Saturday, November 17, 2007 10:00:02 PM

From:

"Caphe toi" <caphetoi@gmail.com> 

Subject:

Chuyện to, chuyện nhỏ - từ cái kẹo đến cục vàng

Tán gẫu ở quán cà phê, tôi chợt nghĩ một điều.
 
Thời gian gần đây, khi người dân siêng nói, siêng bình luận về thực trạng đất nước, thì vấn đề tham nhũng, tham ô . . . của một thành phần mang áo cán bộ, công chức. Đây là phản ứng dây chuyền từ việc báo chí khui, nhà nước khui và xử lý hàng loạt vụ tham nhũng lơn.
Thực tế, đi đến đâu cũng thấy tình trạng tham nhũng, vòi vĩnh, lớn thì tham lớn, nhỏ thì tham nhỏ, chai rượu tây, cây thuốc là, phong bì vài trăm ngàn. Có người dân thắc mắc, hình như mấy chú cán bộ cán xạ không cảm thấy ngượng khi làm việc đó - nổi cộm là 1 ông làm trong chính phủ khi quên cặp "táp" trên máy bay, một cán lớn vậy mà nhận phong bì có vài triệu VND thì thật là bất xứng và hơi bị  . . . kém cỏi.
Những đống tiền tranh thủ, bòn vét này chắc là rất bé trong cách nhìn của mấy cán. Nhưng tranh thủ được chừng nào hay chừng ấy. Tiếc rằng, đồng tiền này mấy cán này kiếm được sẽ vung cho con em họ xài phung phí, mà họ quên rằng "xài đồng tiền bất chính sẽ trở thành kẻ bất nhân" và cứ thế con em họ đã sa vào sa đọa, tội lổi, bí lối thoát.
 
Từ thực tế đó, tự hỏi nguyên nhân xuất phát từ đâu?
-Từ nhỏ, khi cha mẹ muốn con em mình làm gì đó thường gắn liền với điều kiện, quyền lợi vật chất cho trẻ: con nín khóc mẹ cho cái kẹo, con ăn cơm giỏi ba chở đi chơi. . ..
-Lớn lên một tí, đậu tú tài ba mua cho xe máy, . . . .
 
Từ những điều kiện vật chất gắn kèm đó đã hình thành nhân cách của đứa bé. Lớn dần, không ai để ý, vậy là đã và đang trở thành những kẻ "vòi vĩnh" không biết ngượng đầy rẫy xã hội.
 
Trên đây tôi chưa bàn đến truyền thống "học để làm quan, làm quan cả họ được nhờ" và làm quan thì coi như hết học. Vì đã có người bàn rối.
 
Coi chừng ta sai từ truyền thống, sai từ cái nhỏ . . . mà ta không hay.
 
Phải giáo dục ngay bây giờ để 20, 30 năm nữa có người tốt mà dùng.
 
CPT.
 
 
"Biết xấu hỗ đã là gần bậc mạnh"
"Biết thẹn là rường mối đầu tiên của đạo - hạnh"
 

 

 

"Anh em khinh trước, làng nước khinh sau"

TP - Người Việt có câu "Anh em khinh trước làng nước khinh sau". Điều đó diễn tả, nếu trong nhà còn chưa xây dựng nổi trật tự sống, quy củ sống..., làm sao có thể để mọi người tôn trọng được?

Có một nhà tư tưởng nói: "Một dân tộc không biết xấu hổ về mình thì chẳng thể khiến mọi người tôn trọng". Từ lâu đời, theo gốc Hán tự, người Việt vẫn nói, loại người không biết xấu hổ, chỉ là hạng "vô sỉ" – tức không biết sỉ nhục, thì chỉ là hạng "vô lại"- không thành người được, cũng không đáng để gặp lại.

Người Trung Hoa còn lý giải: Tri túc bất nhục/ Tri sỉ bất đãi . Nghĩa là: Nếu hiểu biết thì sẽ không bị nhục/ Nếu biết cái xấu hổ sẽ không bị ngược đãi.

Từ cổ chí kim, từ đông chí tây, các dân tộc đều hình thành một lẽ sống khởi đầu đạo đức rằng: Biết thẹn là rường mối đầu tiên của đạo - hạnh.

Đơn giản, một thiếu nữ, nếu không biết thẹn về sự hở hang của mình, thì làm gì mong với được đến đức trinh tiết? Một người đàn ông không biết xấu hổ về sự nhút nhát của mình, làm sao có được lòng dũng cảm? Một người không biết xấu hổ về sự dốt nát của mình, chẳng muốn vươn lên, cố gắng học hỏi, sao có ngày trở thành thông tuệ?

 

-Một CSGT biết thẹn thì không ra đứng đường thu mãi lộ, . . . .

-Một Y Bác sỹ biết thẹn thì không làm khó, vòi vĩnh tiền bệnh nhân.

-Một Giáo viên biết thẹn thì không đì học sinh để dạy thêm"thu lợi".

-Một Cán bộ biết thẹn thì không nhũng nhiễu, tầm thường . . . .  . .và v. . v. .

