CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN:

CHÁY

Huỳnh Bất Hoặc

ngày 27 tháng 2, 2009

Sydney -Chủ  Nhật - 22-02-2009 – Hôm nay toàn quốc Úc tổ chức tưởng niệm 209 nạn nhân các vụ cháy ở bang Victoria-Melbourne bị thần hỏa chiếu cố từ hơn nửa tháng nay.

Trong lúc cả nước Úc mặc niệm các nạn nhân hỏa hoạn thì hiện đang có bốn mặt trận lửa hoành hành mà ban phòng cháy Victoria nghĩ là...đành bó tay! 3500 nhân viên cứu hỏa các ngành đang ngày đêm mất ăn mất ngủ kể từ hôm 07-02-2009 đến nay. Trời nóng đến 35 độ kể từ hôm thứ sáu và ngày mai thứ hai có thể lên tối đa 40 độ.

Số nhà bị cháy, mới đầu radio tivi và báo chí còn đếm để có chuyện mà nói, bây giờ thì hết đếm luôn và chỉ nhắc đếm số nạn nhân. 209 là con số chính thức được CFA [country fire authority] xác nhận và được trợ cấp...Số ấy có thể còn cao hơn nữa theo thời gian... khi thần hỏa làm xong công việc tàn phá của mình.

Úc là một tiểu lục địa đất rộng người ít. Có lẽ rộng quá, xa xa đã thấy nên mới thu hút tổ tiên người Aborigines từ lục địa Á Phi ham rong chơi bằng thuyền độc mộc đi lạc bị sóng dồi tấp vào đây từ mấy chục ngàn năm trước để trở thành những sinh vật cổ nhất của nhân loại còn tồn tại?! Hoặc rộng quá, xa xa đã thấy nên mới thu hút cái nhìn của Đại Úy Cook từ ngoài khơi Sydney mấy chục ngàn năm sau?! Úc rộng nhưng ít người và có lẽ là xứ có mật độ dân số thấp nhất thế giới.

Diện tích Úc rộng 7.686.850km2 [so với VN là 329.560km vuông] nhưng dân số chỉ có 18.613.087 mạng theo kiểm kê năm 1998 [trong khi VN có 76.236.259 theo kiểm kê cùng năm]. Bây giờ hình như Úc đã lên 21 triệu?  Điều đáng ghi nhận là trong khi diện tích đất canh tác của Úc chỉ chiếm 6% tổng diện tích đất đai, 94% phần còn lại là rừng, nghĩa là người Úc chỉ ở mép rừng như kiến bò quanh miệng chén. Cho nên chỉ có những người loạn thị hay cận thị cỡ Pauline Hanson hay cựu thủ tướng Howard mới nghĩ là thiên hạ đến chiếm hết đất của mình. Hanson nay đã sáng mắt ra sau khi bị hất văng khỏi quốc hội. Howard thì còn sáng mắt hơn sau khi mất chức thủ tướng và mất luôn chức dân biểu vì những cử tri gốc Hoa trong chính đơn vị của ông chứng minh cho ông thấy là ông loạn thi nặng! 

Bởi người Úc chỉ bám ven rừng mà sống cho nên cháy với người Úc đồng nghĩa với cháy rừng, cháy bụi, bushfire! Cũng như họ gọi hành động xa ánh sáng đô thành để đi dạo ngắm trời trăng mây nước là đi bụi, bushwalk.

Chật vật hụp lặn trong những khu thị tứ để kiếm sống và gỞ rừng ở bụi là văn hóa của những người Úc vốn có họ xa họ gần với, nếu không phải của những người Aborigines từng trời cao đất rộng, một mình tôi đi,ầy dựng những điều kiện an toàn mai sau...được rồi là họ nhắm mắt từ bỏ đô thị tìm về rừng, về bụi. Những khu nhà có giá nhất không phải là nhà quê hay ở bờ ở bụi như người Việt thường nói mà là những khu nhà ở trong rừng hay ven rừng! Người Miền Nam Việt Nam có văn hóa miệt vườn. Nhưng miệt vườn không phải là bush, outback như ở Úc. 

 một mình tôi về ... như Trịnh công Sơn hát thì cũng là con cháu của những tội đồ phát vãng, convict, rất ngán bốn bức vách hết của các hầm tàu chở họ từ Anh hay thuộc địa của Anh đến đây sau là của những nhà giam trên đất liền!

Nhà ở khu thị tứ mươi phút nửa giờ là đến biển rồi thế mà nhà nào cũng có hồ bơi, dù cả năm chủ nhà chưa nhúng chân xuống hồ. Thế nhưng nhìn hình ảnh những khu nhà cháy hẳn người ta phải ghi nhận một sự kiện là không có,  hay rất hiếm, nhà nào có hồ bơi! Đó là một sự kiện khó hiểu như bên Mỹ nhà trong các khu vực thường có lốc xoáy, tornado, mà không có hầm trú bê tông cốt sắt vậy!

