Buồn Như Ly Rượu Đầy

From: Cà phê tối <caphetoi@gmail.com>

Subject: Cảnh Sát Giao Thông!!

Date: Thursday, June 4, 2009, 9:46 AM

 

TSGT ra đời để bắt ai?

Vài ngày gần đây báo chí đưa tin Bộ Công An (BCA) sẽ ra quyết định thành lập một đội ngũ Cảnh sát giao thông (CSGT) mặc thường phục để thi hành công vụ. Khi tin này đưa ra đã gặp nhiều ý kiến bất đồng từ phía đọc giả, người dân. Nhưng nếu quyết định của phía BCA vẫn được thực thi thì đội ngũ CSGT này được xem như “trinh sát” ngoại tuyến vậy.

Nghe qua mong muốn thành lập đội trinh sát giao thông của BCA, chúng ta sẽ lầm tưởng rằng tình hình trật tự giao thông đang rất phức tạp, người dân đã dùng nhiều thủ đoạn để qua mặt lực lượng CSGT khi tham gia giao thông trên các tuyến lộ, “tệ nạn tham gia giao thông” đang trở nên nghiêm trọng hơn nạn tham nhũng, phá rừng hay buôn lậu qua biên giới.

Thực tế vấn đề như thế nào? Vấn đề có liên quan đến hai chữ giao thông đang là vấn nạn, nhưng không phải đến từ phía người tham gia giao thông mà đến từ lực lượng CSGT, đó là nạn LÀM LUẬT, MÃI LỘ.

Hàng chục năm nay, báo chí đã đưa hết tin này đến bài bình luận khác liên quan đến tệ nạn làm luật, thu mãi lộ trên từng cây số, trên từng tuyến đường ở Việt Nam. Nạn mãi lộ xãy ra bất kỳ nơi nào có xe cộ lăn bánh, từ thành phố lớn đến các tuyến quốc lộ cho đến tận các tỉnh lộ, hương lộ ở vùng xa xôi hẻo lánh.

Dù báo chí có đưa cả ngàn trang tin, cả ngàn trang ý kiến bình luận thì nạn làm luật, mãi lộ này vẫn phát triển không ngừng nghỉ. Ở Việt Nam, nếu nói đến CSGT là người ta liên tưởng ngay đến chuyện “làm luật” và thu mãi lộ. Vậy cớ gì BCA không nhanh chóng thành lập đội ngũ bài trừ tệ nạn mãi lộ mà đòi lập đội “trinh sát” giao thông (TSGT)?

Nạn làm luật, thu mãi lộ ngày càng lộ liễu đến mức người dân bức xúc đã dùng cellphone chụp lại được những tấm ảnh, thu lại được nhiều đoạn film cảnh CSGT đang “hành sự”. Có lẽ đây là lý do đội TSGT ra đời? Nếu đội TSGT ra đời thì việc thu mãi lộ, làm luật sẽ được bàn giao cho đội này đặc trách? Nếu việc làm luật, thu mãi lộ của đội TSGT có bị ghi hình, quay phim thì cũng chẳng nói lên được điều gì, hoàn toàn không ảnh hường đến “uy tín” của ngành. Một lần nữa tự hỏi - đây là lý do chăng?

CPT tui khẳng định rằng, mọi vấn đề nhức nhối liên quan đến giao thông đều xuất phát chính từ lực lượng CSGT. Mọi xe tải, xe khách, xe container, . . . đều phải nộp mãi lộ nếu muốn lưu thông trên đường; hoặc các đội xe ben tung hoành ngang dọc, xem luật giao thông là đồ bỏ đi, thì không thuộc sở hữu của người nhà CSGT thì cũng được họ bảo kê. Vậy thì TSGT ra đời để bắt ai? Chỉ là để ngành CSGT rộng đường tung hoành và gây thêm nhiều tai tiếng.

