Fri, 10 Aug 2007 02:05:12 -0700

From:

"Caphe toi" <caphetoi@gmail.com> 

Subject:

Phật giáo Việt Nam, bao giờ cho đến ngày xưa?

Phật giáo Việt Nam, bao giờ cho đến ngày xưa?

 

Kính gởi quý Phật tử tâm huyết, Đúng vậy, vào thời Lý - Trần những vị Vua khi cảm thấy tuổi mình đã cao thì thường lui về (có thể gọi là tiến lên) làm Thái Thượng Hoàng, nhường ngôi vị lại cho con cháu. Từ vị trí Thái Thượng Hoàng họ đã nhìn nhận mọi chuyện thế sự một cách sáng suốt hơn, tổng quan hơn, họ có những tham mưu quý giá cho Triều đình trong việc trị quốc, chông ngoại xâm, bình ổn đất nước. Từ vị trí Thái Thượng Hoàng, họ đã chuyên tâm tu tập và nhiều vị đã chứng đắc Đạo vị.

Vậy thì, vào thời hưng thịnh nhất của Phật Pháp cũng như Lịch sử dân tộc, Đạo Phật VN hoàn toàn không xa rời thế sự, thế tục. Nhà sư là những vị cố vấn cao cấp cho Triều đình thế tục trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước, bảo vệ Phật Pháp. (!!!!!)

Khách quan mà nhìn nhận, ngoài thời cực thịnh của Phật Pháp dưới triều Lý-Trần, giai đoạn hiện nay là có nhiều điều kiện để Đạo Phật VN bình ổn và phát triển hơn cả. Đại Lễ Phật Đản vừa qua, người đúng đầu nhà nước CSVN đã đi lễ Chùa, thêm nữa, Đại Lễ Phật Đản sang năm quý vị sẽ thấy một điều tốt đẹp hơn nhiều (Đại Lễ Phật Đản đã được LHQ công nhận là ngày hoà bình TG).

Hàng loạt tín hiệu tốt đẹp cho Đạo Phật VN, cờ đã nằm trong tay Chư vị Tôn túc, biết phất hay không còn tuỳ thuộc vào Tâm huyết, Trí tuệ, Năng lực, . . . của Chư vị.

Ngày nay, khoa học dần dần vén bức màn bí ẩn để nhìn rõ Sự cao siêu của triết lý Đạo Phật (xem 1 số tác phẩm của Nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận), Đạo Phật tự hào về "sự tiến bộ" hơn khoa học. Vậy, Chư vị Tôn túc cũng phải có những động thái để "xứng tầm" với niềm tự hào đó, đừng mãi thụ động, chậm chạp và . . . đi theo sau thế tục.

Kính xin góp thêm ý vậy.

CPT

 

On 8/9/07, Hoang Chuong <hoangchuong911@gmail.com> wrote:

Cảm ơn đã chia xẻ ý kiến.

Kính. HC

---------- Forwarded message ----------
From: Thich Le-Tho < thichletho@yahoo.com>
Aug 9, 2007 11:44 AM
Subject: Re: Phật giáo Việt Nam, bao giá» cho Ä'ến ngày xÆ°a?
To: Hoang Chuong < hoangchuong911@gmail.com>

NIỀM TIN ĐANG BẮT ĐẦU TỪ NGÀY HÔM NAY


Lâu nay có vô vàn bài viết không mời mà đến trong hộp thư điện tử, nên mỗi buổi sáng tôi phải dọn rác. Trong tuần qua có 2 bài viết, cũng dạng không mời, nhưng sự hiện diện của nó làm cho tôi phải lưu tâm, không phải vì tên tác giả lạ, mà từ tiêu chí đến nội dung. Tác giả liên hệ mạch lạc từ quá khứ đến hiện tại đồng thời đưa ra phương hướng phát triển bền vững cho Phật Giáo Việt Nam. Một cái lo rất đáng trân trọng.

Cái quí của Tác giả Hoàng Chương là dám nói thẳng, thông thường người ta ngại đụng đến, bởi đấu tranh rồi sẽ tránh đâu. Nên hầu như Tăng-Ni và Phật tử chỉ xin hai chữ "bình an", mặc cho con tạo xoay vần! Đó là lối nhận thức bệnh hoạn tạo nên một xã hội khép kín cầu an!

Đất nước và Chính phủ đang thay đổi từng ngày để theo kịp thế giới sau hội nhập, nhưng các nhà tu hành thì phản ứng chậm chạp. Không biết có phải do lâu nay đã quen có người cầm tay chỉ việc nên chủ quan, hay không theo kịp trào lưu của xã hội. Nếu đúng cả hai thì tai họa, bởi đất nước hiện nay đang lấy nhân tài làm chính khí, lấy giáo dục làm đà phát triển nên rất cần "DUY TUỆ THỊ NGHIỆP" của giới Thiền môn. Xem ra, bây giờ là thời điểm tốt nhất vì hai tư tưởng lớn đã gặp nhau.