Nếu mỗi nhà trong khu bị hỏa hoạn ở Victoria mà có hồ bơi , và, là hồ bơi đặc biệt phòng chống lửa, thì biết đâu chẳng có người khỏi bị thần hỏa cưỡng bách lôi đi?! Số nạn nhân quá cao, cao gấp đôi vụ bom khủng bố ở Bali, hay số du khách Ức nạn nhân của tsunami ở Nam Dương mấy năm trước đây, có thể một phần vì lệnh lạc di tản của giới hữu trách đã không được áp dụng một cách ráo riết?

Dĩ nhiên, tâm lý đa số là còn nước còn tát, ai nỡ giao nhà giao vườn cho thần lửa mà ngậm ngùi bỏ đi cho đành!? Cho nên khi loay hoay dập tắt những đám cháy quanh nhà quanh vườn hay dùng vòi sen tưới hoa mà xịt quanh để rồi khi thấy bão lửa ập tới, các đường xe chạy được đều ngập lửa, cả gia đình vội vàng leo lên xe, quây kín cửa xe mở máy thì đã muộn! Cho nên, nếu có hồ tắm mà lặn đỡ xuống, hay là hồ tắm có hệ thống phun đặc biệt chuyển nước tưới ướt mái nhà ngay cả khi nhà đã di tản hết...thì biết đâu...?!

Nhưng chính quyền của Thủ Tướng Kevin Rudd không phải chỉ đau đầu vì mặt trận lửa ở Victoria thôi. Mặt trận kinh tế có tên là suy thoái toàn cầu cũng đang làm cho Rudd và chính quyền của ông mệt cầm canh.

Dĩ nhiên với một quốc gia trẻ, rộng, tài nguyên gần như vô tận, hạ tầng kiến trúc chưa phát triển quá mức như ở Mỹ, Nhật...trong khi thượng tầng trí thức, kinh tài của Úc chưa bị tung hoành thao túng như ở Mỹ thì cái dịch cúm suy thoái toàn cầu đối với Úc cũng không đến nỗi nào!

Úc lại được một lợi thế trăm năm một thuở là đồng đô la Úc hạ. Đồng đô la Úc có lúc giá cao hơn cả đồng Mỹ kim trong khi chính quyền không thể cấm dân chúng xây nhà, mua nhà, tiêu xài đồ ngoại, đi du lịch... Cựu thủ tướng Paul Keating có lúc đã than trời như bọng và đem hình ảnh banana republic để đánh động tự ái dân tộc của người Úc! Keating không chỉ hù họa thôi mà làm thiệt bằng cách liên tiếp tăng lãi xuất chính thức để ngăn chận tiêu xài và gia tăng xuất cảng. Tiền hạ giá đã bán được nhiều hơn mà lại tiêu ít đi. Chính quyền tự trọng nào mà chẳng ham?!

Paul Keating và Lao Động không chỉ muốn dân Úc tiêu xài ít bán nhiều và mở rộng thị trường vào Á Phi bằng cách thân thiện với dân chúng những nơi này, những người đã may mắn được làm di dân để cung ứng cho thị trường nhân lực tương lai. Không có di dân thì ai cày cho, ai làm thợ, ai lau chùi quét dọn cho!? Và muốn làm những việc đó thì phải biết nghe lệnh, nghĩa là phải học và học để nói tiếng Anh! Chỉ có mấy thần dân của Nữ Hoàng đang âm thầm thao túng nền kinh tế Úc là không muốn nghe Keating thôi! Họ không muốn nghe nên phá Keating và phò một học trò của Bà Thatcher tên Howard lên thay Keating! Cốt lõi của chính quyền Thatcher là mị dân để nắm đầu dân, trước tiên là bẻ gãy cái xương sống đối lập là nghiệp đoàn. Mị dân bằng cách sở hữu hóa dân, cho vay nợ mua nhà mua xe. Khi đã mua rồi thì è cổ ra mà cày trả nợ nhà nợ xe, boss nói gì phải nghe nấy! Trong khi Keating một đàng lại cố tăng tiền lời ngân hàng để ngăn bớt chi tiêu, nhất là xây nhà mua nhà đàng khác lại được tiếng là cả nể Aborigines, thân thiện với Á Phi, nâng đỡ di dân...trong khi chính quyền Whitlam đã mang tiếng là không chịu theo đường lối của Mỹ về Trung Hoa và Việt Nam. Đám thần dân của nữ hoàng đã mở một chiến dịch quy mô có hệ thống với sự tiếp tay của những tay tổ tài phiệt như Packers từ Nam Phi nhanh chân chạy trước, Abelès, một tài phiệt bảo thủ đào tị từ Nam Mỹ, chưa kể những tay tổ tại chỗ như Fairfax, Pratt...