Nếu nhà nước thực sự có tâm, có tình với dân với nước thì cần lập gấp các đội “trinh sát” thực sự để chống tham nhũng, chống buôn lậu, chống phá rừng, chống tệ nạn “làm luật, mãi lộ”, vì đây chính là những ung nhọt cần loại bỏ khỏi cơ thể “quốc gia dân tộc” Việt Nam.

Việc lập ra đội TSGT là một việc làm phản cảm, xem người dân như tội phạm hay xem họ như những hung thần đe dọa đến an ninh quốc gia, trong khi hiện thực thì ngược lại. Mong rằng những người làm luật cần nhìn thẳng, thấy rỏ, điều nghiên thực tế để có những quyết định, phát biểu hợp lòng dân.

June 04, 2009

CPT.

 

(chuyện viết năm ngoái)

GIAN TRUÂN PHẬN ĐỨNG ĐƯỜNG.

Ôm vô lăng, bonbon trên quốc lộ, huýt huýt, xe phải tấp vô lề. Tài xế sẽ có 1 trong 2 lựa chọn – nhờ các anh “nộp giúp tiền phạt” hoặc ký biên bản vi phạm cả luật lẩn lệ giao thông mà không được thanh minh hay cải. Cấm!!

Chạy xe trên quốc lộ, tỉnh lộ, . . . đường lộ ở Vn trong một ngày mà cánh tài xế không vi phạm luật giao thông là một chuyện hy hữu. Đường bé, xe đông như nêm, nếu mà không lách thì chờ thế kỷ sau xe ta mới về đến đích. Quốc lộ 1A, một bên gồm 1 lane dành cho xe trên 3 bánh, còn 1 lane be bé dành cho xe dưới 3 bánh. Theo luật, khi xe sau muốn vượt lên xe trước cần phải mở signal trái để xin đường, chờ xe trước giảm tốc độ, signal phải, né về bên phải thì xe sau mới được vượt lên, vượt bên trái, đúng luật. Nhưng để được cả đúng luật và cả vượt lên thì cánh tài xế phải chờ đến sang năm vì thực tế chẳng bao giờ xe chạy trước làm cái việc mà luật giao thông viết, đặc biệt là xe tải, xe ben. Để giải quyết khó khăn mà xe to không làm theo luật, mà không làm cũng chả ai bảo họ sai được vì chưa thấy an toàn nên chưa cho vượt, thì xe chạy sau phải phạm luật – vượt bên phải hoặc lấn lane chiều ngược lại. Riêng cái lỗi này, nếu lưu thông bằng ôtô car trong cự ly 100 km thì cần phải phạm trên 10 lần, buộc phải thế nếu muốn mất khoảng 2 giờ cho khoảng cách di chuyển đó trên tuyến quốc lộ 1A.

Vì thế có thể nói, nếu lái xe ra đường mà không vi phạm luật là chuyện cổ tích. Cánh tài xế, vì thế, xem mấy anh đứng đường như là kỳ đà cản mủi hoặc hung thần hoặc mấy tay ăn chặn trên đầu trên cổ.

Tuy nhiên, khi thấu hiểu được thì cũng thật là đáng thương cho phận đứng đường lắm. Muốn ra đứng đường, cầm cái còi mà thổi thì các anh phải công nạp một khoản lót đường. Vì thế ra đường, trước hết các anh phải thu để bù khoản chi ban đầu, sau đó phải thu thêm để duy trì “mối quan hệ tốt đẹp” với cấp trên và duy trì cuộc sống gia đình.

Khi huýt một con vi phạm. Nếu các anh nhận nộp phạt giúp, trên lý thuyết, các anh được hưởng trọn khoản này bằng bút toán kết chuyển từ tài khoản “nộp giúp” qua tài khoản “mãi lộ”. Việc làm này đã và đang bị cả xã hội lên án gay gắt và có ngày “cô đơn lãnh án”. Nếu các cánh tài xế phải ký biên bản, về đồn xử lý, nộp tiền vào kho bạc, trên lý thuyết, bên tài chính sẽ trích 30% khoản tiền phạt cho ngành công an, từ đó ngành sẽ chi một 1/2 tức 15% cho anh huýt còi. Quá tốt!!

