Chân Dung "Người Việt Quốc Gia"

Và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN01.php

bản in mục lục đăng ngày 08 tháng 6, 2008

Toàn tập:

Chương 1: 1 2 3 4

CHƯƠNG 1

QUAN NIỆM CỔ TRUYỀN VỀ CHÍNH THỐNG
HAY CHÍNH NGHĨA CỦA NGƯỜI LÊN CẦM QUYỀN

Chính thống và hay chính nghĩa là tính cách hợp lý, hợp tình và chính đáng của một nhân vật hay một thế lực có đủ uy tín hay đã tạo được những chiến công hiển hách khiến cho muôn dân kính mến và triệt để ủng hộ đưa lên nắm giữ vai trò lãnh đạo đất nước (cũng có thể là của một tổ chức có những hoạt động liên hệ đến đời sống của nhiều người trong xã hội). Vì thế, cho nên, mỗi khi có cá nhân của một đảng phái chính trị xuất hiện người ta không thể không xét đến tư cách chính thống hay chính nghĩa của cá nhân người lãnh đạo và chính cương của tổ chính đảng đó. Cũng vì thế mà chính thống và chính nghĩa của chính quyền là ưu tiên quan trọng nhất trong đời sống văn hóa và chính trị mà người dân trong xã hội theo văn minh tam giáo cổ truyền Việt Nam vẫn thường ưu tư và đặt lên hang đầu của mọi vấn đề.

Vấn đề chính thống và chính nghĩa quan trọng như vậy. Thế nên, trước khi bàn đến vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa đích thực của từ kép “chính thống” hay “chính nghĩa” để tránh khỏi tình trạng hiểu sai lạc trong những đề tài liên quan đến chính trị.

ĐỊNH NGHĨA

Theo Hán Việt Tự Điển của ông Đào Duy Anh thì:

Chính thống là dòng chính của nhà vua hoặc của môn học, (đồng nghĩa với chính thống) và “Chính nghĩa là đạo lý chính đáng (đồng nghĩa với công đạo = justices).”

Theo Việt Nam Tự Điển của ông Lê Văn Đức cùng một nhóm văn hữu thì:

Chính tông là dòng chính nhà vua hay phái chính một tôn giáo, một học thuyết (đồng nghĩa với chính thống) và “chính nghĩa là nghĩa vụ chính đáng, việc làm đúng với lẽ phải.”.

Theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì:

Chính thống là mối chính, dòng chính (nói về các đời làm vua)” và “chính tông là chỉ về phái nào đã nối được chính truyền của một tôn giáo hay học thuyết.

Chúng tôi không thấy có từ “chính nghĩa” trong cuốn tự điển này.

Trái ngược với chính thống hay chính nghĩa là “phi chính nghĩa” hay “bất chính”..

CHÍNH THỐNG HAY CHÍNH NGHĨA

KHI LÊN NẮM CHÍNH QUYỀN

CỦA MỘT CÁ NHÂN HAY MỘT THẾ LỰC

Theo định nghĩa trên đây, chúng ta thấy hai từ kép “chính thống” và “chính nghĩa”, khi mới nghe qua thì có thấy gần giống nhau, nhưng nếu suy nghĩ và phân tích cho kỹ, chúng ta thấy có một điểm khác nhau vô cùng quan trọng.

Điểm gần giống nhau.- Vào cái thuở dân trí còn thấp kém, nhân dân thế giới còn theo chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền, người ta có thể hiểu một cách nhập nhằng chính thống và chính nghĩa là một. Đây là trường hợp của hai ông Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm mưu đồ dấy binh đánh nhà Mạc vào năm Quý Tỵ (1532). Họ đã không nhân danh chính nghĩa của đạo lý hay nhân danh nhân dân Việt Nam để đánh đổ nhà Mạc, mà phải nhân danh nhà Lê để tiêu diệt nhà Mạc. Vì thế họ mới phải cho người sang tới tận Ai Lao tìm kiếm được người con út của Vua Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh (với niềm tin rằng đây là dòng chính tông của nhà Lế), đem về đặt lên ngai vàng với vương hiêu là Lê Trang Tông. Sau đó, họ mới nhân danh ông vua bù nhìn (được coi như là có chính nghĩa) khởi binh đánh nhà Mạc. Chính vì thế mà khi tiêu diệt xong nhà Mạc, nước ta mới có tình trạng Vua Lê ngồi làm vì (làm bù nhìn) và Chúa Trịnh nắm thực quyền cai trị nhân dân. Sự kiện này cho chúng ta thấy dòng chính tông của nhà Lê đã trở thành cái chính nghĩa của thế lực dưới quyền lãnh đạo của Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm.