Cho nên, tôi đánh giá rất cao hai bài viết [1] vừa qua đã bất chấp nguy hiểm để nói lên cảm xúc riêng tư rất chánh kiến của mình, mặc dù đó chỉ là một cánh én, nhưng theo tôi nó cũng nói lên được sự báo hiệu cho mùa xuân.

Bình minh đang ló dạng, bắt đầu một ngày mới cho một đất nước văn minh và thịnh vượng, một GHPGVN năng động, vượt qua chính mình sau kỳ đại hội toàn quốc sắp đến để song hành cùng dân tộc, như ai đó đã ca ngợi: "mái chùa che chỡ hồn dân tộc". Nào, chúng ta hãy đặt niềm tin đang bắt đầu từ ngày hôm nay. Và mỗi người chúng ta hãy tự trả lời, mình đã làm được những gì cho quê hương đất nước? đừng biến quê hương là chùm khế ngọt và cưu mang ta suốt cả cuộc đời! Sài Gòn, 09.08.07

Lệ Thọ


[1] - Từ chức, một việc làm cần thiết trong GHPGVN.

  - PGVN bao giờ cho đến ngày xưa.

 

Hoang Chuong < hoangchuong911@gmail.com> wrote:

Phật giáo Việt Nam, bao giờ cho đến ngày xưa?

Theo LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM - Từ Khởi Nguyên Đến Thời Lý Nam Đế, Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã cho biết, Phật giáo đã đặt nền móng tại Việt Nam từ thời Hùng Vương, Sư dạy đạo đầu tiên là Sư Phật Quang, Phật tử Việt Nam đầu tiên là Chữ Đồng Tử.  

Vậy, Phật giáo đã đến với dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời, từ đó lịch sử PGVN đã gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam, chịu chung sự thăng trầm, thịnh suy của lịch sử dân tộc Việt. Khi lịch sử dân tộc Việt hưng thịnh nhất thì PGVN cũng hưng thịnh nhất, và ngược lại.

 

Minh chứng cho điều này là lịch sử dân tộc Việt thời Lý - Trần, bốn thế kỷ hưng thịnh nhất trong lịch sử dân tộc về cả chính trị lẫn kinh tế xã hội, cũng là bốn thế kỷ hưng thịnh nhất của PGVN. Trong giai đoạn lịch sử này, Vua quan là những vị tài giỏi, nhân đức, thương dân; dân là những Phật tử thuần thành, yêu nước, kính Vua; Sư Tăng PGVN là những vị chân tu, chứng đạo, tài đức vẹn toàn, là những vị minh sư cho triều đình thế tục; khi về già thì nhiều Vua quan cũng trở thành Sư Tăng tài đức, chứng đạo.

 

Ngược lại, khi đất nước biến loạn cũng là lúc PGVN suy vong. Khi đế quốc, thực dân đem tàu chiến, xe tăng đến xâm chiếm, đô hộ Việt Nam, một số tôn giáo thần quyền cũng được họ mang theo làm công cụ văn hoá tư tưởng, đạo giáo được truyền bằng lưỡi gươm, họng súng thì lịch sử PGVN cũng đã đi vào giai đoạn tối tăm của mình, Sư Tăng bị giết hại, Chùa chiền bị đập phá hoặc cải biến thành các cơ sở tôn giáo ngoại lai – Chùa Lá Vằng biến thành nhà thờ Lavang.

 

Trong lịch sử là thế, hiện tại thì sao?

Trong mô hình nhà nước, chính phủ hiện đại, nhà cầm quyền cần phải quản lý tất cả các tôn giáo hiện diện trên lãnh thổ của mình, vì lúc này tôn giáo ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến chính trị xã hội, cho nên PGVN cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thực tế, năm 1964, chính phủ VNCH tại miền nam VN cho phép thành lập GHPGTN có chức năng hoạt động trong lĩnh vực PG từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam – sau đó có những sự biến động riêng, hoặc năm 1980, nhà nước CHXHCNVN cho phép thành lập GHPGVN có chức năng hoạt động trong lĩnh vực PG từ Bắc chí Nam. Những giáo hội PG trên ra đời là điều tất yếu của lịch sử.

Trong giai đoạn hiện nay, tại VN, đang tồn tại 2 "danh xưng" tổ chức quản lý về PG là GHPGVN và GHPGTN, trong đó chỉ GHPGVN là có tư cách pháp nhân trên lãnh thổ VN. Vậy 2 tổ chức này đang làm gì, giúp gì, quản lý gì, xây dựng gì cho PGVN?

 

1/ GHPGVN với đầy đủ danh xưng và pháp nhân tại VN, được thành lập vào năm 1980, nhân sự GH bao gồm nhiều nguồn – Sư Tăng PG từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam, trong đó có nhiều vị đến từ GHPGTN đã được giải tán. Cơ cấu của GH này cũng gần giống với các tổ chức thế tục khác tại VN, tức là có GH TW và GH các địa phương trực thuộc.