Nhưng thực tế thì khác hoàn toàn, lý thuyết bỏ xa thực hành, 1/ khoản mãi lộ các anh thu được cũng phải trích nộp lên trên theo ngỏ sau, nếu các anh còn muốn được cầm còi; hoặc 2/ khoản 15% thơm tho kia các anh nằm mơ cũng không thấy, ngoài ra, tỉnh cho 200ngàn đồng/tháng, bộ cho 100ngàn đồng/tháng thì “các bác đầu ngành” của các anh cũng xơi tuốt luốt.

Kể cả một đứa trẻ con ở VN, khi nghe số vụ tai nạn, vi phạm luật giao thông giảm cũng phải biết vui mừng, nhưng điều này lại không đúng với các “bác cấp trên” ở ngành thổi còi. Trong các buổi họp, các bác thường đặt câu hỏi “các anh giải thích tại sao tháng này ít biên bản?”, các anh không biết “thổi còi” sao? Tại sao khoản 30% của tôi lại bị giảm? Thế đấy, dân “đi đúng luật” cũng làm cho người buồn, người giận. Nếu tình trạng “ít biên bản” kéo dài thì các anh coi chừng bị tước quyền cầm còi, đứng đường.

Cho cùng, ngẫm mà thương cho các anh. Các anh đứng đường cũng lắm gian truân, trên đe dưới búa, cánh tài xế thì căm, cánh lãnh đạo thì áp lực.

Nếu mà “đúng như luật”, mỗi anh lãnh đủ 15% phần thổi được thì tệ nạn mãi lộ chắc chắn sẽ giảm dần, cứ phạt, phạt thì các anh có tiền mà cánh chạy ẩu cũng nhát đòn, chưa nói đến cánh thỏa thuận quá tải, cơi thùng, đôn cabin.

Báo chí, xã hội cứ ca cẩm cho nhiều về TNGT, nạn mãi lộ mà vấn đề “đủ đường cho xe chạy”, vấn đề 15% - 30% không giải quyết thì có mà thiên niên kỷ sau vẫn chưa xong chuyện.

Xét cho cùng cũng tội các anh đứng đường, đứng đường theo nghĩa nào, ngành nào cũng lắm gian truân, tội nghiệp phận má hồng đít đỏ.

CPT.

 

Bắn Lén.

Bắn lén hay chiến tranh du kích là chiến thuật mà các nghĩa quân dùng để chống lại quân xâm lược, một kẻ thù mạnh hơn về súng đạn và tài lực.

Với chiến thuật này, cách mạng Việt nam đã đánh bật được vài kẻ thù xâm lược ra khỏi bờ cõi, lấy lại độc lập cho quốc gia dân tộc. Khi đã thắng lợi, các nghĩa quân trở thành người lãnh đạo điều hành đất nước thì chiến thuật bắn lén không nên đem ra áp dụng nữa. Nếu chiến thuật bắn lén mà cứ duy trì mãi thì hóa ra người điều hành, cơ quan hành pháp thừa nhận sự yếu kém của mình.

Biết thế nhưng hiện nay ở ta có cơ quan cứ duy trì mãi chiến thuật bắn lén, đó là ngành cảnh sát giao thông (CSGT).

Lưu thông trên các tuyến lộ, tài xế luôn phải cảnh giác với tệ trạng bắn lén, bắn tốc độ. Trên các tuyến lộ VN có 2 giới hạn tốc độ phổ biến cho ô tô 4 bánh là 80km/h cho ngoài khu đô thị và 50km/h cho trong khu đô thị. Tuy nhiên, đi trên cả tuyến quốc lộ 1A cũng phải gặp vô số biển báo “đô thị” và giới hạn như vậy.

