Việt gian Ngô Đình Khả bị trời đánh, (2) nhà tù Chín Hầm của tên bạo chúa Ngô Đình Cần dùng để giam người,  và (3) cơ sở (dinh thự) của tên bạo chúa họ Ngô này cư ngụ.

Mong rằng những cái gương "Trời Phạt" trên đây cũng đủ làm cho những tín đồ Da-tô cuồng tín khác còn "tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican" và những  tên Diệmists phải suy nghĩ về mưu đồ diễn trò ma thuật biến hóa tên Da-tô tứ đại Việt gian Ngô Đình Diệm  thành một "chí sĩ" và "nhà ái quốc" hãy suy nghĩ lại,  nếu không muốn sẽ bị "Trời phạt" như tên Da-tô Việt gian Lê Hoan và dòng họ Da-tô Ngô Đình.

Nói đến vai trò của tu sĩ và tín đồ Da-tô trong thời Liên Quân Pháp Vatican đánh chiếm và thống trị Việt Nam  mà không nói đến thành tích bán nước của tên Linh-mục Trần Lục thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn lao. Nói về hành động phản quốc của tên linh mục này,  Linh-mục Trần Tam Tỉnh viết:

"Cho tới ngày chết, 25-4-1892, Giám-mục Puginier chẳng bỏ qua bữa nào để củng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ được hàng chục điệp văn và bản tin tình báo mang chữ ký của ông trong văn khố của Bộ Thuộc Địa. Và một phần nhờ ở các bản tin đó mà quân Pháp đã có thể đập tan cuộc kháng chiến vũ trang của người Việt Nam. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đã xẩy ra tại Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biến thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ, có thành, có đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông minh. Tinh thần các chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm "bình định" cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Metzinger. Cuộc tấn công ngày 16-12-1886 bị đầy lui. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre (sau này là thống chế Pháp trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất) nghĩ tới việc nhờ Linh-mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của Giám-mục Puginier, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5 ngàn giáo dân. Ba Đình đã thất thủ." [9]

Đoạn văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ vai trò của bọn cán bộ gián điệp mang danh là các nhà truyền giáo và tu sĩ đã dồn nỗ lực  vào việc đoàn ngũ hóa giáo dân thành các tổ gián điệp và đạo quân thứ năm nằm vùng để sẵn sàng tíếp ứng cho liên minh giặc Pháp - Thập Ác Vatican  trong việc đánh chiếm và thống trị Việt Nam. Những bản văn sử này cũng cho chúng ta thấy rõ cái bản chất cuồng nô vô tổ quốc, vong bản, phản  quê hương, phản dân tộc của những người Việt Nam theo đạo Kitô. Tinh thần "sống đạo theo đức tin Kitô" của tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã là như thế đó!

 

TÍN ĐỒ DA TÔ LÀ THÀNH PHẦN ĐƯỢC LIÊN MINH GIẶC TIN CẬY
VÀ CŨNG LÀ TAY SAI ĐẮC LỰC
TRONG BỘ MÁY ĐÀN ÁP NHÂN DÂN TA

 

Trong khi tiến hành những chiến dịch tiến chiếm nước ta, liên minh giặc rẩt cần nhân sự địa phương tiếp tay làm những việc chỉ đường, dẫn lối, thông ngôn và xung vào quân đội đáp ứng cho nhu cầu quân sự trong những cuộc hành quân tấn công các lực lượng phòng thù cũng như các lực lượng nghĩa quân kháng chiến và bộ máy đàn áp nhân dân. Ngọai trừ những tín đồ Da-tô, ngoại trừ triều đình Huế và lưu manh xu thời đón gió,  đại khối nhân dân ta coi liên minh giặc Pháp – Vatican là những kẻ tử thù, bất cộng đái thiên, quyết không bao giờ cộng tác với chúng. Đối với Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, đặc biệt là Vatican, đám vua quan triều đình Huế và bọ du thủ du thực hay lưu manh xu thời đón gió là những hạng người bất khả tín. Đối với bọn truyền giáo Da -tô tại Việt Nam, chỉ có những tín đồ Da-tô mới là những người tuyệt đối trung thành với chúng và được chúng tin cậy và dùng làm tay sai cho chúng trong bộ máy đàn áp nhân dân ta. Cũng vì thế mà  trong thời 1862-1945, chính sách "sử dụng những tín đồ Da-tô cuồng tín để theo dõi những người dân khả nghi, đặc  biệt là những thành phần thuộc các tôn giáo khác" vẫn được cả người Pháp lẫn Giáo Hội La Mã thi hành hay áp dụng để duy trì quyền lực của chúng. Nói cho rõ hơn, bọn giáo sĩ của Giáo Hội và giáo dân  Da-tô Việt Nam luôn luôn  là tai mắt canh chừng cho chính quyền Bảo Hộ. Sự kiện này được cụ Trần Văn Kha  ghi lại  như sau:

"Khi thực dân Tây sang xâm lăng đất nước ta, đã có nhiều người chạy theo Tây, như ông Ngô Đình Khả. Khi đã theo đạo Gia Tô, mỗi khi gặp Cha Tây, họ quỳ xuống đất xưng con với Cha, thì lẽ đương nhiên họ gần với Cha Cố thực dân Tây, trung thành với Tây hơn là với Dân Tộc vì họ cùng một đạo với Tây. Sau đây là một trong những bằng chứng "Trung Thành với Tây" do chính người theo đạo Gia Tô viết, chứ không phải người ngoại đạo. Sách nhan đề là "Amour des Fêtes du 3 Décembre 1940 à Phát Diệm," mang số M0-40 của Tổng Thư Viện Quốc Gia do nhà in Ngô Tử Hạ ấn hành và do Chánh, Phó Giám Mục, Linh Mục và các giáo hữu địa phận Phát Diệm chủ trương. (Ánh Sáng Dân Tộc Số 2 ngày 15/11/1989, trang 11). Bài viết mô tả việc tấn phong một vị Giám Mục và lễ gắn "Ngũ Hạng Bắc Đẩu Bội Tinh" cho Đức Cha Nguyễn Bá Tòng (các trang 12-13).

"Nhà thờ chật ních. Trong mấy hàng ghế đầu dưới bàn thánh, chúng tôi nhận thấy quý phu nhân Decoux, cụ Võ Hiển Hoàng Trọng Phu, quan Thống Sứ Grandjean, Đại Úy Caux, Thanh Tra Chính Trị, Erard, Thanh Tra Chính Trị Trung Kỳ, cụ Jardin, đại diện Khâm Sứ Trung Kỳ Graffeuil, quan Công Sứ Ninh Bình, Công Sứ Thanh Hóa, Chánh Sở Liêm Phóng Bắc Kỳ: Ông Pujol, cụ Vi Văn Định, các quan theo hộ giá quan Toàn Quyền (Decoux), cụ Tổng Đốc Vũ Ngọc Hoành, quan Thanh Tra Học Chính Bắc Kỳ Courtoux, cụ Hộ Pháp Huế, các quan Tuần Phủ, Tri Huyện… và các công chức nhà nước đông vô số kể. Ngay sau ghế Decoux phu nhân có các bà nữ dòng tu Oiseaux, dòng Nôtre Dame des Missions và dòng Thánh Giá. Liền đấy là anh em thân thích của Đức Cha mới… Sau một hồi vỗ tay, quan Toàn Quyền (Decoux) mời Đức Cha Tòng xuống trước sân rộng giữa đội lính thủy bồng súng chào. Sau một tiếng hô rất mạnh, Ngài tuốt gươm bạc cầm trong tay và cứng cát tuyên bố thay mặt cho Tổng Thống Pétain, quốc trưởng Pháp, kính tặng Đức Cha Tòng Ngũ Hạng Bắc Đẩu Bội Tinh. Thế rồi Ngài tiến gần đến Đức Cha hai tay kính cẩn gắn huy chương mà chính Ngài tặng Đức Cha. Lùi ra mấy bước, Ngài cầm chiếc gươm bạc sẽ đặt lên vai của Đức Cha. Hội nhạc cử bài Quốc Ca. Quan Toàn Quyền (Decoux) kết thúc lễ gắn huy chương bằng một cái áp má thịnh tình và lòng trọng kính, Quan Toàn Quyền lên an tọa." Đức Cha Tổng đọc bài diễn văn tỏ lòng cảm ơn chính phủ, tỏ lòng trung thành con dân Việt Nam đối với Mẫu Quốc".

Phản bội Dân Tộc, trung thành với thực dân Pháp, để được quan Toàn Quyền gắn cho Đệ Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh mà lại lấy làm một Vinh Dự! Cũng chỉ vì cho rằng "Phản Bội Dân Tộc, trung thành với Pháp là một Vinh Dự," cho nên Công Giáo mới lấy tên Đức Cha đặt cho một trường học ở Saigon, Trường Trung Học Nguyễn Bá Tòng!!!