Điểm khác nhau .- Sau này, vào giữa thế kỷ 19, sau khi đã đánh tan sức kháng cự của triều đình nhà Nguyễn, Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican cũng không nhân danh nước Pháp hay Giáo Hội La Mã để cai trị đất nước Việt Nam, họ giữ lại cái ngai vàng tại triều đình Huế rồi tìm một người chính tông của nhà Nguyễn là Ưng Kỳ (người con nuôi thứ 3 của vua Tự Đức và là người con thứ 26 của Vua Thiệu Trị) cho ngồi vào đó với vương hiệu là Đồng Khánh (1885-1889) làm bung xung cho họ nắm thực quyền cai trị và bóc lột nhân dân ta đến tận xương tận tủy. Sự kiện này chứng tỏ Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp – Vatican đã sử dụng dòng chính tông của nhà Nguyễn để làm chính nghĩa cho họ nắm quyền cai trị Việt Nam với dã tâm làm cho nhân dân ta lầm tưởng rằng họ (Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp – Vatican) chỉ giúp nhà Nguyễn cai trị nhân dân ta giống như họ Trịnh trợ giúp vua Lê cai trị nhân Bắc Hà từ đầu thập niên 1540 cho đến năm 1788.

Chưa nói đến trình độ tiến bộ của dân trí về cơ chế chính quyền quản trị nhân dân, chỉ lấy lý trí mà suy luận, chúng ta thấy rằng dù là Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp – Vatican đã nắm được chính tông của nhà Nguyễn giống như Chúa Trịnh đã nắm được chính tông của nhà Lê, nhưng cũng vẫn không có chính nghĩa để cai trị nhân dân ta. Hơn nữa, theo quan niệm Nho giáo về quân quyền, sau khi triều đình Huế ký các hòa ước: (1) Nhâm Tuất 1862 (nhường ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican), (2) Giáp Tuất 1874 (nhường toàn bộ Nam Kỳ cho liên minh giặc), (3) Qúi Mùi 1883 và (4) Giáp Thân 1884 (dâng cả nước cho liên minh giặc), nhà Nguyễn mất hết chính nghĩa không còn tư cách gì để ngồi vào ngôi vị lãnh đạo quốc dân cai trị đất nước nữa. Vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng ở một phần sau.

Trong tập đề tài này, chúng tôi nhấn mạnh đến chính nghĩa nhiều hơn là chính thống hay chính tông, và chỉ đặt ra vấn đề “chính nghĩa” cho các cá nhân hay thế lực hoặc chính đảng tranh giành quyền lực cai trị đất nước. Cá nhân hay tổ chức nào có chính nghĩa (chứ không cần phải có chính thống), thì được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ và hăng say đi theo để chiến đấu cho cá nhân hay thế lực đó. Nguợc lại, cá nhân hay thế lực nào dựa vào bạo lực hay quyền lực của ngọai bang nhảy lên bàn độc thì sẽ bị coi là không có chính nghĩa, tức là ở vào tình trạng phi chính nghĩa hay bất chính. Đây là theo truyền thống đạo lý từ ngàn xưa của các dân tộc Đông Phương trong đó có Việt Nam ta.

Theo quy luật của tạo hóa, gà sinh ra gà, cuốc sinh ra cuốc và cáo sinh ra cáo. Tương tự như vậy, thói thường, bất chính tất nhiên sẽ sinh ra hàng ngàn thứ bất chính khác. Đồng thời, bất chính còn là cha đẻ của bất công, bạo ngược và tham tàn. Bất công, bạo ngược và tham tàn sẽ làm cho nhân dân bất mãn, căm giận và thù ghét. Từ ngàn xưa, từ Đông sang Tây, ở bất kỳ quốc gia nào, khi mà nhân dân đã cảm thấy bức xúc hay bất mãn với chính quyền, nếu không được giải tỏa, thì những bức xúc hay bất mãn này sẽ biến thành lòng căm thù, rồi nổi loạn chống lại chính quyền. Đây là quy luật lịch sử. Câu nói “thượng bất chính, hạ tắc loạn” là do quy luật này mà ra. Vì thế mà từ ngàn xưa, các dân tộc Đông Phương luôn luôn đặt chính nghĩa lên hàng ưu tiên số 1 đối với những người hay đảng phái chính trị muốn nhẩy lên nắm quyền quản lý quốc gia. Cũng vì lý do này mà trong bài Bình Ngô Đại Cáo của cụ Nguyễn Trãi mới có câu, “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”. Đọc đi đọc lại từ đầu đến cuối bài Bình Ngô Đại Cáo, chúng ta không thấy có chỗ nào cụ Nguyễn Trãi đề cập đến chính thống hay chính tông cả.