 

Sau 27 năm hoạt động, GH này đã và đang đóng góp gì cho PGVN? có thể nói là không đáng kể. Sau nhiều năm được dìu dắt bởi Ban tôn giáo chính phủ, các vị quan chức trong giáo hội ngày càng trở nên nặng nề trong tư tưởng, uể oải trong hoạt động, bảo thủ trong ý kiến . . . Hiện trạng, GH đang là một tổ chức tồn tại cho có, thụ động trong mọi lĩnh vực (quản lý tín đồ, hoằng dương chánh pháp . . .), là một tổ chức trì trệ, đầy rẫy tiêu cực. Một vị   "quan chức" trong GH một lúc kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ, nhưng chủ yếu là "ký tá, xét duyệt" và nhận "quà".

 

Chỉ một con người mà làm một lúc nhiều công việc như thế thì thời gian đâu mà "tu tập" – như hành thiền, tụng kinh. . . (?), thời gian đâu mà "hoằng dương chánh pháp" (?), nhiễm quá nhiều "thói nhận quà" kiểu thế gian vậy thì liệu những giới luật cơ bản trong Đạo Phật quý vị có giữ được không?

 

Mặt khác, đa số quý vị tuổi đã cao, được "dìu dắt" quá lâu, . . . liệu khi Ban tôn giáo thả tay thì quý vị có đứng vững được không, chưa nói đến mò mẩm bước mà đi. (?)

Minh chứng, ĐHTWGHPG sắp tới, bao nhiêu cư sĩ Phật tử tâm huyết đang ngóng chờ bộ mặt mới của PGVN thì quý vị vô tư tuyên bố "không cần đổi mới PGVN, không cần thay đổi hiến chương, không cần thay đổi nhân sự, . . . không cần, không cần. . .   gì cả", vì sao (?) vì quý sợ mất chức, mất chữ ký, mất quà, . . . nhưng quý vị không sợ mất mặt và không sợ Đạo Phật cũng biến mất khỏi VN. 

2/ Do sự ĐẠI TIÊU CỰC của GHPGVN, nên một số Phật tử lại ngóng vọng vào "phe đối lập" gọi là GHPGTN (chỉ còn là danh xưng). Vậy tổ chức này đang đóng góp gì cho PGVN? cũng chỉ là cực đoan nhưng theo xu hướng khác.

Sau khi bất phục GHPGVN, một số vị quan chức cũ của GHTN kiên trì ôm danh xưng GHTN để hoạt động. Với mong muốn phục hồi quyền lực của mình, những vị này không ngần ngại hợp tác, bán mình cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đối kháng với Nhà nước VN – như thế lực kito, tình báo Mỹ (Võ văn Ái, NED) . . .  

Trong khi nhân loại cũng như Phật tử VN mong muốn hoà bình, ổn định, phát triển, thì những vị GHTN lại muốn đem chiến tranh, ách nô lệ ngoại bang về tròng vào cổ dân tộc Việt Nam chỉ vì mỗi mục đích là được phục hồi chức vụ cao quý, quyền lợi béo bở mà VNCH đã trao cho quý vị vào năm 1964. Vì mục đích "cao quý" này, quý vị không chừa một thủ đoạn nào, như xách động, vu khống, rêu rao, và nhiều trò hạ cấp trên đời, thậm chí sẳn sàng thi hành nhiệm vụ theo chỉ thị của Church ( T.QĐ ra cầm loa xách động bà con khiếu kiện về đất, tụ tập tại TP.HCM vừa qua,. . .).

Với mong muốn một tương lai PGVN tươi sáng, chúng tôi, những cư sĩ Phật tử nhỏ bé mong muốn rằng:

-Quý vị quan chức trong GHPGVN hãy nhường "sứ mệnh" mà quý vị không thể đảm đương nổi lại cho thế hệ trẻ hơn, năng động hơn, tâm huyết hơn.

-Quý vị Tăng sĩ có trình độ, có năng lực hãy "xắn tay áo" để vực dậy cổ máy già nua, trì trệ - PGVN.

-Một số vị trí "quan chức" không cần Tăng sĩ đảm nhiệm thì hãy nhường lại cho quý vị cư sĩ có tài, có tâm huyết. Quý vị Tăng sĩ dành nhiều thời gian hơn cho việc tu tập, hoằng dương chánh pháp.

-Quý vị cựu quan chức của GHTN hãy bỏ bớt bản ngã, lợi ích cá nhân, thôi chống phá, nếu có thể hãy tham mưu cho lớp đệ tử trẻ kể cả Tăng sĩ và cư sĩ tiếp tục sự nghiệp duy trì, phát triển Đạo Phật trên đất nước VN nầy.

-Quý vị quan chức GHPGVN thôi dựa gốc đa nhà nước VN.

-Quý vị cựu quan chức GHTN thôi dựa xe tăng, tàu chiến ngoại quốc, hãy bớt tuân thủ mệnh lệnh của Nhà thờ.

Đạo Phật là Đạo của dân Việt, là truyền thống đạo đức của dân tộc Việt, đừng để Đạo Phật biến mất khỏi VN.

 

Hoàng Chương.

 


Các Emails khác