Trả Lời Phỏng Vấn -

Hội Luận Văn Học

http://hoiluan.vanhocvietnam.org/?p=143

Nguyễn Đắc Xuân

http://sachhiem.net/NDX/NDX0.php

27 tháng 7, 2008

 

Trả lời của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Việt Nam)

1- Anh/chị muốn hay không muốn nêu danh tính?

+ Đã là người cầm bút bàn chuyện văn học nghệ thuật của nước nhà, tại sao lại phải giấu danh tính của mình?

2- Anh/chị tiếp cận ít hay nhiều với văn chương ở hải ngoại (đọc các tạp chí văn học, đọc trên mạng, quen biết giao lưu với những người cầm bút, v.v…)??

+ Tôi ở Huế nên rất hiếm được tiếp cận với văn học hải ngoại. Tôi chỉ được đọc một ít trong mấy lần đi châu Âu và đi Mỹ, mấy năm trở lại đây phần lớn được đọc trên mạng mà thôi.

3- Anh/chị có bao nhiêu tác phẩm đóng góp với các tạp chí, báo mạng ở hải ngoại?

+ Tôi có chừng vài chục bài đăng trên mạng hải ngoại, phần lớn là nghiên cứu văn hoá lịch sử, sáng tác không có bao nhiêu.

4- Anh/chị có tiếp cận với nhữngtác phẩm của những nhà văn ở hải ngoại in trong nước không? Trong trường hợp có, anh/chị đánh giá nhữngđóng góp đó thế nào?

+ Có nhưng không nhiều. Theo tôi phần nghiên cứu văn hoá lịch sử ở nước ngoài đóng góp cho văn hoá lịch sử của dân tộc dễ thấy hơn văn chương. Những tư liệu lịch sử do các nhà sử học như Vũ Ngự Chiêu, Nguyễn Xuân Thọ, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Mạnh Quang, Trần Chung Ngọc, Trần Anh Tuấn… thu thập được ở nước ngoài hết sức quý giá đối với giới nghiên cứu lịch sử văn hoá trong nước. Về văn chương, những tiểu thuyết như Sông Côn Mùa Lũ của Nguyễn Mộng Giác do TTNCQH in lại trong nước là một đóng góp lớn cho văn học nước nhà.

5- Văn chương ở hải ngoại đã đóng góp gì, hoặc có thể đóng góp gì, vào văn hóa Việt Namnói chung?

+ Về văn chương, văn học hải ngoại đóng góp với lịch sử văn học Việt Nam những khuynh hướng sáng tác mới, những tâm tình của người Việt tha hương, con người Việt Nam hội nhập với thế giới. Đặc biệt văn chương hải ngoại còn đóng góp cho lịch sử văn học nước nhà nhiều tác phẩm viết bằng các sinh ngữ có nhiều độc giả quốc tế, mang tư tưởng Việt Nam phổ biến với nhân loại. Ví dụ như các tác phẩm viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp của Thích Nhất Hạnh.

6- Vì dễ tiếp cận với trào lưu thế giới, những ngườicầm bút ở hải ngoại có thể đóng góp thế nào (viết, dịch…) về mặt lý thuyết và lý luận văn học với trong nước?

+Viết, dịch như trong và ngoài nước đang làm. Qua internet hiện nay ranh giới giữa trong và ngoài nước không còn đậm nét nữa. Hơn nhau ở chỗ khả năng, cường độ làm việc, cập nhật… Viết làm sao chuyển tải được nhiều thông tin mới, các ý tưởng khác nhau nhưng không chống nhau, sử dụng ngôn ngữ trí thức. Cứ dọn ra và để cho mọi người được tự do chọn theo khẩu vị của mình. Không nên áp đặt cho người viết và cả người chọn.

7- Những cơ quan chính thức trong nước như Hội Nhà Văn ở trung ương, các thành phố và địa phương có vai trò gì trong vấn đề hội nhập trong-ngoài không? Và nếu có, họ phải làm gì để thúc đẩy?

+ Việt Nam đang hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ về mặt kinh tế, chính trị, văn chương văn hoá cũng phải chạy theo cho kịp thời đại. Thông thường mỗi hoàn cảnh, mỗi giai đoạn, mỗi địa phương và mỗi ông chủ phương tiện truyền thông, ông chủ Hội… đều có cách suy nghĩ và cách làm riêng của mình để hội nhập trong-ngoài. Nhưng không ai có thể thoát được các cách làm như: tổ chức cho các nhà văn trong nước gặp gỡ các nhà văn ngoài nước, chọn lọc văn thơ trong nước giới thiệu ra nước ngoài, đặc biệt qua VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam, qua các trang Web văn chương quốc nội, nhiều người còn gởi tác phẩm của mình đăng trên các trang Web ở nước ngoài, chọn lọc các tác phẩm mới ở nước ngoài (mới về hình thức, tư duy, xu hướng) in lại trong nước. Điều quan trọng là phải xếp quá khứ vào lịch sử, giao cho lịch sử và sống với nhau bằng hiện tại Việt Nam hội nhập thế giới hiện đại.

8- Những nhà xuất bản trong nước có vai trò gì trong vấn đề hội nhập trong-ngoài không? Và nếu có, họ phải làm gì để thúc đẩynhững việc in ấn, phát hành, v.v…?

+ Như tôi vừa trả lời trong câu 7 trên đây.

9- Những nhà văn trong nước khuyên gì để nhữngnhà văn ở hải ngoại ứng xử thích hợp với khâu kiểm duyệt và in ấn trong nước?

+ Trong nước không có chế độ kiểm duyệt. Mỗi nhà xuất bản có một chủ trương riêng. Một tác phẩm nào đó có thể không hợp với nhà xuất bản nầy nhưng lại được nhà xuất bản kia nâng niu cho ra đời. Tuy nhiên, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, các nhà xuất bản đều có trách nhiệm với đất nước mình, với độc giả của nước mình: tránh vu khống, gây hận thù, âm mưu lật đổ, tôn trọng lịch sử, tôn trọng truyền thống văn hoá đạo đức của xứ mình, quý trọng sự tiến bộ, sự thật lịch sử, khác nhau nhưng không triệt hạ nhau. Văn chương, văn học nghệ thuật căn cứ trên tác phẩm là chính, nhưng trong tình hình hiện nay, tác giả sống như tác giả viết thì dễ được lựa chọn hơn.

10- Anh/chị chắc chắn có những suy tư về vấn đề hội nhập nói trên: xin anh/chị trình bày nhữngsuy tư đó, và những biện pháp để trong-ngoài có điều kiện gầy dựng mộtnền văn hóa Việt Nam, không phân biệt văn chương ở hải ngoại hay văn chương trong nước.

+ Những suy tư của tôi về vấn đề hội nhập như tôi đã trình bày lồng vào những câu trả lời trên.

 

Huế, 9/1/2008

Nguyễn Đắc Xuân

(7 bình luận)

 


Trang Văn Học