Nói về chính nghĩa của một cá nhân hay một thế lực lên nắm quyên quản trị quốc gia, ông Richard J. Hardy viết trong cuốn Government In America như sau:

"Quyền lực và quyền thế không phải là những lý do độc nhất mà nhân dân phải tuân hành các chính sách của chính quyền. Nhân dân tuân hành những chính sách của chính quyền vì họ tin rằng chính quyền hợp pháp hay có chính nghĩa. Như vậy có nghĩa là nhân dân chấp nhận quyền thế và cái quyền của chính quyền được lãnh đạo đất nước. Một chính quyền có đủ quyền lực có thể tồn tại được thường thường là dựa vào bạo lực dù là nhân dân không chấp nhận cái chính quyền này. Nhưng nếu muốn có một chính quyền ổn định, hữu hiệu và bền vững lâu dài thì tính cách chính nghĩa hay hợp pháp là cần thiết." (Nguyên văn: "Power and authority are not the only reasons people comply with the policies of their government. People follow these policies because they believe the government has legitimacy. That is, people accept its authority and its right to lead them. A government enough power can exist for a while, usually by force, even if the people do not accept it. But legitimacy is necessary if the government is to be stable, effective, and lasting."[1].

Cuốn sách Government In America là một trong những cuốn giáo khoa về môn "Công Dân" (Civics) được rất nhiều trường trung học ở Hoa Kỳ chọn làm sách giáo khoa dạy trong các lớp 12. Ở Hoa Kỳ, môn Công Dân Giáo Dục là một trong những môn học chính quan trọng bắt buộc học sinh phải học. Xem như thế, người Hoa Kỳ coi việc rèn luyện cho các em học sinh phải hiểu thấu đáo tính cách hợp pháp hay có chính nghĩa của một chính quyền và của người lãnh đạo nhân dân. Ngoại trừ các nước nằm dưới ách thống trị của Giáo Hội La Mã hay các chế độ đạo phiệt Hồi Giáo và quân phiệt, hầu như tất cả các nước theo chế độ dân chủ tự do (thực sự) như ở Bắc Mỹ và Tây Âu đều có cùng quan niệm về chính nghĩa và hợp lý hay hợp pháp giống như ở Hoa Kỳ.

Riêng ở Việt Nam ta, tùy theo hòan cảnh của đất nước, tiêu chuẩn về chính thống hay chính nghĩa của một chế độ hay cá nhân người cầm quyền trị quốc đã trở thành truyền thống của dân tộc là phải có điều kiện hay tiêu chuẩn như sau:

1.- Nếu đất nước đang ở trong thời quân chủ chuyên chế như các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Phúc, người con nào được vua cha hay hội đồng hoàng tộc (thường là vua cha) chỉ định lên kế nghiệp, thì người đó sẽ đuợc lên cầm quyền và được coi là có chính nghĩa. Đây là trường hợp Vua Gia Long chọn Thái Tử Đảm vào năm 1816 và vua Thiệu Trị chọn Thái Tử Hồng Nhậm lên kế vị trước khi băng hà vào năm 1847.

Trong trường hợp vua cha từ trần đột ngột mà không để di chiếu lại cho người con nào lên kế nghiệp, sẽ có hai trường hợp:

Trường hơp A.- Đây là trường hợp Vua Lê Thái Tông chết đột ngột vào năm 1442 lúc đó mới có 20 tuổi. Ở vào tuổi này, nhà vua không có người con nào lớn tuổi cả. Theo truyền thống quân quyền của Nho Giáo, triều đình bèn đưa thái tử Băng Cơ lúc đó mới có 2 tuổi lên kế nghiệp và mọi việc triều chính đều nằm trong tay các quan phụ chính. Nếu không làm như vậy, triều chính sẽ trở thành rối loạn rồi biến thành đại họa cho nhân dân.

Trường hợp B.- Nếu có sự tranh giành quyền lực giữa các người con của nhà vua (hoàng tử và công chúa) thì phe nào thắng sẽ được coi như là đã giải quyết xong chuyện rắc rối này. Tuy nhiên, Nếu vị tân vương này trở thành thứ “quân phi quân” hay “bạo chúa”, coi triều thần hay các viên chức chính quyền như một thứ băng đảng hay một bầy gia nô, coi nhân dân như chó ngựa, lạm dụng quyền chính, ưu đãi bà con và phe đảng của mình để làm lực lượng nòng cốt bảo vệ địa vị rồi tự tung tự tác, biến chính quyền thành bộ máy đàn áp, tra tấn và thủ tiêu những người bất đồng chính kiến, đàn áp và khủng bố những người không chịu khuất phục, THÌ vị tân vương này sẽ bị coi như là một thứ bạo chúa, một thứ quốc tặc. Ở vào trường hợp như vậy, Nếu trong dòng họ nhà vua (hoàng tộc) không còn có ai lập tức đứng lên phát cờ dấy binh khởi nghĩa để diệt trừ tên quốc tặc này, THÌ kể như là dòng họ nhà vua này không còn chính nghĩa nữa.