Đám thần dân Nữ Hoàng sau lưng Howard và liên đảng đã thực hiện chiến thuật rung cây nhát khỉ để khủng bố cử tri đừng bỏ cho Lao Động. Do đó mà có chiến dịch tố Lao Động là tay sai của nghiệp đoàn, tả khuynh, chống Mỹ-Anh và tệ hơn nữa là thân khủng bố, thân Hồi giáo, bao che cho những kẻ đặt bom ở Bali khiến cho 88 người Australia năm 2002 mà quên nghĩ tới chuyện là chung quanh Howard chỉ còn những kẻ bảo thủ đầu có sạn khinh miệt dân Aborigines, dân tỵ nạn, về luật lao động, chính sách đa văn hóa, trợ cấp xã hội, theo bén gót những TT Bush về chiến tranh Iraq, về chống Hồi giáo, chống những chủ trương giảm khí thải và bảo vệ môi sinh. Người Việt tỵ nạn đạp vỏ dưa thấy vỏ dừa mà run...Hễ cứ nghe Lao Động là họ không ưa rồi. Mặc dù Lao Động là những chính quyền tiểu bang cũng như liên bang thường lo cho người nghèo, người thiệt thòi, bất hạnh mà đa số đồng hương tỵ nạn lại thuộc vào hạng này. Điều này giải thích tại sao Howard và liên đảng đánh gục được Keating và chớp được chính quyền dù so sánh tương quan lực lượng, Horward và liên đảng chẳng hơn Keating và Lao động bao nhiêu! Bằng chứng là năm 1993, John Hewson đã hơn Keating 10 điểm về điều tra dư luận mà không làm gì Keating được trong khi năm 1996, Keating chỉ thua Howard 12 điểm là bị Howard hất khỏi chính trường.

Cao điểm của phong trào chống Keating, chống Lao Động, chống di dân, chống nghiệp đoàn này là Pauline Hanson, chủ trương trắng trợn của Howard đối với những người tầm trú, với việc bảo lãnh thân nhân, nhập tịch, trợ cấp an sinh, dạy nghề, Anh ngữ thông dụng... là những ví dụ.

Ai cũng biết việc gì sẽ xảy ra cho số phận một số di dân, số phận của Medicare, tiếng Anh ba chớp ba nháng, nghề ngỗng không có, thượng khách thường trực của Centralink và Housing...nếu kỳ bầu cử vừa rồi mà Rudd và Lao Động thua nữa!...   

Cũng nhờ hội đủ những điều kiện an toàn khó lây cúm suy thoái như đã kể trên cho nên trong lúc bên Mỹ Obama quyết định tung gần chín trăm tỷ MK để chống suy thoái thì ở Úc Rudd chỉ tà tà tung ra 42,5 tỷ và chỉ năn nỉ mượn của dân và nhà giàu 22.5 tỷ dưới danh nghĩa lạm phát và khuyến khích dân chúng tiêu xài, nghĩa là vẫn để cho dân giữ nếp sống cũ bằng cách hạ mức lời chính thức xuống còn 3.25% là mức thấp nhất từ 45 năm qua.   

Dĩ nhiên Tự Do và liên đảng không chịu ngồi yên tư bi từ tại. Bởi Lao Động và Rudd mà thành công lần này thì Tự do và liên đảng sẽ ngồi chơi xơi nước dài dài mấy nhiệm kỳ nữa. Với lại, đối lập chỉ là đối lập khi tìm ra lý do đề không đồng ý với chính quyền. Không có phải tìm cho có, có phải ít xít  nhiều. Thế mới là đối lập có môn bài! Cho nên hơi đâu mà nghe Malcolm Turnbull, Joe Hockey, Peter Costello, Tony Abbott ca sáu câu...

Còn mấy ông mấy bà bằng cấp đầy túi, chức vụ cao, lương cao của ăn của để dư thừa thì càm ràm là phải bởi họ đã không được tăng lương, giảm thuế hay trả lại thuế đã đóng mà một đồng của họ để trong ngân hàng bây giờ chỉ còn hơn sáu mươi xu vì chính quyền lạm phát cho...người nghèo!

Truyền thông thì khỏi nói rồi bởi đám này chỉ tài có xôi nói xôi có thịt nói thịt! Ngày 12-02-2009 vừa rồi, mạng MSNMONEY đã chạy một bài của Chuck Jaffe chủ biên mục MarketWatch của mạng này với tựa đề Stop Listening to Suze Orman [đại để đừng thèm nghe con mẹ Suze Orman nữa!]. Mà Suze Orman là ai? Là tác giả quyển Suze Orman’s 2009 Action Plan hầm bà lằng nói về cách thức chuẩn bị về hưu, thu tóm tiền bạc, tiết kiệm, đầu tư...Theo nhà xuất bản giới thiệu thì sách này đã bán hết 1 triệu cuốn và khi sách đã được đăng trên mạng cùng tên với tựa đề và đã được khách ghe thăm mạng tải xuống đến 2, 2 triệu lần!

Cho đến bây giờ Suze Orman vẫn im thin thít coi như không nghe, không thấy, không biết bài viết đó.

Vui hí?

Huỳnh Bất Hoặc

 


Những Câu Chuyện Cuối Tuần

Trang Hoàng Nguyên Nhuận