Họ lầm tưởng  rằng: "Họ mất nước, nhưng họ được Chúa". Nhưng trong thực tế, họ đã tự lừa dối họ vì các Cha Cố Tây lại giảng đạo cho Tây, chứ không phải cho Chúa. Sau đây là những tài liệu lịch sử chứng minh âm mưu lợi dụng sự truyền đạo của Pháp để xâm lăng nước ta, trích ra từ "French Missionries and Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914" (Tác giả Patrick J.N. Tuck.)

1.- Ở Paris, Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa, Chasseloup-Laubat, lấy nước Phi Luật Tân hòa bình của Tây Ban Nha làm mẫu mực, nhắm vào việc Gia Tô Hóa đại chúng như là một phương thức ổn định chính trị lâu dài. (From Paris, the Minister for the Colonies, Chasseloup Laubat, taking the peaceful Spanish Philippines as a model, looked to mass christianisation as a prescription for political stability on the long run). (Tài liệu đã dẫn, trang 81).

2.- Đại Tá (nếu là Hải Quân) Gabriel Aubaret, thông dịch viên và là cố vấn cho Đề Đốc Bonard, Thống Đốc Nam Kỳ, viết như sau:

"Chúng tôi triệt để tin tưởng rằng Nam Kỳ sẽ không bao giờ thực sự thuộc về chúng ta cho đến khi được Gia Tô Hóa. Trong tất cả các đường lối xâm lăng, thì đó là đường lối chắc chắn và lâu bền nhất." (We are absolutely convinced that Cochinchina will never really belong to us until it is Christianised. That is the surest and most durable of all means of conquest). Tài liệu đã dẫn, trang 83).

3.- Cha Colombert, thư ký riêng của Giám-mục Miền Tây Đàng Trong gửi thư cho Cha bề trên Pean, Giám Đốc Phái Đoàn Truyền Giáo Hải Ngoại, thư đề ngày 18-8-1868.

"Thật đã rõ ràng là người (Việt Nam) theo đạo Gia Tô chưa bao giờ phản bội nuớc Pháp, nhưng họ đã phản bội Dân Tộc của chính họ. Năm 1908, ngày 27 tháng 8, kế hoạch của Nghĩa Quân Hoàng Hoa Thám đầu độc sĩ quan Pháp bằng cách bỏ thuốc độc vào nước "súp", bị bại lộ vì Cai Trương đã đem việc này mách với Tây. Lo sợ rằng làm như thế cũng chưa đủ, ba người bạn của Cai Trương còn đi báo với "Cố Ân" ở Nhà Thờ Lớn Hà Nội. "Cố Ân" liền điện thoại cấp báo cho Tây biết. (Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn, trg 423).

Đó là kế hoạch mà các nhà viết sử gọi là "Vụ Hà Thành Đầu Độc vào Năm 1908". Hậu quả của việc phản bội Dân Tộc của "Cố Ân" là ba người yêu nước bị Pháp chém đầu bêu giữa chợ. Đó là các Thánh "Tử vì Dân Tộc". Đội Bình, Đội Cốc, Đội Nhân"[10]



CHÚ THÍCH

 

[1] Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư, (Glendale, CA: Đại Nam, 1980?) tr  632-633.

[2] Vũ Ngự Chiêu, Sđd.,  tr 130.

[3] Cao Huy Thuần, sđd., 120-121.

[4] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., 251-252.

[5] Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Một Số Vấn Đề Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Trong Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam (Thành Phố Hồ Chí Minh: Ban Tôn Giáo, 1988), trang 184-187.

[6] Trần Xuân Ẩn. “Nguyễn Văn Tường Với Nhiệm Vụ Lịch Sử.”www.giaodiem.com Tháng 5/2005.   

[7] Lê Văn Siêu, Văn Học Sử Thời Kháng Pháp 1858-1945 (Sàigòn: Trí Đăng, 1974), tr. 86.

[8] Lê Hữu Dản, Tài Liệu Soi Sáng Sự Thật (Wesminster, California: Văn Nghê, 1996), tr 18.

[9] Trần Tam Tỉnh. Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr 45-46.

[10] Trần Văn Kha. Thời Đại Mới (Wesminster, California: Văn Nghệ, 1992), tr 263-266.

© sachhiem.net