2.- Nếu đất nước ở vào trường hợp B trên đây, bất kỳ người dân nào có khả năng đứng lên chiêu binh mãi mã kéo quân về khử diệt tên bạo chúa đương quyền và phe đảng gia nô này, THÌ người đó được coi như là có chính nghĩa nắm quyền lãnh đạo quốc dân. Đây là các trường hợp của Lê Đại Hành vào năm 980, của ông Lý Công Uẩn vảo năm 1009, của anh em nhà Tây Sơn trong thập niên 1770. Tính cách chính nghĩa này được ghi rõ trong kinh điển của Nho giáo và đều được các nhà viết sử ghi lại trong các tác phẩm lịch sử của họ. Một bậc trí giả người Âu Mỹ có nhiều tác phẩm viết về lịch sử Việt Nam là sử gia Bernard F. Fall đã ghi nhân sự kiện này như sau:

"Nếu người làm vua áp bức nhân dân thì người đó không còn xứng đáng được đối xử như là vua nữa. Cá nhân ông vua đó không còn thiêng liêng nữa, và trừ khử ông vua đó không còn là một tội ác. Nổi loạn giết một tên bạo chúa như vậy không những là một việc làm hợp lý mà còn là một việc làm đáng được ca tụng, và người đứng ra trừ diệt tên bạo chúa đó xứng đáng được đưa lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, cai trị muôn dân.” Nguyên văn: “If the sovereign oppressed the people, he no longer deserved to be treated as the sovereign. His person was no longer sacred, and to kill him was no longer crime Revolt against such tyranny not only was reasonable but was ameritorious act and conferred upon its author the right to take over the power of the sovereign.”[2]

Cụ Trần Trọng Kim cũng viết trong sách Nho Giáo như sau:

"Nếu ông vua nào trị dân mà yêu cái của dân ghét và ghét cái của dân yêu, là làm những điều trái lòng dân, tức là trái mệnh trời, thì người khác được quyền "điếu dân phạt tội", nghĩa là cứu dân mà đánh người có tội, như vua Thang đánh vua Kiệt, vua Vũ Vương đánh vua Trụ vậy."[3]

3.- Nếu đất nước đã hay đang nằm dưới ách thống trị quân thù xâm lược, THÌ bất kỳ cá nhân hay thế lực nào trong nhân dân có khả năng chiêu binh mãi mã, huy động nhân dân cùng lăn xả vào đại cuộc đánh đuổi quân thù ra khỏi giang sơn, KHI THÀNH CÔNG, cá nhân hay thế lực đó sẽ có chính nghĩa lên nắm quyền cai trị đất nước. Đây là các trường hợp của Vua Ngô Quyền vào năm 939, của Vua Lê Lợi vào năm 1427, của Vua Quang Trung vào năm 1789, của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Việt Minh vào năm 1954. Đây là quy luật lịch sử. Thiết tưởng bất kỳ người dân nào đã học qua bậc tiểu học cùng đều biết như vậy. Dựa vào quy luật lịch sử này, Giáo sư Lê Xuân Khoa viết trong cuốn Việt Nam 1945-1975 như sau:

Tình hình chính trị Việt Nam vào thời điểm 1945-1946 cho thấy rằng Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã giành được chính nghĩa chống Pháp và lôi cuốn được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng.” [4]

“Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi chính nghĩa chống Pháp đã được dồn hết sang phía chính phủ kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo.”[5] .

Truyền thống của dân tộc theo văn minh Nho Giáo là như vậy. Nếu một cá nhân hay một thế lực nào lên cầm quyền cai trị nhân dân mà không ở vào một trong 3 truờng hợp trên đây đều là phi chính nghĩa hay bất chính. Hễ phi chính nghĩa hay bất chính thì tất nhiên là ở vào tình trạng mất lòng dân và sẽ đi đến tình trạng lạm dụng quyền hành để làm rất nhiều điều bất chính và thất nhân tâm khác nữa. Ở vào trường hợp này, chính quyền sẽ bị nhân dân coi như một băng đảng ăn cướp, hay bạo quyền, dù cho người lãnh đạo mang tước hiệu là “vua” hay “tổng thống” thì cũng chỉ là một tên trùm ăn cướp hay môt tên quốc tặc hoặc bạo chúa, và tập đoàn nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong chính quyền này cũng chỉ là “những quân ăn cướp ngàymang tước hiệu tổng thống, thủ tướng và các ông quan. Đây là tình trạng của chính quyền Bảo Đại trong những năm 1948-1955 và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong thời 1954-1975. Có lẽ cùng vì thế mà người dân Việt Nam ta có thành ngữ “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Cũng vì thế mà trong cuốn The Politics of Heroin in Southeast Asia, nhà viết sử Alfred W. MacCoy mới gọi chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm là “Triều đại Diệm và băng đảng ăn cướp Ngô Đình Nhu” (Diem’s Dynasty and the Nhu Bandits).[6] Gặp trường hợp như vậy, bất kỳ người dân nào cũng có quyền đứng lên phất cở khởi nghĩa kêu gọi nhân dân cùng nhau góp sức “diệt trừ quốc tặc, đạp đổ bạo quyền”. Theo đúng truyền thống cao đẹp này của Nho giáo, quân dân miền Nam đã vùng lên đạp đổ cái chế độ tham tàn khốn nạn này vào ngày 1/11/1963 và lôi cổ tên bạo chúa tam đại Việt gian họ Ngô ra đập chết vào hơn 7 giờ sáng ngày hôm sau. Đến đây, thiết tưởng cũng nên nhớ lại lời Nho giáo đã dạy rằng:

Người làm hại nhân gọi là tặc, người làm hại nghĩa gọi là tàn, người tàn tặc gọi là đứa không ra gì. Ta nghe giết đứa Trụ, chứ chưa nghe nói giết vua vậy.”[7]

Do đó, chúng ta có thể nói quân dân miền Nam đã đập chế thằng quốc tặc phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm, chứ không phải đập chết ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

4.- Nếu đất nước đã giành lại độc lập rồi và theo thể chế dân chủ tự do giống như các nước dân chủ tự do ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Ấn Độ, THÌ việc chọn lựa người lên nắm quyền lãnh đạo quốc dân được quyết định bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do, bỏ phiếu kín và không có gian lận. Cá nhân hay chính đảng nào được đa số phiếu nhân dân tín nhiệm, sẽ được coi như là có chính nghĩa, hợp pháp, hợp lý và hợp tình lên nắm quyền cai trị quốc dân.

Sở dĩ người viết nhấn mạnh đến cụm từ “tuyển cử tự do, bỏ phiếu kín và không có gian lận” là vì trong thời kỳ 1954-1975, chính quyền miền Nam Vỉệt Nam, tuy rằng mang danh hiệu là Việt Nam Cộng Hòa và cao rao là theo đuổi lý tưởng tự do dân chủ, nhưng trong thực tế (bản chất), cá nhân người lãnh đạo của chính quyền này, không những đã không có chính nghĩa khi lên cầm quyền, mà khi nắm chính quyền rồi, lại còn có rất nhiều hành động bất chính và thất nhân tâm khiến cho nhân dân miền Nam vô cùng kinh tởm, thù ghết và vùng lên khử diệt. Chuyện này sẽ được trình bày đầy đủ trong Phần VI trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Ở đây, chúng tôi chỉ nói về chuyện bầu cử gian lận. Trong thời gian 1954-1975, người dân miền Nam có quá nhiều kinh nghiệm về chuyện bầu cử gian lận cùng với hàng rừng những việc làm bất chính khác do chính quyền chủ mưu. Tất cả những việc làm bất chính này đều được rất nhiều nhân chứng sống cũng như các nhà viết sử ghi lại rõ ràng trong các tác phẩm của họ. Giáo-sư Lê Xuân Khoa ghi lại chuyện chính quyền Ngô Đình Diệm gian lận bầu cửa trong cuốn Việt Nam 1945-1975 với nguyên văn như sau:

Ngày 23 tháng Mười (1955), một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức để dân chúng miền Nam lựa chọn theo Bảo Đại hay Ngô Đình Diệm. Khi đó, Bảo Đại đã trở lại thân Pháp và đang ủng hộ Bình Xuyên, do đó chắc chắn là ông phải thất bại vì đã mất hết tín nhiệm trong dân chúng. Tuy nhiên, ban tổ chức trưng cầu dân ý đã sắp đặt cho việc thắng cử của Ngô Đình Diệm quá bảo đảm đến độ ông được 98.2 phần trăm trong khi Bảo Đại chỉ được 1.1 phần trăm. Bằng chứng gian lận lộ liễu nhất là ở nhiều nơi số phiếu ủng hộ ông Diệm nhiều hơn số cử tri. Chẳng hạn riêng vùng Sàigòn - Chợ Lớn có 450,000 cử tri ghi danh mà số phiếu bầu lên tới 605, 025.”[8]