 

Người Việt có câu "Anh em khinh trước làng nước khinh sau". Điều đó diễn tả, nếu trong nhà, tức "đơn vị gia đình hạt nhân", còn chưa xây dựng nổi trật tự sống, quy củ sống, cách ăn, nết ở gương mẫu, trong nhà còn ẩu đả hỗn loạn, không có chữ Nhân, chẳng có chữ Hiếu, cũng không với được chữ Đức, khinh nhau như mẻ, cha không từ, con không hiếu, chữ Hiếu không tòng (chữ Trung – tức những giá trị công lý của quốc gia và nhân loại bị xem thường, không tìm thấy nổi một kẽ hở để rót ánh sáng vào), gia đình ấy bịt bùng trong bóng tối "giá áo túi cơm" của chính mình, không hắt ra khỏi cửa bất kỳ tia sáng phẩm chất, danh dự, sự tốt lành, tri thức, vinh quang nào… làm sao có thể để mọi người tôn trọng được?

"Anh em khinh trước làng nước khinh sau" câu phương ngôn này ắt phải là một lẽ sống không thể nào chối cãi. Giờ đây, dân số nước ta đang tiến dần đến con số một trăm triệu (đứng hàng thứ 15 trên gần 200 nước thế giới), có thể coi như một cường quốc về dân số, nhưng thu nhập bình quân đầu người, nền kinh tế quốc dân, cũng như trình độ văn minh nói chung còn đang ở tốp cuối.

Vậy đây là lúc, có lẽ chẳng sớm sủa gì, khi chúng ta nên cùng nhau nhìn lại những "cái sỉ" của dân tộc, gạt cái xấu, cái bẩn qua một bên, làm cơ thể tự nhiên sạch sẽ và tốt đẹp.

Có một câu hát mà nhiều người thích, nếu không thích thì cũng không thể nào không chấp nhận, đó là: "Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người".

Viết về quê hương là viết về cùng một lúc chiếc nôi lớn, nôi vừa, nôi bé… nôi nước, nôi thôn, nôi làng, nôi xóm, nôi lọt lòng từ giữa bầu thai của mẹ, đó là một chiếc nôi ken dầy đặc tầng tầng lớp lớp nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người, vì vậy dường như ai cũng ái ngại, thậm chí lảng tránh nói về nó.

Giống như một đứa con đi xa về quê, chỉ dành cho chú - bác  cô - dì họ mạc những nụ cười thân mật, mà rất ngại nói thẳng sợ rằng " sự thật mất lòng".

Nhưng đó mới chỉ là tình cảm máu mủ ruột rà thông thường, chưa phải là tình cảm của lương tri, mong gia đình, họ mạc, xóm giềng, quê hương, tổ quốc "lau sạch những tì vết" dù cho phải "thuốc đắng dã tật", để tác thành một tầm vóc lớn của tri thức, danh dự và sự hùng cường.

Người Việt vẫn nói: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Khi xét mình, ta đã thiết lập cái "biết sỉ", đó cũng là tự trọng, và là danh dự. Muốn người khác trọng ta, trước hết ta phải biết "tự khinh", gột rửa mọi cái "đáng khinh" thành cái "đáng trọng".

Đó không phải là tự ti, mà là tự trọng. Trái lại, nếu ta tự vênh vênh vác vác nâng mình lên trong tư thế tự tôn, không tự gạn lọc những cái thấp hèn của mình, để nó bày ra trước mắt thiên hạ, thì làm sao tránh nổi con mắt khinh thị của người đời.

Trung Quốc từng coi mình là thiên tử, trung tâm của thiên hạ, vậy mà họ cũng xét mình qua cuốn sách Người Trung Quốc xấu xí. Giàu như Nhật Bản vậy mà họ cũng xét mình qua cuốn sách Người Nhật xấu xí. Nước Mỹ, kinh tế hùng mạnh, khoa học tiên tiến hàng đầu, vậy mà họ cũng can đảm nhận ra nhiều cái xấu của mình trong cuốn Người Mỹ xấu xí. Ngay Paris kia, được mệnh danh là thành phố đẹp nhất thế giới, vậy mà các văn hào của họ, đặc biệt là Victor Hugo đã đua nhau dè bỉu một "vũng bùn hoa lệ" bên dòng sông Seine ô uế, ẩn nấp đầy rẫy tội lỗi ghê tởm ở dưới cống ngầm.

Tất cả các tác giả của các cuốn sách đó, không phải những nhà vệ sinh lẩm cẩm, "bới bèo ra bọ", chê bai quê hương, mà chính là, họ tìm cách lặn sâu vào sự "biết sỉ" của dân tộc, mong dân tộc trở nên trong lành hơn, mạnh mẽ hơn, và kiêu hãnh hơn.

Tự sỉ là con đường không thoát khỏi để có được lòng Tự trọng. Bởi nếu chúng ta không tự nhìn thấy mình, thì thiên hạ sẽ "chỉ tận tay day tận trán" những cái xấu của ta.

Baùo Tieàn Phong .

Xem chuyên mục " Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu".

Baùo Tieàn Phong, www.tienphongonline.com.vn

hoặc website: www.chungta.com (mục thói hư tật xấu của người Việt).

 


Các Emails khác