Đi thực tế sẽ thấy, không biết cái cơ quan cắm biển báo (GTVT) có đầu óc như thế nào lại cào bằng tốc độ 50km/h cho những đoạn đường vắng teo, hai bên là đồng lúa rừng cây với những street đông đúc ở TP.HCM và Hà Nội.

Tận dụng việc làm lớ ngớ của cơ quan cắm biển, cơ quan bắn lén liền đem súng phục trong bụi rậm và bắn những chuyến xe thiếu cảnh giác. Vì sao thiếu cảnh giác? Vì khi xe vào khu vực giới hạn ai cũng cảnh giác và giảm tốc độ, rồi qua khu đô thị lưa thưa vài móng dân, nhưng rồi sẽ dính đạn khi về cuối, vì lúc này hai bên đường là đồng ruộng, rừng cây nên tài xế cũng chẳng biết mình đã ra khỏi vùng nguy hiểm hay chưa, lái xe đâu phải ăn trộm mà cứ phải chăm chăm nhìn bên đường, tìm biển báo.

Đầu óc của cơ quan cắm biển thật là lo xa, cắm biển phòng hờ sau này đô thị sẽ mở rộng. Nếu đầu óc họ mà cũng biết lo xa cho mấy cái bùng binh chưa dùng đã lạc hậu, kẹt xe; mấy cái cầu nằm trơ xương chờ sập thì bà con được nhờ hơn.

Việc quản lý tốc độ, giới hạn tốc độ xe cộ lưu thông trên đường để hạn chế tai nạn giao thông trong lúc ngành giao thông không tiến kịp đà phát triển của xã hội âu cũng là điều cần thiết. Tuy nhiên, khi đã nắm quyền lực trong tay thì phải thi hành cho minh bạch, nếu làm lén thì nhục lắm. Đi trên vài tuyến đường, tôi thấy mấy chú CSGT của BR-VT là quân tử nhất, đem súng ra đứng giữa phố thị đông đúc, em nào quá gới hạn là bị nả công khai, còn đa số các tỉnh khác là lén “thi hành pháp luật” cả.

Tôi nghe nói bên các nước văn minh, trên các tuyến đường chẳng cần bố trí con người canh chừng gì cả, họ gắn biển báo một cách “văn minh” – thuận tiện cho các loại xe lưu thông, gắn camera theo dõi là xong, nếu ai vi phạm sẽ có giấy báo gởi đến nhà, ra nhà bank mà nộp phạt. Ở bên ta, nếu xe Sài gòn mà lở bị bắn lén ở Hà Nội thì vui lòng 10 ngày sau phải trở lại thăm Hà nội nhé, tốn công tốn của vô cùng tận.

Cái gì đúng thì cứ minh bạch mà thực thi, công quyền mà lén lút thế thì còn đâu là thể diện công quyền. Báo chí đã nói mấy năm nay, cấp trung ương đã cấm cánh CSGT bắn lén xe dân, nhưng tinh thần hùng cứ địa phương vẫn tồn tại mãi, ai nói VN điều hành đất nước theo thể chế TW tập quyền là sai bét.

Phải quy định cho văm minh, thuận tiện để dân tuân thủ, phải lắp súng máy cố định, bắn công khai như thế dân họ mới phục lãnh đạo, điều hành.

Vừa qua, ông đứng đầu ngành CSGT có hứa năm này, năm sau ngành mình sẽ cố gắng vượt chỉ tiêu thu ngân sách. Thế thì cánh nhà xe còn phải cảnh giác và coi chừng bị chơi lén nhiều hơn. Nghĩ cũng rầu nẩu ruột, một ngành mà đi hứa với lãnh đạo là sẽ làm cho dân đóng phạt nhiều hơn, phạm pháp nhiều hơn thì hết chổ nói.

Tôi nói ra đây để cán bộ xem chơi và dân cảnh giác. Dân lở có bị bắn lén cũng đừng nên nghĩ mình là quân xâm lược nhé.

CPT.

.....


Các Emails khác