“Khi thành lập chính phủ cũng như trong những lần cải tổ nội các, Ngô Đình Diệm đều không muốn có sự tham dự của Phan Huy Quát, một lãnh tụ Đại Việt cũng được Hoa Kỳ tin cậy. Trong cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến tháng Ba 1956, ứng cử viên đối lập Phan Quang Đán đắc cử nhưng không được công nhận vì “gian lận”, và bị thua ứng cử viên chính phủ trong lần bầu lại. Năm 1959, ông Đán ra tranh cử lần nữa và trúng cử với đa số phiếu nhưng vẫn bị loại vì “vi phạm luật bầu cử.” Một ứng cử viên đối lập khác là Nguyễn Trân cũng đắc cử với ông Đán ở Sàigòn cũng bị loại cùng một lý do.”[9]

Đến đây, thiết tưởng cũng nên nói sơ qua về tiểu sử ông Da-tô Ngô Đình Diệm. Thân phụ của Ngô Đình Diệm là tên đại việt gian Da-tô Ngô Đình Khả. Ngô Đình Khả được Giáo Hội La Mã đưa sang chủng viện Pinang (Mã Lai) huấn luyện làm nghề thông ngôn một thời gian rồi được đưa về Việt Nam tiếp tay cho Liên Minh Pháp – Vatcian đặc trách việc dẫn đường chỉ điểm trong những chiến dịch tấn công đánh chiếm Việt Nam và những chiến dịch tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến Việt Nam. Một trong những tội ác của Ngô Đình Khả là cùng với Nguyễn Thân dẫn quân thập tự bản địa đi đánh phá và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân kháng chiến Văn Thân dưới quyền lãnh đạo của cụ Phan Đình Phùng ở Vụ Quang. Sau khi cụ Phan đã qua đời vì bệnh kiết lị, lực lượng nghĩa quân Văn Thân suy yếu, Nguyễn Thân và Ngô Đình Khả thừa thắng xông lên, xua quân vào tiến chiếm căn cứ nghĩa quân và đào mả cụ Phan lấy xác đốt thành tro, lấy tro trộn vào thuốc súng bắn xuống sông Lam Giang theo đúng truyền thống của đạo Da-tô. Cũng nên biết đạo Da-tô có truyền thống trả thù người đã chết bằng cách đào mả nạn nhân, lấy xác đốt thành tro đã có ở Âu Châu từ thời Trung Cổ:

Vào thế kỷ 13, dân vùng Toulouse, miền Nam nước Pháp ngày nay, nhận thấy Jehovah (Chúa Cha) độc ác, đúng là quỉ Satan mạo nhận là thiên chúa, chớ không phải là thiên chúa thật. Họ thấy vị thần ấy gớm ghiếc quá, bỏ không thờ nữa tuy họ vẫn kính thờ Jesus; họ lập thành giáo hội Cathari. Giáo Hội Công La (Công Giáo La Mã) kết họ tội tà đạo. Năm 1209, Giáo Hoàng Innocent III (1198-1216) ra lệnh thánh chiến để diệt họ. Vua chúa ở miền Bắc đất Pháp, ở đất Đức tuân lời, phái binh lính đến làm thành thập tự quân để đánh bọn tà đạo. Rất đông tín đồ Giê-su phe giáo hoàng tới trợ lực thập tự quân. Đám quân này, dưới quyền giáo sĩ Arnaud Amauri, đại diện giáo hoàng, bao vây thành Béziers. Thành bị hạ ngày 22/7/1209, toàn dân ở trong thành bị giết hết, kể cả đàn bà, trẻ con. Tòa án đạo Jesus theo đuổi trừng phạt cả những người bị kết tội là tà đạo dù họ đã chết. Chẳng hạn, năm 1309, tòa án đạo Jesus ở Carcassonne cho đào mả bẩy người phạm tội tà giáo móc xác lên đốt đi; của cải của họ bị tịch thu, dòng dõi họ bị trừng phạt.” [10]

Cõ lẽ vì truyền thống này, các Tòa Án Dị Giáo (Inquisitions) của Giáo Hội La Mã mới xử tử những người bị kết án là “tà giáo” bằng cách trói nạn nhân vào một cái cọc, rồi chụm củi khô và châm lửa hỏa thiêu.

Do thành tích dã man này mà Ngô Đình Khả được giặc thăng quan, cho nắm giữ chức Tổng Quản Cấm Vệ Thành với nhiệm vụ vừa theo dõi ông vua bù nhìn Thành Thái vừa biến ông vua gỗ này thành một tín đồ Ca-tô. Nhờ làm việc đắc lực cho liên minh giặc và nắm giữ chức vụ Tổng Quản Cấm Vệ Thành, đàn con của Ngô Đình Khả cũng được ban thưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. Ngô Đình Khôi đựơc cho làm tri phủ Tùy An (Phú Yên) vào năm 1917, năm 1920 được thăng lên chức Bố Chánh Bình Định, năm 1926 thăng lên chức Tuần Vũ Quảng Ngãi, tới năm 1930 được đưa lên giữ chức Tổng Đốc Quảng Nam. Ngô Đình Thục được cho đi học làm linh mục rồi được thăng chức giám mục vào năm 1938. Ngô Đình Diệm đuợc hưởng qui chế tập ấm, được đặc cách cho theo học Trường Hậu Bổ và sau đó được bổ nhậm làm tri huyện huyện Hải Lăng, rồi được thăng chức vù vù, tới năm 1932 được cho giữ chức Thượng Thư Bộ Lại. Ngô Đình Nhu được gửi đi du học ở Pháp.

Bản thân Ngô Đình Diệm cũng là một tên Việt gian làm việc đắc lực cho liên minh giặc (Pháp – Vatican) với những hành động cực kỳ dã man đối với nhân dân ta. Thành tích nổi tiếng nhất của Diệm là trói cột các tù nhân chính trị (các nhà ái quốc bị liên minh giặc bắt được) vào một chiếc ghế có khoét lỗ ở ngay chính giữa chỗ ngồi, rồi đốt đèn cầy (nến) ở dưới để tra khảo nạn nhân lấy khẩu cung. Đây là thời gian còn được Pháp tin cậy. Sau này, Vatican bắt đầu trở cờ kết thân với Phát Xít Ý, rồi Đức Quốc Xã ở Âu Châu khiến cho Liên Minh Pháp – Vatican ở Âu Châu có chuyện cơm không lành canh không ngọt. Cũng vì thế mà có sự tranh chấp quyền lực giữa đám Việt gian làm tay sai cho Pháp là nhóm ông Phạm Quỳnh và đám Việt gian làm tay sai cho Vatican là nhóm đàn con Ngô Đình Khả và hậu quả là cả Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Diệm bị Pháp cho về vườn. Bị thất thế, Diệm quay ra tìm cách liên lệ với Hoàng Thân Cường Để (đang là con bài của Nhật và đang ở Đông Kinh) trong mưu đồ bán nước cho Nhật. Như vậy là cả đời hai cha con Ngô Đình Khả và Ngô Đình Diệm đều là Việt gian phản quốc. Dòng họ Ngô Đình quả thật là một thứ Việt gian gia truyền.

Vì đã biết rõ bộ mặt thật của Vatican với kinh nghiệm lịch sử ở ngay chính quốc Nhật từ thế kỷ 17 (sẽ nói rõ trong Phần VII của bộ sách này), cho nên khi hất Pháp ra khỏi sân khấu chính trị Việt Nam vào chiều tối ngày 9/3/1945, Nhật cương quyết giữ ông Bảo Đại tiếp tục làm vua gỗ cho Nhật, và dùng ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng, chứ nhất định không đưa ông Cường Để về làm vua bù nhìn và cũng không dùng Ca-tô ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng dù rằng hai ông Ca-tô này đã thậm thụt chạy chọt với Nhật từ nhiều năm trước.

Năm 1954, nhờ có Tòa Thánh Vatican chạy chọt với siêu cường Hoa Kỳ, Ngô Đình Diệm được đưa về Việt Nam cầm quyền làm tay sai cho cả hai thế lực này. Ngay sau được đưa lên cầm quyền, Diệm làm hàng ngàn việc làm bất chính, thất nhân tâm và cược tàn ngược. Việc làm bất chính đầu tiên của Diệm là gian lận bầu cử như đã nói trên. Diệm không những đã gian lận (vi phạm luật bầu cử) mà lại còn vu cáo cho các ông Phan Quang Đán và Nguyễn Trân cái tội “vi phạm luật bầu cử”. Như vậy, Ngô Đình Diệm không những đã hành động bất chính, mà còn can tội “cáo gian”. Ngòai những việc làm bất chính trên đây, trong gần chín năm cầm quyền, anh em Ngô Đình Diệm cùng băng đảng Giám-mục và Linh-mục Ca-tô di cư Bắc Kỳ còn làm cả hàng rừng việc làm bất chính khác. Trong cái rừng việc làm bất chính này là lạm dụng quyền, Ca-tô hóa chính quyền và cảnh sát hóa bộ máy cai trị bằng cách thiết lập những tổ chức mật vụ, công an, lực lượng đặc biệt như thiên la địa võng, rồi sử dụng những tổ chức mật vụ này để giết hại những thành phần thuộc các đảng phái chính trị đối lập và sát hại những người đã được chiếu cố dụ khị hay rủ rê vào đạo nhưng vẫn không chịu cúi đầu khuất phục theo đạo để tạo danh đời hay lấy gạo mà ăn. Dã man hơn nữa, Ngô Đình Diệm còn hăng say hồ hởi đồng lõa với chính quyền Mỹ dùng một số lượng khổng lồ vũ khí hóa học để hủy hoại môi sinh và tàn sát nhân dân không theo đạo Da-tô ở trong các vùng ngoài tầm kiểm soát của Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican:

Ngày 30/11/1961, Tổng Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống nam Việt Nam ủng hộ nồng nhiệt. Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản đang ở đâu”, và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mĩ mãn. Ngược lại với quan điểm của Diệm, các giới chức cao cấp trong Bộ Ngoại Giao Mỹ như Roger Hilsman và W. Averell Harriman phản đối quyết định của Tổng Thống Kennedy, vì họ cho rằng không có cách gì để biết được là chiến dịch “khai quang” sẽ làm cho đồng ruộng của dân bị tiêu hủy. (Họ người Mỹ, xem ra họ còn có quan tâm đến sinh mạng và cuộc sống của người Việt hơn là ông Diệm). Ông Averell và Hillsman còn lý giải rằng Nếu Mỹ dùng hóa chất trong cuộc chiến, Việt Nam sẽ có lý do để tố cáo Mỹ là “đế quốc ngoại bang dã man” (“foreign imperialist barbarism”). Nhưng chiến dịch vẫn được thi hành.” [11]

Trong thời gian từ 1962 đến 1971, quân đội Mỹ rải khoảng 77 triệu lít chất độc màu da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi trường của 2.63 ha (mẫu Tây) và gần 5 triệu người sống trong 25.585 thôn ấp. Tuy chưa có một nghiên cứu qui mô nào trong những người dân trên, nhưng dựa theo kết quả vừa nghiên cứu vừa điểm qua trên đây, chúng ta có thể đoán được số đàn ông có nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến chắc không thấp hơn tỉ lệ trong các cựu chiến binh (Hoa Kỳ đã sự dụng loại vũ khí dã man này), bởi vì họ là nạn nhân và phải sống với độc chất sau cuộc chiến. Cũng có thể có một số nạn nhân với ung thư tiền liệt tuyến đã qua đời vì ung thư.”[12]

Trong nỗ lực Ca-tô hóa đất nước, chính quyền dùng tiền công quỹ, quân đội và nhân lực chính quyền tổ chức đại lế hiến dâng nước Việt Nam cho Giáo Hội La Mã vào tháng 2 năm 1959, tàn sát dân lương bất khuất không chịu theo đạo Ca-tô. Tổng số nạn nhân bị giết hại lên đến gần 400 ngàn người.[13] Ngoài ra, chính quyền này còn lừa gạt Hoa Kỳ trong chương trình cải cách điền địa (mua lại ruộng đất của điền chủ lớn để phân phối cho tá điền mà không rớ tới 370 ngàn mẫu ruộng của Giáo Hội La Mã)[14], cướp đọat tài nguyên quốc gia, kinh tài bất chính, bóc lột nhân dân, ăn chặn tiền ngọai viện, v.v…. Chinh vì những việc làm tàn ngược và dã man như trên mà sách sử đã khẳng định và quy liệt tên phản thần tam đại Việt gian họ Ngô này vào danh sách 100 trăm tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại.[15]

Đến đây, chúng ta thấy rõ cái quy luật lịch sử “bất chính tất nhiên sẽ sinh ra hàng ngàn bất chính khác…” áp dụng cho trường hợp ông Ngô Đình Diệm và chế độ đạo phiệt Da-tô của ông ta không sai một li nào.

(xem tiếp, các bài trong Chương 1:) 1 2 3 4

CHÚ THÍCH


[1]Richard J. Hardy, Government In America (Boston, MA: McDougal Litell/Houghton Mifflin, 1996), p 6.

[2] Beranrd B. Fall, The Two Vieb.-tnams (New Nork: Frederick A. Praeger,1964), tr 18.

[3]Trần Trọng Kim, Nho Giáo Tập 1 (Saigòn: Tân Việt, 1952), tr 168.

[4] Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1975 ( Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004), tr. 206

[5] Lê Xuân Khoa, Sđd. Tr. 210.

[6] Alfred W. McCoy, The Politics of Heroin Southeast Asia (New York: Harper & Row, Publisher, 1972), tr.159.

[7] Trần Trọng Kim, Sđd., tr. 248.

[8] Lê Xuân Khoa, Sđd., tr 432.

[9] Lê Xuân Khoa, Sđd., tr 437.

[10] Trần Quý, Lòng Tin Âu Mỹ Ðấy! (Wesminster, CA: Đồng Thanh & Văn Nghệ, 1996), tr 132-133.

[11] Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 35.

[12] Nguyễn Văn Tuấn, Sđd., tr. 171.

[13] Nguyễn Mạnh Quang, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), tr. 124-131.

[14] Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled (New Yorl Frederick A. Praeger, Publishers, 1967), pp. 932-933.

[15] Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), PP.167-168.


Trang Nguyễn Mạnh Quang